TÁT BÀ ĐA TỲ NI TỲ BÀ SA

Việt dịch: Linh Sơn Pháp Bảo Đại Tạng Kinh
Hội Văn Hóa Giáo Dục Linh Sơn Đài Bắc Xuất Bản

 

QUYỂN 6

28. Nhân duyên kết giới thứ hai mươi tám:

Giới này bất cọng, Tỳ-kheo được cất chứa y tắm mưa, Tỳ-kheo-ni được cất chứa áo tắm, không được cất chứa y tắm mưa vì Ni vốn yếu ớt, cất chứa mang theo không tiện. Cất chứa y tắm mưa thường làm hai việc: Một là khi trời mưa dùng để che bốn phía, ở trong đó tắm gội; khi trời nóng cũng dùng để che kín chỗ tắm. hai là vào tháng hạ thường mưa nhiều, y tắm mưa này dùng để bọc giữ ba y khi gánh mang đi. Ba chúng dưới không được cất chứa y tắm mưa. Vào tháng cuối của mùa xuân, từ ngày mười sáu tháng ba đến rằm tháng tư, trong một tháng này nên xin y tắm mưa. Nữa tháng cuối từ mồng một tháng giêng đến rằm tháng tư, nên may thành y và cất chứa dùng để tắm và mang đi theo. Nếu y chưa may thành được cất chứa đến rằm tháng tư để xin cho đủ và may thành; nếu từ ngày mười sáu tháng ba đến ngày mười tám hay mười chín tháng ba xin được y và may thành thì như Luật sư nói cũng được cất chứa dùng. Xét theo luật chế thì trong một tháng, nữa tháng đầu được xin và trong nữa tháng cuối được cất chứa dùng. Nếu tiền an cư thì đến ngày mười sáu tháng tư nên như pháp thọ trì, đến rằm tháng bảy nên cất một chỗ không dùng nữa, nếu còn chứa dùng thì phạm Đột-kiết-la. Y này không cần xả, đợi đến mùa an cư năm sau lấy ra dùng như trước, không cần thọ lại. Nếu hậu an cư thì từ rằm tháng tư được cất chứa đến rằm tháng năm thọ trì đến rằm tháng bảy nên cất một chỗ không dùng nữa… giống như tiền an cư.

Nếu tháng ba nhuần thì Tỳ-kheo không nên xin và may y tắm mưa vào tháng ba trước, nên bắt đầu xin và may y tắm mưa từ ngày mười sáu tháng ba nhuần. Nếu Tỳ-kheo không biết có tháng nhuần nên xin và may y tắm mưa từ ngày mười sáu tháng ba trước thì y này trở thành y dư, trong một tháng này không đước cất chứa nên cất một chỗ, cũng không cần tác tịnh và cho người khác, vì y này thuộc trong số một trăm lẻ một vật. Nếu tháng tư nhuần, an cư từ ngày mười sáu tháng tư sau thì ngày nay nên thọ trì y tắm mưa cho đến rằm tháng bảy.

Cất chứa quá nữa tháng thì phạm Xả đọa: Luật sư nói: “Các luận sư cho là nếu tháng ba nhuần được xin và may y tắm mưa từ ngày mười sáu tháng ba trước, đến tháng ba nhuần sau thì thọ dụng”, tính từ ngày thọ dụng trở đi cho đến hết tháng ba sau là cất giữ quá nữa tháng phạm Xả đọa, y này nên xả và sám tội Ba-dật-đề; nếu tính từ ngày xin và may thành y trở đi thì phạm Đột-kiết-la. Xả và sám xong cất một chỗ, đến ngày mười sáu tháng tư lấy ra thọ trì… giống như trên đã nói. Nếu Tỳ-kheo ở chỗ không có tháng nhuần xin được y tắm mưa, đến an cư nơi chỗ có tháng nhuần thì cũng giống như trên tính từ ngày thọ dụng y trở đi thì phạm Xả đọa, tính từ ngày xin và may y thành trở đi thì phạm Đột-kiết-la. Nói có tháng nhuần tức là chỉ cho tháng ba nhuần, Tỳ-kheo ở chỗ không có tháng nhuần xin và may y tắm mưa từ ngày mười sáu tháng ba, đối với chỗ có tháng nhuần thì tháng ba này đang là tháng ba trước. Tỳ-kheo đến an cư nơi chỗ có tháng nhuần tức là vào tháng ba sau thì trở thành hậu an cư. Nếu tính từ ngày xin và may y thàng thì phạm Đột-kiết-la, còn tính từ ngày thọ dụng thì cất dùng quá nữa tháng nên phạm Xả đọa.

29. Nhân duyên kết giới thứ hai mươi chín:

Giới này là cọng giới, Tỳ-kheo và Tỳ-kheo-ni đều kết phạm Xả đọa, ba chúng dưới phạm Đột-kiết-la. Thể của giới này là nếu biết vật định cúng cho Tăng mà xoay về cho mình thì phạm Xả đọa; nếu xoay về cúng cho ba, hai, một Tỳ-kheo khác thì phạm Đột-kiết-la. Nếu biết vật định cúng cho Ni tăng mà xoay về cho mình cũng phạm Xả đọa; nếu xoay về cúng cho ba, hai, một Tỳ-kheo khác cũng phạm Đột-kiếtla. Nếu biết vật định cúng cho Tăng mà xoay về cúng cho tháp, cúng cho tháp rồi thì không cần lấy lại vì phước đồng nhau, nhưng Tỳ-kheo phạm Đột-kiết-la. Nếu biết vật định cúng cho chúng tăng này lại xoay về cúng cho chúng tăng kia, cúng cho chúng tăng kia rồi thì không cần lấy lại vì Tăng là đồng nhưng Tỳ-kheo phạm Đột-kiết-la. Nếu biết vật cúng cho Tăng tự tứ lạp chỗ này lại xoay về cúng cho Tăng chỗ khác thì vật này nên trả lại cho Tăng tự tứ chỗ này, vì vật tự tứ đã thuộc về chúng tăng chỗ này và Tỳ-kheo nên sám tội Đột-kiết-la; nếu không trả lại thì tính theo giá tiền mà thành tội. Cúng cho Tăng diện môn lạp cũng như vậy. Nếu Tỳ-kheo biết vật định cúng cho người này mà xoay về cúng cho người khác thì nên lấy lại, vì vật đã thuộc về chủ trước và Tỳ-kheo nên sám tội Đột-kiết-la; nếu không trả lại thì tính theo giá tiền mà định tội.

30. Nhân duyên kết giới thứ ba mươi:

Giới này là cọng giới, Tỳ-kheo và Tỳ-kheo-ni đều kết phạm Xả đọa, ba chúng dưới phạm Đột-kiết-la. Lúc đó đệ tử của Tất-lân-già-bàta có bốn loại dược hàm tiêu là tô, dầu, mật và thạch mật cất cách đêm rồi lấy dùng, phạm ác tróc, không thọ mà ăn và nội túc. Trước đó Phật chỉ chế Thời dược gồm năm loại chánh thực và năm loại tợ thực, chưa chế Thất nhật dược nhưng những việc như ác tróc, không thọ mà ăn và nội túc thì đã chế trước rồi. Thể của giói này là nếu Tỳ-kheo bịnh cần dùng loại Thật nhật dược mà không có tịnh nhân để tác tịnh hoặc tìm khó được thì nên từ tay tịnh nhân thọ, kế đến bên Tỳ-kheo nói thọ rồi tùy cất một chỗ lầy dùng trong vòng bảy ngày. Nếu bịnh nặng không nói thọ được thì cũng được dùng, hoặc thọ từ tay Tỳ-kheo khán bịnh và miệng nói thọ cũng thành pháp thọ. Nếu thọ rồi mà tịnh nhân chạm vào thì phải thọ lại; nếu ngay ngày đó thọ rồi mà thực phẩm không thuộc loại thực phẩm mà mình cần thì nên trả lại rồi thọ lại. Nếu thọ rồi trải qua hai, ba ngày lại được thêm thực phẩm nữa thì nên trả lại rồi thọ lại. Nếu từ ngày đầu theo thứ lớp cho đến ngày thứ bảy được nhiều loại thực phẩm, không biết loại nào đã thọ rồi, loại nào chưa thọ thì nên từ tay thọ lại và nói thọ lại rồi mới được dùng. Nếu đến ngày thứ sáu, thứ bảy hết bịnh thì không được thọ lại loại Thất nhật dược này nữa, đến ngày thứ bảy nếu còn dư nên tác tịnh hoặc cho người hoặc dùng cho hết; nếu không tác tịnh, không cho người thì qua ngày thứ tám trời vừa sáng liền phạm Xả đọa. Nếu người không bịnh mà được loại Thất nhật dược thì nên ở bên tịnh nhân tác tịnh, tác tịnh rồi được cất một chỗ tùy ý lấy dùng. Nếu từ tay thọ mà không nói thọ bảy ngày lại để cách đêm lấy dùng thì phạm giới ăn thức ăn dư cách đêm (tàn túc thực) nên sám tội Ba-dật-đề. Bốn loại dược hàm tiêu này sau giờ ngọ đều được thọ dùng không lỗi. Nếu dùng loại Thời dược và loại Chung thân dược trợ giúp thành loại Thất nhật dược để dùng thì không có lỗi, vì thế lực của Thất nhật dược nhiều. Trợ giúp thành loại Thất nhật dược là như lấy Tô nấu thịt, nước Tô nấu thịt này thành Thất nhật dược để dùng. Nếu lấy Thời dược và loại Thất nhật dược trợ giúp thành loại Chung thân dược để dùng cũng không có lỗi; hoặc lấy Chung thân dược và loại Thất nhật dược trợ giúp thành loại Thời dược để dùng cũng không có lỗi, vì tùy thế lực nhiều trợ giúp nhau mà thành; nếu phân số thế lực thì tùy tên mà ấn định, như Thạch mật hoàn dựa trên tên (Thạch mật)mà thành loại Thất nhật dược; như Ngũ thạch tán dựa trên tên (Thạch tán) mà thành loại Chung thân dược. Như vậy tùy thế lực của loại dược nào nhiều thì tùy thế lực đó mà đạt thành tên, nếu thế lực của các loại dược bằng nhau thì tùy tên mà ấn định thuộc loại dược nào.

