TÂN HOA NGHIÊM KINH LUẬN

QUYỂN 03

Cư Sĩ Lý Thông Huyền (Đời Đường).

 

II. Sự khác biệt của giáo pháp theo tông: Thông thường bậc đại giác xuất thế, tự tại hợp với chơn trí, pháp thân rộng lớn, tùy thuận chúng sanh, tự tại hiện thân thuyết giáo như tiếng vọng trong hang. Tiếng vọng ấy không có chủ ý, cũng chẳng có nơi dừng, chỉ tùy duyên vang khắp. Như Lai thuyết giáo cũng vậy, xứng cơ hợp pháp, nuôi lớn dần, đem lại mọi thành đậu cho chúng sanh. Lập giáo nhưng vẫn là vô thường. Vì đối bệnh cho thuốc, bệnh khỏi htì bỏ thuốc. Chỉ trong nháy mắt ban bố vô số pháp, hiện thân khắp pháp giới. Pháp đã khôn cùng thì giáo pháp theo tôn chỉ cũng khôn lường. Không trước sau nhưng hợp với mọi loài. Chúng sanh lại thấy có trước sau. Như pháp Tỳ-lô-giá-na khô có trước sau, hợp với tánh, theo phương hướng, không đoạn tuyệt. Tùy khả năng, chúng sanh thấy có vào thai, xuất gia, thuyết pháp, nhập Niết-bàn. Kỳ thật Như Lai vốn không như vậy. Kinh Pháp-hoa cũng nói việc này: Từ lúc ta thàng Phật đến nay đã vô số kiếp. Vì một niệm của trí viên mãn rộng lớn và vô số kiếp. Trí viên mãn đó nào có trước sau? Kinh ấy dạy: nhập định sát na tế hiện việc ra đời, nhập Niết-bàn. Lại nói, thiên tử cõi Đâu suất ba lần thọ thân mười địa. Lần thứ hai sanh lên cõi trời như từ cõi ác tới, nhờ Ánh sáng chiếu đến thân sanh lên cõi trời Đâu suất, đạt tam muội ly cấu, thấy Như Lai, trụ địa kim cang bảo của đại Bồ-tát, trong khi ở Diêm phù đề mới vào thai mẹ, vả lại, kinh Pháphoa dạy: chúng sanh thấy kiếp số hết, lửa lớn thiêu đốt. Ta ở đây an ổn, làm gì có sự sai biệt trước sau của giáo pháp? Song tùy theo sự giống nhau nhưng lại khác nhau nên đưa ra mười cách lập giáo của các bậc tiên đức làm mẫu. Ngoài ra y theo đây có thể biết được: 1) Hậu ngụy, Bồ Đề Lưu Chi lập một giáo; 2) Đời Trần, Tam Tạng Chơn Đế lập hai giáo; 3) Hậu Ngụy, Luật Sư Quang Thống lập ba giáo; ) Đời Tề Pháp sư Đại Diễn lập bốn giáo; 5) Pháp sư Hộ Thân lập năm giáo; 6) Đời Tần, các thiền sư Nam Nhạc Tuệ Tư, Trí Giả lập bốn giáo; 7) Pháp sư Nguyên Hiểu nước Tân La chú sớ kinh này lập bốn giáo; 8) Đời Đường pháp sư Cát Tạng lập ba giáo; 9) Đời Lương, pháp sư Vân Chùa Quang Trạch lập bốn giáo; 10) Đời Đường, pháp sư Ấn người Gian Nam lập hai giáo.

1. Đời Hậu Ngụy. Bồ Đề Lưu Chi lập một giáo Ngài cho rằng tất cả giáo phápcủa Phật đều được Như Lai dùng một thứ âm thanh viên mãn thuyết giảng. Chỉ vì trình độ sai khác nên có sự khác biệt của giáo pháp. Việc này như một trận mưa. Kinh dạy: Đức Phật dùng một âm thanh diễn thuyết giáo pháp, tùy khả năng, chúng sanh ai nấy đều hiểu rõ.

2. Đời Trần Tam tạng Chơn Đế lập hai giáo: Đốn giáo, tiệm giáo. Bồ-tát tuần tự từ Như Lai nhỏ đến lớn ngộ nhập đủ tất cả ba thừa, là tiệm giáo như kinh Niết-bàn. Bồ-tát trực ngộ pháp, không cần đi từ thấp đến cao, chỉ có Bồ-tát thừa, là đốn giáo, như kinh Pháp-hoa. Pháp như đại viễn, cùng đưa ra quan điểm như đây.

3. Đời Hậu Ngụy, luật sư Quang Thống theo sự chỉ dạy của tam tạng Phật Đà lập ba giáo: Tiệm, đốn, viên. Ngài giải thích vì trình độ yếu kém chưa thuần thục nên trước nói về vô thường, sau mới nói thường, trước nói không, sau nói bất không, cứ tuần tự theo thứ lớp như vậy là tiệm giáo. Với hàng có căn trí lớn, từ một pháp diễn giảng tất cả pháp như thường, vô thường, không bất không, nói hết thảy nhưng không thứ lớp, là đốn giáo. Với người thông đạt, phần nào khế hợp với cảnh Phật nên nói về giải thoát không ngại, quả đức rốt ráo, viên mãn bí mật, tự tại, là viên giáo.

4. Đời Tề, pháp sư Đại Diễn lập bốn giáo. a) Nhân duyên giáo như Tát bà đa bộ của Tiểu thừa; b) Giả danh giáo như luận Thành Thật và Kinh bộ; c) bất chơn giáo như Bát-nhã thuyết giảng về lý không để biện minh tất cả đều không thật; d) Chơn tông giáo như Phật tánh, chơn như, pháp giới, được thuyết giảng nơi các kinh Niết-bàn, Hoa-nghiêm.

5. Pháp Sư Hộ Thân lập năm giáo: Từ trong bốn giáo trước Ngài chia chơn như, Phật at1nh là chơn giáo, như kinh Niết-bàn. Năm pháp giới giáo như kinh Hoa-nghiêm nói về pháp giới tự tại không ngại.

