TÁT BÀ ĐA TỲ NI TỲ BÀ SA

Việt dịch: Linh Sơn Pháp Bảo Đại Tạng Kinh
Hội Văn Hóa Giáo Dục Linh Sơn Đài Bắc Xuất Bản

 

QUYỂN 7

6. Nhân Duyên Kết Chín Mươi Ba-Dật-Đề (Tiếp Theo):

20. Nhân duyên kết giới thứ hai mươi:

Giới này bất cọng với Tỳ-kheo-ni, Tỳ-kheo phạm Ba-dật-đề, bốn chúng kia phạm Đột-kiết-la. Xiển-na làm chùa, ngay ngày làm vừa xong, chùa liền sụp đổ; làm chùa lớn này đã tốn hết ba mươi vạn tiền và ra công sức rất nhiều. Lúc đó các Tỳ-kheo phải thuyết pháp an ủi đàn việt rằng: “Chùa tuy sụp đổ nhưng công đức được thành tựu vì khi chùa chưa sụp đổ, Phật đã vào trong chùa trước và như vậy tức là đã thọ dụng. Phật là phước điền vô thượng, Phật đã thọ dụng thì công đức sâu rộng không thể suy lường”. Có thuyết cho là khi chùa mới hoàn thành, có một Tỳ-kheo kheo trẻ tuổi có giới đức thanh tịnh đã vào trong chùa, Tỳ-kheo trẻ tuổi có giới đức thanh tịnh này chính là Phật. Nếu xây cất hàng ức lầu gác với vô số phòng đủ thứ trang nghiêm, chỉ cần có một Tỳ-kheo giới đức thanh tịnh tạm thời thọ dụng cũng hoàn tất ơn của thí chủ. Vì sao, vì Phật đã tu hạnh bồ tát từ vô lượng kiếp, đến nay được thành Phật đạo mới đem Ba-la-đề-mộc-xoa truyền dạy cho chúng sanh. Ba-la-đề-mộc-xoa không phải là pháp thế gian mà là ly thế gian hướng đến Niết bàn. Tất cả phòng xá, ngọa cụ, thức ăn uống… đều là pháp thế gian, không phải là pháp thế gian khó được; cho nên một Tỳ-kheo giới đức thanh tịnh tạm thời thọ dụng cũng hoàn tất được ơn của thí chủ. Nếu làm phòng xá mới cho Tăng cho đến xây tháp đúc tượng, đào giếng, làm cầu… thì công đức của người này thường sanh trong tất cả thời, trừ ba nhân duyên: Một là việc đã bị hủy hoại từ đời trước, hai là khi người này qua đời, ba là nếu khởi tâm tà ác; nếu không có ba nhân duyên này thì phước đức thường sanh. Phật trước đã vào trong chùa mới xây này và đã kinh hành lên xuống qua lại nên khiến cho công đức của thí chủ không trống không; Phật lại dùng thần lực cảm các đệ tử theo thứ lớp thuyết pháp để an ủi đàn việt.

Luận về pháp làm phòng xá có ba bậc thượng trung hạ và pháp lợp phòng xá của mỗi bậc cũng tự có giới hạn của nó. Nếu làm phòng xá bậc hạ mà dùng pháp lợp của phòng bậc thượng, bậc trung thì sẽ bị đè nặng và vì muốn mau xong nên mới sụp đổ thì phạm Ba-dật-đề. Nếu làm phòng xá bậc trung mà dùng pháp lợp của phòng bậc thượng, cũng giống như trên phạm Ba-dật-đề; nếu dùng pháp lợp của phòng bậc trung, bậc hạ mà muốn mau xong thì khi vừa làm xong liền phạm Badật-đề; nếu không vội xây tường vách cho mau xong thì không phạm.

21. Nhân duyên kết giới thứ hai mươi mốt:

Lúc đó Phật bảo các Tỳ-kheo: “Ta giáo hóa bốn chúng rất mệt nhọc”. Hỏi: Phật đã được thân Na la diên nên thân không mệt nhọc; lại được mười lực, bốn Vô sở úy, đại từ đại bi nên tâm không mệt nhọc, vì sao Phật lại nói mệt nhọc?

Đáp: Phật không có mệt nhọc nhưng thuận theo pháp thế tục mà nói là mệt nhọc. Như người cha biết con có thể đảm đương gánh vác việc nhà, tuy còn sức lực vẫn muốn giao phó sự nghiệp lại cho con nên nói với con rằng: “Nay cha đã già nua, tất cả việc trong nhà con nên biết hết”. Phật cũng vậy, vì muốn các đệ tử đảm đương việc truyền trao giáo pháp nên thuận theo pháp thế gian mà nói là mệt nhọc. Trong giới này Phật bảo các đệ tử theo thứ lớp giáo giới Ni chúng, một là hiển bày không có bỏn xẻn pháp, hai là hiển bày Phật và các đệ tử có tri kiến đồng nhau, ba là muốn hiển bày công đức trí huệ của tỳ-kheo Bàn-đặc, bốn là vì các Tỳ-kheo có nhân duyên với Ni chúng nên thọ việc giáo giới này.

22. Nhân duyên kết giới thứ hai mươi hai:

Nan-đà: Vị này không phải là Nan-đà em của Phật. Thuở xưa ở thành Duy vệ có Phật ra đời giáo hóa chúng sanh, sau khi Phật diệt độ có một vị vua xây tháp bằng Ngưu đầu chiên đàn với đủ thứ trang nghiêm; năm trăm phu nhân của vua khi cúng dường tháp đã cùng phát nguyện rằng: “Nguyện cho chúng con đời sau được giải thoát từ bên vị vua này”. Vị vua thuở đó chính là Nan-đà ngày nay, năm trăm phu nhân thuở đó chính là năm trăm Tỳ-kheo-ni ngày nay, do bổn nguyện xưa nên năm trăm Tỳ-kheo-ni này được giải thoát từ tôn giả Nan-đà. Trong giới này, nếu thuyết pháp cho Ni đến khi mặt trời lặn thì phạm Ba-dật-đề, vì hoại oai nghi nên phạm Đột-kiết-la. Nếu quở trách người thuyết pháp cho Ni thì phạm Ba-dật-đề, vì hoại oai nghi nên cũng phạm Đột-kiết-la.

Nói kệ Câu-ma-la: Có ngôi nhà tên là Câu-ma-la vì người chủ nhà tên là Câu-ma-la; lại do Phật ở trong ngôi nhà này nói kệ Câu-ma30 la khiến cho chư thiên được Kiến đế.

23. Nhân duyên kết giới thứ hai mươi ba: Trong bản sao chép thiếu mất nhân duyên kết giới này.

24. Nhân duyên kết giới thứ hai mươi bốn:

Nếu không hẹn mà ngẫu nhiên cùng đi trên đường thì nên bảo đi cách xa nhau ở chỗ mà không nghe được tiếng nói của nhau, nếu nghe được thì phạm Đột-kiết-la. Nếu Ni (ba chúng ni) hẹn với Tỳ-kheo, Tỳkheo không nhận lời hoặc Tỳ-kheo hẹn với Ni, Ni không nhận lời, nếu nghe được tiếng nói của nhau thì phạm Đột-kiết-la. Đi đường thủy cũng giống như vậy. Giới này bất cọng, Ni (ba chúng ni) hẹn cùng đi chung đường với Tỳ-kheo thì phạm Đột-kiết-la. Tướng phạm trong giới này là nếu Tỳ-kheo hẹn đi chung đường với Ni, từ một tụ lạc đến một tụ lạc thì phạm Ba-dật-đề; nếu giữa đường quay trở về thì phạm Đột-kiết-la. Nếu hẹn cùng đi đến chỗ đồng trống không có tụ lạc cho đến một Câu-lô-xá (năm trăm cung) thì phạm Ba-dật-đề, giữa đường quay trở về thì phạm Đột-kiết-la. Đi đường thủy cũng giống như vậy.

