TÂN HOA NGHIÊM KINH LUẬN

QUYỂN 29

Cư Sĩ Lý Thông Huyền (Đời Đường).

Phần hai: dùng trí vi diệu biết nghiệp chúng sanh. Chúng sanh từ phiền não tạo nghiệp thọ quả. Ngòai nghiệp không có gì khác. Phiền não hóa: từ phiền não nào sanh vào cõi nào. Chư kiến hóa: từ 62 kiến tạo thành thân phiền não. Thế giới hóa: do nghiệp tạo thành thế giới; ở trong thế giới lại tạo nghiệp. Pháp giới hóa: cảnh giới có từ trí thanh tịnh. Thanh Văn Duyên Giác hóa: từ định vô lậu và sức chánh niệm phát khởi 1 sự biến hóa. Bồ-tát hóa: từ Ba-la-mật, đại bi, trí huệ… đạt ý sanh thân, hóa vô số thân hành vô số hạnh. Như Lai hóa: từ trí không biến hóa ứng hiện hợp với tâm chúng sanh. Phân biệt vô phân biệt hóa:

phân biệt pháp không phân biệt để chúng sanh tỏ ngộ.

Phần ba:10 trì pháp:

Phật trì: biết tất cả pháp mà Phật chứng đạt.

Pháp trì: biết thứ tự các pháp.

Tăng trì: biết thể dụng là một.

Nghiệp trì: biết nghiệp giống khác của chúng sanh.

Phiền não trì: biết tướng phiền não.

Thời trì: biết mọi tướng sai khác của ba đời là một…

Phần bốn: Từ trí không phân biệt không nương tựa, Như Lai biết tất cả pháp: tu hành, thọ sanh… Không trước sau. Phần năm. Thâm nhập pháp của Phật: Thân bí mật xứ: từ mỗi lỗ chân lông hiện vô số thân, cõi nước, thị hiện thành Phật, Niết-bàn… Tất cả đều từ trí sáng Như Lai, như gương sáng, hư không, tùy vật hiển hiện tác dụng, nhưng không tạo tác. Phần sáu. Biết trí nhập kiếp số của Phật. Một kiếp nhập A-tăng-kỳ kiếp và ngược lại, nhập các tướng nhanh chậm nhiều ít… ý trí đều không. Vì căn tánh của chúng sanh có trí ngu nên kiếp số có dài ngắn. Như Lai dùng trí cùng lúc hiện cảnh giới nghiệp. Trí huệ hiển hiện, không còn phân biệt kiếp số. Phần bảy. Nhập mao đạo trí: nhập tánh bất định của chúng sanh đạt thân trời người, hành pháp Phật. Nhập quốc độ thân chánh giác trí: từ lỗ chân lông, thân Phật thị hiện thành Phật Niết-bàn. Nhập chúng sanh chánh giác trí: vì tâm chúng sanh và Phật cùng một thể tánh. Vì thế Như Lai biết tâm chúng sanh, tùy căn tánh hóa độ. Nhập tùy thuận nhứt thiết xứ chánh giác trí: vào sáu thú độ sanh. Nhập thị hiện biến hành trí: trí độ sanh và ngoại đạo. Nhập thị hiện nghịch hạnh trí: làm mọi việc lợi sanh dù ác. (Như A xà thế giết cha mẹ) nhập hạnh hiểu không hiểu thế gian vi diệu: khiến chúng sanh biết đó là hạnh vi diệu, không cho chúng sanh biết phàm hay Thánh.

Phần tám như Kinh. Đoạn sáu có bốn pháp:

Mười giải thoát vi diệu.

Trăm ngàn A-tăng-kỳ giải thoát.

Định chứng đạt.

1) Trăm ngàn thần thông.

