TÂN HOA NGHIÊM KINH LUẬN

QUYỂN 27

Cư Sĩ Lý Thông Huyền (Đời Đường).

Địa Bất động có năm phần như trước.Tên: Bất động. Bồ-tát vào đời bằng trí không dụng công, không làm nhưng làm tất cả. Pháp tu địa này hành nguyện Ba-la-mật. Trí huệ tăng trưởng. Vì thể trí vốn thanh tịnh và được sự hỗ trợ của nguyện nên càng tự tại. Nếu thiếu nguyện, trí ấy là trí của nhị thừa. Nhờ nguyện lực nên không đình trệ. Vị này được ba sự gia hộ, và bảy lần khuyên của Phật để nhớ nguyện xưa, phát huy công dụng của trí, tùy thuận tâm bi, thành tựu trí bi không tạo tác. Địa bảy thành tựu trí vào đời còn dụng công. Vị này thành tựu trí vào đời nhưng không dụng công. Song trí vi diệu ấy vẫn chưa được tự tại nên cần tăng trưởng. Biểu pháp: Thiện Tài gặp thiện tri thức trong đạo tràng này vì địa tám tự tại, tương hợp trí chơn như không tạo tác. (Trung: Khế hợp lý trí. Đạo Tràng: lý không phân biệt trong ngoài, mình người.) Thiên tri thức tên Đại nguyện tinh tấn lực cứu hộ nhứt thiết chúng sanh, dùng nguyện lực độ thoát chúng sanh. Địa bảy từ bi hành trí nên khó thành. Vị này từ trí hành bi nên dễ thành. Thể trí rộng lớn tùy căn hiện thân như vang theo tiếng. Trí ấy tuy không suy xét, không tạo tác, nhưng hợp với tâm mong muốn của chúng sanh. Tòa sư tử Phổ hiện… tâm bi độ sanh là cung. Trí tùy thuận hiện thân là điện. Trí không tịnh nhiễm là ma ni. Tùy thuận tịnh nhiễm, không dụng công nhưng cứu hộ mọi loài là vương. Lưới phủ trên tòa: Trí tùy thuận thuyết giảng là lưới. Trí không thể tánh hiện đủ mọi pháp không dụng công là ma ni. Đó là mượn quả làm nhân khuyên chúng sanh biết quả. Giác pháp địa tám là pháp tu hành. Dạ thiên là người tu. Đại này đạt giải thoát tự tại bằng trí không dụng công. Bảy địa trước tu tập cả pháp hữu vi, vô vi. Vị nầy viên mãn cả hai pháp ấy. Địa 10 trọn vẹn mười lực, 1 pháp bất rộng. Nghĩa Văn: Nghĩa phẩm: 11 đoạn.

  1. (22 hàng Kệ) nghe pháp, chư thiên vui vẻ cúng dường, khen ngợi công đức của Phật.
  2. (2 hàng Kệ) thỉnh thuyết pháp địa tám.
  3. (10 hàng) tu phép địa tám nhập vô sanh nhẫn.
  4. (17 hàng) Bồ-tát đạt trí không dụng công.
  5. (40. hàng) Phật bảy lần khuyên Bồ-tát.
  6. (9 hàng) Bồ-tát biết rõ các pháp, tự tại độ sanh.
  7. (7 hàng) Đạt mười pháp tự tại không lỗi lầm.
  8. (6. hàng) đủ 10 tên.
  9. (10. hàng) Vào cảnh giới Phật, được Phật ủng hộ, phạm Vương.

Đế Thích, Tứ Thiên Vương hầu hạ, hàng phục ma quân.

  1. (32. hàng) sự hiểu biết và thọ chức của Bồ-tát.
  2. ( hàng Kệ) nhắc lại pháp trên. Nghĩa Văn: hiểu rõ tánh các pháp là rỗng lặng, đạt vô thanh nhẫn (bảy địa trược đạt thuận nhẫn).