Đại chúng đã đi trước: Phật chứng A-nậu-đa-la-tam-miệu-tambồ-đề với thân Tỳ-kheo, ở trong bốn chúng Tỳ-kheo là thượng thủ nên gọi là đại chúng. Trừ nhân duyên: Là nếu trên đường đi có nhiều chỗ nghi sợ nên cần có nhiều bạn cùng đi, nhiều bạn là có hai, ba cư sĩ cùng đi, nhưng nếu hẹn cùng đi thì phạm Đột-kiết-la, như thế cho đến có trăm ngàn bạn cùng đi cũng vậy; nếu không hẹn mà cùng đi thì không phạm. Đi đường thủy cũng vậy. Nếu hẹn cùng đi với nhiều Ni thì phạm một Ba-dật-đề, không hẹn cùng đi thì không phạm; nếu có phu nhân của vua cùng đi thì không phạm, dù có phu nhân mà cùng hẹn nhau thì phạm Đột-kiết-la.

25. Nhân duyên kết giới thứ hai mươi lăm:

Giới này bất cọng, Ni (ba chúng ni) hẹn cùng đi chung thuyền với Tỳ-kheo thì phạm Đột-kiết-la. Tướng phạm trong giới này là nếu một Tỳ-kheo hẹn đi chung thuyền với một Ni (trong ba chúng ni) thì phạm một Ba-dật-đề; nếu hẹn với bốn Ni thì phạm bốn Ba-dật-đề, tùy hẹn với bao nhiêu Ni thì phạm Bấy nhiêu Ba-dật-đề; nếu bốn Tỳ-kheo hẹn đi chung thuyền với một Ni thì mỗi Tỳ-kheo phạm một Ba-dật-đề, tùy có bao nhiêu Ni thì phạm bấy nhiêu Ba-dật-đề. Nếu Tỳ-kheo hẹn đi chung thuyền trên sông với Ni, từ một tụ lạc đến một tụ lạc thì phạm Ba-dậtđề; nếu giữa đường quay trở về thì phạm Đột-kiết-la. Nếu hẹn cùng đi đến chỗ đồng trống không có tụ lạc cho đến một Câu-lô-xá (năm trăm cung) thì phạm Ba-dật-đề, giữa đường quay trở về thì phạm Đột-kiết-la.

Nếu không hẹn nhau thì không phạm, lại nữa, nếu qua đò ngang hoặc qua đó ngang sợ nước cuốn trôi, hoặc qua đó ngang mà bờ phía trước bị sụp lở… thì không phạm. Lại nữa, nếu đi đường bộ có nghi sợ nên hẹn cùng đi đường thủy hoặc trên thuyền có nhiều cư sĩ thì không phạm.

26. Nhân duyên kết giới thứ hai mươi sáu:

Giới này bất cọng, Tỳ-kheo cho Ni không phải bà con (ba chúng ni) y và bát đúng lượng thì phạm Ba-dật-đề, Sa-di phạm Đột-kiết-la; ba chúng ni cho Tỳ-kheo không phải bà con y thì phạm Đột-kiết-la. Trong năm loại y phấn tảo nếu đem cho ba loại y (y bị bò nhai, chuột gặm, y bị cháy) thì phạm Ba-dật-đề; cho hai loại y (y dơ do nam nữ giao hội và y dơ của phụ nữ khi sanh) thì phạm Đột-kiết-la. Nếu cho cư sĩ y đúng lượng thì phạm Ba-dật-đề, vì đã nhuộm màu như pháp; nếu cho y có màu sắc như pháp cũng phạm Ba-dật-đề, vì đã nhuộm như pháp. Nếu Hai Tỳ-kheo cùng cho Ni một y hoặc đem một y cho hai Ni đều phạm Đột-kiết-la; nếu cho y bát không đúng lượng, hoặc cho các khí vật như kiền tư, muỗng… cho đến một thước một tấc vải, một cái bánh, một trái cây đều phạm Đột-kiết-la. Trừ khi đánh kiền chùy, Tăng theo thứ lớp cho thức ăn thì không phạm.

Tướng phạm trong giới này là nếu đem y cho Ni không phải bà con mà cho là bà con thì phạm Ba-dật-đề, tức là trường hợp chị em xa cách lâu ngày, thời gian sau gặp người khác lại cho là bà con; hoặc mẹ kế tư thông với người khác sanh ra trai hay gái, hoặc trước đó đã mang thai nay sanh ra trai hay gái… do nhân duyên này mà tưởng là bà con. Nếu đem y cho Ni không phải bà con mà sanh nghi không biết có phải là bà con hay không, cũng phạm Ba-dật-đề. Nếu đem y cho Ni là bà con mà cho là không phải bà con thì phạm Đột-kiết-la, tức là trường hợp chị em xa cách lâu ngày, thời gian sau gặp lại tưởng không phải là bà con, hoặc cha mẹ có con riêng bên ngoài, hoặc mẹ kế mang thai sau đó đến nhà khác sanh ra trai hay gái, hoặc cha tư thông với người giúp việc trong nhà sau sanh ra trai hay gái… Nếu đem y cho ni là bà con mà sanh nghi không biết có phải là bà con hay không thì phạm Đột-kiết-la; nếu cho y bất tịnh tức là dệt bằng lông lạc đà, lông bò, lông tạp… thì phạm Đột-kiết-la.

27. Nhân duyên kết giới thứ hai mươi bảy:

Giới nay bất cọng, Ni (ba chúng ni) may y cho Tỳ-kheo không phải bà con thì phạm Đột-kiết-la. Tướng phạm trong giới này là Tỳkheo may y cho Ni không phải bà con, tùy trong mỗi mỗi việc đều phạm

Ba-dật-đề; khi cắt rọc thì phạm Đột-kiết-la; khi may, mỗi mũi kim đều phạm Ba-dật-đề; may mũi thẳng hoặc may dây móc y hoặc may đường viền thì phạm Đột-kiết-la. Nếu may y cho Ni là bà con thì không phạm. May y trong giới này là y đúng lượng; nếu may y cho cư sĩ hoặc may y có màu sắc phi pháp cũng phạm Ba-dật-đề. Trong năm loại y phấn tảo nếu may ba loại y (y bị bò nhai, chuột gặm, y bị cháy) thì phạm Ba-dậtđề; may hai loại y (y dơ do nam nữ giao hội và y dơ của phụ nữ khi sanh) thì phạm Đột-kiết-la. Nếu Ni sai sứ đem y tài đến đưa cho Tỳ-kheo may, Tỳ-kheo may thì phạm Đột-kiết-la; nếu bảo người khác may cũng phạm Đột-kiết-la; nếu Hai Tỳ-kheo cùng may một y cho Ni thì phạm Đột-kiết-la; may y không đúng lượng thì phạm Đột-kiết-la; may y bất tịnh tức là y dệt bằng lông lạc đà… cũng phạm Đột-kiết-la.

28. Nhân duyên kết giới thứ hai mươi tám:

Giới này là cọng giới, Tỳ-kheo và Tỳ-kheo-ni đều kết phạm Badật-đề, ba chúng dưới phạm Đột-kiết-la. Nói cùng ngồi ở chỗ khuất là chỗ không có xâu hổ, có thể cùng làm việc dâm; một mình ngồi cùng với Ni là không có người thứ ba. Tướng phạm trong giới này là nếu Tỳkheo một mình cùng ngồi với Ni (ba chúng ni) ở chỗ khuất thì phạm Ba-dật-đề; đứng lên rồi ngồi trở xuống cũng phạm Ba-dật-đề, tùy đứng lên rồi ngồi xuống bao nhiêu lần thì phạm bấy nhiêu Ba-dật-đề.

29. Nhân duyên kết giới thứ hai mươi chín:

Giới này là cọng giới, Tỳ-kheo và Tỳ-kheo-ni đều kết phạm Badật-đề, ba chúng dưới phạm Đột-kiết-la; Tỳ-kheo nếu ngồi cùng thạch nữ hay bé gái thì phạm Đột-kiết-la. Giới trên và giới này cùng hai giới ở trong nhà ăn, giới ngủ cùng phòng với người chưa thọ giới quá hai đêm, giới ngủ đêm cùng nhà với người nữ, tổng cọng là sáu giới đều là chế ngăn cơ hiềm nhưng nghĩa có khác. Bốn giới trước khi chỉ có hai người, không có người thứ ba mới thành tội và phạm vào ban ngày; hai giới sau dù trong phòng có nhiều người vẫn thành tội và phạm vào ban đêm. Tướng phạm trong giới này là nếu Tỳ-kheo một mình cùng ngồi với Ni (ba chúng ni) ở chỗ trống trải thì phạm Ba-dật-đề; đứng lên rồi ngồi trở xuống cũng phạm Ba-dật-đề, tùy đứng lên rồi ngồi xuống bao nhiêu lần thì phạm bấy nhiêu Ba-dật-đề. Nếu ngồi cách nhau một tầm thì phạm Ba-dật-đề, cách nhau một tầm rưỡi thì phạm Đột-kiết-la; cách nhau hai tầm hoặc hơn thì không phạm.

