tăng già thí quốc

Phật Quang Đại Từ Điển

(僧伽施國) Tăng già thi, Phạm: Sàôkàzya, Saôkàzya, Pàli: Saôkassa. Cũng gọi Tăng già thi sa quốc, Tăng ca thi quốc, Tăng ca xa quốc, Tăng ca xá quốc, Tăng kha xa quốc, Tăng ca thi quốc, Kiếp tỉ tha quốc (Pàli:Kapitha), Nê phạ miệt đa quốc (Phạm:Devàvatàra). Tên một nước đời xưa ở lưu vực sông Hằng, Trung Ấn độ. Cao tăng Pháp hiển truyện (Đại 51, 859 hạ, 860 thượng) nói: Từ đây đi về phía đông nam 18 do diên, có một quốc gia tên là Tăng già thi, là nơi đức Phật trở về từ cung trời Đao lợi sau 3 tháng thuyết pháp cho thân mẫu nghe (…) Nước này có khoảng 1000 vị tăng và ni, học cả Đại thừa lẫn Tiểu thừa. Theo Đại đường tây vực kí quyển 4, nước này chu vi hơn 2000 dặm, đô thành rộng hơn 20 dặm, khí hậu và thổ nghi gần giống nhưkhí hậuthổ nghi của nước Tì la na noa, phong tục thuần hậu, người ham học nghề; trong nước có 4 ngôi chùa với hơn 1000 vị tăng, đều học pháp Tiểu thừa của Chính lượng bộ; có 10 ngôi đền thờ trời, ngoại đạo ở xen kẽ, tất cả đều thờ trời Đại tự tại. Cao tăng Pháp hiển truyện còn nói: Đây là nơi mà tỉ khưu ni Ưu bát la là người đầu tiên lễ bái đức Phật khi Ngài từ cung trời Đao lợi trở về cõi Diêm phù, là nơi 3 đức Phật quá khứ và đức Thích tôn kinh hành và tĩnh tọa; là chỗ Thiên đế thích và Phạm thiên vương theo đức Phật từ cõi trời đi xuống và là nơi có tháp thờ tóc và móng tay của Phật… Về vị trí của đô thành nước này, theo ông Cunningham chính là vùng Sankisa nằm khoảng giữa Atranji và kanoj. Nhưng ông Smith thì không tán đồng thuyết này và cho rằng đó phải là vùng phụ cậnPitiàlì ở góc đông bắcÌtà hoặc Etah. [X. kinh Tạp a hàm Q.19; kinh A dục vương Q.3; A dục vương truyện Q.2; Giải thuyết tây vực kí; Ancient Geography of India by A. Cunningham; On Yuan Chwang by T. Watters; Buddhist Records of the Western World by S. Beal; The Geographical Dictionary of Ancicent and Mediaeval India by N. L. Dey].