6. Đời Trần, các thiền sư Nam Nhạc Tuệ Tư, Trí Giả lập bốn giáo:

a) Tam tạng giáo cũng gọi là Tiểu thừa giáo. Như kinh Pháp-hoa dạy: “Cũng không gần gũi nơi kẻ tham vướng nơi ba tạng của Tiểu thừa”. Trong Trí luận, Tiểu htừa là ba tạng, Đại thừa là Ma ha diễn tạng;

b) Thông giáo cũng gọi là Tiệm giáo như trong kinh Đại thừa nói ba Thừa đủ ba hạng. Như kinh Đại-phẩm, địa Càn Huệ… chung cả ba thừa;

c) Biệt giáo cũng gọi là Đốn giáo, chỉ nói về pháp môn đạo lý của kinh Đại thừa, không có Tiểu thừa;

d) Viên giáo cũng gọi là Bí mật giáo, nói về pháp giới tự tại gồm đủ tất cả, một là tất cả, tất cả là một, không hề ngăn ngại như kinh Hoa-nghiêm, Pháp-hoa.

7. Đời Đường, pháp sư Nguyên Hiểu nước Tân La chú sớ kinh này, lập bốn giáo: a) Tam thừa biệt giáo như bốn đế duyên sanh; 3) Tam thừa thông giáo như kinh Bát-nhã, Giải-thâm-mật; chúng sanh. Nhứt thừa phần giáo: Như kinh An-lạc, Phạm-võng; d) Nhứt thừa mãn giáo như pháp Phổ Hiền trong kinh Hoa-nghiêm. (Sự khác biệt bốn giáo này rõ như phần sớ)

8. Đời Đường, pháp sư Cát Tạng lập ba giáo là Tam pháp luân giảng đầu tiên; b) Chi mạt pháp luân như ba thừa… được nói sau đó; c) Nhiếp mạt như bổn pháp luân như kinh Pháp-hoa nói sau khi thành đạo 0 năm, chuyển ba về một.

9. Đời Lương, pháp sư Vân chùa Quang Trạch lập bốn giáo: Như kinh Pháp-hoa dạy: Ba xe trước cửa là ba thừa, xe bò để ở đường lớn là thừa thứ tư. Song dù là xe bò trắng vẫn như xe dê, hươu đều không thể nắm bắt được. Nếu không như thế, lúc trưởng giả bảo các con ở trong nhà cháy là ba loại xe để ở ngoài cửa, các người con ra khỏi nhà đã được xe, cớ sao lại xin? Nên biết đó là quyền biến như xe dê, xe hươu, là pháp phương tiện trong kinh Đại thừa.

10. Đời Đường, pháp sư Ấn người Giang Nam lập hai giáo: a) Kinh của đức Thích Ca giảng là khuất khúc giáo vì tùy thuận căn trí mà tuyết giảng; b) Kinh Hoa-nghiêm mười thân bình đẳng giáo của đức Tỳ-lô-giá-na. Pháp sư này lập hai giáo có bốn sự khác biệt: a) Người thuyết pháp kinh kia được thuyết trên tòa cỏ, dưới cây bồ đề ở cõi Ta bà. b) Kinh này được thuyết ở tòa Kim cang dưới cây báu nơi cõi Liên Hoa Tạng; c) Người nghe pháp: kinh kia được thuyết cho hàng Bồ-tát; d) Pháp được thuyết: kinh kia chỉ một nơi thuyết, kinh này mười phương đều thuyết.

Chỗ giải thích của mười vị kể trên hiện nay đều căn cứ theo sự tập hợp của pháp sư Cát Tạng đời Đường. Họ đều là bậc tài trí lúc bấy giờ, sự hiểu biết hơn người đều là vị tướng thông nhiếp các pháp huyền nhiệm, đốt đèn sáng để mở ra trí Phật, chúng ta không thể nói là sai hay đúng, chỉ biết tín ngưỡng. Các vị căn cứ hai đức từ, trí lập pháp, giảng pháp, đang đêm hiểu rõ kinh pháp ở Linh Sơn, măt pháp càng sáng, hôm sau đạt quả vị, đạt các quả cao lớn như các cổ đức. Ngay lúc Phật thuyết pháp, nhập định, 500 La hán thông hiểu pháp, sau khi Phật xuất định, đều hỏi: ai hiểu ý Phật? Phật dạy: hoàn toàn không phải ý ta.

Nói: đã không hiểu ý Phật thì không có lỗi. Phật dạy: tuy không phải ý ta nhưng đều chính lý, có thể nhận là Thánh giáo, có phước không tội, huống gì giáo pháp các vị ấy lập ra đều có căn cứ? Song nay pháp sư Cát Tạng, đời Đường, phụng thừa pháp sư Nghiễm, lập giáo có lý đạo sâu xa, xin trình bày tông chỉ của Ngài:

a) Tiểu thừa giáo; b) Đại thừa thủy giáo; c) Chung giáo; d) Đốn giáo; đ) Viên giáo. (Tiểu thừa giáo đã biết rồi); b) Thủy giáo: Trong kinh Thâm-mật lập thời giáo thứ ba đều cho rằng hàng nhị thừa không thành Phật. Ở đây gom thành nhứt giáo, nhưng chưa nói chưa hết lý của pháp Đại thừa nên lập Đại thừa Thủy giáo; c) Chung giáo: Hàng nhị thừa, xiển đề đều sẽ thành Phật mới nói hết ý nghĩa của Đại thừa nên lập chung giáo. Song thủy giáo và chung giáo đều căn cứ vào quả vị của các bậc tu hành theo thứ lớp nên đều là Tiệm giáo; d) Đốn giáo: Chỉ cần không sanh vọng niệm là thành Phật, khỏi phải tuần tự tu tập. Như kinh Tư-ích dạy: Người đạt tánh đúng của pháp, không cần từ địa này đến địa khác. kinh Lăng-già nêu: Địa thứ nhứt chính là địa thứ tám, không có gì là sở hữu, làm sao có thứ lớp? Lại nữa, mười địa trong phẩm Thập địa như bóng chim trong hư không, sao có sự khác biệt. Như các kinh nêu giảng về các pháp không tạo tác sao có sự khác biệt? đ) Viên giáo: Đạt một vị là đạt tất cả vị, tất cả vị là một vị, hàng mười tín cũng đủ pháp của sáu vị, thành bậc chánh giác, nương pháp Phổ Hiền, pháp giới ảnh hiện đầy đủ như mọi hiện tượng trong lưới Đế Thích như kinh Hoa-nghiêm đã thuyết giảng. Lại có đó là tiên giáo, ngoài Giới HiệnNhư Lai (Người Ấn), căn cứ theo pháp của Di Lặc, Vô Trước, Hộ Pháp, Nan Đà và kinh Thâm-mật, luận Du già… lập ra ba giáo. đầu tiên đức Phật ở vườn Nai thuyết pháp Tiểu thừa, tuy có nói ngã không nhưng chưa nói về pháp không, không phải là nghĩa trọn vẹn, như bốn bộ A-hàm. Lần thứ hai, tuy tùy tánh biến kế sở chấp của tự tánh thuyết các pháp không nhưng chưa nói về đạo lý Duy thức theo tánh y tha khởi và viên thành thật, nên cũng không phải là nghĩa tuyệt đối, như các bộ Bát-nhã… Lần thứ ba mới nói về chánh lý Đại thừa, đủ cả hai đế, ba tánh, ba vô tánh của Duy thức. đây mới là nghĩa tuyệt đối như kinh Giải Thâm-mật. Có ba nghĩa để giải thích về ba giáo trên: a) Nhiếp cơ; b) Thuyết giáo; c) Hiển lý. Như lần đầu tiên chỉ để nhiếp phục hàng Thanh văn, hiển bày pháp Tiểu thừa, nêu giảng về ngã không; Lần thứ hai nhiếp phục hàng Bồ-tát giảng nói pháp Đại thừa trình bày ngã pháp đều không; Lần thứ ba tóm thâu nhiếp phục tất cả, thuyết giảng các thừa, trình bày cả có không. Hai lần thuyết tùy căn cơ thuyết đều thiếu sót không phải là nghĩa tuyệt đối. Lần sau nhiếp phục mọi căn cơ, trình bày đủ các pháp, trọn vẹn chơn lý, là nghĩa tuyệt đối.