6. Nhân Duyên Kết Chín Mươi Pháp Ba-Dật-Đề:

1. Nhân duyên kết giới thứ nhất:

Giới này là cọng giới, Tỳ-kheo và Tỳ-kheo-ni đều kết phạm Badật-đề, ba chúng dưới phạm Đột-kiết-la. Có tất cả năm loại vọng ngữ kết tội khác nhau:

Một là loại vọng ngữ phạm Ba-la-di: Thật không có pháp hơn người mà nói là có pháp hơn người.

Hai là loại vọng ngữ phạm Tăng tàn: Đem pháp Ba-la-di không căn cứ vu báng Tỳ-kheo khác.

Ba là loại vọng ngữ phạm Thâu-lan-giá: Nói có pháp hơn người không rõ ràng đầy đủ hoặc đem pháp Ba-la-di không căn cứ vu báng không rõ ràng đầy đủ.

Bốn là loại vọng ngữ phạm Ba-dật-đề: Đem pháp Tăng tàn không căn cứ vu báng Tỳ-kheo khác và loại vọng ngữ trong thiên Ba-dật-đề này.

Năm là loại vọng ngữ phạm Đột-kiết-la: Ba chúng dưới vọng ngữ kết phạm tội này.

Trường hợp vọng ngữ không phạm là trước kia là tại gia không có sư tăng hoặc Tỳ-kheo đã phá giới sau trở lại làm Tỳ-kheo. Có bảy việc thành vọng ngữ: Một là trước tác ý muốn vọng ngữ, hai là miệng vọng ngữ, ba là nói xong tự nói là vọng ngữ, bốn là thấy khác, năm là muốn khác, sáu là chấp nhận khác và bảy là biết khác. Lại có bốn việc thành vọng ngữ tức là bốn việc sau trong bảy việc trên; lại có ba việc thành vọng ngữ, tức là ba việc trước trong bảy việc trên. Nếu Tỳ-kheo không thấy sự việc mà nói là thấy, hoặc thấy mà nói là không thấy; hoặc thấy tưởng là không thấy mà nói với người khác là thấy, hoặc không thấy tưởng là thấy mà nói với người khác là không thấy; hoặc thấy mà nghi, không biết là thấy hay không thấy, lại nói với người khác là không thấy; hoặc không thấy mà nghi, không biết là thấy hay không thấy mà nói với người khác là thấy… do nói trái với tâm tưởng nên tất cả trường hợp trên đều phạm Ba-dật-đề. Nghe, hiểu và biết cũng giống như trường hợp thấy ở trên, nếu tất cả đều nói theo tâm tưởng thì không phạm. Từ mắt thấy gọi là kiến, từ tai nghe gọi là văn, từ mũi, lưỡi, thân nhận biết gọi là giác; từ ý căn nhận biết gọi là tri. Ba căn nhãn, nhĩ, ý do tánh nhạy bén và có lực dụng thiên nhiều về thấy nghe và nhận biết, lại có thể thọ lấy cảnh giới ở xa nên có tên gọi riêng là kiến, văn, tri; ba căn mũi, lưỡi và thân do tánh chậm lụt và lực dụng ít, chỉ có thể thọ lấy cảnh giới ở gần nên hợp chung thành một tên gọi là giác. Nếu bảo người khác vọng ngữ hay viết thư, trong thư vọng ngữ đều phạm Đột-kiết-la; nếu trước vốn vô tâm nói lở lời hay nói lộn mà thành vọng ngữ thì phạm Đột-kiết-la. Nếu thuyết pháp hay bàn luận gì, hoặc chuyền nói lỗi của người khác, tất cả việc thị phi chớ tự cho là đúng, thường phải suy đoán có căn cứ thì không có lỗi. Nếu điên cuồng tâm loạn, tâm bịnh hoại thì không phạm. Khi nói có Toàn phong, Thổ quỷ đến chỗ tôi; hoặc tự nói mình là người trì giới thanh tịnh không khởi dục; hoặc tự nói mình có pháp hơn người… nếu người nghe không chấp nhận thì phạm trọng Thâu-lan-giá. Nếu muốn đem pháp Ba-la-di không căn cứ vu báng Tỳ-kheo khác, trước lập bày phương tiện nói với người khác rằng: “Tỳ-kheo tên ____ phạm tội ____, xin hãy trợ giúp tôi cử tội” thì phạm trọng Thâu-lan-giá.

2. Nhân duyên kết giới thứ hai:

Giới này là cọng giới, Tỳ-kheo và Tỳ-kheo-ni đều kết phạm Badật-đề, ba chúng dưới phạm Đột-kiết-la.

Phật nói nhân duyên bổn sanh: Một là để dẫn chứng cho tội khinh chê , hai là dứt phỉ báng, vì nếu không nói Bổn sanh thì ngoại đạo sẽ nói rằng: “Sa-môn Cù-đàm không có Túc mạng thông”; ba là để thành tựu mười hai bộ kinh, đây là kinh Bổn sanh. Phật dùng Nguyện trí biết rõ việc quá khứ để nói nhân duyên bổn sanh.

Hỏi: Nguyện trí và Túc mạng trí khác biệt như thế nào?

Đáp: Túc mạng trí biết việc quá khứ, còn Nguyên trí biết rõ việc trong ba đời; Túc mạng trí biết việc thuộc Hữu lậu, Nguyện trí biết rõ việc thuộc cả Hữu lậu và Vô lậu; Túc mạng trí biết việc quá khứ của tự thân, Nguyện trí biết rõ việc quá khứ của mình và cả người khác; Túc mạng trí biết việc theo thứ lớp từ một đời đến hai đời, ba đời…, Nguyện trí trong một niệm biết sự việc vượt cả một trăm kiếp. Thuở xưa sở dĩ loài súc sanh nói được tiếng người mà ngày nay không thể nói được là vì vào kiếp sơ chỉ có cõi trời người chưa có ba đường ác, sau đó từ hai cõi này sanh ra có ba đường ác, do tập khí đời trước gần nên nói được tiếng người. Ngày nay súc sanh phần nhiều từ trong ba đường ác sanh ra nên không thể nói được tiếng người.