– Đoạn bảy phân thành tám phần:

  1. (4, hàng) Bồ-tát thọ trì pháp Phật mà nhị thừa và chín địa trước không thọ trì được, dụ rồng làm mưa.
  2. (6, hàng) như biển chứa nước mưa. Bồ-tát trong tích tắc thọ trì pháp Phật và giảng thuyết cho chúng sanh.
  3. (2 hàng) Bồ-tát Giải Thoát Nguyệt hỏi về pháp Phật mà Bồ-tát này thọ trì trong tích tắc.
  4. (1, hàng) pháp mà Bồ-tát này thọ trì không thể đếm được.
  5. (11, hàng) các ví dụ.
  6. ( hàng) số lượng pháp thọ trì hơn trí.
  7. (7 hàng) Bồ-tát độ sanh bằng pháp từ bi.
  8. (, hàng) Bồ-tát sanh trong mười phương. Đại pháp minh: hiểu rõ tất cả pháp. Đại pháp chiếu: dùng trí soi xét chúng sanh. Đại pháp vũ: thuyết pháp độ thóat chúng sanh. Sa-già-la: rồng làm mưa. Nước mưa của rồng này chỉ có biển chứa được, cũng chỉ Bồ-tát này mới đủ khả năng thọ trì. Pháp Phật. Đoạn tám: tùy tâm lực, Bồ-tát tự tại dung hợp tất cả tướng như từ nghiệp chúng sanh tạo ra cảnh giới thân hình. Từ trí sáng Bồ-tát biết rõ tướng thành hoại chung riêng… tự tại biến hóa cùng khắp; không chướng ngại. Đoạn chín có có việc:

Đại chúng hoài nghi.

Giải Thóat Nguyệt hỏi.

Kim cang Tạng nhập định.

2) Cảnh giới hiện từ định.

3) Đại chúng thấy thân mình trong thân Kin Cang Tạng.

Hiện cây bồ đề.

Đức Nhứt Thiết Trí Thông Vương an tọa dưới cội bồ đề.

4) Đại chúng thấy Phật.

Kim Cang Tạng thâu thần.

Đại chúng trở về cảnh tượng cũ.

Định Bồ-tát Kim Cang Nhập là định thân tánh không tạo tác. Cây bồ đề là quả của thân hạnh. Đức Phật ở cây là trí không tạo tác. Chúng sanh đủ ba pháp ấy,

– Đoạn 10 có pháp:

Giải Thoát Nguyệt hỏi tên định.

Kim Canh Tạng trả lời.

Hỏi cảnh giới định.

5) Trả lời.

6) Tướng đạt định của Bồ-tát địa pháp vân.

Thần thông ba nghiệp của Bồ-tát này các Bồ-tát khác không sánh được.

Cảnh giới vi diệu của Bồ-tát nơi địa này.

7) Giải Thoát Nguyệt hỏi Thần lực của Phật.

Bồ-tát Kim Cang Tạng mượn hạt bụi để ví dụ về thần lực của Bồ-tát và để chúng minh thần lực vi diệu của Phật.

Ví dụ.

– Đoạn 11 có 20 pháp:

Thân ngữ ý như Phật.

Sức định của Bồ-tát.

Vô số kiếp phụng sự các đức Phật.

8) Được Phật gia hộ tăng trưởng trí huệ.

9) Trả lời tất cả nghi vấn.

10) Ví dụ vương miệng bằng ngọc báu.

11) Các địa khác không sánh được.

Như trời Ma-hê-thủ-la thanh tịnh chúng sanh, Bồ-tát này dạy chúng sanh đạt trí nhứt thiết.

Nhị thừa và Bồ-tát 9 địa trước không sánh được.

Các đức Phật giảng mười trí cho Bồ-tát.

Bồ-tát chuyên tu trí Ba-la-mật.

Lược giảng pháp đại này.

1) Bồ-tát thọ chức Ma-hê-thủ-la vương.

2) Hành bốn nhiếp pháp.

Không rời Phật pháp trí.

Là nơi nương tựa cho chúng sanh.

3) Siêng năng tu tập.

Tích tắc đạt vô số định.

Nếu dùng nguyện lực sẽ đạt nhiều hơn.

