TÂN HOA NGHIÊM KINH LUẬN

QUYỂN 35

Cư Sĩ Lý Thông Huyền (Đời Đường).

Mười sáu hàng Kinh từ như các Bồ-tát đến từ tạ ra đi có bốn ý:

  1. Đức thăng tiến.
  2. Cõi nước của thiện tri thức.
  3. Tên thiện tri thức.
  4. Lạy tạ ra đi.

Đức thăng tiến: trưởng giả Giải Thoát khen ngợi mười đức thù thắng của trụ sau để Thiện Tài cầu học. Đi về phương nam, đến biên giới cõi Diêm phù đề: trụ chánh tâm đạt trí huệ thần thông của thế gian, xuất thế gian. Chỉ đạt tâm bi xuất thế trong thế gian, chưa đạt tâm bi cũng sống trong đời với chúng sanh nên thiện tri thức là Tỳ kheo: tướng xuất tục trong thế gian. Vị sau là vị viên mãn tâm bi vào đời nên thiện tri thức là nữ cư sĩ. Tỳ kheo Hải Tràng ở nước Ma lợi dà la: đủ trí huệ phước đức đoạn trừ vọng nghiệp của chúng sanh. Phần từ bấy giờ Thiện Tài đến Bát-nhã Ba-la-mật có năm ý:

  1. Suy xét pháp tiến tu.
  2. Đến nước Ma lợi Dà la.
  3. Tìm Tỳ kheo Hải Tràng.
  4. Tỳ kheo kiết già nhập định lên đường.
  5. Hiện thân độ sanh.

Kiết già bên đường: tịch dụng tự tại. Thiền hành: dụng; nhập định: tịch, trong dụng có tịch. Bên đường: Không sống trong tịch dụng, tự tại trong tịch dụng. Không quán hơi thở: tự tại dung nhiếp tịch dụng khác với sự chứng tịch diệt của nhị thừa. Hiện thân độ sanh: hiện 23 pháp môn:

  1. Từ chân hóa vô số trưởng giả cư sĩ Bà-la-môn, chân là phương tiện đi lại. Trưởng giả cư sĩ Bà-la-môn là hạnh thế gian.
  2. Từ hai đầu gối hóa hiện vô số Sát-đế-lợi thông tuệ. Vì trí huệ nhiếp phục sanh tử như vua đủ quyền lực tự tại cai trị dân chúng. Sát-đế-lợi: dòng vua chúa. Bà-la-môn: người học hạnh thanh tịnh, trí tự tại tùy thuận sanh tử nhưng không đắm nhiễm thông huệ: trí thông hiểu mọi pháp. Tất cả đều từ trí.
  3. Từ eo hóa vố số tiên nhơn: eo tiêu biểu cho dục. Trí hóa hiện hành hạnh thế gian để độ sanh nhưng không đắm năm dục.
  4. Từ hai hông hóa hiện vô số long vương long nữ: che chở thương yêu chúng sanh.
  5. Từ tướng chữ vạn trước ngực hóa hiện vô số A-tu-la, hiển hiện oai lực huyễn ảo, chấn động trăm vạn cõi nước. Ngực: dũng mãnh; vạn: thanh tịnh. Dũng mãnh siêng năng phá trừ phiền não để chúng sanh sống trong thanh tịnh.
  6. Từ lưng hóa hiện vô số nhị thừa: nhị thừa quay lưng với trí bi hạnh nguyện độ sanh của Phật.
  7. Từ hai vai hóa hiện vô số la sát ủng hộ chúng sanh tạo nghiệp lành, người tu mười tru, mười hạnh, quả Phật.
  8. Từ bụng hóa hiện vô số Khẩn-na-la, càn thát bà trỗi nhạc khen ngợi pháp Phật.
  9. Từ kim diện hóa hiện chuyển luân vương.
  10. Từ hai mắt hóa hiện vô số mặt trời chiếu đến địa ngục: từ bi phá trừ vô minh u tối.
  11. Từ tướng lông trắng giữa lông mày hóa hiện vô số Đế Thích: quả của mười địa, sống trong trung đạo đạt pháp tối cao, chỉ dạy chúng sanh.
  12. Từ trán hóa hiện vô số phạm thiên.
  13. Từ đầu hóa hiện vô số Bồ-tát tu tập viên mãn các pháp.
  14. Từ đỉnh đầu hóa hiện vô số Như Lai: quả Phật tùy địa vị.
  15. Toàn thân Tỳ kheo hóa vô số lưới ánh sáng: ánh sáng Bát-nhã Ba-la-mật độ thoát chúng sanh.
  16. Từ bấy giờ Thiện tài… quán sát hạnh nghiệp của thiện tri thức.
  17. Hải Tràng xuất định, Thiện Tài khen ngợi.
  18. Thiện Tài hỏi tên định.
  19. Hải Tràng nói tên định: Phổ Nhãn xả đắc, Bát-nhã Ba-la-mật thanh tịnh, Phổ trang nghiêm thanh tịnh;
  20. Tỳ kheo Hải Tràng dạy tu Bát-nhã Ba-la-mật đạt vô số tam muội.
  21. Thiện Tài hỏi về cảnh giới định.
  22. Tỳ kheo Hải Tràng thuyết giảng hai pháp vô chướng.

