tất đàm tứ thập nhị tự môn

Phật Quang Đại Từ Điển

(悉曇四十二字門) Cũng gọi Tứ thập nhị tự môn, Tứ thập nhị tự đà la ni môn. Bốn mươi hai tự môn Tất đàm được giải thích về nghĩa của mỗi chữ. Cứ theo Tứ thập nhị quán môn trong kinh Đại phương quảng Phật hoa nghiêm, nếu thông suốt 42 tự môn thì ngộ nhập được bờ mé của pháp không. Còn luận Đại trí độ quyển 48 thì cho rằng 42 tự môn này là văn tự Đà la ni, chứ không phải giải thích nghĩa của tự mẫu. Theo phẩm Tứ niệm xứ trong kinh Đại phẩm bát nhã quyển 5, khi nghe các tự môn này mà thụ trì đọc tụng được, hoặc giải thích cho người khác thì được 20 thứ công đức. Bốn mươi hai tự môn này là Đà la ni, chủ yếu giúp hành giả được năng lực nhớ lâu, cho đến tài biện luận vô ngại. Trong tác phẩm Tứ thập nhị tự môn 2 quyển, ngài Nam nhạc Tuệ tư đã phối hợp 42 tự môn nói trong kinh Đại phẩm bát nhã với 42 giai vị của Bồ tát. Còn Đại phương quảng Phật hoa nghiêm kinh Nhập pháp giới phẩm đốn chứng Tì lô giá na pháp thân tự luân du già nghi quĩ thì nói: Quán 42 tự luân, từ chữ a, ra, pa, ta, na, cho đến đha thì hiện chứng trí thân Tì lô giá na, đối với các pháp không bị chướng ngại. Đối chiếu 42 tự môn này với 50 tự môn thì trong 42 tự môn thiếu 15 chữ mẫu âm, từ chữàtrở xuống; thiếu 4 chữ tử âm:ía, jha, ĩa, ha, mà lại thêm 11 chữ kép(phức hợp tự, trùng tự) như:wỉa… Về lí do lựa chọn và tiêu chuẩn sắp xếp cơ bản của 42 chữ này tuy không biết rõ, nhưng trong luật Tứ phần quyển 11, có ghi câu A, ra, pa, ca, na là 5 chữ đầu tiên trong 42 tự môn. Nhờ đó ta có thể xét biết phần nào về nguồn gốc sâu xa của sự sắp xếp các tự môn. (xt. Tất Đàm).