Đoạn 12 phân thành 12 phần: như Kinh Ao A Nậu đạt: Bồ-tát phát nguyện từ tâm bồ đề, dùng bốn nhiếp pháp độ sanh, nhập biển nhứt thiết trí, trước sau là một. 10 núi là 10 cách tu tập từ trí Như Lai. (10 núi và việc tu tập của năm vị đã nói ở trước).

– Đoạn 13 phân thành hai phần: mười công đức của biển.

Công đức ấy biểu hiện sự tiến tu của mười địa.

– Đoạn 1 phân thành sáu phần:

  1. (6 hàng) mười tánh của ngọc ma ni.
  2. (7, hàng) sự tiến tu của mười địa( như trước).
  3. (2 hàng) khó nghe pháp này.
  4. (1 hàng) Giải Thoát Nguyệt hỏi công đức nghe pháp.
  5. (1, hàng) Kim Cang Tạng trả lời.
  6. (3, hàng) đại chúng hoài nghi về công đức nghe pháp. (Nếu phước đức người này như Phật vì sao nói nghe pháp này mới tin hiểu? Nghe là điều kiện đầu của trí nhứt thiết; phước quả của tín cùng một thể tánh, không nhân thì không quả. Tin quả là nhân… như mười tín ở điều trước. Trí nhứt thiết là hạt giống, trí sai biệt là gia hạnh, hai trí này đều đủ vô số công đức).

– Đoạn 1 phân thành ba phần:

1. ( 1 hàng) uy lực của pháp cảm động trời đất.

2. (10 hàng) vô số Bồ-tát đến chúng minh là thể tánh quả pháp mười địa rộng lớn dung nhiếp tất cả, trí tánh là một, pháp của Bồ-tát Kim Cang Tạng thuyết giảng giống với pháp các đức Phật thuyết giảng. Các cõi khác: các địa trước đến đạo tràng: nhập trí mười địa. Khen ngợi: sự khế hợp của các pháp. Cùng tên: trí pháp giống nhau. Các cõi khác nhau: trí sai biệt. Kim Cang đức: trí hạnh sai biệt không ngoai đức Kim cang. Phật Kim Cang Tràng: trí kim cang phá trừ vọng nghiệp, không khuynh động. Đoạn 16 như Kinh.

 

Phẩm: MƯỜI ĐỊNH

Đức Phật nói tên định, Bồ-tát Phổ Hiền nói công dụng của định. Trí căn bản của Phật là thể, trí sai biệt của Phổ Hiền là dụng vì mọi hành động đều không ngoài thể dụng của trí căn bản. Vì thế pháp tịnh dụng cũng được nói ở điện Phổ Quang. Phẩm này có năm phần:

Ý nghĩa của lần thuyết pháp.

Nhắc lại nguyên nhân thành Phật ở nước Ma Kiệt Đề.

Nguyên nhân pháp này được nói ở điện Phổ Quang.

1) Ý nghĩa của phẩm.

2) Nghĩa Văn.

Ở điện Phổ Quang phát lòng tin, tu tập trí bất động, đến khi trọn vẹn hạnh nguyện của mười địa, địa mười một và quả Phật trí ấy vẫn không thay đổi. Vì thế lần này thể hiện sự không thay đổi của thể trí thế gian, hnạh nguyện như việc Thiện Tài gặp Từ Thi, Từ Thị dạy Thiện Tài gặp Văn Thù, nhập Thân Phổ Hiền.

Tám tướng thành đạo là một. Vì sợ kẻ hậu học hiểu nhầm nên nhắc lại. Năm vị là một.

Trí thể trước sau là một nên phẩm này được nói ở điện Phổ Quang cảnh giới thành Phật thể hiện người phát tâm bồ đề thành tựu quả Phật chính là Phật Tỳ-lô-giá-na ở lần thứ một. Vì ba đời các đức Phật là một. Hãy dùng trí quan sát, không nên dùng vọng thức suy xét.

Đại ý: Phẩm mười định.

Mười thông (thần thông và trí lợi sanh của các đức Phật).