    23. Nên đức thăng tiến để Thiện Tài tu tập. Quán sát một ngàymột đêm: thí Ba-la-mật; bảy ngày bảy đêm: Bảy giới; nửa tháng: nhẫn Ba-la-mật. Nhẫn chỉ lợi ích cho riêng mình, không lợi ích cho người; một tháng: tinh tấn tạo lợi ích cho cả mình người; sáu tháng: trụ thứ sáu; sáu ngày: Ba-la-mật thứ sáu. Trụ thứ sáu chuyên tu Bát-nhã Ba-la-mật đoạn trừ vọng chấp tịch dụng thế gian xuất thế gian, đạt thần thông tịch dụng tự tại. Song vì chuyên tu tâm xuất thế, ít hành tâm nhập thế nên là Tỳ kheo. Tuy có từ bi nhưng là lòng từ thanh tịnh không đắm nhiễm, không có tâm bi hòa nhập cùng thế gian. 16 hàng Kinh từ như các Bồtát đến từ tạ ra đi trong trụ thứ bảy có năm ý:

  1. Đức thăng tiến.
  2. Cõi nước của thiện tri thức.
  3. Nơi ở của thiện tri thức.
  4. Tên thiện tri thức.
  5. Lạy tạ ra đi.

Nước Hải Triều: thiện tri thức vào sanh tử độ sanh đúng thời cơ như nước thủy triều lên xuống có chùng mực. Vườn Phổ trang nghiêm: sanh tử là vườn, hạnh độ sanh là rừng, hành vô số hạnh độ sanh để chúng sanh thành Phật. Nữ cư sĩ Hưu Xả: (Mãn Nguyện) thỏa mãn mong muốn của chúng sanh (đây chính là địa bảy). Vị trước chuyên tu tâm xuất thế nên là Tỳ kheo. Vị này vào đời nhưng không đắm nhiễm. Từ bi sống trong chơn tục là nữ tu sĩ. Đoạn từ bấy giờ Thiện Tài đến pháp giải thoát có 13 ý:

  1. Suy xét pháp tiến tu.
  2. Đi về phương nam đến nước Hải Triều.
  3. Vườn Phổ trang nghiêm xinh đẹp.
  4. Vào vườn tìm thiện tri thức.
  5. Gặp thiện tri thức.
  6. Cung kính thỉnh pháp.
  7. Nữ cư sĩ thuyết pháp.
  8. Thiện Tài trình bày việc phát tâm bồ đề.
  9. Thiện Tài hỏi về thời gian thành tựu đạo bồ đề của thiện tri thức.
  10. Thiện tri thức trả lời.
  11. Thiện Tài hỏi pháp.
  12. Thiện tri thức dạy pháp.
  13. Đức thăng tiến.

