thạch khí thời đại tông giáo

Phật Quang Đại Từ Điển

(石器時代宗教) Tông giáo ở thời đại Đồ đá, là chủ thể của tông giáo thời Tiền sử. Những di tích tông giáo của thời đại Bảndập kinh A di đà khắc trên đá.Một phần trong bức tranh chùa Báo ân do Thạch khuê vẽ T 5171 Đồ đá được phát hiện ước tính đã có từ 32.000 năm đến 17.000 năm trước kỉ nguyên Tây lịch ở chỗ sâu trong động đá, nơi có các di chỉ(nền cũ) của các xã hội nguyên thủy như miền tây nam nước Pháp, miền tây bắc Tây ban nha, đảo Sicile và đoạn phía nam dãy núi Ural… Trong đó có vẽ và khắc hình các động vật và người đi săn; hình người phần nhiều là phụ nữ, vóc dáng đơn giản đường nét nổi bật. Tượng thạch khắc thuộc thời đại Đồ đá tìm thấy trong động Frois Frènes ở vùng Ariege nước Pháp, có phụ thêm mặt nạ hình thú trong tư thế đang múa, có người cho đó là hình tượng thầy mo đang làm phép và gọi là Điệu múa thần đuổi tà; cũng có người cho rằng đó là vị thần chúa tể của các loài thú và gọi là Thú chủ; cũng có người cho đó là vị thần chủ trì việc thụ thai. Những điều trên đây đều cho thấy quan niệm về tông giáo ở thời kì đầu có liên quan trực tiếp với nền kinh tế săn bắn lúc bấy giờ, phản ảnh việc kiếm sống và sinh hoạt của con người hoàn toàn kì vọng vào pháp thuật và tông giáo. Trong các di chỉ thuộc thời đại Đồ đá mới (7.000 năm trước Tây lịch) ở Catal Hüyük tại vùng Anatolia của Tiểu á, người ta đã phát hiện 40 thần đàn, điều đó cho thấy thời kì này đã xuất hiện nghi thức sùng bái xếp thành hàng lối có thứ tự, tầng lớp, chủ thần đều là thần nữ, giữa các thần đàn được trang sức bằng vòng tròn có hình bò mộng và vú người nữ vây chung quanh, trong vòng tròn có đặt xương đầu của chim ưng, của con chồn và xương hàm dưới của lợn rừng. Theo sự giám định của các nhà chuyên môn thì đó là đại biểu tượng trưng cho mối liên quan giữa sự sinh sản và tử vong, biểu hiện đầy đủ quan niệm về tông giáo ở thời kì này đã phản ảnh hình thái ý thức của nền kinh tế chăn nuôi; động vật không còn là đối tượng để săn bắn mà thậm chí trở thành đối tượng của sự sùng bái. Ngoài nhu cầu kiếm ăn và sinh sản, con người đã bắt đầu coi trọng vấn đề tử vong; quan niệm Thần nhân đồng hình (Anthropomorphisme) dần dần đã hình thành, những nghi thức tông giáo tương đối đã phức tạp hơn, không còn lấy hiện tượng pháp thuật của tông giáo làm chính. Những người ở hang động trên đỉnh núi thuộc thời đại Đồ đá cũ và các ngôi mộ ở thôn Bán pha, huyện Tây an thuộc thời đại Đồ đá mới tại Trung quốc, cũng cho thấy đương thời đã có quan niệm rõ ràng về linh hồn và nghi thức chôn cất có tính cách tông giáo với 1 hình thức nhất định, chẳng hạn như đầu của các thi hài đều xoay về 1 hướng cố định. Trường hợp trước(tức người ở hang động trên đỉnh núi) thì trên các thi hài có rải bột sắt màu đỏ, còn trường hợp sau(tức những ngôi mộ ở thôn Bán pha) thì trong mộ còn có những phẩm vật được chôn theo ở thời kì đầu rất phong phú.