Tướng phạm trong giới này là khinh chê có tám việc: Dòng họ, nghề nghiệp, việc làm, phạm tội, bịnh, hình tướng, phiền não và mắng. Nếu đem ba việc dòng họ, nghề nghiệp và việc làm để khinh chê Tỳkheo thuộc ba giai cấp Sát-đế-lỵ, Bà-la-môn và thương nhân thì phạm Đột-kiết-la; nếu đem ba việc trên để khinh chê Tỳ-kheo thuộc giai cấp khác thì phạm Ba-dật-đề. Nếu đem năm việc sau trong tám việc trên để khinh chê Tỳ-kheo thuộc cả bốn giai cấp thì phạm Ba-dật-đề; nếu đem tám việc trên để khinh chê Tỳ-kheo ở trước mặt thì phạm Ba-dậtđề, khinh chê ở sau lưng thì phạm Đột-kiết-la. Nếu đem tám việc trên để khinh chê Tỳ-kheo-ni thì phạm Đột-kiết-la, khinh chê ba chúng dưới cũng phạm Đột-kiết-la. Nếu đem tám việc trên để khinh chê người điên cuồng tâm loạn, tâm bịnh hoại, tại gia không có sư tăng, người việt tế (phá nội ngoại đạo), người điếc… đều phạm Đột-kiết-la; khinh chê sáu hạng người phạm tội đang bị trị tội cũng phạm Đột-kiết-la. Nếu đem tám việc trên để khinh chê Tỳ-kheo khác thì phạm Ba-dật-đề; nếu không đem tám việc trên, chỉ muốn xúc não nên nói lời khinh chê thì phạm Đột-kiết-la. Nếu sai bảo người khác hay viết thư để khinh chê cũng phạm Đột-kiết-la. Nếu đem tám việc trên để khinh chê, nói rằng: “Thầy có tám việc này không hợp với pháp xuất gia” thì phạm Ba-dậtđề; nếu không dùng tám việc trên mà dùng việc khác để khinh chê, như nói: “Thầy ăn nhiều, ngủ nhiều, nói chuyện nhiều, ham ăn ham ngủ như vậy xuất gia thọ giới làm chi”, thì phạm Đột-kiết-la. Thể của giới này là nếu người bị khinh chê nghe được thì phạm Ba-dật-đề, không nghe được thì phạm Đột-kiết-la. Nếu có người sau khi xuất gia rồi mới bị bịnh hủi thì được cùng làm việc chúng nhưng khi ăn thì không nên ngồi ăn chung trong chúng.

3. Nhân duyên kết giới thứ ba:

Giới này là cọng giới, Tỳ-kheo và Tỳ-kheo-ni đều kết phạm Badật-đề, ba chúng dưới phạm Đột-kiết-la. Tướng phạm trong giới này là nói ly gián có tám việc: Dòng họ, nghề nghiệp, việc làm, phạm tội, bịnh, hình tướng, phiền não và mắng. Nếu đem ba việc dòng họ, nghề nghiệp và việc làm để nói ly gián Tỳ-kheo thuộc ba giai cấp Sát-đế-lỵ, Bà-la-môn và thương nhân thì phạm Đột-kiết-la; nếu đem ba việc trên để nói ly gián Tỳ-kheo thuộc giai cấp khác thì phạm Ba-dật-đề. Nếu đem năm việc sau trong tám việc trên để nói ly gián Tỳ-kheo thuộc cả bốn giai cấp thì phạm Ba-dật-đề. Nếu đem tám việc trên để nói ly gián Tỳ-kheo-ni thì phạm Đột-kiết-la, nói ly gián ba chúng dưới cũng phạm Đột-kiết-la. Nếu đem tám việc trên để nói ly gián người điên cuồng tâm loạn, tâm bịnh hoại, tại gia không có sư tăng, người việt tế (phá nội ngoại đạo), người điếc… đều phạm Đột-kiết-la; nói ly gián sáu hạng người phạm tội đang bị trị tội cũng phạm Đột-kiết-la. Nếu Tỳ-kheo đem năm việc sau trong tám việc trên đến nói với Tỳ-kheo này rằng: “Tỳ- kheo kia nói thầy là người ác thích mắng, xuất gia thọ giới làm chi”, Tỳkheo này hỏi: “Tỳ-kheo đó là ai?”, đáp: “Tỳ-kheo đó tên là _____”, lại hỏi là họ gì, đáp: “Tỳ-kheo đó họ là ____”, lại hỏi là làm việc gì, đáp: “Đang làm việc ____”, lại hỏi hình tướng ra sao, đáp: “Tỳ-kheo ấy có hình tướng _____”. Nếu người kia nghe hiểu thì phạm Ba-dật-đề, nghe không hiểu thì phạm Đột-kiết-la; sở dĩ hỏi theo thứ lớp như thế vì người cùng tên cùng họ rất nhiều. Nói ly gián có bốn trường hợp:

Một là nói ly gián không phải là vọng ngữ và ác khẩu, như Tỳkheo đem lời của tỳ-kheo này đến nói với Tỳ-kheo kia, nếu là thật thì không phải là vọng ngữ; nói lời hòa dịu thì không phải là ác khẩu; nhưng nói với tâm muốn ly gián Hai Tỳ-kheo này thì gọi là ly gián ngữ.

Hai là nói ly gián là vọng ngữ nhưng không phải là ác khẩu, như Tỳ-kheo đem lời của Tỳ-kheo này đến nói với Tỳ-kheo kia, nếu không phải là thật thì gọi là vọng ngữ; nói lời hòa dịu thì không phải là ác khẩu; nhưng nói với tâm muốn ly gián Hai Tỳ-kheo này thì gọi là ly gián ngữ.

Ba là nói ly gián là ác khẩu nhưng không phải là vọng ngữ, như Tỳ-kheo đem lời của tỳ-kheo này đến nói với Tỳ-kheo kia, nếu là thật thì không phải là vọng ngữ; nói lời thô ác thì gọi là ác khẩu và nói với tâm muốn ly gián Hai Tỳ-kheo thì gọi là ly gián ngữ.

Bốn là nói ly gián vừa là vọng ngữ vừa là ác khẩu, như Tỳ-kheo đem lời của tỳ-kheo này đến nói với Tỳ-kheo kia, nếu không phải là thật thì gọi là vọng ngữ; nói lời thô ác thì gọi là ác khẩu và nói với tâm muốn ly gián Hai Tỳ-kheo này thì gọi là ly gián ngữ. Vọng ngữ và ác khẩu cũng có bốn trường hợp giống như trên. Nếu mắng người tại gia, nói rằng: “ở thế tục có nhiều điều không thanh tịnh”thì phạm Đột-kiếtla; nếu mắng người xuất gia, nói rằng: “Người xuất gia có nhiều việc không như pháp”cũng phạm Đột-kiết-la; nếu không dùng tám việc trên mà dùng việc khác để mắng, như nói: “Thầy ăn nhiều, ngủ nhiều, nói chuyện nhiều, ham ăn ham ngủ như vậy xuất gia thọ giới làm chi”, thì phạm Đột-kiết-la. Nếu không chuền nói kia đây, chỉ đến hai bên nói ly gián khiến họ ly tán đều phạm Đột-kiết-la.

4. Nhân duyên kết giới thứ tư:

Giới này là cọng giới, Tỳ-kheo và Tỳ-kheo-ni đều kết phạm Badật-đề, ba chúng dưới phạm Đột-kiết-la. Có năm hạng Tỳ-kheo: Một là cựu Tỳ-kheo, hai là khách Tỳ-kheo, ba là Tỳ-kheo thọ dục, bốn là Tỳkheo tác yết ma và năm là Tỳ-kheo bị yết ma. Tướng phạm trong giới này là nếu cựu Tỳ-kheo ở trong tướng ngôn tránh khởi tưởng là tướng ngôn tránh, đã như pháp diệt tránh khởi tưởng là như pháp diệt tránh rồi mà phát khởi trở lại thì phạm Ba-dật-đề; ở trong tướng ngôn tránh khởi tưởng là tương trợ tránh, đã như pháp diệt tránh khởi tưởng là như pháp diệt tránh rồi mà phát khởi trở lại thì phạm Ba-dật-đề; ở trong tướng ngôn tránh khởi tưởng là phạm tội tránh hay thường sở hành tránh cũng giống như trên. Giống như trong tướng ngôn tránh có bốn câu như trên thì trong tương trợ tránh, phạm tội tránh và thường sở hành tránh cũng có bốn câu như thế, tổng cộng là mười sáu câu, trong mỗi câu này đều phạm Ba-dật-đề. Giống như cựu Tỳ-kheo ở trong bốn pháp diệt tránh làm mười sáu như trên thì bốn hạng Tỳ-kheo còn lại, mỗi hạng Tỳ-kheo cũng ở trong bốn pháp diệt tránh làm mười sáu giống như thế, tổng cộng là tám mươi câu, trong mỗi câu này đều phạm Ba-dật-đề.