 

 

Vườn rừng trang nghiêm: hạnh nguyện độ sanh rộng lớn nên y báo chánh báo cũng khôn lường. Dung mạo đoan chánh: tâm từ bi nhu thuận độ sanh không chấp ngã, hành Ba-la-mật, phụng sự vô số Phật, trời người cung kính, ai thấy được sẽ đoạn trừ hoặc chướng, vì lòng từ bi hiện thân nữ, nhưng không nữ tánh. Cung điện lầu gác: quả của bi trí. Kinh dạy: “Thiện nam tử! chúng sanh nào thấy được ta đều đạt vô thượng bồ đề: muốn đạt vị này, cần tu ba giải thoát, trí thế gian xuất thế gian hiển hiện, thành tựu hạnh từ bi rộng lớn, hiểu tánh sanh tử là tánh trí Như Lai, đạt pháp giải thoát ly ưu ổn tràng. Người dù hiểu không, vô ngã nhưng còn sợ sanh tử chưa đạt pháp giải thoát này thì sẽ bị thoái lui. Đó là phàm phu, nhị thừa, Bồ-tát cõi tịnh. Các đức Phật đến đây thuyết pháp: bi trí hòa hợp. Vị này từ tâm bi thành tựu trí không dụng công (trụ 10, địa 10, địa mười một Ba-la-mật như trước). Trụ này dung hợp pháp thế gian xuất thế gian, chuyển tâm xuất thế, yêu thương chúng sanh. Vào đời độ thoát: vì độ sanh, Bồ-tát làm mọi việc dù tốt xấu. Thiện Tài hỏi về thời gian thành đạo của nữ cư sĩ: cấu pháp giải thoát không nhanh chậm, vừa phát tâm là thông đạt ba đời, trong thể giải thoát không có nhanh chậm, thành tựu tâm bi sâu xa là kiếp số nhanh chậm của thế gian. Cõi chúng sanh không cùng, hạnh nguyện cũng không cùng. (Các báu vật như trước). Giải thoát ly ưu an ổn tràng: độ chúng sanh, chúng sanh lìa khổ, Bồ-tát an ổn. Nếu chúng sanh chưa thoát khổ Bồ-tát không an ổn. Bồ-tát tuy hiểu tánh sanh tử nhưng còn sợ sanh tử thì chưa an ổn thoát khổ. Người vào sanh tử tự tại độ sanh, không đắm chìm, không ra khỏi là an ổn thoát khổ. Trụ này chuyên tu phương tiện Ba-la-mật. 16, hàng từ như các Bồ-tát đến từ tạ ra đi có năm ý:

  1. Đức thăng tiến.
  2. Cõi nước của thiện tri thức.
  3. Nơi ở.
  4.  Tên.
  5. Từ tạ ra đi.

Lưu luyến: tâm kính pháp quí người, với bi trí tự tại vào đời độ thoát chúng sanh. (Hải triều như trước). Nước Na-la-sách: bất lại đọa. Bồ-tát dùng trí không dụng công độ thoát vô số chúng sanh. (Địa tám như trụ này). Tiên nhơn Tỳ mục cù sa: xuất thinh khả ứng, với trí sáng, Bồ-tát dùng ngôn ngữ nhiếp phục tà luận. Đoạn từ bấy giờ Thiện Tài đến giải thoát Vô Thắng Tràng có 13 ý:

  1. Suy xét pháp.
  2. Đến nước Na la sách.
  3. Tìm thiện tri thức.
  4. Thấy vườn rừng xinh đẹp.
  5. Tiên nhơn an tọa dưới cây chiên đàn, vô số đệ tử cầu pháp.
  6. Thỉnh pháp.
  7. Tiên nhơn khen ngợi Thiện Tài.
  8. Tiên nhơn nêu tên pháp môn.
  9. Thiện Tài hỏi về cảnh giới của pháp giải thoát.
  10. Tiên nhơn xoa đầu, nắm tay Thiện Tài, hiện thân đi khắp vô số cõi nước.
  11. Thiện Tài gặp Phật.
  12. Tiên nhơn thâu thần.
  13. Đức thăng tiến.