30. Nhân duyên kết giới thứ ba mươi:

Giới này bất cọng với Tỳ-kheo-ni, Tỳ-kheo phạm Ba-dật-đề, Sadi phạm Đột-kiết-la. Thể của giới này là nếu Tỳ-kheo-ni thiên tư khen ngợi công đức trí huệ của tỳ-kheo với đàn việt để Tỳ-kheo được cúng thức ăn ngon thì Tỳ-kheo phạm Ba-dật-đề; nhờ hai chúng ni kia mà được thức ăn ngon cũng phạm Ba-dật-đề.

Thỉnh các tôn giả như Đại Ca-diếp, Xá-lợi-phất, Đại Mục-kiềnliên, A-na-luật: Có năm hạng người có thể làm phước điền hiện đời cho chúng sanh: Một là người được Kiến đế, hai là người được Đại tận trí, ba là người được Diệt tận định, bốn là người được bốn tâm vô lượng và năm là người được Vô tránh tam muội. Người được Kiến đế sở dĩ có thể làm phước điền hiện đời cho chúng sanh, vì từ vô thỉ đã bị tà kiến não loạn nay được Kiến đế liền diệt hết năm tà không còn sót, lòng tin bất hoại đến nay mới được thành tựu. Người được Đại tận trí sở dĩ có thể làm phước điền hiện đời cho chúng sanh, vì từ vô thỉ đã bị ngu si ái dục và kiêu mạn não loạn, nay được Đại tận trí liền diệt hết ba cấu. Người được Diệt tận định khi nhập định phải theo thứ lớp từ Sơ thiền cho đến Phi tưởng xứ, khi xuất định phải theo thứ lớp ngược lại từ Phi tưởng xứ cho đến Sơ thiền, do tâm tự tại qua các thiền nên công đức lực rất sâu và khi xuất định giống như từ Niết bàn đến, nên có thể làm phước điền hiện đời cho chúng sanh. Người được bốn tâm vô lượng đưa tâm duyên với vô biên chúng sanh để ban vui cứu khổ và làm lợi ích cho tất ca, nên có thể làm phước điền hiện đời cho chúng sanh. Tam muội vô tránh là tam muội của thế tục, không thuộc loại tam muội vô lậu tránh. Có ba loại tránh là phiền não tranh, ngũ ấm tránh va đấu tránh; tất cả A-lahán đã đoạn hết phiền não tránh và đấu tránh nhưng chưa diệt hết ngũ ấm tránh, nên chỉ có thể tự mình không tranh cãi nhưng không thể khiến người khác không sanh tranh cãi. Người nhập tam muội vô tránh có thể diệt được loại tránh này, có thể khiến cho kia đây không tranh cãi nên có thể làm phước điền hiện đời cho chúng sanh.

Lúc đó Tỳ-kheo-ni hỏi vợ cư sĩ là thỉnh những ai, liền đáp tên các Tỳ-kheo được thỉnh, nếu ni bảo vợ cư sĩ nấu cơm gạo thơm. Tô, canh đậu, làm thịt gà, thịt chim cút… cho Tỳ-kheo, Tỳ-kheo ăn thức ăn này thì phạm Ba-dật-đề; cho đến ni bảo thêm ít gừng vào trong thức ăn cho Tỳ-kheo, Tỳ-kheo ăn thì phạm Đột-kiết-la. Thể của giới này là do Ni tán thán công đức của một Tỳ-kheo với tâm thiên vị, bất luận Tỳ-kheo đó là là phàm hay thánh, nếu ăn thức ăn này thì phạm Ba-dật-đề. Nếu ni không khen ngợi công đức của tỳ-kheo với tâm thiên vị mà chỉ nói rằng: “Cúng dường Sa-môn sẽ được phước”, vì chỉ nói được phước của bố thí nên Tỳ-kheo ăn thức ăn này không phạm.

31. Nhân duyên kết giới thứ ba mươi mốt:

Giới này bất cọng với Tỳ-kheo-ni, Tỳ-kheo phạm Ba-dật-đề, bốn chúng kia phạm Đột-kiết-la. Lúc đó có một Tỳ-kheo vào tháng mùa thu mắc bịnh nóng lạnh không ăn uống được, do ở Thiên trúc tám đêm cuối mùa Đông và tám đêm đầu mùa Xuân là lúc thạnh đông nên trời rất lạnh. Có thuyết nói do mặt trời vận hành ở chỗ thấp, ánh sáng chiếu xuống mặt đất ít nên trời rất lạnh, do khí tiết Đông và Xuân giao tranh nên nhiều người mắc bịnh lạnh. Ngược lại vào tám ngày cuối Xuân và tám ngày đầu Hạ, do mặt trời ở ngay trên cao nên ánh sánh chiếu xuống tỏa rộng nên khí trời rất nóng và rất nhiều người mắc bịnh nóng. Vào tám ngày cuối Hạ và tám ngày đầu của mùa Đông, khí trời lại không nóng không lạnh, do mặt trời vận hành ở chỗ không cao không thấp nên khi trời lúc nóng lúc lạnh khiến nhiều người mắc bịnh nóng lạnh. Ví làm lợi ích cho các Tỳ-kheo nên Phật cho ăn ba loại thức ăn đầy đủ sắc hương vị thơm ngon. Tỳ-kheo bị bịnh được thọ một chỗ thỉnh, không nên thọ hai chỗ thỉnh; nếu thọ một chỗ thỉnh ăn chưa no thì được thọ hai chỗ thỉnh, không nên thọ ba chỗ thỉnh; nếu thọ hai chỗ thỉnh mà ăn chưa no thì được thọ ba chỗ thỉnh, không nên thọ bốn chỗ thỉnh; nếu thọ ba chỗ thỉnh vẫn ăn chưa no thì được thọ rồi ăn dần dần đến giờ ngọ. Tỳ-kheo nếu ăn nhiều lần thì phạm Ba-dật-đề, trừ thời nhân duyên tức là khi bịnh, vì bịnh nhờ ăn mới bớt nên cho ăn nhiều lần và khi có người cúng y. Tướng phạm trong giới này là nếu ở chỗ này thỉnh có y và thức ăn, ở chỗ kia cũng có y và thức ăn, đến đó thọ thỉnh và ăn đều không phạm. Nếu ở chỗ này thỉnh có y và thức ăn, ở chỗ kia không có y và thức ăn mà đến đó thọ thỉnh thì không phạm, nhưng ăn thì phạm Ba-dật-đề. Nếu ở chỗ này thỉnh có y và thức ăn, ở chỗ kia có y nhưng không có thức ăn, đến đó thọ thỉnh thì không phạm nhưng ăn thì phạm Ba-dật-đề. Nếu ở chỗ này thỉnh không có y và thức ăn , ở chỗ kia cũng không có y và thức ăn, đến đó thọ thỉnh thì phạm Đột-kiết-la, ăn thì phạm Ba-dật-đề. Nếu ở chỗ này thỉnh không có y và thức ăn, ở chỗ kia có y và thức ăn, đến đó thọ thỉnh thì phạm Đột-kiết-la nhưng ăn thì không phạm. Nếu ở chỗ này thỉnh không có y và thức ăn, ở chỗ kia có y nhưng không có thúc ăn, đến đó thọ thỉnh thì phạm Đột-kiết-la, ăn thì phạm Ba-dật-đề. Nếu ở chỗ này thỉnh có y hoặc không có y và thức ăn , ở chỗ kia cũng có y hoặc không có y và thức ăn, đến đó thọ thỉnh thì phạm Đột-kiết-la, ăn thì phạm Ba-dật-đề. Nếu ở chỗ này có y hoặc không có y và thức ăn, ở chỗ kia có y và thức ăn, đến đó thọ thỉnh thì phạm Đột-kiết-la, ăn thì phạm Ba-dật-đề. Nếu ở chỗ này có y hoặc không có y và thức ăn, ở chỗ kia không có y và thức ăn, đến đó thọ thỉnh thì phạm Đột-kiếtla, ăn thì phạm Ba-dật-đề. Không phạm là nếu ở chỗ này thỉnh được nhiều y và có thức ăn, những chỗ khác cũng có y và thức ăn thì đến đó không phạm. Vào những ngày có lễ hội các Tỳ-kheo được ăn nhiều lần, nếu được hai chỗ thỉnh thực thì nên cho người khác một chỗ thỉnh, còn một chỗ thỉnh tự mình thọ. Vào những ngày trai như ngày mồng một và ngày mười sáu hằng tháng, đàn việt thỉnh Tăng hay thỉnh Tăng ở phòng riêng hay thỉnh một người thì được cho người khác; nếu đàn việt thỉnh năm chúng thì không được cho người khác. Nếu ở chỗ này thỉnh có y và thức ăn, ở chỗ kia thỉnh có y nhưng không có thức ăn, đến đó thọ thỉnh thì không phạm. Nếu ra đến bên ngoài có đàn việt thỉnh đến nhà thọ thực sẽ cúng dường y, đến đó thọ thỉnh thì không phạm, ăn cũng không phạm. Hễ có hai chỗ thỉnh thì chỉ được thọ một chỗ, mất một chỗ; nếu muốn thọ cả hai chỗ thì phạm và không phạm giống như trên đã nói.