Pháp sư Trí Quang căn cư theo Văn Thù, Long Thọ, Đề Bà, Thanh Biện và các kinh Bát-nhã, luận Trung Quán… lập ba giáo như: Lúc đầu Phật ở vườn Nai thuyết pháp Tiểu thừa cho hàng căn trí kém cỏi, nói tâm cảng đều có. Lần thứ hai Phật nói pháp tướng Đại thừa cho hạng căn trí vừa, nói cảnh không tâm có tức đạo lý Duy thức. Vì căn trí còn kém chưa thâm nhập pháp không bình đẳng. Lần thứ ba Phật nói pháp vô tướng Đại thừa cho hàng căn trí lớn, nói tâm cảnh đều không, bình đẳng một vị, là nghĩa tuyệt đối. Ba giáo này cũng có ba ý: a) Đối với việc nhiếp phục: Lần thứ nhứt nhiếp phục hàng nhị thừa; lần thứ hai nhiếp phục cả Đại thừa, Tiểu thừa, vì tông này còn một số hàng nhị thừa không hướng tu quả Phật; lần thứ ba nhiếp phục hàng Bồ-tát thuộc đốn giáo, Tiệm giáo. Vì ở đây kể cả hàng nhị thừa, đều hướng tu quả Phật, không tu pháp khác; b) Về giáo pháp, lần thứ nhứt nói pháp Tiểu thừa; lần thứ hai thuyết cả ba thừa; lần thứ ba thuyết thừa; c) về hiển bày lý: lần thứ nhứt phá tự tánh ngoại đạo nói pháp duyên sanh thật có; lần thứ hai tuần tự phá chấp pháp duyên sanh thật có của hàng nhị thừa nên nói duyên sanh la giả có, vì hàng nhị thừa sợ chơn không nên nói giả có để chỉ dạy họ; lần thứ ba nói về Đại thừa cứu cánh, nói pháp duyên sanh tức là tánh không bình đẳng một vị, hai đế không ngại. Vì thế, về pháp tướng: Đại thừa, có đối tượng được chứng đắc, thuộc về giáo thứ hai, chẳng phải là nghĩa tuyệt đối. Thứ tự về ba giáo như pháp sư Trí Quang nêu ra giống với giáo pháp tướng của Ấn Độ, đều giảng nói về Thánh giáo. Đó là một cách nhìn nhận. Chúng ta chỉ cung kính chứ không đánh gía. Với sự tham học Thánh giáo Thông Huyền. Tôi xin mạo muội trình bày kiến giải của mình, đại khái lập ra mười giáo, tóm thâu toàn bộ giáo pháp mà đức Phật htuyết giảng suốt thời gian từ thành đạo đến Niết-bàn. Mười giáo đó là: 1) Tiểu thừa giáo: tất cả thật có; 2) Bát-nhã giáo nói không có chấp có; 3) Kinh GiảiThâm-mật nói cả không, có để kết luận không, có đều không; ) Kinh Lăng-già nói giả chính là chơn; 5) Kinh Duy-ma nói ngay tục là chơn; 6) Kinh Pháp-hoa nhập quyền vào thật để phát khởi lòng tin; 7) Kinh Niết-bàn dạy ba thừa bỏ quyền tu thật; 8) Kinh Hoa-nghiêm; Mười đời trong một phút không có trước sau đầu cuối; 9) Giáo pháp cộng bất cộng; 10) Giáo pháp bất cộng, cộng.

11. Thời thứ nhất thuyết về giáo pháp Tiểu thừa: tất cả thật có. Vì phàm phu chấp mọi hiện tượng đầu thật có, chạy theo cảnh sắc, làm việc bất thiện. Vì thế sanh trong cõi khổ nên dùng pháp để buộc tâm, dùng giới để ngăn ngừa việc ác. Với hàng Tiểu thừa, thuyết giảng tổng quát về tánh giới vô biểu nhưng vì khả năng sai khác nên công dụng không đều. Như nghĩa nhị thừa và Bồ-tát. Kinh dạy: Người tho giới Phật, là vào vị Phật, đó là bàn về phương diện giới tánh. Lại dạy: Cứ thế có vô số trăm ngàn chúng sanh đến với ta, ta dùng hóa thân để chỉ dạy, sau mới đưa chúng về thật báo pháp thân, đối với hàng trí lớn, thì nói sự lý pháp thân cùng một nguồn gốc.

12. Thời thứ hai thuyết giảng kinh Bát-nhã nói không, phá trừ chấp có. Đã nói pháp Tiểu thừa thật có để tạo mẫu mực nhằm kiềm chế thân, ngữ, ý được trụ nơi pháp hiện, nên dạy pháp quán ngã không, sau lại dạy pháp Không để phá trừ chấp trước dần đạt Pháp thân.