 

 

Cây Ba Sất la như cây Thu, hoa màu tím rất thơm; cây Ni câu luật, lá như lá cây thị, cây con như cây tỳ bà, tính chịu lạnh, là loài cây cao nhứt. Vô số đệ tử: hạnh độ sanh. Vì sao thiện trí thức trụ này là tiên ? Trí thanh tịnh như tiên, trí không dụng công hiển hiện không đắm nhiễm, độ sanh bằng trí không dụng công. Vườn rừng: che chở chúng sanh. Ao sen: hạnh độ sanh không đắm nhiễm. Tiên nhơn an tọa dưới cây cội chiên đàn: che chở chúng sanh. Chiên đàn: Năm hương giải thoát, trí không dụng công đoạn trừ tham loạn. Ảo cỏ: hạnh biết đủ ít muốn. Xỏa tóc: trí viên mãn. Đệ tử vây quanh: viên mãn mọi hạnh. Đến nơi, Thiện Tài Kính lạy: Kính pháp cúi người, năm trần đều thuộc trí. Thiện tri đức: trí không dụng công hợp chơn như. Giải thoát Vô thắng tràng: trí độ sanh đoạn trừ phiền não. Xoa đầu: an ủi. Thiện Tài thấy mình đi khắp cõi nước và cõi Phật: thể hội cảnh trí. Trụ thứ tám… địa tám đều được các đức Phật gia hộ, nếu không các vị dễ bị vướng chấp. Tiên nhơn thâu thần: dùng sức trí độ Thiện Tài nhập pháp vị, nhưng khi đạt pháp, trí huệ không thay đổi, thấy các pháp trước sau không khác. Ví như đi thuyền qua sông, đến bờ bên kia phải bỏ thuyền lại. Vị này chuyên tu nguyện Ba-la-mật. Vì sợ chấp pháp, Bồ-tát dùng nguyện phát khởi công dụng của trí, nhớ lại hạnh nguyện độ snah ngày xưa, hành mọi hạnh, không chấp pháp thanh tịnh. 12 hàng Kinh từ như các Bồ-tát đến từ tạ ra đi có sáu ý:

  1. Đức thăng tiến.
  2. Nơi ở của Thiện tri thức.
  3. Làng Y Sa La.
  4. Tên thiện tri thức.
  5. Khuyên cầu học.
  6. Lạy tạ ra đi.

Y Sa La: trường trực, thiện tri thức dạy pháp cho chúng sanh (Bà-la-môn Thắng Nhiệt như trước). Đoạn từ bấy giờ Thiện Tài đến giải thoát vô tận luân có 2 ý:

  1. Thần lực vi diệu soi chiếu khắp nơi.
  2. Suy xét pháp, đi về phương nam.
  3. Đến nơi, thấy thiện tri thức hành khổ hạnh.
  4. Thiện tri thức lên núi dao, nhảy vào đống lửa.
  5. Thiện Tài đảnh lễ cầu pháp.
  6. Bà-la-môn bảo Thiện Tài lên núi dao, nhảy vào đống lửa.
  7. Thiện Tài nghi ngờ vì thân người khó được.
  8. 10 ngàn phạm thiên khuyên Thiên Tài quán sát lửa ấy là ánh sáng của định kim cang.
  9. 10 ngàn ma vương quán sát Thiện Tài, khen ngợi công đức của Bà-la-môn.
  10. 10 ngàn tự tại thiên khuyên Thiện Tài không nên nghi ngờ.
  11. 10 ngàn Hóa lạc thiên khuyên ngợi đức của Bà-la-môn.
  12. 10 ngàn đâu suất thiên khen ngợi.
  13. 10 ngàn chư thiên cõi trời 33 rải hoa thơm.