Mười nhẫn (hạnh nhẫn độ sanh bằng cách tùy thuận pháp thân không tạo tác và pháp không sanh).

Tăng kỳ.

Công đức tướng tốt (hai ngu của quả Phật. Hai phẩm bốn, năm do Phật nói).

Thọ mạng của Như Lai: tuổi thọ từng thuận độ sanh của

Phật (về thể tánh, thọ mạng của Như Lai như hư không).

Trụ xứ của Bồ-tát: cảnh giới độ sanh của Phật, hạnh nguyện độ sanh vô hạn của Bồ-tát.

Sự vi diệu của Phật: trí đức vi diệu của các đức Phật chúng sanh không thể suy lường được.

Mười thân Phật: y báo, chánh báo mầu nhiệm của báo thân Phật. Hạnh Phổ Hiền: hạnh tự lợi lợi tha của Phật.

Như Lai xuất hiện: viên mãn hạnh nguyện cụa vị là thành Phật; đủ hạnh xuất thế, vào sanh tử. Văn Thù là trí huệ vượt thế gian, Phổ Hiền là hạnh vào đời. Vì thế hai vị hỏi đáp về việc thị hiện độ sanh. Hạnh nguyện của Phật, chúng sanh, Bồ-tát đều không ngoài thể ấy, không trước sau.

Nghĩa Văn: phẩm mười định có năm phần:

1) Nghĩa phẩm. 2) Tên phẩm. 3) Sự trùng lặp. 4) ba lần nêu việc thành Phật ở Ma Kiệt Đề. 5) Nghĩa Văn.

Bồ-tát địa mười một trọn vẹn hạnh trí đạt trí Phật, vì thể dụng của pháp giới tự tại vô ngại, thời gian không thay đổi, dung nhiếp một nhiều. Bồ-tát mười địa biết rõ chưa trọn hạnh Phổ Hiền thì không thấy thân Phổ Hiền.

Như Lai nói tên mười định. Định này là pháp thường của các đức

Phật. Bồ-tát Phổ Hiền nói công dụng của định. Vì Phật là thể, Phổ Hiền là dụng.

Hạnh Phổ Hiền, việc xuất thế, lòng tin đều là nhân quả của trísáng Như Lai. Hạnh Phổ Hiền và Phật là công dụng của trí, không phân trước sau, không đến đi.

Toàn bộ Kinh này có năm nhân quả đan cài:

Phật thành đạo dưới cội bồ đề, tập hợp thiên thần, giảng thuyết.

Phật thành đạo được thuyết ở điện Phổ Quang để kẻ hậu lạc tin tu, đại chúng xuất hiện từ ánh sáng lông trắng giữa chặng này.

11 phẩm trên: Bồ-tát tu tập trải qua sáu vị, trọn vẹn hạnh nguyện, thành Phật.

Phẩm lìa thế gian: tất cả các đức Phật đều tự thành Phật. Lợi sanh bằng hạnh nguyện (đó là đem lại lợi ích cho thế gian không phải lìa thế gian. Có thể các dịch giả đã nhầm. Nếu là sự trùng lặp… như trước đã nói).

Phẩm pháp giới: phàm Thánh đều thành Phật, đều đủ trí dụng vô hạn. Năm nhân quả này là một thể tánh chơn như không gnăn ngại, không trước sau. Nghĩa Văn cũng có hai phần.

Phẩm này có 11 đoạn:

