thần hội hoà thượng di tập

Phật Quang Đại Từ Điển

(神會和尚遺集) Gọi đủ: Hồ thích giáo Đôn hoàng Đường tả bản Thần hội hòa thượng di tập. Tác phẩm, 1 tập, do thư viện Á đông ở Thượng hải ấn hành vào năm Dân quốc 19 (1930). Nội dung sách này chia làm 4 quyển, ngoài ra còn có 4 bài bạt, 1 thiên Thần hội truyện và phụ lục 1 quyển (tức Thần hội ngữ lục trong Cảnh đức truyền đăng lục quyển 28). Đây là công trình ông Hồ thích tìm trong các bản thảo đào được ở Đôn hoàng các tư liệu về Hòa thượng Thần hội rồi so sánh, sửa chữa thêm, đồng thời y cứ vào các bộ sách khác lưu truyền ở đời như Cảnh đức truyền đăng lục, Cao tăng truyện… để sửa chữa bổ sung và phụ thêm phần trình bày về tư tưởng, hành trạng và tác phẩm của ngài, cũng có đính chính những chỗ lầm lẫn trong các tác phẩm ấy mà biên soạn thành sách này. Các bản viết tay ở Đôn hoàng được thu chép trong sách này gồm có: Thần hội ngữ lục quyển 1 còn sót lại (nửa trước của Pelliot số 3488), Thần hội ngữ lục quyển 2 còn sót lại (luận Bồ đề đạt ma nam tông định thị phi – nửa sau của Pelliot số 3047), Thần hội ngữ lục quyển 3 còn sót lại (Pelliot số 3488), Đốn ngộ vô sinh bát nhã tụng không hoàn chỉnh (A. Stein số 468). Năm 1949, học giả người Pháp là ông Jacques M.Gernet xuất bản bản dịch tiếng pháp của sách này có đính chính hơn 60 chỗ lầm lẫn trong đó, đồng thời còn phụ thêm điển cứ về ngữ cú của toàn sách và phần khảo chứng nhân danh, địa danh. Năm Dân quốc 57 (1968), Hồ thích kỉ niệm quán thuộc viện Nghiên cứu Trung ương ở Trung quốc cho ấn hành lại bộ Thần hội hòa thượng di tập bản chép tay đời Đường ở Đôn hoàng do Hồ thích kiểm xét lại, có thu chép các tư liệu gốc từ năm Dân quốc 19 (1930) về sau và 2 bài luận văn nghiên cứu: Tân giáo định đích Đôn hoàng tả bản Thần hội hòa thượng di trứ lưỡng chủng(Bản chép tay 2 tác phẩm của Hòa thượng Thần hội còn sót lại tìm thấy ở Đôn hoàng mới được kiểm xét lại) và Thần hội hòa thượng ngữ lục đích đệ tam cá Đôn hoàng tả bản: Nam dương hòa thượng vấn đáp tạp trưng nghĩa, Lưu trừng tập (Bản chép tay thứ 3: Nam dương hòa thượng vấn đáp tạp trưng nghĩa, Lưu trừng tập trong ngữ lục của Hòa thượng Thần hội tìm thấy ở Đôn hoàng). Những tư liệu gốc bản Đôn hoàng mới được kiểm xét lại gồm có: Nam dương hòa thượng Đốn giáo giải thoát thiền môn trực liễu tính đàn ngữ(văn kiện thứ 2 trong Pelliot số 2045), luận Bồ đề đạt ma Nam tông định thị phi(văn kiện thứ nhất trong Pelliot số 2045), Nam dương hòa thượng vấn đáp tạp trưng nghĩa (A.Stein số 6557) và 5 bài Ngũ canh chuyển. Điểm then chốt của 2 bài luận văn này là: 1. Bài Nam dương Hòa thượng Đốn giáo giải thoát thiền môn trực liễu tính đàn ngữ là bản thảo do ông Hồ thích soạn bằng cách kiểm xét và đối chiếu giữa bản Đôn hoàng Hòa thượng Đốn giáo giải thoát Thiền môn trực liễu tính đàn ngữ do ông D.T. Suzuki người Nhật đã phát hiện trong thư viện quốc lập ở Bắc bình và văn kiện thứ 2 Pellliot số 2045, mà cho là lời ngài Thần hội nói rõ về ý chỉ thiền Vô niệm. Hồ thích còn dựa vào điểm văn tự, tư tưởng giữa Đàn ngữ và Lục tổ Đàn kinh rất gần nhau mà cho rằng Đàn kinh do chính Thần hội soạn. 2. Ông Hồ thích cho rằng 5 bài thi ca Nam tông định tà chính ngũ canh chuyển ở sau Đàn ngữ và bài thơ Đường luật thể 5 chữ là do ngài Thần hội làm ra, nên mới chép thêm vào. 3. Lại hợp chung tấm ảnh số 2045 của P.Pelliot do ông D.T. Suzuki chụp với 2 bản sao số 3047, 3488 của Pelliot trong bản năm 1930, bổ sung cho Luận Bồ đề đạt ma Nam tông định thị phi 1 quyển, chỉ ra rằng luận này là do ngài Thần hội soạn để giúp Nam tông giành lấy địa vị chính thống trong Thiền môn, do đó mới khảo xét, sửa chữa luận này và công bố trong Đại hội Vô già được tổ chức tại chùa Đại vân ở Hoạt đài vào năm Khai nguyên 20 (732), luận này được lưu truyền rất rộng ở đương thời. 4. Lại dùng A.Stein số 296 in ảnh trong Minh sa dư vận do Thỉ xuy Khánh huyngười Nhật bản biên tập và A.Stein số 468 đã có để bổ sung cho Đốn ngộ vô sinh bát nhã tụng(cũng gọi Hà trạch đại sư hiển thị kí).5. Lại hợp chung A.Stein số 6557 do Nhập thỉ Nghĩa cao người Nhật tìm thấy và P.Pelliot số 3047 vốn có để hoàn thành Nam dương Hòa thượng vấn đáp tạp trưng nghĩa 1 quyển(cũng gọi Nam tông Hà trạch thiền sư vấn đáp tạp trưng), đồng thời giả thiết rằng quyển này chính là Hà trạch Hòa thượng thiền yếu 1 quyển.