 

 

14-19) 10 ngàn long vương, Xạ Xoa Vương, càn thát bà, A-tu-la, ca lâu la, khẩn na la đều khen ngợi.

    20. 30 chúng cõi dục khen ngợi đức hạnh của Bà-la-môn, khuyên Thiện Tài không nên nghi ngờ.

21. Thiện Tài hối lỗi.

    22. Bà-la-môn nói Ke.

23. Vâng lời dạy, Thiện Tài lên núi dao nhảy vào đống lửa.

24. Thiện Tài đạt lợi ích.

25. Đức thăng tiến.

Núi dao: lực Ba-la-mật, trí huệ là thể, người tu hành hiểu rõ sanh tử là tánh giải thoát trong pháp giới, không lo sợ, tự tại. Lửa: trí kim cang. Y na bạt la Long Vương: vì đời trước phá giới đốn cây nên sanh ở cây thối. Ưu bà: lòng tin thanh tịnh; Nan Đà: hoan hỷ: nghe pháp tin hiểu vui vẻ. Giải thoát vô tận luân: Bồ-tát đạt trụ pháp vương, tùy sở thích của chúng sanh, hiển hiện chánh pháp hạnh đức. Vị này chuyên tu lực Ba-la-mật như địa thứ 9). Phần đức thăng tiến có bốn ý:

  1. Đức thăng tiến.
  2. Nơi ở của thiện trí thức.
  3. Tên thiện tri thức.
  4. Lạy tạ ra đi.

Thành sư tử phấn tấn: cung điện của tăng sư tử Tràng, ông là phụ hoàng của Từ Hành. Trí lực tự tại: vua; từ bi: người nữ. Từ trí hành bi, ở trong sanh tử nhưng không đắm nhiễm. Phần nhập pháp có 22 ý:

  1. Tôn trọng thiện tri thức.
  2. Suy xét pháp tiến tu.
  3. Đi về phương nam.
  4. Đến thành sư tử phấn tấn.
  5. Tìm gặp đồng nữ Từ Hành.
  6. Biết đồng nữ là dòng dõi hoàng tộc.
  7. 400 thể nữ hầu hạ.
  8. Cung của đồng nữ.
  9. Bảo tòa.
  10. Thiện Tài đến nơi.
  11. Thấy y báo chánh báo trang nghiêm của đồng nữ.
  12. Thiện Tài cầu pháp.
  13. Đồng nữ dạy Thiện Tài quán quả hiện tại sẽ biết nhân tu.
  14. Quán sát Long, Thiện Tài chấp tay cung kính.
  15. Đồng nữ dạy pháp Bát-nhã Ba-la-mật phổ trang nghiêm.
  16. Đồng nữ nói về sự gặp Phật khi tu pháp này.
  17. Số lượng Phật nhiều như số cát trong 36 sông Hằng.
  18. Đồng nữ lãnh thọ pháp này, các đức Phật hành pháp khác.
  19. Các đức Phật nói pháp không trùng lặp.
  20. Thiện Tài hỏi về cảnh giới của pháp này.
  21. Tu pháp đạt vô số định, tượng trưng là 117 pháp.
  22. Đức thăng tiến.