13. Thời thứ ba thuyết giảng kinh Thâm-mật nói cả có không, nghĩa là dung hòa hai giáo có, không ở trước để kẻ thiên kiến không vướng mắc có, không nên nói chẳng có cũng chẳng không. Để chuyển tâm hàng nhị thừa-những kẻ diệt vọng thức, chứng tịch diệt, an trụ nơi tịch diệt, không hay biết, nên nói thức thứ chín là A Đà Na là thức thuần tịnh. các thức 5, 6, 7, 8 đều có từ thức A Đầu Na. Vì hàng phàm phu ngu si chấp nó là ngã, như dòng thác không ngoài thể là nước, tất cả các đợt sóng đều có từ nước. Nhờ đó dần chuyển tâm nhị thừa thông đạt thức, thành tựu trí. Vì sao lập thức thứ chín là tịnh thức? Vì hàng nhị thừa luôn sợ các thức 1, 2… 8 là thức tạo nghiệp sanh tử triền miên, không tin vào phương tiện nên lập một thức thuần tịnh ngoài sanh tử để dần chỉ dẫn họ, dù còn hoặc chướng, nhưng tâm bi trí thêm lớn. Kinh Thâm-mật dạy: Bồ-tát dùng trí an trụ pháp để những kẻ thấy không dần thông đạt thúc, thành tựu trí.

14. Thời thứ tư nêu giảng kinh Lăng-già: ngay giả là chơn. Kinh này dạy thức nghiệp chủng thứ tám là Như Lai tạng, cho hàng Đại thừa. lại dạy: Hiểu tướng là thức, không chấp tướng là trí. Biển tạng thức thường trụ, gió cảnh giới lay động. Vô minhh nghiệp chướng chính là trí. Tánh của vô minh và vô minh là một. Luận Khởi Tín cũng nói như vậy. Ở đây tuy nói chủng trí vô minh nhưng vẫn mong ra khỏi tục, chưa hiển hiện trí, còn bị trói buộc.

15. Thời thứ năm thuyết kinh Duy-ma chỉ rõ ngay tục là chơn. Kinh này không thuyết cho hàng nhị thừa và Bồ-tát thừa mà thuyết cho người biết pháp, nên nói mười đệ tử lớn của Phật đã phải im lặng ở Tỳ Đa Ly, Bồ-tát Di Lặc, đồng tử Quang Nghiêm đã dứt hết những lời hay nơi đêm ban về giáo pháp. Kinh này phá trừ chấp trước chưa đoạn trừ sự phân biệt nhiễm tịnh, còn có tâm mong cầu ra khỏi thế tục của Bồtát, Thanh văn trong bốn giáo trước, nên mượn Tịnh Danh là một cư sĩ – nói rõ ngay tục là chơn; như phá trừ về tịnh nhiễm, nên nói vô minh hữu ái là hạt giống Như Lai để đoạn trừ chấp tịnh của ba thừa. Ra khỏi thế tục hay vào cõi ràng buộc đều bình đẳng không ngăn ngại. Đó là thật đức và tông thực có. Hiện cõi tịnh thật báo như cõi nước hiện ra do Phật dùng chân ấn vào đất. Vì ba thừa căn trí còn yếu kém nên phải nhờ thần thông Phật, lòng tin cạn cợt nên nói không hiển hiện, chẳng phải tự chứng đạt. Kinh Duy-ma nói ngay tục là chơn, mượn Văn Thù là pháp thân; Duy ma thông tuệ là hạnh vào đời. Nghĩa là pháp thân là thể, hạnh là dụng nên có hỏi đáp về thể dụng. Vì ba thừa thích học lý không như như, bỏ giả tu chơn, trải qua nhiều kiếp tu tập mới thành quả Phật nên cùng lúc dạy nêu ra tánh tướng sự lý nhân quả-pháp giới.

16. Thời thứ sáu thuyết giảng kinh Pháp-hoa nhập quyền vào thật. Vì A-la-hán chấp không, an trụ nơi tịch tĩnh; Duyên giác thấy tánh của 12 duyên là không, tự tánh của sáu căn, thức danh sắc là không sanh. Hai hạng này đều diệt tâm thức, diệt nghiệp ba cõi, trí bi không sanh, lại nói pháp không, dùng không phá hoặc chướng, thích sống nơi cõi tịnh. kể cả Bồ-tát còn hoặc chướng cũng không hiểu rõ vô minh nghiệp chướng của chúng sanh đều có từ trí thanh tịnh của Như Lai, không ở giữa hay một bên. Họ đều hiểu sai về cõi tịnh uế, thấy Phật ở cõi này cõi kia, đủ tâm thương ghét và chứng hoặc, không hợp chơn như. Vì nhằm chỉ dẫn họ trở về bản trí nên nói kinh Pháp-hoa để họ Bồ-tát iết rằng tánh của vô minh sanh tử vốn là tánh của trí, không nhiễm ô, chỉ vì mê ngộ khác nhau chứ không có hai tánh. Vì thế mượn hình ảnh hoa sen để chỉ dạy họ trở về bản trí. Kinh Pháp-hoa dạy: Tướng thế gian là thường trụ.

17. Thời thứ bảy thuyết kinh Niết-bàn, chỉ dạy ba thừa bỏ quyền tu thật. Vì giáo pháp của ba thừa nơi các kinh khác đều dạy: chúng sanh vì nghiệp chướng không có niềm tin nên không thành Phật. Để chúng sanh phát khởi lòng tin tu tập. Kinh này nêu rõ: Tất cà chúng sanh đều có Phật tánh, đều như Phật, chỉ vì vô minh che lấp nên không thấy được. Trước là ba quyền, sau mới là thật. Việc tu tập chơn như giả có trong ba thừa và sự trọn vẹn hạnh nghiệp qua ba tăng kỳ kiếp của không giáo là pháp thức giáo ban đầu. Trong đó việc hỏi đáp giữa Phật và Bồ-tát Ca Diếp cũng chỉ là dung hòa chơn lý giữa những pháp thuyết lúc mới thành chánh giác và pháp, pháp giới thuyết cho Đại Bồ-tát. Kinh Niếtbàn nói ba thừa bỏ quyền tu thật, đoạn tướng thấy tánh. Kinh Pháp-hoa cũng nói bỏ quyền tu thật, tánh tướng, sự lý, duyên sanh pháp giới, nhưng vì là tướng biến hóa, còn có trước sau nên có kinh Niết-bàn. Trícảnh ở đây không có trước sau, xưa nay.