32. Nhân duyên kết giới thứ ba mươi hai:

Giới này là cọng giới, Tỳ-kheo và Tỳ-kheo-ni đều kết phạm Badật-đề, ba chúng dưới phạm Đột-kiết-la. Tướng phạm trong giới này là nếu Tỳ-kheo thọ quá một bữa ăn ở nhà phước đức thì phạm Ba-dật-đề, ngủ lại quá một đêm thì phạm Đột-kiết-la; nếu ngủ đêm ở chỗ khác nhưng ăn ở chỗ này thì phạm Ba-dật-đề. Nếu không bịnh mà ăn ở chỗ này quá một bữa ăn thì phạm Ba-dật-đề; bịnh là cho đến đi từ một tụ lạc đến mà bị thương đều gọi là bịnh. Không phạm là ngủ lại một đêm và ăn một bữa, nếu bịnh hoặc chủ của nhà phước đức là bà con hoặc đã được thỉnh trước, hoặc vì đợi bạn đến để cùng đi vào đường hiểm, hoặc nhà phước đức đó có nhiều người ở theo thứ lớp trông coi thỉnh ở lại thì đều không phạm. Nhà phước đức cúng một bữa ăn và cho ngủ lại đêm vốn là vì tất cả người xuất gia đệ tử của Phật để cầu được phước sâu dầy. Việc ngủ lại đêm thì tất cả người xuất gia, tại gia, Sa-môn, Bà-lamôn đều không ngăn, nhưng thọ một bữa ăn thì chỉ dành cho người xuất gia; tại gia thì không nhất định, có thể cho có thể không cho.

33. Nhân duyên kết giới thứ ba mươi ba:

Hễ chúng sanh khởi phiền não và phát điên đều là do bị mất cái mà họ yêu thích sâu nặng trước đó, muốn giáo hóa họ Phật phải dùng thần thông lực và tâm từ làm cho họ hết phiền não rồi mới thuyết pháp khiến họ được lợi ích. Có tất cả mười ba trường hợp như thế:

Một là trường hợp cha của cô gái mắt lé đến chỗ Phật với tâm giận dữ, Phật khởi tâm từ và dùng thần thông lực khiến cho tâm sân được trừ diệt rồi mới thuyết pháp cho nghe.

Hai là trường hợp một trưởng giả ở nước Xá-vệ, ông có một đứa con trai rất mực yêu thương nhưng đứa con này lại chết hồi con bé, sau đó lại bị mưa đá và sương móc làm hư hại hết mùa màng nên ông điên loạn. Phật khởi tâm từ và dùng thần thông lực khiến ông hết điên rồi thuyết pháp khiến ông được Kiến đế.

Ba là trường hợp một Bà-la-môn có sáu người con khôi ngô tuấn tú nhưng cùng một lúc cả sáu người con này đều chết, ông trở nên điên cuồng và đi lang thang khắp nơi. Phật khởi tâm từ và dùng thần thông lực hóa làm sáu người con đứng ở trước Phật, trưởng giả này thấy rồi sanh tâm hoan hỉ liền hết điên cuồng, Phật liền thuyết pháp khiến ông được Kiến đế.

Bốn là trường hợp vua A-xà-thế cho voi uống rượu say để đến giẫm chết Phật, Phật khởi tâm từ và dùng thần thông lực hóa làm hầm lửa, năm ngón tay hóa làm năm sư tử chúa khiến cho voi say kinh sợ quỳ xuống đảnh lễ Phật, Phật đưa tay sờ đầu voi, sau khi voi chết được sanh lên lên cõi trời.

Năm là trường hợp Ưu-ba-tư-na đến chỗ Phật với tâm sân giận, Phật khởi tâm từ và dùng thần thông lực khiến trở thành rắn độc ở hai bên đường để người này ngộ được do tâm sân độc sẽ bị đọa trong loài rắn. Vì sợ hãi nên tâm sân độc liền trừ diệt.

Sáu là trường hợp vua Lưu-ly chinh phạt nước Xá-di, bắt những người họ Thích đem chôn sống. Phật khởi tâm từ và dùng thần thông lực hóa ra vườn rừng ao tắm để họ được hoan hỷ. Đối với các cô gái họ Thích thì vua Lưu ly đưa vào trong cung để cùng vui hưởng hoan lạc mừng chiến thắng. Các cô gái họ Thích nói: “Những người họ Thích đều là bậc Hiền thánh không đấu tranh với chung sanh nên nhà vua mới được thắng. Nếu không như thế thì chỉ một người trong dòng họ Thích chiến đấu với vua, vua cũng không thể nào thắng được”, vua Lưu ly nghe rồi liền nổi giận ra lịnh chặt hết tay chân rồi ném xuống hào. Phật khởi tâm từ và dùng thần thông lực khiến họ được tay chân lại như cũ rồi thuyết pháp khiến họ được Kiến đế.

Bảy là khi Phật ngồi dưới cội bồ đề, Ma vương cùng vô số binh chúng đến muốn hại Phật, Phật dùng thần thông lực để thu phục các ma, tùy hình dạng của chúng mà biến hóa như hóa làm sư tử để thu phục hổ, hóa làm chim cánh vàng để thu phục rồng, hóa làm Tỳ Sa-môn thiên vương để thu phục Dạ-xoa.

Tám là trường hợp Xá-lợi-phất và Đại Mục-kiền-liên vì không chịu đựng được khi thấy Phật sắp nhập niết bàn nên nhập niết bàn trước Phật, bảy vạn A-la-hán cũng đồng thời nhập niết bàn khiến cho bốn bộ chúng thảy đều hoang mang tán loạn. Phật dùng thần thông lực hóa làm hai vị đại đệ tử đứng hai bên Phật, khiến cho mọi người sanh hoan hỉ dứt hết ưu phiền rồi mới thuyết pháp khiến họ được lợi ích.

Chín là trường hợp một cư sĩ mà Phật thọ ký là bảy ngày nữa sẽ qua đời và bị đọa địa ngục. A-nan đến nói lại lời Phật đã thọ ký nhưng vì người này đắm nhiễm thế lạc sâu nặng nên không để vào tai, chỉ lo hưởng dục lạc. A-nan thấy ngày chết gần đến liền dùng thần lực đưa đến chỗ Phật bắt ép xuất gia, Phật tùy nghi thuyết pháp khiến người này được chứng quả.

Mười là trường hợp một trưởng giả hết sức thương yêu đứa con một, không may nó bị voi giẫm chết khiến trưởng giả trở nên điên loạn đi lang thang khắp nơi. Phật khởi tâm từ và dùng thần thông lực hóa làm đứa con khiến trưởng giả nhìn thấy liền hết điên cuồng, Phật vì thuyết pháp khiến trưởng giả phát khởi nhân duyên Phật Bích chi.

Mười một là trường hợp một ròng nữ đến chỗ Phật với tâm sân, Phật dùng tâm từ cảm hóa khiến dứt tâm sân rồi thuyết pháp khiến rồng thọ pháp Tam quy.

Mười hai là trường hợp chim bồ câu núp vào bóng của Phật liền thấy yên ổn, không dao động nữa.