Nếu cựu Tỳ-kheo ở trong tướng ngôn tránh đã như pháp diệt tránh, khởi tưởng là như pháp diệt tránh rồi mà phát khởi trở lại thì phạm Ba-dật-đề; ở trong tướng ngôn tránh, đã như pháp diệt tránh mà khởi tưởng là không như pháp diệt tránh, liền phát khởi trở lại cũng phạm Ba-dật-đề; ở trong tướng ngôn tránh đã như pháp diệt tránh rồi nhưng sanh nghi, liền phát khởi trở lại cũng phạm Ba-dật-đề. Giống như trong tướng ngôn tránh có ba câu như trên thì trong tương trợ tránh, phạm tội tránh và thường sở hành tránh cũng có ba câu như thế, tổng cọng là là mười hai câu, trong mỗi câu đều phạm Ba-dật-đề. Giống như cựu Tỳkheo, bốn hạng Tỳ-kheo còn lại mỗi hạng Tỳ-kheo cũng có là mười hai câu như trên, tổng cọng là sáu mươi câu, trong mỗi câu đều phạm Ba-dật-đề.

Nếu cựu Tỳ-kheo ở trong tướng ngôn tránh không như pháp diệt tránh, khởi tưởng là không như pháp diệt tránh mà phát khởi trở lại thì phạm Đột-kiết-la; ở tướng ngôn tránh, không như pháp diệt tránh mà sanh nghi liền phát khởi trở lại cũng phạm Đột-kiết-la. Giống như trong tướng ngôn tránh có hai câu như trên thì trong ba pháp diệt tránh còn lại, mỗi pháp cũng có hai câu như vậy, tổng cọng là tám câu; giống như cựu Tỳ-kheo, bốn hạng Tỳ-kheo còn lại mỗi hạng Tỳ-kheo cũng có tám câu, tổng cộng là bốn mươi câu, trong mỗi câu đều phạm Đột-kiết-la.

Nếu cựu Tỳ-kheo ở trong tướng ngôn tránh không như pháp diệt tránh, khởi tưởng là không như pháp diệt tránh mà phát khởi trở lại thì không phạm; ở trong tướng ngôn tránh không như pháp diệt tránh mà sanh nghi liền phát khởi trở lại thì không phạm. Giống như trong tướng ngôn tránh có hai câu như trên thì trong ba pháp diệt tránh còn lại, trong mỗi pháp cũng có hai câu như vậy, tổng cộng là tám câu; giống như cựu Tỳ-kheo trong bốn pháp diệt tránh có tám câu thì bốn hạng Tỳ-kheo còn lại, mỗi hạng Tỳ-kheo ở trong bốn pháp diệt tránh cũng có tám câu như vậy, tổng cộng là bốn mươi câu đều không phạm.

Thể của giới này bất luận là yết ma hay không phải yết ma, chỉ cần tăng như pháp hòa hợp diệt tránh rồi mà phát khởi trở lại, dù ở trong Tăng hay ở chỗ khuất-đều phạm Ba-dật-đề. Nếu là Tăng chế, không vào Phật pháp mà phát khởi lại thì phạm Đột-kiết-la; nếu không phải Phật pháp cũng không phải Tăng pháp, nhưng mọi người đã hòa hợp diệt tránh rồi mà phát khởi trở lại với tâm phi pháp thì không phạm. Trừ năm hạng Tỳ-kheo trên, các Tỳ-kheo khác và Tỳ-kheo gởi dục đều đồng.

5. Nhân duyên kết giới thứ năm:

Giới này bất cọng, Tỳ-kheo-ni nói pháp cho người nam quá năm, sáu lời thì phạm Đột-kiết-la; nếu có hai người nam thì không phạm; Sa-di nói pháp cho người nữ quá năm, sáu lời thì phạm Đột-kiết-la; hai chúng kia cũng phạm Đột-kiết-la. Người nữ là chỉ cho người có thể hành dâm được, nếu là thạch nữ hay bé gái thì phạm Đột-kiết-la. Năm, sáu lời là chỉ cho năm pháp như nói Sắc ấm vô thường, thọ tưởng hành thức cũng đều vô thường; hoặc sáu pháp như nói Nhãn vô thường, nhĩ tỷ thiệt thân ý cũng đều vô thường. Nói quá năm, sáu lời này thì phạm Ba-dật-đề. Người nam có trí là người hiểu rõ tình người và ý thú của lời nói, có thể làm người chứng minh; phải là người cùng ngôn ngữ hiểu nhau, nếu là người phương khác ngôn ngữ bất đồng thì không được. Người nam này phải là cư sĩ, người xuất gia không được vì việc đồng nhau. Nếu Tăng nhóm họp có người nữ nhiều hay ít mà không có người nam có trí thì không được thuyết pháp cho họ, được thuyết pháp cho Ni và ni chúng vì có pháp giáo giới nên không phạm.

Nếu Tỳ-kheo nói pháp cho người nữ quá năm, sáu lời mà không có người nam có trí bên cạnh thì phạm Ba-dật-đề; sau đó có người nữ khác đến lại vì nói pháp, người nữ đến trước cũng cùng ngồi nghe. Tỳkheo nói pháp xong đứng dậy đi, trên đường gặp người nữ lại vì nói pháp, người nữ trước cũng cùng nghe, Tỳ-kheo nói quá năm, sáu lời rồi đi đến nơi khác, lại vì người nữ khác nói pháp, người nữ trước cũng cùng nghe; như thế nói pháp ở ba chỗ đều phạm. Nếu lần nói pháp sau không biết có người nữ trước cũng cùng nghe pháp thì không phạm; nếu giảng kinh thì mỗi mỗi việc đều phạm Ba-dật-đề; nếu nói kệ thì mỗi mỗi kệ đều phạm Ba-dật-đề, kệ có ba mươi hai chữ hoặc ba mươi chữ hoặc hai mươi chữ; nếu từ kệ chuyển sang nói kinh thì mỗi mỗi việc cũng phạm Ba-dật-đề. Không phạm là nếu nói về phước báo bố thí, chú nguyện hoặc tùy hỏi tùy đáp hoặc nói pháp cho người thọ năm giới hoặc tám trai giới; nếu nói việc thường của thế gian thì phạm Đột-kiết-la.

6. Nhân duyên kết giới thứ sáu:

Giới này là cọng giới, Tỳ-kheo và Tỳ-kheo-ni đều kết phạm Badật-đề, ba chúng dưới phạm Đột-kiết-la. Phật kết giới này cho các Tỳkheo một là để khác với ngoại đạo, hai là vì giữa thầy và đệ tử có khác biệt, ba là để phân biệt ngôn ngữ để người khác hiểu rõ, bốn là để nương theo thật nghĩa không chấp vào âm thanh. Người chưa thọ giới cụ túc là chỉ tất cả mọi người trừ Tỳ-kheo và Tỳ-kheo-ni.

Thể của giới này là nếu dùng một câu pháp dạy cho người chưa thọ giới cụ túc thì phạm. Câu pháp có hai là câu đầy đủ và câu không đầy đủ; câu đầy đủ là như Luật sư nói nếu thầy tụng câu dài, đệ tử cũng tụng câu dài thì gọi là đồng câu. Tướng phạm trong giới này là nếu thầy tùy giọng cao thấp tụng câu dài để dạy cho đệ tử, đệ tử cũng hợp theo giọng của thầy để tụng câu dài thì phạm Ba-dật-đề; cùng giọng tụng câu ngắn cũng vậy. Nếu thầy tụng câu dài, đệ tử tụng câu ngắn cùng giọng thì phạm Đột-kiết-la; thầy tụng câu ngắn, đệ tử tụng câu dài cùng giọng cũng vậy. Không phạm là thầy tụng xong đệ tử mới tụng, không hợp giọng với nhau dù là đồng câu hay không đồng câu đều không phạm. Nghĩa chính trong giới này là đồng câu và cùng giọng mới phạm Ba-dật-đề; nếu không đồng câu mà cùng giọng thì phạm Đột-kiết-la, tụng có tiếng trước tiếng sau thì không phạm. Nếu hai người tụng kinh đều thông lợi đồng tụng thì không phạm nhưng không được hợp tán. Nếu Tỳ-kheo không có chỗ thọ học đọc tụng cũng được thọ học từ Sa-di, Sa-di-ni, chỉ cần cầu bậc trì giới đức trọng làm bạn chứng minh; cũng được thọ học từ cư sĩ nhưng không được gọi là A-xà-lê. Lần lượt theo thứ lớp như vậy đều cho thọ học nhưng chớ để cho mất oai nghi; ý vị đầy đủ hay không đầy đủ, chữ đầy đủ hay không đầy đủ cũng như vậy. Nếu dùng đồng câu dạy cho người đã thọ giới cụ túc thì phạm Độtkiết-la; thầy dạy tụng câu dài, đệ tử thọ tụng thành câu ngắn thì phạm Đột-kiết-la.