18. Thời thứ tám thuyết kinh Hoa-nghiêm. Ba đời, mười đời đều có trong một sát na. Như Kinh dạy: Hòa nhập tám tướng: giáng trần, thọ sanh, thành đạo, Niết-bàn vào một sát na không có trước sau, vì bản trí tánh lý vốn không có dự phân chia thời gian. Chẳng phải quyền có từ thật nên là nhập, chẳng phải từ tánh pháp có nhập định xuất định. Tất cả là mượn pháp giáo hóa, phương tiện thuyết pháp, không nên thuyết pháp, không nên chấp pháp và sự biến hóa ấy. Nếu thế, làm cho chúng sanh không có nơi về, nên người có trí không căn cứ vào đó để nói Thếtôn, như một người nhập định sát na. Các đức Phật luôn sống trong biển trí, pháp thân đủ các tam muội như chúng sanh. Để chúng sanh không thấy tướng xuất nhập nên hiện tướng nhập định xuất định của Như Lai là thế. Kinh này dạy không có trước sau, là tánh tướng, viên mãn cùng khắp, là quả đức thật báo của Phật, không thể tìm thấy có đầu mối trước sau, dài ngắn, bao quát mọi giáo pháp, mọi hạnh nguyện, tất cả cõi nước, sự hiểu biết, hạnh nguyện của thế gian vốn cùng một thời gian, cùng một khoảnh khắc nên nói ba đời đều có trong một sát na, như các dòng sông đều chảy về biển. Những sự phân biệt ngoài pháp này đều là quyền pháp, chẳng phải là pháp cứu cánh. Như pháp này, đức Phật không ra đời, cũng không Niết-bàn, vì là pháp căn bản, không phải pháp của chúng sanh, là pháp căn bản nên không có ra vào, tùy thuận quyền pháp có phân biệt ra đời và nhập Niết-bàn. Ngay trụ phát tâm thứ nhứt dùng sức Tam muội thông cả ba cõi, biết ba đời có trong một sát na, các pháp chỉ có một vị là vị giải thoát, Niết-bàn thường tịch không có trước sau, trong nhân có quả, các tánh là một tánh, các trí là một trí, các tướng là một tướng, các hạnh là một hạnh, ba đời trong một niệm, một niệm đủ ba đời, kể cả mười đời cũng vậy. Các pháp ấy tự tại không bị ngăn ngại. Pháp này không có trước sau nên là pháp luân thường chuyển. Vì thế pháp ấy được lập từ trí căn bản, đủ căn trí lớn. Từ trí căn bản nên là một, không có trước sau, chẳng phải là sự thấy bết sai lầm. Một là tất cả, vì pháp giới là một, khác với hàng quyền học chưa đoạn vọng kiến. Tất cả là một vì thể của pháp giới không bị ngăn ngại như ngọc tròn không cạnh gốc, gương sáng chiếu soi tất cả, hư không chẳng trở ngại, tiếng vang không nắm bắt được, bóng không ngại vật, như người ảo hóa. Pháp môn ấy bao quát tất cả không ngăn ngại, không thành hoại, không ra vào, pháp luân thường chuyển, người hiểu được pháp này, Phật trí, tự nhiên trí, vô sư trí đều hiển hiện. Vì pháp không sanh diệt nên hiển hiện trí tự nhiên, chẳng do sự tính toán so đo của vọng tình, tất cả pháp quyền biến đều thuộc pháp này. Tất cả đều thuyết giảng cùng lúc. Vì các quyền pháp không ngoài pháp giới, không có ba đời. Chỉ vì sự thấy biết sai khác nên có khác biệt. Giáo nhứt thừa này được thuyết lúc Phật thành đạo, nếu căn cứ vọng tình thì pháp này được thuyết đầu tiên. Nếu dựa trên thể tánh thì không có trước sau.

19. Thứ chín cộng bất cộng giáo thuyết các kinh Đại thừa, trời người ba thừa đều được nghe và được lợi ích riêng. Kinh Hoa-nghiêm dạy: Từ mỗi lỗ chân lông, từ một hạt bụi nhỏ Như Lai thuyết pháp, chúng sanh hiểu khác nhau. Hơn nữa ngay nơi thân chúng sanh nhỏ nhoi này, Bồ-tát thành chánh giác, thuyết pháp độ vô số chúng sanh, nhưng chúng sanh ấy không hay biết. Nghĩa là cùng chúng sanh Đại thừa, Tiểu thừa sống trong biển Phật, thân tâm vốn không sai khác, nhưng lại có sự khác biết về thấy Phật, không thấy Phật, nghe pháp, không nghe pháp, trí hiểu biết, giải thoát lớn nhỏ, khổ vui… nên là cộng bất cộng. Kinh lại dạy: nhập định sát na thị hiện việc từ cõi trời Đâu suất xuống trần, vào thai, thành đạo, thuyết pháp, nhập Niết-bàn đó là chúng sanh từ chỗ, không có thời gian phân biệt, thời gian trước sau. Từ một âm thanh thuyết pháp, chúng sanh phân thành trời người, Tiểu thừa, Đại thừa, Phật thừa. Lại thấy thọ mạng của phật nhiều ít, kỳ tánh Như Lai không tạo tác, không sanh diệt pháp giới không tạo tác, trí thanh tịnh không nhơ, giữa chúng sanh và Phật giống nhau nên tùy thuận sự nghe hiểu của chúng sanh, không trái nghịch. Vì trí pháp tánh không tạo tác, vốn tự tại. Như vậy là cùng Phật, pháp, trí, thời, thân, tâm, thừa, chỉ có sự hiểu biết khác nhau. Cộng bất cộng giáo này giống như 500 Thanh văn tuy ở trong hội nhưng như kẻ đui điếc của kinh Hoa-nghiêm.

20. Bất cộng, cộng giáo: Như kinh Hoa-nghiêm nói các Bồ-tát từ các cõi nước khác nhau đến đây, từ một tiếng pháp, cùng nghe pháp, nhưng đạt được lợi ích khác nhau. Hơn nữa trong đạo tràng ấy trời người, quỉ thần… khác nhau nhưng đều nghe pháp quả đức của Tỳ-lô-giá-na, giống khác tự tại. (Ba thừa cũng có bất cộng, cộng giáo dựa theo đây sẽ rõ).