Mười ba là trường hợp một Tỳ-kheo bịnh, Phật tự tay tắm rửa cho rồi thuyết pháp khiến vị này được chứng quả A-la-hán.

Pháp của cư sĩ ở Thiên trúc là sáng sớm làm thức ăn xong, chia một phần thức ăn để riêng một chỗ để cúng dường cho Tỳ-kheo khất thực. Pháp của Tăng ở Thiên trúc là khi đi khất thực đều phân chia Tỳkheo này thì chỗ này, Tỳ-kheo kia đến chỗ kia, Tỳ-kheo nọ đến chỗ nọ… để tất cả đều được lợi. Nếu thí chủ trước đã dành sẳn một thăng cơm và thức ăn để cúng cho Tỳ-kheo thì Tỳ-kheo nên thọ một thăng, không được xin thêm; nếu xin thêm mà được một bát nhỏ nữa thì phạm Ba-dật-đề, xin thêm mà không được thì phạm Đột-kiết-la. Nếu thí chủ đã dành sẳn một bát lớn cơm và thức ăn và đã cúng hết cho Tỳ-kheo thì Tỳ-kheo không được xin thêm, nếu xxin thêm mà được thì phạm Ba-dật-đề. Tỳ-kheo khất thực được thức ăn rồi thì không nên ra ngoài cho Tỳ-kheo khác; thức ăn này, nếu có thể ăn hết thì thôi, nếu không thể ăn hết thì tùy ý phân xử. Nếu thí chủ đã dành sẳn ba bát cơm và thức ăn và đem cúng hết cho Tỳ-kheo thì Tỳ-kheo nên lượng theo bụng mình mà thọ, phần còn lại không thọ thì khi ra bên ngoài thấy có Tỳkheo nào khất thực liền chỉ chỗ cho vị ấy đến khất thực, nếu không chỉ chỗ thì phạm Đột-kiết-la. Nếu lượng bát là bát lớn thì chỉ được thọ một bát, nếu là bát trung thì được thọ hai bát, nếu là bát hạ thì được thọ ba bát. Nếu đàn việt đã dành sẳn một bát lớn và đã cúng hết cho Tỳkheo, Tỳ-kheo xin thêm thì phạm Đột-kiết-la, xin thêm được một bát nhỏ nữa thì phạm Ba-dật-đề. Nếu thí chủ đã dành sẳn một bát nhỏ và đã cúng hết cho Tỳ-kheo, Tỳ-kheo xin thêm thì phạm Đột-kiết-la, nếu xin thêm được cho đến hai bát nhỏ thức ăn nữa cũng phạm Đột-kiết-la, nếu xin thêm được ba bát nhỏ nữa thì phạm Ba-dật-đề. Nếu thí chủ đã dành sẳn hai bát trung và đã cúng hết cho Tỳ-kheo, Tỳ-kheo xin thêm thì phạm Đột-kiết-la, nếu xin thêm mà được một bát nhỏ nữa thì phạm Ba-dật-đề. Nếu thí chủ trước đó không có dành sẳn phần thức ăn thì tùy họ cúng dường nhiều ít mà thọ, không được xin thêm, nếu xin thêm thì phạm Đột-kiết-la; nếu họ cúng một bát nhỏ cơm và thức ăn, Tỳ-kheo xin thêm nếu được hai bát nhỏ nữa thì phạm Đột-kiết-la, nếu được ba bát nhỏ thì phạm Ba-dật-đề. Nếu thí chủ cúng ba bát nhỏ mà xin thêm được một bát nhỏ nữa thì phạm Ba-dật-đề. Nếu đàn việt cúng dường tùy ý, tức là cần bao nhiêu thì cúng bấy nhiêu thì không phạm. Giới này là cọng giới, Tỳ-kheo và Tỳ-kheo-ni đều kết phạm Ba-dật-đề, ba chúng dưới phạm Đột-kiết-la. Trong năm đường thì chỉ thọ thức ăn từ loài người quá lượng Phật đã chế mới phạm Ba-dật-đề, từ bốn loài kia thì phạm Đột-kiết-la. Tướng phạm trong giới này là nếu Tỳ-kheo dùng bát lớn để thọ thức ăn thì chỉ được thọ một bát, không được thọ hơn, nếu thọ hai bát thì phạm Ba-dật-đề. Nếu dùng bát trung để thọ thức ăn thì được thọ đến hai bát, nếu thọ đến ba bát thì phạm Ba-dật-đề . Nếu dùng bát nhỏ để thọ thức ăn thì được thọ đến ba bát, nếu thọ bốn bát thì phạm Ba-dật-đề.

34. Nhân duyên kết giới thứ ba mươi bốn:

Giới này bất cọng, ba chúng ni không phạm. Tướng phạm trong giới này là nếu Tỳ-kheo ăn xong đã rời khỏi chỗ ngồi, không thọ pháp dư thực mà ăn nữa thì phạm Ba-dật-đề; trong mười lăm loại thức ăn tùy ăn loại thức ăn nào thì mỗi loại phạm một Ba-dật-đề; nếu cùng một lúc ăn mười lăm loại thức ăn thì chỉ phạm một Ba-dật-đề. Tỳ-kheo muốn thọ pháp dư thực thì tùy món ăn nào muốn ăn nữa nên lấy để vào trong bát rồi đến trước vị Tỳ-kheo nào chưa ăn xong, chưa rời khỏi chỗ ngồi, quỳ gối cầm bát lên bạch rằng: “Trưởng lão nhớ nghĩ, tôi xin thọ pháp dư thực”; nếu vị này không lấy một ít thức ăn trong bát thì không gọi là thọ pháp dư thực. Nếu Tỳ-kheo không cầm bát lên bạch như trên mà để bát ở dưới đất hay để trên đầu gối hoặc quỳ cách xa ở chỗ mà Tỳ-kheo kia không vói tay tới bát được thì không gọi là thọ pháp dư thực. Nếu Tỳ-kheo để thức ăn bất tịnh hay thịt bất tịnh vào trong bát để thọ pháp dư thực thì không gọi là thọ. Thức ăn bất tịnh là thức ăn để cách đêm phạm ác tróc và nội túc; thịt bất tịnh là thịt chó, thịt các loài chim dữ như kên kên… Nếu muốn ăn loại thức ăn trong năm Khư-đà-ni mà lấy thức ăn trong năm Bồ-xà-ni để vào bát làm pháp thọ dư thực thì không gọi là thọ. Tóm lại muốn ăn loại thức ăn này mà tác pháp thọ loại kia thì không thành thọ, thức ăn không thành thọ mà ăn đều phạm Ba-dật-đề. Tác pháp thọ dư thực chỉ được thọ bên Tỳ-kheo, bên bốn chúng kia thì không được; nếu tác pháp thọ bên Thượng tòa thì nên quỳ gối bạch như trên, nếu thọ bên Hạ tòa thì không phải quỳ.

Ưu-ba-ly hỏi Phật: “Tỳ-kheo có mấy chỗ khi đi được tùy ý, cho đến đứng nằm ngồi có mấy chỗ được tùy ý?”, sở dĩ hỏi Phật là vì chưa rõ nghĩa, hỏi để mọi người hiểu rồi thì đi đứng nằm ngồi không ngại nữa. Cho nên sau khi Phật giải thích rõ nghĩa rồi thì các đệ tử đều cung kính làm theo, như sau khi được vua phong, tùy ý đi đến bốn cửa ải không ai dám ngăn cản. Lại nữa, Phật đối với pháp tự tại, trong ba ngàn đại thiên thế giới không ai sánh bằng; Ưu-ba-ly đối với luật tự tại, trong cõi Diêm phù đề không ai sánh kịp, tôn giả hỏi Phật đáp thì nghĩa lý đều cùng tận. Lúc đó Phật bảo Ưu-ba-ly: “Tỳ-kheo có năm chỗ khi đi được tùy ý, đó là biết đi, biết cúng dường, biết nên thọ, biết loại thức ăn và biết hoại oai nghi hay không hoại; đứng nằm ngồi cũng giống như thế”. Như Tỳ-kheo khi đi súc miệng, nếu có thí chủ cúng dường năm loại thức ăn muốn thọ pháp dư thực thì gọi là khi đi nên thọ pháp dư thực, không phải khi đứng, nằm hay ngồi; nếu thọ trái thời thì không gọi là thọ, ăn thì phạm Ba-dật-đề. Không phạm là nếu Tỳ-kheo nói đợi một chút hoặc nói trời còn sớm hoặc dặn trao các món muốn ăn, được dăn trao cho năm chúng và bạch y hiểu pháp. Nếu người này tác pháp thọ dư thực mà người khác ăn thì không thành thọ. Biết đi là biết khi đi; biết cúng dường là biết người trước mặt cúng thức ăn cho mình; biết nên thọ là biết nên hay không nên thọ thức ăn này; biết các loại thức ăn là biết phân biệt thuộc loại thức ăn nào; biết hoại oai nghi là biết khi đi nên thọ pháp dư thực như thế là hoại hay không hoại oai nghi.