Đoạn bốn phân thành bốn phần:

  1. (. hàng) Bồ-tát đoạn vọng tưởng, luôn tịnh tịnh, định nhị thừa không sánh được;
  2. ( hàng) bảy địa trước chưa đạt trí không dụng công;
  3. (2 hàng) dụ lên cõi phạm thiên không còn phiền não cõi dục;

4. (1. hàng) Tâm Bồ-tát, Phật, Bồ Đề, Niết-bàn chưa hiển hiện. Thinh Văn, bích chi Phật không sanh được vì hàng nhị thừa chán có chứng không. Bồ-tát này trọn vẹn hai hạnh có không, tự tại không dụng công, không tranh luận, luôn tịch diệt. Địa năm trọn vẹn hai hạnh có không, địa sáu thành tựu trí ba không; địa bảy viên mãn hạnh từ bi, địa tám đạt trí không dụng công, tự tại độ sanh. Như Tỳ kheo đạt thần thông tự tại: đạt định vướt khỏi ba cõi, không phân biệt từ định vi diệu hiện sáu thông. Tên sáu thông này tuy giống với sáu thông Bồ-tát cõi định ở phương khác. Bồ-tát nhứt thừa biết mọi cảnh giới từ một lỗ chân lông. ba thừa chứng lậu tận thông thường. Bồ-tát nhứt thừa đoạn dục, không chứng lậu tận thông. Sáu thông của ba thừa còn hạn chế, mười thông của nhứt thừa là vô hạn (rõ như phẩm mười thông). Kinh Tịnh Danh chép: Tuy hành sáu thông nhưng không đoạn lậu hoặc vì trí tự tại. Thần thông ba thừa còn đến đi như câu: muốn trở về bổn quốc. Thần thông của nhứt thừa thuộc lý trí cũng khắp các cõi, tùy vật ứng hiện không đến đi qua lại. Bồ-tát này không chứng lậu tận thông vì sống trong cảnh giới trí không thấy hoặc hay không lậu hoặc, không lấy bỏ, tự tại như pháp giới, hành mọi hạnh. Ba thừa còn chán thích lấy bỏ. Bảy địa trước còn tu học như người chưa tỉnh mộng. Địa tám như người tỉnh mộng nên tất cả đều không, tự tại với trí. Đoạn năm phân thành 12 phần:

  1. Phật tử… pháp nhẫn: các đức Phật xuất hiện, khuyên tu 1 pháp bất rộng của Phật.
  2. Thiện nam tử… chúng sanh: các đức Phật khen ngợi sự đạt pháp vô sanh nhẫn thộ độ chúng sanh của Bồ-tát.
  3. (2 hàng) các đức Phật khuyên Bồ-tát nhớ lại bổn nguyện độ sanh.
  4. (2, hàng) các đức Phật khuyên Bồ-tát an trụ nơi pháp tánh.
  5. (2, hàng) Phật khuyên Bồ-tát tu tập phước huệ, thuyết giảng các pháp.
  6. (3, hàng) Phật khuyên Bồ-tát tu vô số pháp.
  7. (1, hàng) Phật khuyên Bồ-tát thông đạt các pháp. 22, hàng kệ trước đủ 3 pháp gia hộ và 7 lần khuyên (như trước).
  8. (2 hàng) Phật gia hộ để Bồ-tát hành vô số hạnh.
  9. (7 hàng) đạt trí vi diệu.
  10. ( hàng) thành tựu vô số hạnh của thân ngữ ý.
  11. (3 hàng) Dụ vượt biển bằng thuyền lớn.