Như vậy mười giáo trên đều do Như Lai từ một pháp giới, một thời gian, một tiếng nói hiển hiện ra như tiếng vang, nhưng vì căn trí nhanh chậm của chúng sanh thấy chúng sanh có sai khác. Vì thế ở đây mượn số tròn đưa ra mười giáo để nói rõ sự khác nhau giữa tu tập và hiểu biết. Mười giới trên được Phật thuyết từ trí không phân biệt ba đời nhưng vì trình độ khác nhau nên có đại, Tiểu thừa…

III. Sự khác biệt của nghĩa: Ba cõi rộng lớn hợp với chơn như tịch diệt, thân tâm tánh tướng đều là không. Song từ tánh phát khởi từ bi, hợp pháp, đồng thể; từ trí không tạo tác tùy thuận giáo hóa chúng sanh. Cùng một trận mưa từ bi, nhưng chúng sanh lãnh thọ sai khác nên nói giáo pháp giống nhưng nghĩa khác. Như mười địa của Tiệm giáo và mười địa của Viên giáo. Hoặc giáo pháp khác nhưng nghĩa giống như nói vô số pháp môn đều là bốn đế. Hoặc nói lý sự khác nhau, thể dụng dung hợp. Hoặc nói tiệm, đốn, viên, sở pháp vốn không tạo tác, nhưng tùy căn cơ lập tông. Căn trí lớn, pháp cốt yếu, khí lớn đạo viên, hợp với mọi vật, nhưng có lớn nhỏ là do sự thấy biết. Hoặc cùng một pháp, nhưng sự hiểu biết khác nhau. Hoặc pháp khác nhưng cùng một hiểu biết, tùy khả năng lãnh thọ thuyết giảng. Hoặc có kẻ thích xe cửa mà bỏ xe ở đường lớn. Vì thế có mười pháp khác nhau để dạy kẻ sơ cơ không vướng mắc nơi quyền pháp, bị trở ngại chỗ thật pháp. Mười pháp ấy là: 1) Người thyết pháp; 2) Tướng Ánh sáng tiêu biểu cho pháp; 3) Người hỏi đáp; 4) Nhân quả; 5) Hành tướng tu tập; 6) Pháp Thiện Tài chứng đạt; 7) Bồ-tát nghe pháp quả vị; 8) Sự lý các pháp; 9) Chứng đắc khác của ba thừa;10) Di chúc pháp.

1. Người thuyết pháp. Kinh này, đức Tỳ Lô Giá Na thuyết. Tỳ Trung Hoa dịch là chủng chủng, Lô Giá Na là Ánh sáng chiếu khắp. Lại nữa, Tỳ là cùng khắp, vì vô số Ánh sáng trí lớn chiếu soi tất cả chúng sanh. đây là đặt tên theo pháp thân bi trí khác với quyền giáo, đặt tên theo họ. Mâu Ni Trung Hoa dịch là Tịch-mặc, nghĩa là thể của pháp không nói năng. Không nói về bi trí, chỉ có 32 tướng tốt, 80 vẻ đẹp, không đủ vô số tướng tốt. Đó là việc cạo râu tóc, chẳng phải việc Phật trang sức vòng hoa. Việc đó giống với ba thừa xuất tục. Kinh này chỉ ngay tục là chơn không có xuất nhập. Như Phật Tỳ-lô-giá-na có 97 tướng tốt, 32 thứ báu làm thành vô số đồ trang sức, tay mang vòng hoa, cổ mang anh lạc… (rõ như trong kinh).

2. Tướng Ánh sáng tiêu biểu cho pháp. Trừ Ánh sáng được phóng từ 97 tướng tốt trang nghiêm mười thân tướng rộng lớn của Như Lai và Ánh sáng của trời Dạ Ma, Ánh sáng tiêu biểu cho pháp có mười. Mỗi Ánh sáng tiêu biểu cho nhân quả theo thứ tự từ mười tín, mười trụ, mười hạnh, mười hồi hướng, mười địa. Trong đó hành tướng không tạm loạn. Khác với Ánh sáng của đức Phật biến hóa phóng ra ở các kinh khác, hoặc chỉ phóng một Ánh sáng, hoặc toàn thân cùng phóng Ánh sáng không thứ tự, hoặc phóng Ánh sáng quả không nhân, hoặc phóng Ánh sáng nhân, không quả. Như kinh Pháp-hoa từ giữa chặng lông mày, phóng ánh sáng quả tướng, không phóng Ánh sáng nhân từ tướng bánh xe dưới bàn chân. Như kinh Đại phẩm Phật phóng Ánh sáng từ tướng bánh xe dưới bàn chân và vô số Ánh sáng từ toàn thân cùng lúc phóng ra đủ cả nhân ba thừa. Ánh sáng được phóng từ dưới lên trên không có tuần tự, phải trải qua nhiều kiếp từ phàm đến Thánh, tu tập đầy đủ hạnh nguyện mới thành quả đức. Khác với kinh này, Ánh sáng phóng từ quả thành nhân, từ nhân thành quả, nhân quả cùng một thể, không gây trở ngại cho sự tiến tu.

– Từ răng phóng ra mười loại Ánh sáng trang nghiêm cho tất cả đạo tràng trong pháp giới, là lúc mới thành chánh giác, bảo cho chúng sanh sanh khắp mười phương cùng tập hợp (rõ như trong kinh).

– Từ giữa chặng chân mày phóng Ánh sáng về quả, nhập vào tướng bánh xe dưới chân. Nhờ quả tạo nhân phát lòng tin.

– Ánh sáng ấy chiếu đến thân Phật Bất Động Trí, đó là quả Phật, là nguồn gốc, thể của kim cang. Văn Thù là mẹ của tâm đầu tiên và trí quả, pháp thân căn bản. Vì Ánh sáng từ giữa chặng mày nhập vào tướng bánh xe dưới chân là biểu hiện từ quả có nhân. Từ dưới tướng bánh xe chiếu lên thân Phật Bất Động Trí là từ nhân thành quả. Vì quả là pháp thành tựu từ lòng tin ban đầu nên có mười Bồ-tát Trí Thủ… thành tựu tín vị (hành tướng của vị này sẽ được nói ở sau).

– Như Lai lên núi Tu Di, phóng Ánh sáng từ đầu ngón chân nói phẩm mười trụ. Đó là nguồn gốc phát tâm, thấy đạo, dùng sức định an trụ nơi pháp, từ tín vị nhập quả Phật. Núi Tu Di là nhân định phát tuệ. Vì phải từ định nhập vị mười trụ mới phát tuệ chơn thật nên mười Bồ-tát, mười trụ, đều có tên bắt đầu là Tuệ.

– Như Lai lên cõi trời Dạ Ma phóng Ánh sáng từ gót chân nói mười hạnh (vì cõi này cách xa mặt đất) tiêu biểu từ trống không phát khởi hạnh nguyện, nghĩa là trước phải đạt trí tuệ căn bản và pháp thân mới thực hành các hạnh.

– Như Lai lên cõi trời Đâu Suất, phóng Ánh sáng từ đầu nói mười hồi hướng, biểu hiện vị này ở trong cõi dục, nhưng lý sự không ngăn ngại. Ngay trụ phát tâm thứ nhứt đã đạt lý sự không ngăn ngại, chẳng phải chỉ có cõi này mới là hồi hướng. Song vì phải theo thứ tự nên lập ra như vậy. Về thật thể, mỗi vị đều đủ các vị. Đầu gối là thể hiện sự co duổi đi lại dễ dàng, vị hồi hướng tự tại trong chơn tục, sanh tử, Niết-bàn, vì thành tựu trí bi.