  1. (6 hàng) phần tựa của 11 phẩm.
  2. (36, hàng) đại chúng.
  3. (16, hàng) Bồ-tát Phổ Nhãn hỏi Phật về sự tu tập đạt quả của Bồ-tát Phổ Hiền. Đức Phật bảo Bồ-tát hỏi Bồ-tát Phổ Hiền.
  4. (, hàng) nghe tên Bồ-tát Phổ Hiền, đạt vô số định.
  5. (11 hàng) nhờ sức định các Bồ-tát mong cầu gặp Bồ-tát Phổ Hiền nhưng không được Đức Phật dạy. Thân công đức của Bồ-tát Phổ Hiền sâu xa, chúng sanh không thể thấy được. Vì sao? Vì mười địa trí bi xuất thế, tất cả định của vị này đều từ trí bi ấy. Phổ Hiền là địa mười một là hạnh ở thế gian, đoạn tâm phân biệt xuất thế, tịnh dụng tự tại Tâm xuất thế không hợp với hạnh Phổ Hiền nên không thể thấy.
  6. (32 hàng) các Bồ-tát ba lần xưng tên Phổ Hiền, thành kính mong cầu được gặp.
  7. ( 19, hàng ) Bồ-tát Phổ Hiền hiện thân. Vì sao đại chúngt thấy Bồ-tát Phổ Hiền? Vì đại chúng tưởng niệm, chuyển thế thành dụng là thân Phổ Hiền, tưởng niệm là công dụng của Phật, chúng sanh cũng là công dụng của Phật.
  8. (9, hàng) Bồ-tát Phổ Nhãn khen ngợi Bồ-tát Phổ Hiền bằng mười pháp trụ.
  9. ( hàng ) Bồ-tát Phổ hiền thuyết giảng mười định.
  10. (10 đoạn) công dụng của mười định.
  11. (từ bấy giờ… cuối quyển 3) Bồ-tát Phổ Nhãn hỏi nguyên nhân Bồ-tát Phổ Hiền không được tôn là Phật đủ mười lực.

Đoạn một nước Ma Kiệt Đề: Bất hại, Thông huệ. Vì người ở đây tài giỏi. Ma: không cùng Kiệt Đề: chí. Binh tướng nước này hùng mạnh, nước khác không xâm lấn được. Ma: lớn. Kiệt Đề: thể. Nước này nước lớn nhứt trong năm nước của Ấn Độ, là trung tâm của cõi Diêm phù đề. Như lai thành đạo ở đây tức là sống trong trung đạo, từ bi đem lợi ích cho chúng sanh. Thỉ thành chánh giác (như trước đã nói). Định Sát na tế chu Phật: Ba đời là một đan cài dung nhiếp. Định chư Phật: Như Lai đoạn mọi phân biệt thế gian, sống trong trí không chấp. Nhứt thiết trí, thần thông..như trước. Không phan duyên: thể dụng tự tại của trí căn bản. Đủ oai đức lớn: mười lực, bốn vô úy, 1 pháp bất cộng. Ai thấy cũng đều kính phục… tùy thuận hiện thân độ sanh.

– Đoạn hai phân thành ba phần :

( hàng) khen ngợi chí đức của Bồ-tát.

(9 hàng) Bồ-tát cùng tên biểu hiện cho trí sáng của định không (ba không thành 90 huệ).

(22, hàng) 70 Bồ-tát với hạnh nguyện tên gọi khác nhau.

70 Bồ-tát là bảy phần giác ở ba không, vào sanh tử, giác ngộ chúng sanh. Bồ-tát mười địa vào sanh tử trọn vẹn hạnh nguyện, đạt hạnh phổ hiền, đạt định Phổ Kiến của Bồ-tát và trí thấy căn tánh sai khác của Bồ-tát mười địa. Từ bi an ổn chúng sanh: Bồ-tát độ sanh bằng ba không, bảy phần giác… là nhập hạnh Phổ Hiền. (Cầu mong nhưng không gặp Phổ Hiền như trước đã nói) ba lần mong cầu mới thấy Phổ Hiền: mười địa thăng tiến nhập hạnh Phổ Hiền,thành tựu tịch dụng tự tại của Phổ Hiền như ngọc Như Ý (hạnh độ sanh của Bồ-tát thường được tượng trưng bằng số bụi trong cõi Phật, năm vị dung nhiếp như trước).

– Đoạn ba phân thành bốn phần:

  1. (3 hàng) Bồ-tát Phổ Nhãn hơn Bồ-tát Phổ Hiền về pháp hạnh.
  2. (1 hàng) Phật nhận lời.
  3. (, hàng) Định của Bồ-tát Phổ Hiền và đại chúng.
  4. ( hàng) Phật khen ngợi và khuyên Bồ-tát hỏi Bồ-tát Phổ Hiền.