12. ( hàng) vượt biển bằng thuyền lớn không dụng công. Trang năm vị, vị nào cũng được sư gia hộ và khuyên nhủ của Phật. Ở đây, Phật khuyên Bồ-tát tu tập, thành tưu trí không dụng công, lãnh thọ pháp Phật. Như ở đời vua hiền, rồng phượng xuất hiện. Bồ-tát này đủ trí không dụng công nên cảm ứng đến các đức Phật. Thiện nam tử! Nhẫn này thuận pháp Phật: nhẫn này là tánh trí của các đức Phật. Thiện nam tử! Ta đủ mười lực, bốn vô úy, ông chưa đạt 1 pháp bất rộng. Khuyên Bồ-tát tiến tu đạt trí Như Lai không chấp. (1 pháp bất rộng, bốn vô úy… như trước). Ca la phần: mỗi sợi lông trên người là một phần trong trăm phần hoặc là một phần trong 16 phần. Ở Ấn, 16 phần là một thăng. Vì thế trí của các vị trước không sánh được một phần nhỏ nơi thế của vị này. Ưu ba ni sa đà phần: ưu ba: cận; sa đà: đối. Sự lợi sanh của địa này thì các địa trước không sánh được một phần nhỏ về thể tánh, giáo pháp các vị là một, nhưng về sự tu tập phải có thứ tự để kẻ hậu học biết được hướng đi. Đoạn sáu phân thành tám phần.

  1. ( hàng) dùng trí vi diệu quán sát nhân của sự thành hoại thếgian.
  2. (2 hàng) tướng của bốn đại.
  3. (7 hàng) tướng sai khác.
  4. (2, hàng) tướng thành hoại của ba cõi.
  5. (7, hàng) quán sự sai khác của chúng sanh, tùy thuận hiện thân.
  6. (12 hàng) hiện thân độ sanh.
  7. (10, hàng) tự tại đem lại lợi ích cho chúng sanh.
  8. (12, hàng) thân tướng sai khác.

Sở hành cảnh: trí sai biệt. Từ trí căn bản quán tướng thế gian:

quán tướng thành hoại của trời người, đều do nghiệp, không thường còn. Từ sự không phân biệt, chúng sanh thấy có thọ, yểu, nhanh, chậm. Tất cả đều không thật. Tướng của đất: tướng nhỏ: một hạt bụi; tướng lớn: cũng là một hạt bụi. Vì hạt bụi không thể tánh nên lớn nhỏ là một, như trong một lỗ chân lông có đủ vô số cảnh giới. Tướng của nước, gió, lửa: theo luận Câu Xá: về khí thế gian, phong luân ở dưới cùng, rộng lớn không thể đo lường được. Bề dày bằng 16 ức do tuần, trên phong luân là thủy luân dày bằng 11 ức hai vạn ba ngàn bốn trăm năm mươi do tuần, nước kết thành kim loại. Trên đó là nơi ở. Kinh Lăng Già chép: huân tập vọng tưởng sanh trong cõi nước, thấy biết vọng tưởng sanh trong cõi lửa, đoạn trừ vọng tưởng sanh trong cõi đất, chạy theo vọng tuổng sanh trong cõi gió. Đoạn ái không bị nạn nước, đoạn chấp không bị nạn lửa, đoạn phân biệt không bị nạn gió. Cõi thiền thứ hai không bị nạn nước… như trước. Bồ-tát biết rõ tất cả. Trong mỗi đại có bao nhiêu vi trần? Người đời dùng lân hư trần… để đo lường. Bồ-tát này dùng mắt trí để đo nên biết tướng lớn nhỏ thành hoại của cõi nước. Bốn chúng Bà-lamôn… như trước. Bồ-tát biết thân chúng sanh là biết thân nghiệp báo. Thân cõi nước. Thân chúng sanh là cõi nước. Thân người là cõi nước của vô số vi trùng. Thân tập nghiệp: thân do nghiệp tạo. Thân phiền não: thân chúng sanh trong ba cõi. Sắc thân: chúng sanh cõi sắc. Thân Như Lai đủ mười thân bồ đề: Nguyện thân: thân do nguyện lực; Hóa thân: thân tùy thuận chúng sanh; Lực thân: thân của mười lực; Tướng hảo thân: thân do phước đức; Oai thế thân: thân hàng phục kẻ ngạo mạng; Ý sanh thân: thân tùy sự mong muốn của chúng sanh; Trí thân: thân biết các pháp; Tri trí thân: hiểu rõ trí mình người. Thiện tư lượng tướng: biết bằng trí, không tình thức. Như thật quyết trạch tướng: từ trí căn bản khởi trí sai biệt. Quả hành sở nhiếp tướng: từ trí căn bản hành hạnh Phổ Hiền. Thế gian xuất thế gian sai biệt tướng. Hiển hiện trí chơn tục. Tam thừa sai biết tướng: nhị thừa thích tịnh tịch, Bồ-tát sanh về cõi tịnh, Bồtát giữ hoặc độ sanh. Cộng tướng: tướng không sanh của ba thừa. Bất cộng tướng: đủ hay không đủ từ bi. Cộng tướng: trí Như Lai mà phàm Thánh đều có. Bất cộng tướng: mê ngộ. Xuất ly tướng: Ba thừa. Phi xuất ly tướng: phàm phu. Nhứt thừa không thuộc hai tướng trên. Hữu học tướng: Bồ-tát từ địa bảy trở về trước. Vô học tướng: Bồ-tát địa tám trở về sau. Pháp thân bình đẳng tướng: các pháp không tự tánh. Bất hoại tướng: cảnh giới của trí. Tùy thời tùy tục giả danh sai biệt tướng: hóa thân tùy sở thích chúng sanh. Chúng sanh phi chúng sanh pháp sai biệt tướng:hữu tình, vô tình. Phật pháp tăng sai biệt tướng: Thanh Văn, Duyên Giác, Bồ-tát cõi tịnh, Bồ-tát nhứt thừa, tướng Phật tùy khả năng chúng sanh. Xứ không thân vô lượng tướng: từ pháp thân khởi trí hành mọi hạnh. Chu biến tướng: pháp thân, trí thân, hạnh, sắc tướng. Vô hình vô dị tướng: cùng thể tánh. Vô biến tướng: pháp thân trí thân vượt trên sự hiểu biết của vọng tình. Hiển hiện sắc thân tướng: sắc thân không thể tánh, tự tại hiện khởi bằng trí không nương tựa. Tất cả đều là công dụng tự tại của trí Bồ-tát.