7. Nhân duyên kết giới thứ bảy:

Giới này là cọng giới, Tỳ-kheo và Tỳ-kheo-ni đều kết phạm Badật-đề, ba chúng dưới phạm Đột-kiết-la. Nếu vì lợi dưỡng mà nói có pháp hơn người cho người chưa thọ giới cụ túc biết cũng phạm Ba-dậtđề. Phật kết giới này cho các Tỳ-kheo một là vì pháp của bậc đại nhân, nếu tự khen ngợi đức hạnh mà che giấu lỗi lầm thì đó là pháp của tiểu nhân; hai là vì pháp bình đẳng, nếu tự xưng là thánh đức tức là hiền ngu có khác biệt, sẽ khiến cho người nghe biết không có tâm bình đẳng đối với Tăng.

Hỏi: Có trường hợp nói mình có pháp hơn người cho người chưa thọ giới cụ túc biết mà không phạm tội hay không?

Đáp: Có, nếu nói cho bậc tri thức đồng tâm nghe thì không phạm; nếu không vì danh lợi mà nói cũng không phạm. Nếu gặp nạn giặc nguy đến tánh mạng liền nói rằng: “Nếu ngươi giết ta sẽ phạm tội rất nặng”, hoặc khi bịnh không có người chăm sóc liền nói rằng: “Nếu ngươi chăm sóc cho ta sẽ được đại phước đức”… thì không phạm, vì thân người khó được nên nói không phạm. Người chưa thọ giới cụ túc là chỉ tất cả mọi người trừ Tỳ-kheo và Tỳ-kheo-ni. Đây là thật có tức là thật có pháp hơn người, nếu Tỳ-kheo thật đắc bốn Hướng bốn Quả mà nói cho người chưa thọ giới cụ túc biết thì phạm Ba-dật-đề; nếu thật đắc bốn Thiền, bốn Vô lượng tâm, bốn Định Vô sắc, năm Thông, pháp quán bất tịnh, A-na-ban-na niệm… mà nói cũng phạm Ba-dật-đề.

Hỏi: Pháp quán bất tịnh và A-na-ban-na niệm là pháp gần, pháp nhỏ sao gọi là pháp hơn người?

Đáp: Đây là pháp môn ban đầu để được cam lồ, tất cả Hiền thánh đều bắt đầu từ pháp môn này nên gọi là pháp hơn người. Nếu vì danh lợi mà nói là tôi trì giới thanh tịnh thì phạm Đột-kiết-la; nếu vì danh lợi mà nói trời rồng đến chỗ tôi thì phạm Ba-dật-đề; nếu vì danh lợi mà nói Toàn phong Thổ quỷ đến chỗ tôi thì phạm Đột-kiết-la; nếu thật sự tụng thông ba tạng, vì danh lợi mà nói với người cũng phạm Đột-kiết-la; nếu vì danh lợi mà nói rằng: “Kinh mà tôi đã tụng, tôi đều hiểu được nghĩa, tôi có thể tùy hỏi đáp”thì phạm Đột-kiết-la.

8. Nhân duyên kết giới thứ tám:

Giới này là cọng giới, Tỳ-kheo và Tỳ-kheo-ni đều kết phạm Badật-đề, ba chúng dưới phạm Đột-kiết-la. Phật kết giới này cho các Tỳkheo một là vì đại hộ Phật pháp, nếu nói tội ác của tỳ-kheo cho cư sĩ biết thì ở trong Phật pháp, họ sẽ không còn tín kính nữa. Thà phá tháp hoại tượng chứ không nên nói tội lỗi của tỳ-kheo cho người chưa thọ giới cụ túc biết, vì nói tội lỗi của tỳ-kheo tức là phá pháp thân. Trừ Tăng yết ma là như trong Luật nói tội thô của tỳ-kheo tức là tội trong hai thiên đầu, nếu nói cho người chưa thọ giới cụ túc biết tên tội trong hai thiên của tỳ-kheo đã phạm thì phạm Ba-dật-đề; nếu nói việc của tội thì phạm Đột-kiết-la; nếu nói tên tội trong ba thiên sau cũng phạm Đột-kiết-la; nếu nói việc của tội cũng phạm Đột-kiết-la. Bất luận Tỳ-kheo trước đó có phạm tội hay không mà nói tội thô của Tỳ-kheo cho người chưa thọ giới cụ túc biết đều phạm Ba-dật-đề; nếu nói tội của bốn chúng kia thì phạm Đột-kiết-la; nếu viết thư hay làm dấu đưa tin thì phạm Đột-kiếtla; nếu nói Tỳ-kheo đó làm Phật bị thương chảy máu hay phá Pháp luân tăng thì phạm Thâu-lan-giá đối thú sám hối; nếu nói Tỳ-kheo đó phạm bốn trọng, mười ba Tăng tàn đều phạm Thâu-lan-giá và Đột-kiết-la; nếu nói tội thô của bốn chúng kia thì phạm Đột-kiết-la.

Nếu Tỳ-kheo thấy Tỳ-kheo khác phạm Ba-la-di, như nghe thấy Tỳ-kheo nói với người nữ là mình có pháp hơn người. Như thế nào là Ba-la-di mà cho là Tăng tàn?: Như nghe thấy Tỳ-kheo nói với người nữ là mình có pháp hơn người mà cho là nói lời thô (lời tình tự) với người nữ. Như thế nào là Ba-la-di mà cho là Ba-dật-đề?: Như nghe thấy Tỳkheo nói với người nữ là mình có pháp hơn người mà cho là nói với người nữ quá năm, sáu lời. Như thế nào là Ba-la-di mà cho là Ba-lađề-đề-xá-ni? Như nghe thấy Tỳ-kheo nói với người nữ là mình có pháp hơn người mà cho là Tỳ-kheo thọ thức ăn uống từ người nữ ở bên trong tinh xá.

Nếu Tỳ-kheo thấy Tỳ-kheo phạm Tăng tàn, như nghe thấy Tỳkheo nói lời thô (lời tình tự) với người nữ. Như thế nào là Tăng tàn mà cho là Ba-dật-đề? Như nghe thấy Tỳ-kheo nói lời thô (lời tình tự) với người nữ mà cho là nói với người nữ quá năm, sáu lời. Như thế nào là Tăng tàn mà cho là Ba-la-đề-đề-xá-ni?: Như nghe thấy Tỳ-kheo nói lời thô (lời tình tự) với người nữ mà cho là Tỳ-kheo thọ thức ăn uống từ người nữ ở bên trong tinh xá. Như thế nào là Tăng tàn mà cho là Độtkiết-la?: Như nghe thấy Tỳ-kheo nói lời thô (lời tình tự) với người nữ mà cho là Tỳ-kheo nói với người nữ là cô này mù lòa. Như thế nào là Tăng tàn mà cho là Ba-la-di? Như nghe thấy Tỳ-kheo nói lời thô (lời tình tự) với người nữ mà cho là Tỳ-kheo nói với người nữ mình có pháp hơn người.

Nếu Tỳ-kheo thấy Tỳ-kheo khác phạm Ba-dật-đề, như nghe thấy Tỳ-kheo nói pháp cho người nữ quá năm, sáu lời. Như thế nào là Badật-đề mà cho là Ba-la-đề-đề-xá-ni? Như nghe thấy Tỳ-kheo nói với người nữ quá năm, sáu lời mà cho là Tỳ-kheo thọ thức ăn uống từ người nữ ở bên trong tinh xá. Như thế nào là Ba-dật-đề mà cho là Đột-kiếtla?: Như nghe thấy Tỳ-kheo nói với người nữ quá năm, sáu lời mà cho là Tỳ-kheo nói với người nữ là cô này đen, cô này trắng. Như thế nào là Ba-dật-đề mà cho là Ba-la-di? Như nghe thấy Tỳ-kheo nói với người nữ quá năm, sáu lời mà cho là Tỳ-kheo nói có pháp hơn người. Như thế nào là Ba-dật-đề mà cho là Tăng tàn? Như nghe thấy Tỳ-kheo nói với người nữ quá năm, sáu lời mà cho là Tỳ-kheo nói lời tình tự (lời thô).