35. Nhân duyên kết giới thứ ba mươi lăm:

Giới này bất cọng với Tỳ-kheo-ni, Tỳ-kheo phạm Ba-dật-đề , bốn chúng kia không phạm. Thể của giới này là nếu Tỳ-kheo không dặn trao thức ăn, không thọ pháp dư thực, vì tâm sân giận muốn xúc não người khác nên cưỡng ép ăn, người kia ăn thì Tỳ-kheo phạm Ba-dật-đề, người kia không ăn thì Tỳ-kheo phạm Đột-kiết-la. Tướng phạm trong giới này là nếu Tỳ-kheo thấy Tỳ-kheo khác ăn xong, không dặn trao thức ăn mà tự ý mời ăn, trong mười lăm loại thức ăn tùy ăn loại thức ăn nào thì Tỳ-kheo này phạm Ba-dật-đề. Tất cả loại thực phẩm như lúa gạo, nếp… chưa nấu thành món ăn thì gọi là tợ thực, nếu nấu thành món ăn mới gọi là chánh thực.

36. Nhân duyên kết giới thứ ba mươi sáu:

Giới này là cọng giới với Tỳ-kheo-ni, ba chúng dưới không phạm. Khi Tăng thọ thực nên làm một trong bốn hiệu lịnh: Một là đánh kiền chùy, hai là thổi tù và, ba là đánh trống, bốn là xướng lịnh để người trong đại giới nghe biết. Bốn loại hiệu lịnh này nên có hạn định thường, không được khi thì đánh kiền chùy, khi thì thổi tù và… nếu không có thường định sẽ khiến cho việc trở nên lộn xộn, không thành tăng pháp. Nếu Tăng không làm một trong bốn hiệu lịnh trên mà thọ thực thì thức ăn đó trở thành không thanh tịnh, gọi là ăn trộm của tăng-kỳ. Bất luận trong giới có Tỳ-kheo hay không có Tỳ-kheo, nhiều hay ít, ngăn hay không ngăn, biết có Tỳ-kheo hay không biết có Tỳ-kheo đều gọi là ăn không như pháp, gọi là ăn trộm của tăng-kỳ nhưng không gọi là ăn biệt chúng. Khi Tăng thọ thực nếu làm một trong bốn hiệu lịnh trên thì trong giới bất luận có Tỳ-kheo hay không có Tỳ-kheo, nhiều hay ít, biết có Tỳ-kheo hay không biết có Tỳ-kheo, đến hay không đến, chỉ cần không ngăn thì tất cả đều không có lỗi; nếu có ngăn thì dù có đánh kiền chùy, thức ăn cũng trở thành không thanh tịnh, gọi là ăn trộm củA-tăng-ky. Nếu trong giới có hai, ba chỗ, tất cả Tăng đều cùng bố tát mà khi ăn chỉ có một nơi đánh kiền chùy, nếu không ngăn thì tất cả thanh tịnh không có lỗi.

Nếu có thí chủ cúng thức ăn suốt trong một tháng hoặc trong chín mươi ngày, nếu tất cả không ngăn thì tốt, nên vào ngày đầu làm thức ăn đánh kiền chùy xà xướng rằng: “Tỳ-kheo sáu mươi hạ lạp vào trước”, Tỳ-kheo sáu mươi hạ lạp dù nhiều hay ít, chỉ cần một người vào trước tức là thanh tịnh. Nếu không có Tỳ-kheo sáu mươi hạ lạp thì nên xướng người năm mươi chín hạ lạp vào trước, nếu cũng không có thì cứ như thế lần lượt xướng cho đến Sa-di, dù là Sa-di vào cũng là thanh tịnh; nếu cuối cùng cũng không có ai vào vẫn gọi là thanh tịnh. Nếu ngày đầu không xướng như vậy thì mỗi ngày sau đó đều phải xướng cho đến khi có một người vào rồi thì những ngày còn lại có ngăn hay không ngăn cũng không có lỗi. Nếu không làm hai pháp trên, khi ăn bị ngăn thì trong giới dù chỉ có một Tỳ-kheo vì bị ngăn không được ăn, tất cả Tỳkheo trong đây đều mắc tội ăn biệt chúng. Nếu thí chủ làm thức ăn suốt chín mươi ngày, ngày đầu xướng như pháp rồi, hết hạn chín mươi ngày lại cúng thêm một tháng hay nữa tháng thức ăn nữa thì do lần trước đã xướng như pháp rồi nên lần này không cần phải xướng lại nữa; chỉ có ngọa cụ trong Tăng phòng thì nên xướng mỗi ngày, nếu không xướng mỗi ngày thì không thanh tịnh.

Nếu thí chủ thỉnh bốn người trở lên thọ thực trong giới mà Tăng bố tát thì nên ở chỗ bố tát theo thứ lớp trong Tăng thỉnh một người hoặc đưa một phần thức ăn, nếu không thỉnh một người hoặc không đưa một phần thức ăn thì phạm Ba-dật-đề. Dù hai hay ba chỗ cũng như vậy, chỗ nào đến chỗ bố tát theo thứ lớp trong Tăng thỉnh một người hoặc đưa một phần thức ăn thì thanh tịnh tự xử; chỗ nào không thỉnh một người hoặc không đưa một phần thức ăn thì phạm Ba-dật-đề. Nếu thỉnh một người và đưa một phần thức ăn rồi mà từ bên ngoài lại có Tỳ-kheo đến, nếu ngăn không cho ăn thì phạm Ba-dật-đề.

Nếu trong giới tụ lạc không có giới của Tăng mà có hai thí chủ thỉnh bốn người trở lên thọ thực ở hai nơi thì nên đánh kiền chùy ở hai chỗ, lẫn nhau thỉnh một người hoặc đưa một phần thức ăn; nếu có Tỳkheo khác đến dù là một người cũng được vào ăn không lỗi, nếu không lẫn nhau thỉnh một người hoặc đưa một phần thức ăn mà ăn thì phạm Ba-dật-đề; nếu ngăn không cho ăn dù chỉ là một người cũng phạm Badật-đề. Nếu trong giới tụ lạc trước đó không có tăng mà có thí chủ thỉnh bốn người trở lên thọ thực thì nên đánh kiền chùy; nếu không đánh kiền chùy và biết trong đây có một Tỳ-kheo không đến thọ thực mà ăn, liền phạm tội ăn biệt chúng; nghi có Tỳ-kheo mà ăn thì phạm Đột-kiết-la, nếu hoàn toàn không nghi dù có đánh kiền chùy hay không, dù có Tỳkheo hay không có Tỳ-kheo mà ăn đều không có lỗi.

Luận về pháp thọ thực của A-tăng-kỳ, dù tăng nhiều hay ít đều nên phân chia thức ăn cho có thường định, nên tính thức ăn mà Tăng ăn điều độ mỗi ngày là bao nhiêu, trọn một năn là bao nhiêu. Nếu mỗi ngày Tăng ăn một hộc gạo thì trong một năm nên lấy hạn lượng một hộc làm thường định, nếu xuất phần gạo chưa tới một hộc hay hơn một hộc đều là ăn trộm của Tăng. Nếu xuất phần gạo không đủ một hộc thì phần ăn mà Tăng nên được lại không được ăn, nếu xuất phần gạo hơn một hộc thì trong kho của tăng sẽ cạn; vì vậy nên xuất phần gạo và thức ăn có thường định thì dù Tăng nhiều hay ít, tất cả đều không được ngăn. Tăng dù nhiều hơn cũng theo hạn lượng đã định đó mà cùng ăn, Tăng dù có ít hơn cũng theo hạn lượng đó mà cùng ăn, nếu theo pháp thọ thực có hạn định thường như vậy thì tất cả không có lỗi.