Đoạn bảy phân thành ba phần:

1. (2, hàng) Bồ-tát thành tựu trí thân, đạt mười pháp tự tại;

2. (1, hàng) đạt bốn trí tự tại;

3. (6, hàng) Bồ-tát tu tập pháp Phật bằng sự thanh tịnh của ba ngjiệp tùy trí Bát-nhã. Mạng tự tại: tự tại vào sanh tử bằng trí không sanh diệt. Tâm tự tại: làm mọi việc bằng trí không vọng niệm. Đoạn tám như Kinh Nhứt thiết chủng: trí tu tập gia hạnh. Trí căn bản không dụng công và trí dụng công là một. Trí hiện tiền: trí tự tại hiển hiện. Từ câu Bồ-tát này… trí không dụng công: làm mọi việc mhưng không lỗi lầm vì trí không phân biết chủ thể đối tượng. Đoạn chín như Kinh Đồng chơn địa: thế gian không lường biết được. Bảy địa trước có tu hành có giáo hóa, thuộc trí thế gian. Địa tám hiện trí không dụng công là trí nhập chơn như của kẻ sơ học. Vì sanh địa: không lỗi lầm, đoạn trừ giác quán bằng không giác quán, sanh trong trí không dụng công. Đoạn 10 phân thành hai phần:

a) (, hàng) Bồ-tát nhập cảnh giới Phật, cảm động chư thiên.

b) ( hàng) nhập trí không dụng công của nhứt thừa, đạt thần thông tự tại. Thường được Như Lai ủng hộ. Chư Phật luôn hộ niệm chúng sanh. Hộ niệm có ba: hộ niệm chúng sanh cõi khổ chưa phát tâm, hộ niệm chúng sanh đang phát tâm tu học, hộ niệm Bồ-tát đạt trí không dụng công để Bồ-tát tự tại. Đế Thích Phạm Vương hầu hạ có ba ý: hộ vệ chúng sanh, hộ vệ người phát tâm, hộ vệ bậc đạt trí không dụng công và Phật. Hộ vệ có hai cánh: từ bi che chở, tôn kính. Mỗi thân đủ vô số thần thông: Bảy địa trước chưa đủ thần thông, vị này đủ thần thông tự tại. Thần thông của bảy địa trước có từ nguyện. Thần thông vị này có từ trí không tạo tác. Không tu tập. Không tạo tác nên phóng ánh sáng: đoạn trừ hoặc chướng sáng suốt, tự tại. Nhập pháp giới vô ngại: không chấp, tùy trí không chướng ngại. Đoạn 11 phân thành bốn phần:

