thai tạng đồ tượng

Phật Quang Đại Từ Điển

(胎藏圖像) Gọi đủ: Đại tì lô giá na thành Phật thần biến gia trì kinh trung dịch xuất đại bi thai tạng sinh bí mật mạn đồ la chủ họa tượng đồ.Đồ tượng, 2 quyển, tương truyền do ngài Thiện vô úy sao chép vào đời Đường. Nội dung sách này sắp xếp tượng vẽ của các vị tôn thuộc Mạn đồ la Thai tạng giới. Bề mặt của bản đồ tượng này được chia làm 2 đoạn trên, dưới, mỗi đoạn theo thứ tự vẽ hình chư tôn, ở góc phía trên bên trái viết tên và chân ngôn của chư tôn. Ở đầu quyển thượng vẽ 1 vị hành giả tu Du già, lư hương, bình hoa sen Nhất thiết không, kế đến vẽ 9 vị tôn gồm 5 đức Phật, 4 vị Bồ tát thuộc viện Trung đài bát diệp, kế nữa là vẽ 36 vị tôn từ Hư không nhãn cho đến Hàngtam thế; đây chính là bức vẽ chư tôn của 2 viện Biến tri và Trì minh thuộc Hiện đồ mạn đồ la, gọi là Như lai bộ(Phật bộ). Sau đó là 46 vị tôn từ bồ tát Quántự tại trở xuống đến Thủy phạ ma ca, đấy chính là chư tôn viện Quán âm của Hiện đồ mạn đồ la, đó là Liên hoa bộ. Sau nữa là 30 vị tôn từ bồ tát Chấp kim cương tạng trở xuống đến Nhất thiết thụ la thần, tương đương với chư tôn viện Kim cương thủ và viện Tứ đại bộ của Hiện đồ mạn đồ la, đó là Kim cưong bộ. Sau đó là 28 vị tôn từ Lục diện tôn trở xuống đến bồ tát Chấp liên hoa chử, tức là chư tôn thuộc các viện Văn thù, viện Trừ cái chướng, viện Địa tạng và viện Hư không tạng của Hiện đồ mạn đồ la, gọi chung là Mạn thù thất lợi chủng tộc, kế đến, vẽ người giữ cửa của viện thứ 2 và bồ tát Phổ hiền. Quyển hạ có 124 vị tôn, từ…(trong sách thiếu 2 chữ?) Ấn Bồ tát(trong bức vẽ Tam muội da mạn đồ la gọi là Phật nhãn) cho đến Nan đà long vương, tương đương với chư Thiên thuộc viện Ngoại kim cương bộcủa Hiện đồ mạn đồ la. Kế đến, vẽ cửa lớn của đàn căn bản bên ngoài Đại đàn, tượng Tam tạng Thiện vô úy, 10 vị Tam tôn Phật, cửa, sen, 3 chĩa…(từ tượng Tam tạng Thiện vô úy trở xuống là do người đời sau thêm vào); từ Tì lô giá na Như lai trở xuống đến Nan đà long vương có tất cả 300 vị tôn. Đồ tượng này là Chư tôn mạn đồ la do A xà lê Thiện vô úy truyền, nếu thêm vào 4 viện Đại hộ thì gọi là Tứ trùng. [X. Đại nhật kinh tự (Thôi mục); Đại chính tân tu Đại tạng kinh đồ tượng bộ Q.2].