 

 

Đến thành sư tử phấn tấn tìm gặp đồng nữ Từ Hành: hiểu rõ trí bi cùng một thể tánh. Biết đồng nữ thuộc dòng dõi hoàng gia, có 00 thể nữ hầu hạ: hiểu rõ sự giống nhau của pháp môn năm vị. Trụ này đạt y báo chánh báo như Phật. Điện Tỳ-lô-giá-na trên nơi ở của đồng nữ: quả Phật đủ vô số đức, hạnh năm vị đủ nhân quả Phật. Tòa Long Thắng chiên đàn: thân đại bi, ngồi tòa nhứt thiết trí, thuyết năm phần pháp thân, độ tất cả chúng sanh. Nghe thế Thiện Tài tìm gặp đồng nữ , thấy vô số chúng sanh cũng đến đây: trí bi là chỗ nương tựa, năm chúng sanh sáu vị. Thiện Tài hỏi họ đi đâu, họ đều trả lời là đến chỗ Từ Hành nghe pháp: tin tưởng không nghi ngờ. Thiện Tài nghĩ, cung điện này không đáng lo ngại, ta nên đến đó, Thiện Tài đến điện Tỳ-lô-giá-na: cùng lúc hiểu rõ bi trí năm vị. Đất Pha lê như thủy tinh nhưng có nhiều màu khác nhau, là quả của pháp thân. Trụ bằng lưu ly: tịnh hạnh đủ oai đức. Vách kim cang: phòng hộ bằng trí thanh tịnh; tường bằng vàng Diêm phù đàn: trang nghiêm thân bằng tịnh giới; cửa sổ sáng loáng: quả của ánh sáng pháp. Trang trí vô số ma ni: quả của hạnh ly cấu. Xung quanh là kính ma ni: quả của trí sai biệt độ sanh từ trí căn bản. Trang sức ngọc ma ni: quả của hạnh thanh tịnh không đắm nhiễm. Bên trên được che phủ bằng vô số lưới báu: quả của hạnh thuyết pháp. Trăm ngàn chuông vàng vang tiếng nhạc: quả của hạnh độ sanh. Thân đồng nữ vàng óng: quả của tâm thanh tịnh. Mắt xanh: quả của hạnh độ sanh bằng trí thanh tịnh. Dạy Thiện Tài quán sát y báo: biết quả là biết pháp tu. Từ mỗi gương hiển hiện vô số cõi Phật: hạnh trang nghiêm của Bát-nhã Ba-lamật. Số Phật như số cát trong 36 sông Hằng: mười tru mười hạnh mười hồi hướng: 30; sáu vị (mười địa, địa mười một tu pháp như trước). Từ mỗi gương Thiện Tài thấy tất cả hạnh nguyện cảnh giới của Phật Bồ-tát như ảnh tượng hiện trong nước sạch. (36 tiêu biểu sự tu tập đan xen của sáu vị, mười thiện tri thức biểu pháp của mười tru như trước). 11 hàng Kinh từ như các Bồ-tát đến từ tạ ra đi có năm ý:

  1. Đức thăng tiến.
  2. Cõi nước.
  3. Nơi ở.
  4. Tên.
  5. Từ tạ ra đi.

Nước Tam nhãn: mắt pháp, mắt trí, mắt huệ. Kinh dạy: mắt trí nhìn suốt pháp giới rộng lớn. Ở đây, dùng mắt trí quán sát căn tánh đem lại lợi ích cho chúng sanh. Mắt pháp biết các pháp. Mắt huệ phân biệt tà chánh. Về thể tánh ba mắt là một. Về công dụng, mỗi mắt có công dụng khác nhau. Đoạn từ bấy giờ Thiện Tài đến giải thoát Tùy thuận Đăng có sáu ý:

  1. Tài suy xét về 13 hạnh nguyện sâu xa của Bồ-tát.
  2. Đến nước Tam Nhãn.
  3. Tìm gặp thiện trí thức.
  4. Thấy Bồ-tát đang thiền hành trong rừng, trời rồng cung kính.
  5. Thiện Tài đảnh lễ thỉnh pháp.
  6. Tỳ kheo Thiện kiến dạy pháp giải thoát tùy thuận đăng.