– Ở cõi trời Tha Hóa Tự Tại phóng Ánh sáng quả đức từ giữa chặng lông mày nói mười địa. Vì Bồ-tát mười thành tựu trọn vẹn nhân quả như cõi Tha Hóa không phải tự hóa, nghĩa là Bồ-tát mười địa vì chúng sanh mà biến hóa chứ không có nghiệp đó. Dù ở cõi dục nhưng không nhiễm như bốn thiền là pháp ra ba cõi, nhưng khác với Tiểu thừa tu tập đạt Niết-bàn, vượt khỏi hoặc hướng ba cõi, khác với Bồ-tát quyền giáo từ bốn thiền thành tựu mười địa. Hơn nữa từ cõi Đâu suất, bỏ cõi Hóa Lạc, thẳng đến cõi Tha Hóa tiêu biểu cho pháp mười địa cùng khắp pháp giới, không thứ lớp, đủ cả bốn thiền không đi mà đến, không động nhưng thấy. Các cõi trời trên dưới đều ở trong đó. Cõi nước khắp mười phương ở trong một lỗ chân lông vì tiêu biểu cho pháp nên có thứ lớp. Kỳ thật không có trên dưới, đây kia, qua lại. Địa thứ 11 Phổ Hiền Phật hoa Tam muội được thuyết ở cõi trời thiền thứ ba (chưa nói đủ).

– Ở điện Phổ Quang Minh thuyết phẩm Như Lai xuất thế, từ giữa chặng lông mày, phóng Ánh sáng chiếu đến đỉnh đầu Phổ Hiền. Nghĩa là thành tựu mười địa, ba thiền, đẳng giác ở cõi Tha Hóa, thuyết pháp xong trình bày hành tướng bản giác, trọn vẹn nhân quả, lập giáo mới xuất hiện. Chưa nói pháp sao gọi là xuất hiện? Phẩm Thế Chủ Diệu Nghiêm chép: lúc thành chánh giác, xuất hiện, dẫn dắt người có lòng tin tu tập năm vị, thành tựu năm vị quả Phật tự nhiên hiện. Phẩm Xuất Hiện ở sau là nói tự mình tu chứng quả Phật, hợp pháp xuất hiện, lại từ thể pháp giới của Phật trước sau lập ra thứ tự của các địa, xuất hiện trước sau nhưng kỳ thật là cùng một lúc, không có trước sau. Ánh sáng chiếu đến đỉnh đầv Văn Thù là Ánh sáng quả chiếu soi của pháp. Vì Văn Thù là trí căn bản của pháp, là pháp thân của Phật. Vì muốn Bồ-tát Văn Thù, Phổ Hiền cùng hỏi đáp để kết thúc thể dụng nhân quả từ đầu đến cuối. Bồ-tát Văn Thù biết nhưng vẫn hỏi: Ai là trưởng tử của Phật, tôi phải hỏi ai? Lúc đó từ kim khẩu Phật phóng Ánh sáng chiếu đến kim khẩu Phổ Hiền.

– Từ kim khẩu Như Lai chiếu đến kim khẩu Phổ Hiền. Đó là Ánh sáng giáo pháp, muốn Bồ-tát Phổ Hiền dùng trí sai biệt thuyết pháp môn quả Phật nhờ đó Văn Thù mới biết đối tượng để hỏi. Thông thường, các bậc Thánh vốn hiểu nhau, ở đây mượn pháp Phật làm qui tắc chung cho tương lai. Đó là chín lần phóng Ánh sáng hình thành một bộ kinh này, qui kết nhân quả thể dụng của năm vị, ba vị này từ đầu đến cuối không tách rời, tiêu biểu cho Như Lai là quả của Văn Thù, Phổ Hiền.

– Ở vườn Cấp Cô Độc phóng Ánh sáng từ giữa chặng lông mày nghĩa là thành tựu nhân quả của các vị rồi, dùng pháp đó đem cho ích cho chúng sanh. Phẩm Nhập-pháp-giới dạy: Làm cho trời, người, sáu ngàn Tỳ kheo, 500 cư sĩ nam, 500 cư sĩ nữ, 500 đồng nam, 500 đồng nữ tu tập pháp này thành tựu quả Phật (ngoài ra sẽ nói ở phần sau). Ý nghĩa của mười lần phóng Ánh sáng trên có thứ tự như vậy. Ánh sáng tiêu biểu cho quả đức đầy đủ, cùng khắp pháp giới, khác với hóa Phật phóng Ánh sáng thuyết kinh, hoặc phóng một lần, hoặc toàn thân này phóng, chưa có kinh nào đầy đủ như đây. Nói mười nhưng đủ vô số công đức, vì số mười là số tròn.