  1. (13, hàng) việc gặp Phật của Bồ-tát và dự luyện vàng.
  2. (6, hàng) Bồ-tát phóng ánh sáng hành mọi hạnh, tăng trưởng nguyện Ba-la-mật.
  3. (7 hàng) Bồ-tát lãnh thọ chức vị, hành các pháp Ba-la-mật đều vì Tam bảo.
  4. (4, hàng) Bồ-tát dùng trí không dụng công tinh tấn tu tập định nguyện, hiện vô số Bồ-tát bạn. Đoạn 12 như Kinh.

Địa Thiện Huệ cũng có năm phần. Tên: Thiện Huệ: hạnh nguyện của vị này như trụ thứ chín. Các vị thứ chín đều là pháp sư, biết rõ các pháp. Bồ-tát này chyên tu lực Ba-la-mật. Biểu pháp: Thiện Tài gặp thần Diệu Đức viên mãn trong rừng Lâm tỳ ni cõi Diêm Phù đề. Bồ-tát thuyết giảng vô số giáo pháp bằng trí vi diệu như rừng che mát. Vườn rừng: trí hiểu biết không ngăn ngại. Lâm tỳ ni: lưu di ni: lạc thắng viên quang: trí huệ pháp lạc của vị này thanh tịnh, sáng suốt. Dùng trí trừ phiền não đạt pháp lạc Diệu Đức viên mãn: trí viên mãn của pháp sư. Bảo thọ: hạnh của pháp sư. Lâu các: trí huệ cao siêu, chiếu soi không ngăn ngại, trang nghiêm trí huệ bằng hạnh thuyết pháp độ sanh. Bồtát này đạt giải thoát trí huệ viên mãn. Nghĩa Văn. Nghĩa phẩm: Bảy đoạn:

  1. (26 hành kệ) nghe pháp địa đại chúng vui vẻ cúng dường khen ngợi thỉnh thuyết pháp địa chín.
  2. (62, hàng) tu pháp địa chín hướng tâm chánh trụ, biết mọi pháp.
  3. (36, hàng) Bồ-tát dùng bốn trí vô ngại thuyết giảng giáo pháp.
  4. (2, hàng) Bồ-tát đạt vô số pháp tổng trì tự tại.
  5. (16, hàng) Bồ-tát dùng một ngôn ngữ thuyết giảng vô số pháp vui lòng chúng sanh.
  6. (29, hàng) Bồ-tát gặp Phật, cúng dường, lãnh thọ chức vị.
  7. ( hàng kệ) nhắc lại pháp trên. Nghĩa Văn. Đoạn một phân thành hai phần:
  8. (2 hàng kệ) đại chúng nghe pháp vui vẻ cúng dường.
  9. (còn lại) thỉnh thuyết pháp địa chín.

Đoạn hai phân thành 1 phần:

  1. (6, hàng) hướng nhập địa chín.
  2. ( hàng) Bồ-tát địa chín biết mười pháp của chúng sanh.
  3. (3 hàng) Bồ-tát biết 11 rừng phiền não của chúng sanh.
  4. (4 hàng) Bồ-tát biết mười tướng sai khác.
  5. (4, hàng) Bồ-tát biết rõ tám vạn bốn ngàn phiề não.
  6. ( 8hàng) biết tướng của các nghiệp.
  7. (4, hàng) tướng sai khác của chúng sanh.
  8. (1, hàng) Biết pháp giải thoát.
  9. (6 hàng) tướng tùy miên của chúng sanh.
  10.  (4 hàng) biết tướng thọ sanh.
  11. (4 hàng) biết tập nhiễm.
  12. ( hàng) biết đúng sai.
  13. (2 hàng) biết tất cả pháp.
  14. (4, hàng) Độ sang bằng thừa.

