thác bát

Phật Quang Đại Từ Điển

(托鉢) Phạm, Pàli: Piịđapàta. Cũng gọi Khất thực, Phân vệ, Đoàn đọa (ý nói thức ăn rơi vào trong bát), Trì bát, Phủng bát. Cầm bát, bưng bát. Tức cầm bát đi trên đường phố để hóa duyên khất thực. Đây là hành nghi mà tăng nhân ở Ấn độ thực hiện hằng ngày để nuôi sắc thân. Tại Trung quốc thời xưa phần nhiều sử dụng từ ngữ Trì bát, Phủng bát, từ đời Tống về sau mới dùng tiếng Thác bát, như ngài Văn khang chùa Khai nguyên làm bài Thác bát ca, vua Thái tổ nhà Minh họa vần theo, còn ngài Vân thê Châu hoành thì soạn Sa di luật nghi yếu lược trình bày về phép thác bát. Trong Thiền lâm, thác bát còn được gọi là La trai. Khi đến giờ dùng cơm cháo, cầm bát đi đến Tăng đường cũng gọi là Thác bát. Trong Thiền lâm, hàng năm vào 2 mùa Đông và Hạ, hoặc khi mất mùa đều thực hiện hành nghi thác bát. Về uy nghi, phép tắc thác bát được qui định chặt chẽ và trong các kinh luận có giải thích tỉ mỉ, rõ ràng.Ngoài ra, trong 12 hạnh Đầu đà có 2 loại Thường hành khất thực và Thứ đệ khất thực. Đời sau gọi Thác bát là Khất thực chính do chuyển hóa từ đây mà ra. [X. kinh A nâu di trong Trường a hàm Q.11; điều Nham đầu toàn khoát trong Cảnh đức truyền đăng lục Q.16; điều Tịnh độ duy chính trong Tục truyền đăng lục Q.10; Bích nham lục tắc 51; Tăng ni lệnh