tăng vật

Phật Quang Đại Từ Điển

(僧物) Phạm,Pàli:Sàôghika. Cũng gọi Tăng kì vật, Tăng già vật. Chỉ cho tất cả vật dụng thuộc về Tăng già(đoàn thể tăng ni). Ngoài 3 áo, 1 bát là vật tư hữu cá nhân, còn các vật khác, cho đến phòng ốc, đất đai… đều thuộc tài sản chung, đều có quan hệ kinh tế với tăng đoàn. Giáo đoàn của đức Thích tôn lấy việc tu hành li dục làm tông chỉ, nên có những qui định nghiêm khắc đối với việc tích chứa riêng của cá nhân. Về việc sử dụng vật của tăng đoàn, tuy tùy thời đại và xứ sở có khác nhau, nhưng về tinh thần sử dụng thì vẫn được truyền thừa từ xưa cho mãi đến ngày nay. Nói một cách tổng quát, tăng vật được chiara2 loại: 1. Tứ phương tăng vật(cũng gọi Chiêu đề tăng vật, Thập phương tăng vật, Thường trụ tăng vật): Tức là những vật dụng chung của tăng già, là tài sản công cộng của giáo đoàn, hiện tiền tăng không được tự ý xử trí, như chùa viện, ruộng vườn, phòng ốc… 2. Hiện tiền tăng vật: Chỉ cho những vật mà hiện tiền tăng(tỉ khưu, tỉ khưu ni hiện cùng ở một chùa) được phép thụ dụng, tức những vật thí chủ bố thí cho tăng chúng hiện diện; hoặc chỉ cho những di vật của vị tăng, ni đã qua đời. Ngoài ra, Tứ phần luật hành sự sao quyển trung còn chia tăng vật làm 4 loại. 1. Thường trụ thường trụ vật: Chỉ cho những vật mà đại chúng cùng được thụ dụng, như chùa viện, ruộng vườn, hoa quả, rừng cây… chung cho tăng 10 phương, không được chia dùng riêng. 2. Thập phương thường trụ vật:Chỉ chocácthức ăn chín như cơm, bánh… do thí chủ cúng dường đại chúng, là những vật chung cả 10 phương, nhưng chỉ giới hạn ở bản xứ thụ dụng, cho nên gọi là Thập phương thường trụ vật. 3. Hiện tiền hiện tiền vật: Chỉ cho những vật do thí chủ bố thí cho hiện tiền tăng, hoặc những vật riêng của mỗi người. Đây là những vật do thí chủ xem xét hiện tiền tăng nhiều hay ít mà cúng dường. 4. Thập phương hiện tiền vật: Chỉ cho những di vật của vị tỉ khưu quá cố được phân chia cho tăng 10 phương. [X. phẩm Thập thiện nghiệp đạo trong kinh Chính pháp niệm xứ Q.1; kinh Đại phương đẳng đại tập Q.44; Thiện kiến luật tì bà sa Q.9; luật Ngũ phần Q.25; luật Tứ phần Q.41; luật Ma ha tăng kì Q.28; luật Thập tụng Q.8, 10, 28; Tát bà đa tì ni tì bà sa Q.2, 3, 5; Căn bản tát bà đa bộ luật nhiếp Q.8; Hữu bộ ni đà na Q.5; Tứ phần luật hành sự sao tư trì kí Q.trung, phần 1; Thích thị yếu lãm Q. trung; điều Vong tài tăng hiện trong Nam hải kí qui nội pháp truyện Q.4]. (xt. Tam Bảo Vật, Lục Vật).