Phần một: đại tám nhập lý trí khôn dụng công, hướng đến chứng nhập mười lực vô úy không dụng công của Phật. Tu tập trí Như Lai: địa tám; chín chưa đạt công dụng tự tại của Phật. Nhập pháp bí mật của Như Lai: không suy xét, tu tập nhưng không chấp, ứng hợp tất cả. Quán sát tánh của trí vi diệu: thể của trí căn bản sáng suốt, vốn không nương dừng, tùy chúng sanh hiện công dụng. Thanh tịnh các định: trí không nương tựa tùy vật hiện công dụng. Đủ thần thông trí hợp căn tánh: Thần; không đi lại nhưng hiện khắp mười phương: thông. Trí tánh đủ công dụng nhưng không hình tướng là thần. Tánh không nhưng biết tất cả là thông. Đủ trí nhưng không sanh tử là thần. Pháp giới dung nhiếp một nhiều là thông. Bồ-tát biết pháp thiện bất thiện vô ký: biết hạnh nghiệp của chúng sanh. Pháp thiện có 13. Pháp bất thiện có bốn, vô ký có hai: năm thức và thức tám trong tám thức thuộc vô phú vô ký, thức sáu, bảy thuộc hữu phú vô ký: oai nghi, công xảo, biến hóa, dị thực. Như việc có oai nghi không oai nghi, khéo léo không khéo léo của đời thường đều do có hay không có chánh niệm. Biến hóa cũng thế. Đời này tạo nghiệp, thọ quả đời sau là dị thục. Bốn vô ký này thuộc pháp xuất thế. Pháp hữu lậu vô lậu: ba cõi là hữu lậu. Pháp vượt ba cõi là vô lậu. Pháp vượt ba cõi của ba thừa là hữu lậu, Trí sáng của Phật thừa là vô lậu. Pháp thế xuất thế: Ba thừa là pháp xuất thế. Phàm phu là pháp thế gian. Nhứt thừa không thuộc thế xuất thế. Vì tùy thuận thế gian nhưng đủ hạnh Phổ Hiền. Pháp suy lường được và pháp không suy lường được. Ba cõi là pháp suy lường được. Ba thừa cũng thế. Cảnh giới nhứt thừa là pháp không suy lường được, tịch dụng tự tại. Pháp định bất định: thiền của hai cõi trên không phải là định chơn thật vì có sanh diệt. Định tịch diệt của ba thừa cũng vậy vì có lấy bỏ. Thiền của pháp giới nhứt thừa tịch dụng tự tại. Pháp phàm phu là pháp bất định. Các đức Phật là pháp định. Phàm, Thánh đều không tánh pháp định, không nương tựa. Pháp Thanh Văn, Độc Giác: ghét khổ và nhân của khổ, tu đạo và Niết-bàn, hiểu pháp duyên sanh, nhập tánh không sanh, đoạn bi trí, vượt kỏi sự trói buộc của thế gian. Pháp hạnh của Bồ-tát: hành sáu Ba-la-mật, giữ hoặc độ sanh hay sanh về cõi tịnh. Pháp hạnh của Như Lai: trí căn bản mà tất cả chúng sanh đều đủ. Pháp hữu vi: trời người ba cõi, ba thừa, bậc đạt vô lậu đều là hữu vi, đủ tịnh uế. Pháp vô vi: trí Như Lai. Bồ-tát biết tâm chúng sanh: tất cả phiền não đều do tâm sinh, không tâm thì không phiền não. Trí lớn như rừng che chở chúng sanh. Rừng rậm phiền não: không hiểu tánh duyên sanh của pháp giới nên tạo vô số phiền não. Khi đạt trí, tất cả phiền não đều thành rừng công đức. Phiền não tùy miên: dục, sân, giận, ái, mạn, vô minh, nghi, thuộc kiến đạo. Bảy phiền não này luôn che lấp tâm trí. Rừng