Thiện Kiến: dùng ba mắt thấy rõ các pháp, quán sát căn tánh của chúng sanh, tùy thuận hóa độ. Vì sao thiện tri thức của hạnh thứ một là Tỳ kheo? Hạnh Bồ-tát là dạy chúng sanh thoát khổ nhiễm thế gian. Nghĩa là phải vượt trên thế gian mới có khả năng đem lại lợi ích cho chúng sanh. Thiền hành trong rừng: hạnh che chở cúng sanh. Đi lại trong rừng: vào sanh tử độ sanh chúng sanh đạt pháp lạc Niết-bàn nhưng không trụ Niết-bàn, phát nguyện vào đời độ sanh. Như một ngọn đèn đốt sáng giữa trăm ngàn ngọn đèn tắt, ánh sáng kia sẽ chiếu rọi qua lại. Tất cả các tướng tốt của Tỳ kheo đều là quả của hạnh độ sanh và tu tập. Trời rồng cung kính vây quanh: hạnh độ sanh. Thần chủ phương hướng: đi khắp mọi nơi chỉ dạy chúng sanh. Thần túc hành dùng hoa sen nâng chân Tỳ kheo: hành hạnh không đắm nhiễm. Thần vô tận quang phóng ánh sáng xua tan đêm tối: dùng giáo pháp đoạn trừ hoặc chướng. Thần Diêm phù tràng lâm rải hoa: dùng hạnh lành chỉ dạy chúng sanh trụ giới định huệ. Địa thần Bất động tạng hiện các báu vật: định có khả năng hiển hiện trí huệ. Thần Vô quang minh hư không trang nghiêm hư không: dùng trí huệ quán sát các pháp, khởi trí sai biệt, hành vô số hạn. Thần Thành tựu đức Hải rải ngọc ma ni: tạo lợi ích cho chúng sanh bằng hạnh Phổ Hiền. thần Tu Di sơn cung kính đảnh lễ: cung kính khiêm nhường. Thần vô ngại lực phong thổi hoa thơm: ngôn ngữ hòa nhã, cung kính tạo lợi ích cho chúng sanh. Người ngửi đưọc hương hoa này sẽ đạt giới định huệ. (quả tốn như trước). Dạ thần xuân hòa chủ trang nghiêm thân cung kính đảnh lễ: từ bi nhu hòa, thường ở trong đêm dài sanh tử. Chúng sanh thấy được đều vui vẻ, phát khởi căn lành. Trú thần thường giác chủ cầm trụ báu ánh sáng khắp mọi nơi: trí căn bản khởi trí sai biệt độ sanh. (Thiện Tài nói: đã phát tâm bồ đề pháp năm vị như trước ). Tường tu hạnh thanh tịnh với vô số Phật như số cát trong 3 sông Hằng. (3: mười tru, mười hạnh, mười hồi hướng và tám chánh đạo) một ngày, một tháng, một năm… hành sáu Ba-la-mật. Sáu Ba-la-mật trước là hạnh xuất thế, bốn Ba-la-mật sau là hạnh vào đời độ sanh. Ở đây chỉ nêu sáu độ, không nêu mười Ba-la-mật. Thấy rõ thành đạo, độ sanh, nhập diệt: trí tùy thuận thế gian, tất cả đều từ một sát na không trước sau. Đoạn này nêu trí không nương tựa, không trong ngoài vì thế mười phương, vô số kiến không xa gần nhanh chậm, tùy thuận thế gian hiện thân độ thoát. Trí là sứ giả của nguyện, nguyện là vua của trí, vô số hạnh độ sanh đều từ trí nguyện. Giải thoát tùy thuận đăng: Bồ-tát dùng trí sang tùy thuận chúng sanh, hiện trí sai biệt giáo hóa đem lại lợi ích cho chúng sanh. Hạnh thứ một chuyên tu trí Ba-lamật. Vị này chuyên tu hạnh xuất thế. dùng trí Ba-la-mật của mười tru quán sát cõi Phật cõi chúng sanh, kiếp số đều từ một sát na, từ một lỗ chân lông.