Nếu khi đi đường có thí chủ cúng thức ăn cho bốn Tỳ-kheo trở lên, nếu trong số người cùng đi có một Tỳ-kheo ăn riêng thì các Tỳ-kheo này phạm tội ăn biệt chúng. Vì trên đường đi tùy dừng chỗ nào đều có giới tự nhiên là một Câu-lô-xá tuy không phải là giới y, nhưng trong giới tự nhiên này không được ăn biệt chúng và không được bố tát riêng. Nếu mỗi người đều đem riêng thức ăn, tuy bốn người cùng ngồi chung một chỗ ăn cũng không có lỗi; nếu thí chủ cúng thức ăn cho ba người trở xuống, mỗi người ngồi một chỗ ăn riêng cũng không có lỗi, nhưng nếu cùng ngồi chung một chỗ ăn thì tốt hơn.

Khi ăn thức ăn của Tăng hay của thí chủ cúng, nếu có một thí chủ khác thỉnh cúng riêng cho bốn Tỳ-kheo, nếu bốn Tỳ-kheo này ngồi theo thứ lớp ở trong Tăng mà thọ thức ăn này để ăn thì phạm tội ăn biệt chúng. Nếu thọ thực theo thứ lớp trong Tăng rồi sau đó được cúng thêm thì tuy bốn người này ngồi ở trong Tăng thọ thức ăn này vẫn không phạm tội ăn biệt chúng nhưng thức ăn này trở thành không thanh tịnh. Nếu Tỳ-kheo ăn thức ăn của Tăng hay của thí chủ cúng, mỗi người tự lấy phần của mình dù bốn người trở lên cùng ngồi một chỗ ăn riêng cũng không phạm tội ăn biệt chúng; bốn người trở lên, mỗi người tự có vật thực cùng làm thức ăn tuy ở trong giới vẫn không phạm tội ăn biệt chúng; bốn người trở lên, mỗi người tự đi khất thực được thức ăn trở về cùng ngồi một chỗ ăn cũng không phạm. Nếu ở trong phòng riêng, thí chủ cúng tiểu thực cho bốn người trở lên vì không phải ăn no nên không phạm; sau đó thí chủ lại cúng dường bữa ăn trưa thì nên thỉnh một vị trong Tăng hoặc đưa một phần thức ăn cho chúng và mỗi người tự ăn riêng không thành chúng thì không phạm, nếu không như thế thì phạm Ba-dật-đề. Nếu Tăng thọ thực xong có khách Tỳ-kheo đến, thí chủ cúng dường cho bốn người trở lên cùng ăn cũng không phạm; nếu Tỳ-kheo khách du hành vào trong giới của Tăng, thọ thức ăn của thí chủ cùng ngồi một chỗ ăn từ bốn người trở lên thì phạm Ba-dật-đề; nếu mỗi người trước có mang theo lương thực dù là của thí chủ cúng, cùng ngồi chung một chỗ ăn cũng không phạm; nếu bốn người cùng đi, trong đó có một người mang theo lương thực, vào trong giới của Tăng cùng ngồi chung một chỗ ăn với ba người kia thì phạm Ba-dật-đề. Nếu ở chỗ đồng trống không có giới của Tăng, nhưng thuộc trong giới tự nhiên một Câulô-xá nếu có nhiều Tỳ-kheo làm bạn mà một Tỳ-kheo chỉ mời riêng ba người cùng ăn một chỗ thì phạm Ba-dật-đề; nếu mỗi người có lương thực cùng ngồi chung một chỗ ăn thì không phạm. Nếu nhiều khách Tỳ-kheo làm bạn vào trong giới tụ lạc, tuy không có giới của Tăng, có Tỳ-kheo hay cư sĩ làm thí chủ thỉnh riêng bốn người cùng ăn chung một chỗ thì phạm Ba-dật-đề. Nếu bốn người trở lên làm bạn ở trong giới tụ lạc thọ thức ăn của thí chủ, tuy không có giới của Tăng nhưng nếu biết có Tỳ-kheo mà không mời vị này cùng ăn thì phạm Ba-dật-đề; nếu nghi không biết có Tỳ-kheo hay không có mà ăn thì phạm Đột-kiết-la; nếu muốn như pháp thì nên tìm xem trong tụ lạc này có Tỳ-kheo hay không. Nếu hoàn toàn không nghi mà ăn thì không phạm, nếu không như thế thì nên đánh kiền chùy, do quá xa không nghe hay nghe mà không đến thì các Tỳ-kheo này được thanh tịnh như pháp ăn không lỗi. Lại nữa, dù ở trong giới của Tăng hay giới tự nhiên hay giới tụ lạc, nếu có thí chủ cúng thức ăn, Tăng đã ăn xong mà có khách Tỳ-kheo đến, thí chủ cúng cho bốn người trở lên cùng ăn cũng không phạm. Tỳ-kheo tăng đối với Tỳ-kheo-ni tăng thì không có lỗi ăn biệt chúng.

Luận về ăn biệt chúng là do thức ăn của thí chủ cúng, nếu là thức ăn của Tăng thì không phạm ăn biệt chúng, mà phạm ăn thức ăn không thanh tịnh như pháp, phần nhiều khép vào tội ăn trộm của Tăng. Nếu ở trong giới của Tăng được thí chủ cúng riêng thức ăn thì nên theo thứ lớp trong Tăng thỉnh một người hoặc đưa một phần thức ăn cho chúng, nếu không thỉnh một người hoặc không đưa một phần thức ăn thì phạm Ba-dật-đề; nếu ba người trở xuống, mỗi người tự ăn riêng thì không phạm. Nếu ở trong giới của Tăng được đàn việt cúng riêng thức ăn, trước đã có ý thỉnh một vị trong Tăng nhưng sau đó lại quên thì nên để một phần thức ăn ở chỗ Thượng tòa hay đưa đến trong Tăng. Pháp của đàn việt cúng thức ăn là phải thỉnh Tỳ-kheo trước, nếu vào trong giới của Tăng thỉnh nên nói: “Xin thỉnh một vị trong Tăng thuộc đại giới này”; nếu Tăng kết giới phạm vi là mười Câu-lô-xá, đường xa mà đàn việt không thỉnh trước, ngay ngày đó đến thỉnh thì nên để một phần thức ăn ở chỗ Thượng tòa hoặc đưa đến trong Tăng, nếu làm được như vậy thì tốt. Trong số bốn người có ba Tỳ-kheo và một Tỳ-kheo-ni hoặc bA-tỳ-kheo-ni và một Tỳ-kheo, cho đến có ba Tỳ-kheo và một Sa-di-ni đều không phạm ăn biệt chúng. Nếu trong số bốn người có ba Tỳ-kheo ở ngoài giới và một Tỳ-kheo ở trong giới, hoặc ba Tỳ-kheo ở trong giới và một Tỳ-kheo ở ngoài giới, hoặc bA-tỳ-kheo ở trên mặt đất và một Tỳ-kheo ở trên hư không, hoặc một Tỳ-kheo ở trên mặt đất và ba Tỳkheo ở trên hư không đều không phạm ăn biệt chúng.

Trừ khi bịnh, khi may y: May y dù đúng lượng hay không đúng lượng đều khai cho ăn biệt chúng, nhưng nếu khi may y mà thức ăn khó được mới khai cho ăn biệt chúng, nếu thức ăn dễ được thì không khai cho.

Trừ khi đi đường: Dù đi hay đến cho đến nữa do tuần đều khai cho ăn biệt chúng. Nếu Tỳ-kheo đến từ hôm qua mà ngày nay ăn biệt chúng thì phạm Ba-dật-đề, ngày mai mới đi mà ngày nay ăn biệt chúng cũng phạm Ba-dật-đề; phải ngay ngày nào đi hoặc đến, ngay ngày đó ăn biệt chúng mới không phạm. Đi thuyền cũng vậy.

Trừ khi đại chúng nhóm họp: Nếu vì pháp sự hay vì nhân duyên gì khác mà Tăng nhóm họp, phải có ít nhất bốn cựu Tỳ-kheo và bốn khách Tỳ-kheo mới gọi là đại chúng nhóm. Tuy đại chúng nhóm họp nhưng nếu thức ăn dễ được thì không khai cho ăn biệt chúng, nếu ăn thì phạm Ba-dật-đề.