3. Người hỏi đáp. Đại ý về thể dụng kinh này có ba: Văn Thù, Phật, Phổ Hiền. Phật tiêu biểu cho quả đức không nói năng tu tập chứng đắc, khi đầy đủ nhân quả tự có. Văn Thù là nhân có thể nói được. Vì giảng pháp thân quả đức là để khuyến khích tu tập. Phổ Hiền là hạnh tu tập được, thực hành hạnh rộng lớn khắp pháp giới. Với ba đức này đem lại lợi ích cho chúng sanh. Văn Thù là pháp, thân trí căn bản. Phổ Hiền là hạnh của trí sai biệt. Các đức Phật đều nương hai pháp trên mà thành tựu đạo quả bồ đề. Vì thế có thể nói Phổ Hiền là trưởng tử lập hạnh độ sanh. Văn Thù là út, là điều kiện đầu tiên để phát tâm, thành tựu pháp thân, trí Phật Lô Giá Na và sanh vào nhà Phật. Trí tuệ Phật dắt dẫn chúng. Quẻ chủ phương đông bắc là quẻ cấn. Cấn là trai út, là núi, là đá, ở vào giữa giờ sửu, dần là lúc gần sáng, đêm tối đã qua nhưng mặt trời hcưa mọc. Như Lai dẫn mười trụ phát tâm thấy đạo nên nói Văn Thù ở núi Thanh Lương phía đông bắc lại cõi Diêm Phù. Đó là mượn pháp thế gian để chỉ dạy chúng sanh. Kinh nói: Nơi nào cũng có Văn Thù, tức là pháp thân cùng khắp. Qua vô số cõi nước bằng số bụi của mười cõi Phật về phía đông có cõi nước tên Kim Sắc, có Văn Thù Sư Lợi. Mười phương cõi nước dều có Văn Thù Sư Lợi từ cõi Kim Sắc đến. Kim thuộc sắc trắng, tướng vàng, tiêu biểu cho trí tánh và pháp thân Phật, tể trắng là thuần tịnh, thân tâm trong sạch, khác với màu trắng thế gian. Phật tánh, pháp thân không thân, không tâm, tự tại, không tạo tác, tùy duyên nhưng luôn thuần tịnh, mọi vật đều không tâm, chỉ là trí không nương tựa nên là bạch tịnh. Nếu Bồ-tát đạt trí thân như vậy thì mọi sắc đều là vàng, là màu phước đức vui vẻ, không tham sân, đủ đức vui hòa bi trí lợi sanh. Kinh dạy: Bồ-tát hợp chơn như đều có thân kim sắc, nên nói Văn Thù từ cõi sắc đến, tiêu biểu cho pháp mọi nơi đều chơn như, là pháp giới chơn như Phổ Hiền, là con lớn ở phương đông, thuộc vị mão, quẻ chấn. Chấn là con trai lớn, là đầu, là rồng xanh, là vui vẻ, trẻ khỏe, là tạo lập. Pháp Phật ở thế gian là bắt nguồn từ phương đông như mặt trời mọc chiếu soi mọi vật, là tùy thuận nhơn duyên vận dụng hóa độ. Phổ Hiền tiêu biểu cho hạnh nên là trai lớn. Quan Âm tiêu biểu cho bi nên ở phương Tây núi Kim Cang thuyết kinh Từ bi. Tây thuộc vị dậu, quẻ Đoái. Đoái là vàng, là cọp trắng, là hiểm ác, là mùa thu. Vì lòng từ để thể hiện ở nơi hiểm ác. Ba pháp Văn Thù, Phổ Hiền, Quan Âm là pháp các đức Phật đều tu, là thiện tri thức thứ bảy trong mười hồi hướng củ Thiện Tài (ngoài ra sẽ nói ở sau). Pháp Phật vốn không thể nói năng, chỉ mượn pháp thế gian để hiển hiện. Nói năng là pháp thế gian, nếu không nói năng thì làm sao dạy kẻ sơ cơ? Vì thế có người hỏi đáp: Phật, Văn Thù, Phổ Hiền để tạo thành phép tắc lợi sanh. phật là quả, Văn Thù Văn Thù Sư Lợi là pháp thân, nhân quả, trí căn bản. Phổ Hiền là trí sai biệt, hành thân nhân quả. Vì thế có thuyết nói Văn Thù, Phổ Hiền là mẹ của chư Phật. hoặc cho rằng Văn Thù, Phổ Hiền là trai lớn, trai út. Ba vị này hợp thành thể dụng của pháp giới. Văn Thù là pháp thân, trí căn bản thấy đạo. Phổ Hiền là hạnh nguyện tu hành sau khi thấy đạo. Phật là thể không tạo tác của hai việc. Vì thế mượn pháp thân của Văn Thù bao quát thâu tóm trí căn bản pháp thân của toàn bộ kinh, gồm đủ việc thấy đạo của chúng sanh. Phổ Hiền là trí sai biệt đủ muôn hạnh và hạnh nghiệp của chúng sanh . đầy đủ pháp hạnh là Phật. trong pháp mà đức hóa Phật thuyết giảng không có việc này. Kinh Niết-bàn Phật ẩn thân không hiện. Việc Đồng tử Tuyết Sơn đại pháp: “Các hành vô thường là pháp sanh diệt” chỉ tiêu biểu cho pháp thân Niết-bàn không có hạnh nguyện. Kinh Đại phẩm Bồ-tát Tát Bà Ba luôn cầu pháp Bátnhã Ba-la-mật đủ sáu Ba-la-mật, nhưng không có phương tiện, nguyện lực, trí Ba-la-mật. Chỉ dắt dẫn trời, người hàng Tiểu thừa, chưa thể nhận lãnh nỗi các phương tiện, lực nguyện, trí Ba-la-mật. Trong sáu Bồ-tát la mật không có phương tiện Ba-la-mật. Vì phương tiện Ba-la-mật là nẽo hành hóa phi đạo, hàng Tiểu thừa chưa thể nghe được. Vì Tiểu thừa còn sợ, ái. Hơn nữa kinh ấy phần nhiều là Thanh-văn hỏi Phật chẳng hpải Bồ-tát, dù có Bồ-tát nhưng không phải là Văn Thù, Phổ Hiền. Dù có Văn Thù nhưng không có Phổ Hiền vì chưa đủ hạnh nguyện. Dù có Phổ Hiền nhưng không có Văn Thù vì không thấy bản trí, pháp thân. Dù có Văn Thù-Phổ Hiền nhưng không đối đáp nhau, vì lý sự chưa dung hòa. Cũng không nói tất cả mọi nơi đều có Văn Thù, là vô số hạnh nguyện của Phổ Hiền. Phật hóa thân là người chủ thuyết, chỉ nói nhân hành quả, trải qua ba kỳ kiếp dắt dẫn hàng Tiểu thừa không có ngay nhân là quả, lý sự viên dung, trụ phát tâm thứ nhứt là Phật, không trước sau, chứng ngay pháp giới, chơn tục đều là chơn như, nên khác với kinh này. Tất cả các kinh khác đều là phương tiện đưa đến kinh này, nhập cảnh giới Tỳ-lô-giá-na. Dùng pháp quán không của ba thừa chế ngự vô minh hiện tại không sanh khởi nhưng chưa thành tựu trí căn bản và trí sai biệt, thích sanh về cõi tịnh, chán ghét cõi Ta Bà. Dù có các trụ vẫn còn hoặc nghiệp. Kinh này Đồng tử Thiện Tài từ mười trụ thực hành năm vị, đầy đủ hành tướng pháp môn, vì trong mười trụ có đủ pháp mười địa, vì pháp này đầy đủ đức dụng nên không giống các hành khác như Đồng tử Tuyết Sơn gặp một thiện tri thức đạt một pháp môn. Tát Bà Đa luận cũng vậy. Kinh Pháp-hoa Long nữ thành Phật nhưng phải ở phương nam, chẳng phải là pháp giới tự tha viên dung. Người hỏi đáp cũng khác. người thuyết là hóa Phật, bến cõi uế thành cõi tịnh, không phải cõi thật, đưa trời người đến cõi khác vì chưa đoạn trừ sự phân biệt kia đây. Sự khá nhau về kinh Hoa-nghiêm và những kinh khác rất nhiều nhưng không thể nói hết được, chỉ tạm nêu như trên.