thọ sanh: Một sát na sống chết tám trăm lần. Rừng tập nhiễm: mười tru… mười địa đạt một phần trí sanh trong nhà Phật, đoạn trừ phiền não thô của ba cõi. mười địa dần đoạn chủng tử nhiễm ô. (mười địa quán pháp đoạn phiền não như trước). Tam trụ sai biệt: tất cả phiền não của ba căn bất thiện. Tạp khởi tướng: cảnh giới của tâm; tốc chuyển tướng: sanh diệt vô thường; Bất hoại tướng: thế gian vô thường là tướng hoại, không có tướng thành thì không có tướng hoại. Đó là tướng bình đẳng của thế gian xuất thế gian. Vô hình chất tướng: tướng không của các pháp. Vô biên tế tướng: vọng tưởng không giới hạn. Cữu viễn tùy hành tướng: phiền não không đầu cuối, luôn chạy theo vô minh. Vô biên dẫn khởi tướng: 12 duyên như trước. Miên phiền não: Bảy phiền não như trước. Khởi phiền não: mười sử 10 triền. ( việc đoạn phiền não của các vị như trước). Miên khởi nhứt nghĩa tướng: thể không hai. Không hiểu trí chơn thật nên tạo vô số phiền não, tất cả đều một thể. Tương ưng không tương ưng với tâm: tâm cảnh hòa hợp là tương ưng. Tùy thú thọ sanh nhi trụ tướng: thọ sanh theo phiền não. Tướng sai biệt của ba cõi: chúng sanh ba cõi chấp cảnh giới của mình. Tất cả đều do ái. Quá hoạn tướng: sự thọ sanh ba cõi đều do bốn phiền não. (mười sử uẩn đan cài như trước). Hữu biểu thị tướng: có nghiệp nhân. Sanh là nhân, tâm chấp các pháp thấy nghe… tạo nghiệp, hoặc có ngoài nghiệp nhân. Vô biểu thị tướng: nghiệp của tâm. Tướng sanh khởi cùng tâm: nghiệp do tâm khởi, tâm là nghiệp. Quả của nghiệp là ảnh tượng của tâm. Tâm không, cảnh mất, nhân hoại. Thứ đệ tập quả bất thất tướng: không hiểu tự tánh nên tạo nghiệp, tuy người tạo nghiệp không nhớ nhưng quả của nghiệp không mất. Khi chánh trí hiển hiện, biến nghuệp thành công dụng của trí thì không còn quả của nghiệp. Hữu báo vô báo tướng: chúng sanh ba cõi, nhị thừa, Bồ-tát cõi tịnh đều là tướng có báo. Quả Phật của nhứt thừa không thuộc tịnh nhiễm nên là vô báo, chỉ tùy sở thích của chúng sanh hiện thân độ thoát, như ngọc Như ý, không biết tánh mình người. Tất cả chúng sanh đều đủ tâm ấy. Với người hiểu biết, các pháp vốn vậy, không đến đi. Thọ quả của hắc nghiệp: từ vô minh tạo vô số nghiệp ác, trí tạo nghiệp là bạch nghiệp, thức tạo nghiệp là hắc nghiệp. Như tướng rộng lớn của ruộng: nghiệp nhiều như cỏ lúa trong ruộng.Phàm Thánh sai biệt tướng: Bốn Thánh, sáu phàm. Thừa phi thừa, định bất định: tướng ngoại đạo, ba thừa, xuất thế phi xuất thế. Thượng trung hạ tướng: tướng sai biệt ba đời của chúng sanh. Phiền não câu sanh…như trướp. Tùy căn võng khinh chuyển hoại tướng: tùy khả năng thuyết giáo; tùy phiền não chỉ dạy. Tăng thượng vô năng hoại tướng: thượng căn không thoái chuyển. Viễn tùy cộng sanh bất đồng tướng chúng sanh đều cùng một tánh nhưng vì căn sai biệt nên tánh sai khác.