Nếu Tỳ-kheo thấy Tỳ-kheo khác phạm Ba-la-đề-đề-xá-ni, như thấy Tỳ-kheo thọ thức ăn uống từ người nữ ở bên trong tinh xá. Như thế nào là Ba-la-đề-đề-xá-ni mà cho là Đột-kiết-la? Như thấy Tỳ-kheo thọ thức ăn uống từ người nữ ở bên trong tinh xá mà cho là Tỳ-kheo nói với người nữ là cô này mù lòa. Như thế nào là Ba-la-đề-đề-xá-ni mà cho là Ba-la-di? Như thấy Tỳ-kheo thọ thức ăn uống từ người nữ ở bên trong tinh xá mà cho là Tỳ-kheo nói với người nữ mình có pháp hơn người. Như thế nào là Ba-la-đề-đề-xá-ni mà cho là Tăng tàn? Như thấy Tỳ-kheo thọ thức ăn uống từ người nữ ở bên trong tinh xá mà cho là Tỳ-kheo nói lời thô (lời tình tự) với người nữ. Như thế nào là Ba-lađề-đề-xá-ni mà cho là Ba-dật-đề? Như thấy Tỳ-kheo thọ thức ăn uống từ người nữ ở bên trong tinh xá mà cho là Tỳ-kheo nói với người nữ quá năm, sáu lời.

Nếu Tỳ-kheo nghe thấy Tỳ-kheo phạm Đột-kiết-la như nghe Tỳkheo nói với người nữ là cô này trắng, cô này đen. Như thế nào là Độtkiết-la mà cho là Ba-la-di? Như nghe thấy Tỳ-kheo nói với người nữ là cô này mù lòa, cho là nghe thấy Tỳ-kheo nói với người nữ mình có pháp hơn người. Như thế nào là Đột-kiết-la mà cho là Tăng tàn? Như nghe Tỳ-kheo nói với người nữ là cô này mù lòa, cho là Tỳ-kheo nói lời thô (lời tình tự) với người nữ. Như thế nào là Đột-kiết-la mà cho là Ba-dật-đề? Như nghe Tỳ-kheo nói với người nữ là cô này mù lòa, cho là Tỳ-kheo nói với người nữ quá năm, sáu lời. Như thế nào là Đột-kiết-la mà cho là Ba-la-đề-đề-xá-ni? Như nghe Tỳ-kheo nói với người nữ là cô này mù lòa, cho là Tỳ-kheo thọ thức ăn uống từ người nữ ở bên trong tinh xá.

Nếu Tỳ-kheo thấy Tỳ-kheo khác phạm Ba-la-di, sanh nghi không biết có phải phạm Ba-la-di hay không, như thấy Tỳ-kheo cùng người nữ hành dâm lại cho là Tỳ-kheo cố ý xuất tinh hay người nữ đó là thạch nữ; sau đó dứt nghi, ở trong pháp Ba-la-di quyết định là Ba-la-di.

Hỏi: Do đâu được dứt nghi?

Đáp: Nhờ gặp thiện tri thức nên dứt nghi và có thể đoạn trừ pháp bất thiện, tà pháp và pháp bất định.

Nếu thấy Tỳ-kheo khác phạm Tăng tàn, sanh nghi không biết có phải phạm Tăng tàn hay không, như thấy Tỳ-kheo cùng người nữ lỏa hình ôm nhau, nghi không biết là lỏa hình hay có mặc y và người nữ đó có phải là thạch nữ hay không. Nếu nghe thấy Tỳ-kheo phạm Ba-dật-đề

mà nghi, như nghe Tỳ-kheo nói với người nữ quá năm, sáu lời mà nghi không biết có phải là quá năm, sáu lời hay không. Nếu thấy Tỳ-kheo phạm Ba-la-đề-đề-xá-ni mà sanh nghi như thấy Tỳ-kheo thọ lấy thức ăn từ nhà của Học gia, sanh nghi không biết Tăng đã làm yết ma Học gia hay chưa. Nếu Tỳ-kheo nghe thấy Tỳ-kheo khác phạm Đột-kiết-la mà sanh nghi, như nghe Tỳ-kheo nói với người nữ là cô này mù lòa mà nghi không biết có phải nói là mù lòa hay không.

9. Nhân duyên kết giới thứ chín:

Phật kết giới này cho các Tỳ-kheo một là để diệt trừ đấu tranh, hai là diệt khổ não và ba là để được an lạc hành đạo. Giới này là cọng giới, Tỳ-kheo và Tỳ-kheo-ni đều kết phạm Ba-dật-đề, ba chúng dưới phạm Đột-kiết-la. Thể của giới này là nếu Tăng đã hòa hợp làm yết ma hay không làm yết ma, chấp thuận đem y vật cho vị tri sự làm việc Tăng cực khổ, vật đó hoặc là của-tăng-ky hay là vật tự tứ; Tỳ-kheo đã cùng hòa hợp cho rồi, sau lại quở trách rằng: “Tăng tùy thuận đem vật cho người thân thiết” thì phạm Ba-dật-đề. Ở trong Tăng, nếu vị tri sự làm việc Tăng cực khổ hay là bậc có phước đức nhưng nghèo túng; nếu Tăng đã hòa hợp chấp thuận đem y vật cho, Tỳ-kheo đã gởi dục như pháp rồi sau đó lại quở trách thì phạm Ba-dật-đề; nếu là người từ ngoài giới đến quở trách thì phạm Đột-kiết-la. Giới này không cần nói tùy thuận đem vật cho người thân thiết, chỉ cần nói không nên đem cho cũng phạm Ba-dật-đề.

10. Nhân duyên kết giới thứ mười:

Giới này là cọng giới, Tỳ-kheo và Tỳ-kheo-ni đều kết phạm Xả đọa, ba chúng dưới không phạm. Xiển-na là em cùng cha khác mẹ với Phật, là con trai của em gái vua Ưu-điền, được sanh ra tại nước Câuxá-tỳ, nơi đây có cung điện của vua Bạch tịnh. Ở nước Câu-xá-di cũng có cung điện là nơi mẹ của Xiển-na thường ở, Xiển-na cũng có người chị theo chồng về nước này, do nhân duyên này nên Xiển-na thường ở nhiều trong nước này. Phật kết giới này cho các Tỳ-kheo là vì tôn trọng Ba-la-đề-mộc-xoa, để trưởng dưỡng giới và diệt trừ ác pháp. Xiển-na cho rằng sau khi Phật thành đạo trong mười hai năm đầu thường nói có một bài kệ, nay lại nói tên của năm thiên giới rất là phức tạp nên chê trách. Tướng phạm trong giới này là nếu chê trách một giới Ba-la-di như nói rằng: “Nói giới dâm này làm chi”thì phạm một Ba-dật-đề; nếu chê trách cả bốn việc thì phạm bốn Ba-dật-đề; nếu chê trách chung bốn Ba-la-di thì phạm một Ba-dật-đề. Khi nói tựa giới mà chê trách cũng phạm Ba-dật-đề.

Hỏi: Tựa giới không phải là giới vì sao cũng phạm?

Đáp: Vì trong Tựa giới nói nghĩa của hai trăm năm mươi giới nên chê trách Tựa giới tức là chê trách tất cả giới. Như vậy theo thứ lớp nói các thiên giới sau tổng cộng Có mườitám việc, nếu chê trách mỗi việc thì phạm một trăm lẻ tám Ba-dật-đề, nếu chê trách chung năm thiên thì phạm một Ba-dật-đề; chê trách bảy pháp diệt tránh cũng vậy. Nếu nói kinh tùy luật mà chê trách cũng phạm Ba-dật-đề; ngoài kinh tùy luật ra, khi nói kinh khác tùy chê trách nhiều ít đều phạm Đột-kiết-la.

Hỏi: Vì sao chê trách kinh tùy luật lại phạm tội nặng, còn chê trách các kinh khác thì phạm tội nhẹ?

Đáp: Vì giới là đất bằng của Phật pháp, vạn điều thiện từ đây phát sanh; lại vì các đệ tử của Phật đều nương nơi giới tu hành, nếu không có giới thì không có chỗ nương, tất cả chúng sanh cũng nương nơi giới mà trụ; lại do giới là cửa đầu vào Phật pháp để đến thành Niết bàn; giới cũng là chuỗi ngọc dùng để trang nghiêm Phật pháp. Vì thế chê trách liền phạm tội nặng.

11. Nhân duyên kết giới thứ mười một:

Có hai duyên hợp kết thành một giới này, đó là nhổ cỏ trong chùa và chặt cây Đại ty bạt la là chổ ở của quỷ thần. Thần cây này vào cuối đêm đến chỗ Phật đảnh lễ rồi đứng một bên.

Hỏi: Quỷ thần đến chỗ Phật vào ban đêm làm gì?

Đáp: Khi Phật còn tại thế, ban đêm thuyết pháp cho trời rồng quỷ thần còn ban ngày thuyết pháp cho người, vì nếu quỷ thần đến nghe pháp ban ngày, người thấy sẽ sanh sợ hãi. Nói đứng qua một bên là do quỷ thần ái kính Phật hoặc có điều muốn htỉnh cầu hoặc do họ thích sạch sẽ mà đất cõi này là bất tịnh, vì vậy họ chỉ đứng một bên mà không ngồi.

