tạp a hàm kinh

Phật Quang Đại Từ Điển

(雜阿含經) Phạm: Saôyuktàgama. Pàli:Saôyutta-nikàya. Hán âm: Tán du khất đát ca a cam. Kinh, 50 quyển, do ngài Cầu na bạt đà la dịch vào đời Lưu Tống, được thu vào Đại chính tạng tập 2, là 1 trong 4 bộ A hàm Bắc truyền. Cứ theo luật Ngũ phần quyển 30 và luật Tứ phần quyển 54, nguyên do lập danh xưng Tạp a hàm là vì kinh này tập hợp các giáo pháp Tứ thánh đế, Bát thánh đạo, Thập nhị nhân duyên… mà đức Phật giảng nói cho tỉ khưu, tỉ khưu ni, Ưu bà tắc, Ưu bà di, Thiên tử, Thiên nữ… vào một bộ, nên gọi là Tạp a hàm. Còn theo luật Ma ha tăng kì quyển 32 thì vì văn cú của bộ kinh này được thu tập lộn xộn nên gọi là Tạp a hàm. Luận Du già sư địa quyển 85 thì cho rằng tất cả giáo phápSự tương ứng được tập hợp lại, nên gọi là Tạp a cấp ma (Tạp a hàm). Lại theo Tát bà đa tì ni tì bà sa quyển 1 thì Tạp a hàm xiển minh các thiền định, là pháp môn mà người tọa thiền phải tu tập. Toàn bộ kinh gồm có 50 quyển, 1362 bài kinh ngắn, nội dung tương đương với Tương ứng bộ (Saôyutta-nikàya) bản Pàli thuộc Nam truyền. Đây là bộ lớn nhất và cũng được thành lập sớm nhất trong 4 bộ A hàm Hán dịch. Theo tính chất mà phân biệt thì toàn kinh được chia làm 3 loại lớn: 1. Tu đa la: Nội dung gồm các Đạo phẩm như uẩn, xứ, duyên khởi, thực, đế, giới, niệm, trụ… 2. Kì dạ: Phần kệ tụng vấn đáp. 3. Kí thuyết: Ghi chép lại lời của Phật và các đệ tử nói, theo thứ tự đượcbiên chép vào các quyển. Ba bộ loại lớn trên đây, theo thứ tự, tương đương với 3 loại Sở thuyết Sở vị thuyết và Năng thuyết nêu trong luận Du già sư địa quyển 85. Kinh Tạp a hàm bảo tồn được phong mạo của Phật giáo nguyên thủy, trong đó tuy có cả các phần do người đời sau biên soạn, nhưng phần lớn được thành lập vào thời kì đầu. Những câu văn trong kinh này phần nhiều ngắn gọn, sáng sủa; về pháp môn tu hành thực tiễn, có nêu các đạo phẩm như Niệm trụ, Uẩn, Giới… Từ sự đối thoại giữa Phật và các đệ tử hiển hiện ra tứ song bát bối khác nhau, dựa theo 8 chúng mà nói Chúng tương ứng, khiến tại gia, xuất gia, nam nữ, già trẻ, các vị đại đệ tử của Phật… đều lãnh thụ được lợi ích của chính pháp. Hiện nay, kinh Tạp a hàm có 2 loại bản mới là Tạp a hàm kinh của nhà xuất bản Phật quang sơn và Tạp a hàm kinh luận hội biên của ngài Ấn thuận. Tạp a hàm bản Phật quang dùng hình thức chấm câu mới, chia đoạn rõ ràng, chú trọng đối chiếu với bảnPàli và với các bản Hán dịch khác nhau, xem xét lại thứ tự số quyển, với mỗi bài kinh đều có giải nói ý kinh. Những chỗ văn kinh không rõ, khó hiểu, đều có đưa vào thêm văn Pàli để đối chiếu, so sánh, hoặc dịch ra Trung văn. Còn Tạp a hàm kinh luận hội biên của ngài Ấn thuận thì đối chiếu kinh Tạp a hàm với luận Du già sư địa, áp dụng thể thức cũ của Ấn độ là chia loại theo nội dung, xóa bỏ cách chia quyển theo truyền thống Hán dịch, tất cả có 7 tụng, 51 tương ứng. Cứ theo Hán Pàli tứ bộ a hàm hỗ chiếu lục của Học giả Xích chiểu Trí thiện người Nhật bản thì giữa kinh Tạp a hàm Hán dịch Bắc truyền và Tương ứng bộ Pàli Nam truyền chẳng những chỉ khác nhau về số lượng kinh được thu chép mà còn có nhiều