Trừ khi Sa-môn thí thực: Trừ năm chúng đệ tử Phật ra, tất cả người xuất gia ngoại đạo khác đều gọi là Sa-môn. Nếu Sa-môn thỉnh thực xong, sau đó mặc áo cư sĩ mang thức ăn đến cúng, nếu Tỳ-kheo ăn thức ăn này thì phạm Ba-dật-đề, còn thọ thỉnh thì không phạm. Nếu cư sĩ thỉnh thực xong, sau đó vào trong ngoại đạo xuất gia làm Sa-môn mang thức ăn đến cúng, nếu Tỳ-kheo ăn thức ăn này thì phạm Ba-dậtđề. Nếu Sa-môn thỉnh thực, Sa-môn mang thức ăn đến cúng, Tỳ-kheo ăn thức ăn này không phạm.

Nếu có thí chủ cúng thức ăn suốt trong một tháng hoặc trong chín mươi ngày, nếu tất cả không ngăn thì tốt, nên vào ngày đầu làm thức ăn đánh kiền chùy xà xướng rằng: “Tỳ-kheo sáu mươi hạ lạp vào trước”, Tỳ-kheo sáu mươi hạ lạp dù nhiều hay ít, chỉ cần một người vào trước tức là thanh tịnh. Nếu không có Tỳ-kheo sáu mươi hạ lạp thì nên xướng người năm mươi chín hạ lạp vào trước, nếu cũng không có thì cứ như thế lần lượt xướng cho đến Sa-di, dù là Sa-di vào cũng là thanh tịnh. Nếu thí chủ làm thức ăn cúng dường trong giới của Tăng, do nhà ăn không đủ chỗ nên dọn thức ăn ra ngoài ở chỗ khác ăn thì không phạm. Nếu khi Tăng thọ thực, dù là thức ăn của Tăng hay của thí chủ cúng, mỗi người tự lấy phần ăn của mình ra ngoài, bốn người cùng ăn ở một chỗ khác cũng không phạm.

Nếu đàn việt thỉnh bốn Tỳ-kheo trở lên đến nhà thọ thực, tuy có đánh kiền chùy mà thí chủ ngăn vì biết có một Tỳ-kheo không được thức ăn thì tất cả Tỳ-kheo này đều phạm Ba-dật-đề. Nếu trong đại giới có hai chúng tăng ở hai chỗ, trong một ngày cả hai nơi đều có thí chủ cúng thức ăn thì Tăng ở chỗ bố tát không phạm; Tăng ở chỗ không có bố tát nếu không thỉnh một vị trong Tăng bên chỗ bố tát hoặc không đưa một phần thức ăn đến chỗ đó mà ăn thì phạm Ba-dật-đề.

Nếu người điên cuồng tâm loạn, tâm bịnh hoại và người bị tẫn; hoặc ba Tỳ-kheo và một người đên cuồng, hoặc một Tỳ-kheo và ba người điên cuồng, hoặc cả bốn người điên cuồng vào trong giới của Tăng và được thí chủ cúng cho ăn riêng chúng đều không phạm. Đối với người bị tẫn cũng vậy. Luận về phạm tội ăn biệt chúng là phải ở trong giới hoặc là giới của Tăng, hoặc là giới tự nhiên một Câu-lô-xá, hoặc là giới tụ lạc. Tuy các loại giới này không phải là giới y nhưng Tỳ-kheo ở trong đó không được bố tát riêng và ăn riêng chúng; thức ăn phải là do thí chủ cúng và có bốn Tỳ-kheo trở lên cùng ăn chung một chỗ mới phạm. Nếu ở trong giới của Tăng mà ăn không như pháp thì phạm Badật-đề, nếu biết có một người không được thức ăn mà ăn là ăn không như pháp, phạm Ba-dật-đề.

37. Nhân duyên kết giới thứ ba mươi bảy:

Giới này là cọng giới, Tỳ-kheo và Tỳ-kheo-ni đều kết phạm Badật-đề, ba chúng dưới phạm Đột-kiết-la. Tướng phạm trong giới này là nếu Tỳ-kheo ăn phi thời thì phạm Ba-dật-đề. Nếu ăn năm loại thức ăn Khư-đà-ni, năm loại Bồ-xà-ni và năm loại tợ thức ăn, hoặc cùng một lúc ăn mười lăm loại thức ăn này thì phạm một Ba-dật-đề; nếu ăn riêng từng loại thì mỗi mỗi phạm Ba-dật-đề. Nếu Tỳ-kheo trong phi thời tưởng là phi thời mà ăn thì phạm Ba-dật-đề; trong phi thời tưởng là thời mà ăn thì phạm Ba-dật-đề; trong phi thời sanh nghi mà ăn thì phạm Ba-dật-đề. Trong thời tưởng là phi thời mà ăn thì phạm Đột-kiếtla, trong thời sanh nghi mà ăn thì phạm Đột-kiết-la. Trong thời tưởng là thời mà ăn thì không phạm.

Phi thời là qua giờ ngọ cho đến cuối đêm do ánh sáng mặt trời giảm mất dần nên gọi là phi thời. Thời là từ sáng sớm cho đến giữa trưa do ánh sáng mặt trời tăng dần lên nên gọi là thời. Lại nữa, do từ sáng đến trưa người đời làm việc và nấu thức ăn, Tỳ-kheo khất thực sẽ được thức ăn nên gọi là thời; còn từ trưa đến cuối đêm, người đời tiệc tùng vui chơi và ngủ nghỉ, nếu Tỳ-kheo đến sẽ bị xúc não nên gọi là phi thời. Lại nữa, từ sáng đến trưa người đời làm việc cực nhọc nên tâm dâm dục không khởi nên gọi là thời; còn từ trưa đến cuối đêm sau khi làm việc xong nghỉ ngơi thì tâm dâm dục liền khởi, Tỳ-kheo nếu lui tới sẽ bị phỉ báng và bị não hại nên gọi là phi thời. Lại nữa, từ sáng đến trưa là thời Tỳ-kheo nên đi vào tụ lạc khất thực nên gọi là thời; còn từ trưa đến cuối đêm là thời Tỳ-kheo nên ở chỗ yên tĩnh tọa thiền tu tập đạo nghiệp, không phải là thời nên đi vào tụ lạc nên gọi là phi thời.

38. Nhân duyên kết giới thứ ba mươi tám:

Giới này là cọng giới, Tỳ-kheo và Tỳ-kheo-ni đều kết phạm Ba-dật-đề, ba chúng dưới không phạm. Tướng phạm trong giới này là nếu Tỳ-kheo ăn thức ăn cách đêm thì phạm Ba-dật-đề; nếu ăn cùng một lúc mười lăm loại thức ăn để cách đêm thì phạm một Ba-dật-đề, nếu ăn tường loại riêng thì phạm mỗi mỗi Ba-dật-đề. Nội túc: Là để thức ăn trong phòng cùng ngủ đêm, có ba trường hợp: Nếu thọ thực rồi khởi tưởng là thọ thực rồi, dù có cùng thức ăn ở trong phòng ngủ hay không mà để qua một đêm (nội túc) thì phạm Đột-kiết-la, ăn thức ăn này thì phạm Ba-dật-đề. Nếu tự lấy thức ăn cách đêm này thì gọi là ác tróc, khi lấy thì phạm Đột-kiết-la, khởi tưởng là mình lấy thức ăn để cách đêm cũng phạm Đột-kiết-la. Thức ăn này nếu không thọ mà ăn thì phạm Ba-dật-đề, Tỳ-kheo khác ăn thì không phạm. Nếu cư sĩ cầm thức ăn trao cho Tỳ-kheo, Tỳ-kheo thọ thức ăn này ăn thì không phạm. Nếu ở nơi đồng trống được nhiều thức ăn, ăn xong bỏ đi, sau đó quay trở lại nếu thức ăn ở chỗ đó không bị chim thú ăn thì được lấy ăn; nếu là thức ăn của nhiều người thì tay chạm vào phần thức ăn của mỗi người tức là thanh tịnh; nếu là thức ăn của Phật lạp, Diện môn lạp hay Tự tứ lạp tuy trước đã thọ rồi, sau đó mua được thức ăn do không khởi tưởng là thức ăn của mình nên ăn không phạm.

 

Pages: 1 2 3 4 5 6 7 8 9