Vào tám đêm cuối Đông, gió lạnh buốt phá tre: Ở Thiên trúc tám đêm cuối mùa Đông và tám đêm đầu mùa Xuân là lúc thạnh đông nên trời rất lạnh. Có thuyết nói do mặt trời vận hành ở chỗ thấp, ánh sáng chiếu xuống mặt đất ít nên trời lạnh; sở dĩ nói trời buốt lạnh phá tre vì tre là loại cây cứng nhất, đông hạ thường xanh mà còn bị giá lạnh phá hư huống chi là các loại cây khác.

Phật kết giới này cho các Tỳ-kheo một là để không xúc não chúng sanh, hai là ngăn dứt phỉ báng, ba là để đại hộ Phật pháp. Có tất cả ba giới làm lợi ích lớn cho Phật pháp: Một là giới không gánh vác, hai là giới không chặt phá cỏ cây, ba là giới không đào đất. Nếu Phật không chế ba giới này thì các quốc vương sẽ ra lịnh các Tỳ-kheo làm sưu dịch, nhờ có ba giới này nên các quốc vương dứt tâm. Giới này là cọng giới, Tỳ-kheo và Tỳ-kheo-ni đều kết phạm Xả đọa, ba chúng dưới là tịnh nhân nên không phạm. Có năm loại giống: Giống ở rễ, giống ở cọng (thân), giống ở lóng đốt, giống tự rụng và giống ở quả (hạt). Giống ở rễ như La bặc, Vu thanh… đều mọc từ rễ; giống ở thân, cọng như Thạch lựu, Bồ đào, Dương liễu… đều mọc lên từ thân cành; giống ở lóng đốt như mía, tre, trúc… đều mọc từ lóng đốt; giống tự rụng như La-lặc, Hồ tuy, Quýt, Lê… đều do trái tự rụng mà mọc lên; giống ở quả, hạt như lúa, mè, lúa mạch, đại mạch… đều từ hạt mà mọc lên. Tỳ-kheo đối với năm loại giống này tự chặt hay bảo người chặt, tự phá hay bảo người phá, tự đốt hay bảo người đốt đều phạm Ba-dật-đề. Bảo người tức là bảo Tỳ-kheo hoặc Tỳ-kheo-ni khác làm thì phạm Ba-dật-đề; bảo ba chúng dưới làm thì phạm Đột-kiết-la. Nếu chặt phá hay đốt một lần cả năm loại giống thì phạm một Ba-dật-đề; nếu chặt phá hay đốt nhiều lần, mỗi lần phạm một Ba-dật-đề. Muốn tác tịnh trái cây rau cải tươi hoặc thức ăn gồm cả hột thuộc năm loại giống này thì nên dùng hỏa tịnh, hỏa tịnh rồi mới được ăn; nếu là thức ăn không gồm cả hột, không thuộc trong năm loại giống này thì nên dùng đao tịnh hay trảo tịnh (cắt bằng dao hay bấm bằng móng tay).

Luật sư nói: “Tất cả loại quả hoặc thức ăn gồm cả hột thì nên dùng hỏa tịnh mới được ăn, nếu không phải thức ăn gồm cả hột thì tất cả thời đều được ăn, không cần dùng đao tịnh hay trảo tịnh”. Phật nói trái cây hay rau cải tươi không luận là thuộc loại giống hay không thuộc loại giống cần phải tác tịnh rồi mới được ăn; nếu ăn quả bất tịnh hay gồm cả hột, nếu nuốt thì phạm Đột-kiết-la; nếu cắn bể thì phạm Ba-dật-đề.

12. Nhân duyên kết giới thứ mười hai:

Giới này là cọng giới, Tỳ-kheo và Tỳ-kheo-ni đều kết phạm Badật-đề, ba chúng dưới phạm Đột-kiết-la. Thể của giới này là Tăng đã sai mười bốn hạng người trước rồi sau mới giận trách thì phạm Ba-dậtđề. Tất cả mười bốn hạng người được Tăng sai này nếu chưa xả yết ma mà giận trách thì phạm Ba-dật-đề; nếu đã xả yết ma mà giận trách thì phạm Đột-kiết-la, cho đến người khác phòng nhưng đồng công việc được sai làm người trông coi thức ăn mà giận trách thì phạm Đột-kiếtla. Ở chỗ xa giận trách mười bốn hạng người này, nếu họ nghe được thì phạm Ba-dật-đề, nếu họ không nghe được thì phạm Đột-kiết-la. Nếu ở chỗ xa giận trách, tuy không ở trước mặt nhưng tiếng nói nghe được rõ ràng hoặc viết thư trách thì phạm Đột-kiết-la.

13. Nhân duyên kết giới thứ mười ba:

Đây là cọng giới, trong giới này có hai lần cho yết ma Ức thức: Một là nếu không trả lời theo câu hỏi để xúc não người khác thì Tăng cho yết ma Ức thức, cho yết ma xong, vẫn không trả lời theo câu hỏi thì phạm Ba-dật-đề; nếu Tăng chưa cho yết ma, không trả lời theo câu hỏi thì phạm Đột-kiết-la. hai là im lặng để xúc não người khác thì Tăng cho yết ma Ức thức, cho yết ma xong, vẫn im lặng xúc não thì phạm Ba-dậtđề; nếu Tăng chưa cho yết ma, im lặng xúc não thì phạm Đột-kiết-la. Trong năm thiên giới có ba giới do hai lần kết họp thành một giới, như giới Dâm trong thiên Ba-la-di: Lần thứ nhất do Tỳ-kheo hành dâm với người nữ nên kết giới, lần thứ hai do hành dâm cùng súc sanh nên kết giới. Trong thiên Ba-dật-đề có hai giới là giới mười hai ở trên và giới này, trong giới trên lần thứ nhất do ở trước mặt giận trách Đà-phiêu là người được Tăng cử làm người sai phó hội, lần thứ hai do ở xa giận trách, kết giới trước sau hai lần họp thành một giới giận trách Tri sự. Trong giới này, lần thứ nhất do không trả lời theo câu hỏi để xúc não, lần thứ hai do im lặng để xúc não, kết giới trước sau hai lần họp thành một giới. Đối tượng cho yết ma Ức thức là năm chúng.

Hỏi: Khi Tăng cho yết ma Ức thức, năm chúng hiện tiền hay không hiện tiền?

Đáp: Tỳ-kheo và Tỳ-kheo-ni hiện tiền, ba chúng dưới không hiện tiền, khi yết ma nên ở trong giới. Thể của giới này là khi được hỏi về Ba-la-đề-mộc-xoa, vì muốn xúc não nên không trả lời theo câu hỏi thì phạm Ba-dật-đề. Nếu ba chúng Ni hỏi về việc của giới mà không trả lời theo câu hỏi thì phạm Đột-kiết-la; hỏi việc trong các kinh khác mà không trả lời theo câu hỏi cũng phạm Đột-kiết-la.

14. Nhân duyên kết giới thứ mười bốn:

Giới này là cọng giới, Tỳ-kheo và Tỳ-kheo-ni đều kết phạm Badật-đề, ba chúng dưới phạm Đột-kiết-la. Phật kết giới này cho các Tỳkheo một là để được an lạc hành đạo, hai là để trưởng dưỡng lòng tín kính, ba là để đàn việt được thành tựu căn lành. Ngọa cụ của Tăng gồm có giường dây thô hay tế, giường cây và mền gối…; nơi đất trống là chỗ không có ngăn che. Tướng phạm trong giới này là nếu Tỳ-kheo vào đầu đêm trải ngọa cụ của Tăng để ngồi hay nằm, khi đi không dọn cất cũng không nhờ người dọn cất, qua hôm sau trời vừa sáng liền phạm Ba-dật-đề. Nếu vào sáng sớm trải ngọa cụ của Tăng ở nơi đất trống để ngồi hay nằm, sau đó bỏ vào trong thất ngủ nghỉ cho đến mặt trời lặn thì phạm Ba-dật-đề. Nếu vào buổi chiều trải ngọa cụ của Tăng ở chỗ đất trống để ngồi nằm, sau đó vào trong thất ngủ nghỉ cho đến tối, sau khi mặt trời đã lặn thì phạm Ba-dật-đề. Nếu trải ngọa cụ của Tăng rồi mà rời khỏi chùa quá bốn mươi chín bước cho đến sáng hôm sau thì phạm Ba-dật-đề; nếu trải ngọa cụ của Tăng xong, không dặn dò lại cho người khác mà bỏ đi đến các phòng khác thì phạm Đột-kiết-la; nếu là ngọa cụ của mình mà không tùy thời dọn cất thì phạm Đột-kiết-la. Sở dĩ nên dọn cất là vì sợ bị mưa gió hay nắng làm cho hư hoại; nếu trải ngọa cụ của Tăng ở ngoài đất trống, bất luận có ra khỏi chùa hay không, cho đến sáng hôm sau thì phạm Ba-dật-đề, nếu trời chưa sáng thì phạm Đột-kiết-la.

