tăng kỳ chi

Phật Quang Đại Từ Điển

(僧祇支) Phạm: Saôkakwikà. Pàli: Saíkacchà, Saíkacchika. Hán dịch: Yêm dịch y, Yêm dịch sấn y, Phú dịch y, Phú kiên y. Cũng gọi Tăng cước kì ca, Tăng kiệt chi, Tăng ca chi, Tăng khước kì, Tăng cước kì, Tăng cước sai. Gọi tắt: Kỳ chi, Kiệt chi. Áo lót phủ vai, che 2 nách, 1 trong 5 áo. Tại Ấn độ, ngoài 3 áo do Tăng đoàn qui định ra, vị tỉ khưu ni còn được sở hữu 1 áo lót hình chữ nhật, dài đến eo để che 2 nách, ngực và vai trái, gọi là áo Tăng kì chi, được mặc bên trong 3 áo, cộng với cái quần và 3 áo, gọi chung là 5 áo của tỉ khưu ni. Về sau, tỉ khưu tăngcũng được phép dùng Tăng kì chi. Phú kiên được sử dụng với ca sa 7 điều hiện nay có thể được xem là hình thức tượng trưng cho loại áo này. Cách mặc Tăng kì chi là: Từ dưới nách bên phải kéo lên che ngực rồi vắt phủ lên vai trái. Lúc ở trong phòng thì chỉ mặc Tăng kì chi và quần. Về sự đồng, dị giữa Tăng kì chi và Phú kiên y thì xưa nay có nhiều thuyết. Cứ theo sự chú thích trong Hữu bộ bách nhất yết ma quyển 2 của Ngài Nghĩa tịnh thì Tăng kì chi và Phú kiên y vốn là một, nhưng trong luật không có danh mục về Phú kiên y. Vả lại, Tăng kì chi được lưu hành ở thời ngài Nghĩa tịnh, đúng ra là chỉ cho Quyết tô lạc ca (Phạm: Kusùlaka, quyết tu la), tức quần của tỉ khưu ni. Nhưng luật Tứ phần quyển 27 và 48 thì ngoài 3 áo ra, còn nêu Tăng kiệt chi và Phú kiên y. Bởi thế nên Tứ phần luật san phồn bổ khuyết hành sự sao quyển hạ, phần 1 mới căn cứ vào đó mà cho rằng Phú kiên y nói trong luật Thập tụng quyển 46 chính là Phú kiên y của luật Tứ phần, còn Quyết tu la chính là Tăng kiệt chi. Tức thuyết này cho rằng Tăng kì chi và Phú kiên y là 2 vật khác nhau, còn Tăng kỳ chi và Quyết tu la thì giống nhau. Nhưng khảo chứng tên gọi Phạm và Hán thì đó chỉ là một vật. [X. luật Tứ phần Q.41; luật Ma ha tăng kì Q.38; điều Trước y pháp thức trong Nam hải kí qui nội pháp truyện Q.2; Tứ phần luật sớ sức tông nghĩa kí Q.5, phần cuối]. (xt. Tam Y, Ngũ Y, Pháp Y).