tát mãn giáo

Phật Quang Đại Từ Điển

(薩滿教) Một hình thức tông giáo nguyên thủy ở vào thời kì cuối, bao gồm cả hình thái sùng bái tinh linh theo nghĩa rộng. Ngữ nghĩa của Tát mãn (Shaman, ông đồng) bắt nguồn từ chữSmàn (tế tư) tiếng Thông cổ tư (Tungus); trong tiếng Phạm là chữ Zramaịa (Pàli:Samaịa, nghĩa là là siêng năng ngăn dứt), từ chữ gốc là Sam nghĩa là nhảy múa, quay cuồng trong trạng thái hưng phấn. Trong văn học thần thoại Phệ đà của Cổ Ấn độ, tất cả hiện tượng tự nhiên đều được thần cách hóa, cho rằng sự vận hành của thế giới tự nhiên và sự sợ hãi của loài người đều có nguồn gốc từ sự chi phối của thần linh, bởi vậy, việc thờ cúng thần linh trở thành qui chế tối cao trong sinh hoạt hiện thực. Do đó mà có thể biết tông giáo của Cổ Ấn độ là thuộc hình thái Tát mãn giáo. Một trong các ý nghĩa ra đời của đức Phật là đả phá quan niệm thần linh nguyên thủy của người Aryan thời cổ. Song, dù được đức Phật giáo hóa, dân chúng Ấn độ vẫn chưa từ bỏ được tư tưởng Tát mãn giáo cố hữu vốn đã bám sâu gốc rễ, cho nên sau khi Phật nhập diệt, tư tưởng Tát mãn giáo lại đã dần dần thấm vào giáo nghĩa Phật giáo, đặc biệt rõ nét nhất trong danh nghĩa Mạn đát la (Phạm: Mantra, chân ngôn) và sự xuất hiện các phái Mật giáo.Tại Trung quốc, vào đời Tống, trong tác phẩm Tam triều bắc minh hội biên của ông Từ mộng tân, lần đầu tiên, người ta thấy xuất hiện từ San Loan, tức thông thường gọi là Tát Mãn, chỉ cho những người đồng bóng. Bổng giáo ở Tây tạng trước khi Phật giáo truyền đến, cho rằng trong vũ trụ có sự tồn tại của các tinh linh (quỉ thần, yêu quái) thiện ác chi phối sự cát hung họa phúc của thế giới loài người. Chủ trương này cũng là một hình thái tín ngưỡng Tát mãn giáo. Trong văn hóa của Nhật bản thời cổ, người ta cũng thấy rõ dấu vết ảnh hưởng Tát mãn giáo. Trong các kí lục về Thần đại(thời đại thần thoại đời thượng cổ) bằng cổ ngữ, người ta thấy rải rác các danh từ phiến vu , quăng vu , nghĩa là đồng bóng. Như vậy đủ biết, bắt đầu từ thời Thần đại, ở Nhật bản đã có tín ngưỡng Tát mãn giáo. Dưới chế độ giai cấp ở Ấn độ đời xưa, Bà la môn được xem là Tát mãn tồn tại (làm môi giới) giữa thần linh và loài người. Sau khi đức Thế tôn Thích ca giác ngộ thành đạo dưới gốc cây Bồ đề, Ngài phủ định việc cầu đảo cúng tế để mong cầu hạnh phúc cho loài người, từ đó, Ngài tuyên thuyết Thiền định và Giác tỉnh để đối lại với sự Hưng phấn và Thất thần (trạng thái ngây ngất, mê hồn của các ông đồng bà bóng khi tinh linh nhập vào) của Tát mãn giáo. Bởi thế, giáo đoàn Phật giáo nguyên thủy đã nghiêm cấm chú thuật và phủ định nghi thức cầu cúng tinh linh của Bà la môn giáo. Sau khi Phật giáo Đại thừa hưng khởi, nhưng kinh điển cúng tế trong đó có thần chú và chân ngôn đãđược thành lập, trở thành tính chất đặc biệt quan trọng của Mật giáo, khiến cho Phật giáo có khuynh hướng Tát mãn giáo rõ rệt. Sau khi Phật giáo truyền vào Trung quốc vàNhật bản, vì phải phương tiệnthích ứng mà kết hợp với tín ngưỡng dân gian thì sắc thái Tát mãn giáo lại càng trở nên hiển nhiên hơn.