chỗ trái nhau về nghĩa lí. Một học giả Nhật bản khác là ông Tỉ kì Chính trị đã tham chiếu Tương ứng bộ Pàli, Biệt dịch Tạp a hàm kinh, Hữu bộ tì nại da tạp sự… rồi trong tác phẩm của mình là Hán dịch tứ a hàm, (The four Buddhist Àyamas in Chinese) phân loại kinh Tạp a hàm thành 8 tụng (phẩm) 63 bộ.Ngoài ra, 3 kinh: Kinh A dục vương nhân duyên, kinh Pháp diệt tận tướng và kinh A dục vương thí bán a ma lặc quả nhân duyên trong quyển 23 và quyển 25 của kinh Tạp a hàm hiện còn, tương đương với Divyàvadàna tiếng Phạm, A dục vương truyện do ngài An pháp khâm dịch vào đời Tây Tấn và kinh A dục vương do ngài Tăng già sa la dịch vào đời Lương. Ba kinh nói trên đúng ra là kinh Vô ưu vương, theo ý nghĩa nội dung kinh thì thực không nên biên chép vào kinh Tạp a hàm. Bởi thế 2 bộ kinh Tạp a hàm mới được biên tập của Trung quốc đều loại bỏ 3 kinh này, riêng bản Phật quang vẫn đưa các kinh ấy xếp vào phần phụ lục để cho người đọc tham khảo. Kinh này thu chép tất cả gồm 1300 kinh ngắn, nhưng Đại chính tạng của Nhật bản thì có tất cả là 1362 kinh ngắn, tức bao gồm cả quyển 23 và quyển 25 nói trên. Kinh Tạp a hàm bản Phật quang tổng cộng có 1359 kinh, đồng thời, y cứ vào pho bộ đã được điều chỉnh lại mà có biên số hiệu mới. Còn Tạp a hàm kinh luận hội biên của ngài Ấn thuận thì cứ cuối mỗi kinh lạiliệt kê số kinh có liên quan đến kinh ấy và lần lượt được tính là một kinh, thành ra tổng cộng có tới hơn 10.000 kinh. Quốc dịch nhất thiết kinh của Nhật bản cũng sử dụng phương pháp này, nhưng tổng số kinh có hơi khác số kinh trong bản của ngài Ấn thuận. Bản Hán dịch kinh Tạp a hàm có 3 loại và 30 kinh Biệt sinh, tổng cộng có 33 loại. Trong các quyển kinh còn sót lại bằng tiếng Phạm được tìm thấy thời gần đây ở vùng Tân cương Trung quốc, người ta phát hiện những mảnh vụn tương đương với kinh Tạp a hàm Hán dịch. Ngoài ra, trong Đại tạng kinh Tây tạng cũng có thu chép những Biệt kinh tương đương với kinh Tạp a hàm Hán dịch. Về các bộ phái truyền thừa kinh Tạp a hàm, theo Pháp hoa kinh huyền tán quyển 1, phần đầu, Đại thừa pháp uyển nghĩa lâm chương quyển 4, phần cuối và Hoa nghiêm kinh sớ sao huyền đàm quyển 8 thì Tứ a hàm đều do Đại chúng bộ truyền; nhưng Câu xá luận kê cổ quyển thượng lại cho rằng Tạp a hàm và Trung a hàm là do Thuyết nhất thiết hữu bộ truyền; còn ngài Ấn thuấn thì chủ trương Tạp a hàm Hán dịch do Thuyết nhất thiết hữu bộ truyền, Tương ứng bộPàli do Xích đồng diệp bộ truyền, Biệt dịch Tạp a hàm kinh thì gần như Ẩm quang bộ truyền. [X. Hữu bộ tì nại da tạp sự Q.39; luận Phân biệt công đức Q.1; Soạn tập tam tạng cập tạp tạng truyện; Xuất tam tạng kí tập Q.2; Lương cao tăng truyện Q.3; Pháp kinh lục Q.3; Lịch đại tam bảo kỉ Q.10; Khai nguyên thích giáo lục Q.5, 13, Đại tạng thánh giáo pháp bảo tiêu mục Q.6; Chí nguyên pháp bảo khám đồng tổng lục Q.6; Duyệt tạng tri tân Q.29; Đại tạng kinh Nam điều mục lục bổ chính sách dẫn; Tạp a hàm kinh san định kí (Lữ trừng); Tạp a hàm kinh uẩn tụng lược thích (Nhiếp ngẫu canh); Nguyên thủy Phật giáo thánh điển chi tập thành (Ấn thuận)]. (xt. A Hàm, A Hàm Kinh).