15. Nhân duyên kết giới thứ mười lăm:

Giới này là cọng giới, Tỳ-kheo và Tỳ-kheo-ni đều kết phạm Badật-đề, ba chúng dưới phạm Đột-kiết-la. Tướng phạm trong giới này là nếu khách Tỳ-kheo ở trong phòng Tăng trải ngọa cụ rồi đi ra khỏi đại giới thì phạm Ba-dật-đề; nếu khi đi nghĩ rằng sẽ trở về ngay nhưng vì có nhân duyên cấp bách không thể trở về ngay được, đến sáng hôm sau mới trở về thì phạm Đột-kiết-la; nếu không nghĩ là sẽ trở về ngay mà đi đến sáng hôm sau mới trở về thì phạm Ba-dật-đề. Trong giới này nói trải ngọa cụ là trải ở trong Tăng phòng, như trong Luật nói nếu rời khỏi chùa dù xa hay gần đều nên dặn trao lại cho người khác, nếu không dặn trao thì phải thu xếp lại để một chỗ; cũng được dăn trao cho Sa-di lớn khéo trì giới.

16. Nhân duyên kết giới thứ mười sáu:

Giới này là cọng giới, Tỳ-kheo và Tỳ-kheo-ni đều kết phạm Badật-đề, ba chúng dưới phạm Đột-kiết-la. Phật kết giới này cho các Tỳkheo là để không làm cho chúng sanh khổ não và dứt đấu tranh. Tướng phạm trong giới này là nếu Tỳ-kheo tức giận không vui, tự tay lôi kéo Tỳ-kheo khác từ trên giường xuống đất hay từ trong phòng ra ngoài thì phạm Ba-dật-đề; dùng sức lực lôi kéo được thì phạm Ba-dật-đề, không lôi kéo được thì phạm Đột-kiết-la. Nếu sai bảo năm chúng cho đến cư sĩ lôi kéo Tỳ-kheo thì phạm Ba-dật-đề; nếu sai bảo Tỳ-kheo mà lôi kéo được thì cả hai đều phạm Ba-dật-đề, nếu lôi kéo không được thì cả hai đều phạm Đột-kiết-la; sai bảo người khác lôi kéo cũng vậy. Nếu lôi kéo Tỳ-kheo-ni và ba chúng dưới thì phạm Đột-kiết-la; nếu lôi kéo người đui, điếc, câm hoặc Sa-di học hối, người hành Biệt trú, Ma-nađỏa… cho đến sáu hạng người phạm tội đều phạm Đột-kiết-la; lôi kéo cư sĩ thì không phạm. Trừ nhân duyên là nếu trong phòng hư hoại hoặc có các nạn xảy ra nên lôi kéo người ở trong phòng ra gấp thì không phạm. Nếu trước có tâm sát hại nên ra sức lôi kéo làm cho người chết thì phạm Ba-la-di, không chết thì phạm Thâu-lan-giá; nếu có tâm dâm nên lôi kéo Tỳ-kheo-ni để sờ nắm thì phạm Tăng tàn. Nếu vì tức giận lôi kéo Tỳ-kheo-ni, lôi kéo được thì phạm Ba-dật-đề, không được thì phạm Đột-kiết-la; nếu Ni lôi kéo Tỳ-kheo thì phạm Ba-dật-đề. Nếu Tỳkheo ở trong phòng Tăng hay ở trong phòng Ni mà lôi kéo Ni thì phạm Đột-kiết-la; nếu Ni ở trong phòng Tăng mà lôi kéo Tỳ-kheo thì phạm Ba-dật-đề, nếu ở trong phòng Ni mà lôi kéo thì phạm Đột-kiết-la.

17. Nhân duyên kết giới thứ mười bảy:

Giới này là cọng giới, Tỳ-kheo và Tỳ-kheo-ni đều kết phạm Badật-đề, ba chúng dưới phạm Đột-kiết-la. Tướng phạm trong giới này là nếu Tỳ-kheo biết trong phòng có Tỳ-kheo đã trải ngọa cụ trước rồi, mình đến sau mà ở trước chỗ nằm hay chỗ ngồi hoặc ở trong phòng hay ngaòi phòng hoặc ở chỗ đi… tự trải hay bảo người trải, trải được thì phạm Ba-dật-đề, không trải đươc thì phạm Đột-kiết-la. Thể của giới này là chế ngăn không được gắng gượng làm trái ý người đến trước, nếu vì muốn xúc não nên đóng cửa hay mở cửa, đốt đèn hay tắt đèn, hoặc đọc kinh, tán tụng, vấn nạn… tùy làm việc gì khiến cho người khác không vui đều phạm Ba-dật-đề , vì có tâm cố ý xúc não nên thành tội.

18. Nhân duyên kết giới thứ mười tám:

Giới này là cọng giới, Tỳ-kheo và Tỳ-kheo-ni đều kết phạm Badật-đề, ba chúng dưới phạm Đột-kiết-la. Tướng phạm trong giới này là nếu giường nằm hay giường ngồi thiền có một chân nhọn, ba chân không nhọn hoặc hai chân nhọn, hai chân không nhọn hoặc ba chân nhọn, một chân không nhọn hoặc cả bốn chân đều nhọn ở trên lầu gác, tùy dùng sức lực để ngồi nằm trên giường này thì phạm Ba-dật-đề; nếu dùng các vật mềm lót đở ở chân giường thì không phạm; nếu dùng các vật cứng như gạch ngói, đá lót đở ở chân giường có thể làm người bị thương thì phạm Ba-dật-đề. Nếu ở trên lầu gác, chỗ để giường chắc chắn không rơi xuống dưới gác thì không phạm; nếu chân giường không nhọn cũng không phạm; nếu chân giường nhọn mà không dùng sức lực để ngồi nằm lên thì không phạm. Thể của giới này là phải ở trên lầu gác, chân giường nhọn, chỗ để giường không chắc chắn lại còn dùng sức lực ngồi nằm lên mới phạm Ba-dật-đề. Pháp của tỳ-kheo ngồi hay nằm đều phải nhẹ nhàng và thận trọng, nếu không sẽ làm người khác bị thương và tự hoại oai nghi phạm Đột-kiết-la.

19. Nhân duyên kết giới thứ mười chín:

Giới này là cọng giới, Tỳ-kheo và Tỳ-kheo-ni đều kết phạm Badật-đề, ba chúng dưới phạm Đột-kiết-la. Luận về sát sanh có ba loại:

Một là vì tham lông, sừng và da thịt mà sát sanh; hai là vì oan ghét hay hận thù mà sát sanh; ba là không vì tham lợi cũng không vì oán thù mà vì ngu si nên sát sanh. Trong giới này Xiển-na dùng nước có trùng là vì ngu si mà sát sanh. Có tất cả bốn giới sát sanh, trong bốn giới, giới này được kết đầu tiên; sau khi Phật chế giới không được dùng nước có trùng tưới lên cỏ, bùn đất; Xiển-na dùng nước có trùng uống dùng. Sau khi Phật chế giới không được dùng nước có trùng uống dùng, Xiển-na cố ý giết súc sanh; sau khi Phật chế giới không được cố ý giết súc sanh lại giết người. Do sự việc khác nhau nên phân làm bốn giới kết tội trọng khinh khác nhau. Tướng phạm trong giới này là nếu Tỳ-kheo dùng nước có trùng tưới lên cỏ, bùn đất; tùy dùng nước nhiều hay ít đều phạm Badật-đề. Nếu muốn làm chỗ ở, Tỳ-kheo nên xem xét kỹ nước ở nơi đó có trùng hay không; nên dùng vải dầy khoảng một khuỷu tay để làm đảy lượt nước, lượt nước xong nên đưa nước đã lượt ra chỗ có ánh sáng mặt trời xem còn trùng hay không, nếu thấy vẫn còn trùng thì nên lượt nước lại lần thứ hai; nếu lượt nước đến lần thứ ba mà vẫn còn trùng thì không nên ở chỗ này.

 

Pages: 1 2 3 4 5 6 7 8 9