thắng luận học phái

Phật Quang Đại Từ Điển

(勝論學派) Thắng luận,Phạm:Vaizewika. Pàli:Visesikà. Hán âm: Phệ thế sắc ca, Phệ thế sử ca, Tì thế sư, Vệ thế sư, Vệ sinh tức, Bệ tỉ ca. Cũng gọi: Tối thắng luận học phái, Dị thắng luận học phái, Thắng tông. Học phái Thắng luận, 1 trong 6 phái Triết học, 1 trong các ngoại đạo Tứ chấp, 1 trong 16 tông ngoại đạo, 1 trong 20 thứ ngoại đạo ở Ấn độ. Người sáng lập ra học phái này là Ưu lâu già (Phạm:Ulùka, còn có tên khác là Cát na già (Phạm:Kaịàda). Cứ theo truyền thuyết thì Ưu lâu già có soạn Thắng luận kinh(Phạm: Vaizewikasùtra), sách này được coi là Thánh điển của học phái Thắng luận. Trong kinh Phật nguyên thủy cũng như các sách ngoại đạo lưu hành ở thời đức Phật đều không thấy nói đến tên của học phái Thắng luận và học thuyết của phái này, cứ đó mà suy đoán thì có lẽ sau khi Phật nhập diệt học phái này mới hưng khởi. Còn các học giả cận đại thì căn cứ vào kết quả của sự nghiên cứu, phê phán nguyên điển mà cho rằng học phái này được thành lập từ khoảng thế kỉ III trước Tây lịch đến thế kỉ I, II sau Tây lịch, từ sau Ưu lâu già, sự truyền thừa của phái này không được rõ. Nhưng học thuyết của phái này trước ngài Long thụ rất thịnh, thường tranh luận với Phật giáo, như trong Quảng bách luận bản, Bách luận, Ngoại đạo tiểu thừa tứ tông luận của ngài Đề bà, trong Trung luận thích của ngài Thanh mục và trong Bách luận thích của ngài Bà tẩu (Thế thân)… đều có luận thuyết phê phán bác bỏ học phái này. Bởi lúc bấy giờ, học thuyết của Thắng luận và Số luận là nổi bật nhất trong các học thuyết ngoại đạo, cho nên gọi chung 2 phái là Thắng Số. Còn đối với các Luận sư của học phái Thắng luận thìnhữngngười tôn sùng gọi là Thắng luận sư, Thắng giả, những người chê bai thì gọi họ là Thắng luận ngoại đạo. Học thuyết của phái này có khuynh hướng Thực tại luận, bác bỏ vạn sự vạn vật chỉ tồn tại trong khái niệm, chủ trương tất cả sự vật đều có thực thể của chúng và đều có thể qui vào 6 phạm trù lớn. Tức dùng 6 cú nghĩa (Phạm: Waỉpadàrtha, 6 nguyên lí): Thực, Đức, Nghiệp, Đồng, Dị, Hòa hợp do Ưu lâu già lập ra để thống nhiếp thực thể, thuộc tính của tất cả các pháp và nguyên lí sinh thành, hoại diệt của chúng. Khoảng thế kỉ V, VI, Luận sư Tuệ nguyệt lại căn cứ vào 6 cú nghĩa mà tăng thêm 4 cú nghĩa: Hữu năng, Vô năng, Câu phân và Vô thuyết, soạn thành Thắng tông thập cú nghĩa luận, đề xướng thuyết Thập cú nghĩa. Phái này chủ trương do Chân tri và Du già mà đạt được sự giải thoát chân thực. Chân tri nhờ nghiên cứu triết học của 6 cú nghĩa mà có; chủ trương Ý là cội nguồn của thiện ác, cho nên phải kiềm chế ý nghĩ của con người, tức phải tu Du già. Căn cứ vào 6 cú nghĩa mà nhận xét chung thì học thuyết cốt lõi của phái này thuộc về Đa nguyên luận, trong đó bao gồm: Cực vi thuyết, Thực ngã luận, Tam thế thực hữu luận, Nhân trung vô quả thuyết… Còn đối với Thanh luận thì phái này chủ trương Âm thanh vô thường. [X. Đại trang nghiêm kinh luận Q.1; luận Nhân minh nhập chính lí; luận Ngoại đạo Tiểu thừa niết bàn; Bách luận sớ Q.thượng; Thành duy thức luận thuật kí Q.1; Ấn độ lục phái triết học]. (xt. Thập Cú Nghĩa).