– Đoạn bốn có mười pháp:

Đại chúng nghe tên Bồ-tát Phổ Hiền đều đạt định.

Sau khi đạt định đại chúng thấy vô số Phật.

Đại chúng đạt mười lực của Phật.

Đại chúng đạt phước.

Đại chúng viên mãn thần không.

Đại chúng cung kính mong được gặp Phổ Hiền.

Đại chúng quan sát mọi pháp. Đại chúng chưa thấy Phổ Hiền.

Oai lực Phật.

Oai lực của Phổ Hiền vì từ mười tín đến mười địa nhờ hạnh Phổ Hiền nên thành tựu pháp thân và trí căn bản, đạt trí sai biệt trong pháp xuất thế. Địa mười một tron vẹn trí hạnh vào đời vô sanh. Hạnh Phổ Hiền nhiều như phiền não của chúng sanh. vì thế, Phật dạy tưởng niệm Phổ Hiền. Đại chúng đạt lực Nhu Lai: đạt mười lực. Cùng tánh Nhu Lai: cùng pháp tánh, trọn vẹn hạnh mười địa, địa mười một, thành quả Phật. Đại chúng mong thấy Phổ Hiền: thăng tiến đạt hạnh Phổ Hiền mười địa thành tựu trí sai biệt của Phổ Hiền. Như Di Lặc dạy gặp Văn Thù. Đại chúng quan sát: Sáu vị tu tập trí bi xuất thế. Hạnh Phổ Hiền sau mười địa là hạnh vào đời hạnh bi trí. Ba lần cầu mong nhưng không thấy: chỉ có tâm bi nhưng không có hạnh lợi sanh. mười địa trở về trước đều là hạnh xuất thế. Địa mười một không giải thoát riêng mình, luôn lợi sanh. mười địa trở về trước đạt trí căn bản, không mong cầu. Đại 11 hành hạnh độ sanh.

– Đoạn năm phân thành bốn phần:

  1. (1 hàng) Phổ Nhãn hỏi nơi ở của Phổ Hiền.
  2. (1, hàng) Như Lai hiện nơi ở của Phổ Hiền.
  3. (2, hàng) Phổ Nhãn và đại chúng quan sát nhưng vẫn khôngthấy.
  4. (6 hàng) Như Lai khen ngợi đức sâu rộng của Phổ Hiền.

Định sư tử Phấn Tấn: định tự tại, không sợ mười địa, cùng hạnh của chúng sanh. Vì từ chơn như hiển hiện công dụng. Phấn tấn: công dụng độ sanh của Phổ Hiền (như khi sư tử vận mình thì lông trên thân đều dựng đứng). Đạt công dụng tự tại vô thượng: hạnh lợi sanh đều xuất phát từ định. Nhập hạnh thanh tịnh vô ngại. Trí Phổ Hiền rộng lớn khó lường, mọi hạnh đều là hạnh độ sanh. Khởi mười lực Như Lai: mười lực Như Lai có từ hạnh Khổ Hiền, mười lực độ sanh, mười lực độ sanh thành Phật cũng thế. Thân bằng pháp giới tạng: trí sai biệt và trí căn bản rộng lớn cùng khắp như từ một lỗ chân lông đủ vô số cõi nước chúng sanh. các đức Phật hộ niệm: đủ công dụng của trí căn bản như Phật. Tích tắc đạt trí sai biệt: Bồ-tát Phổ Hiền thị hiện thành Phật, độ sanh ở khắp mười phương. Tất cả đều từ một sát na. Không trước sau, đầu cuối như các đức Phật xưa nay là một. Vì dùng ấn trí không phân biệt ấn định ba đời là một. Người không hiểu hạnh vào đời độ sanh thì không thể thấy. Bồ-tát hãy tiến tu, không nên vướng chấp hành mười địa.