TÂN HOA NGHIÊM KINH LUẬN

QUYỂN 24

Cư Sĩ Lý Thông Huyền (Đời Đường).

7. (, hàng) nguyện độ chúng sanh trong ba cõi đều an trụ nơi trí nhứt thiết của Phật (độ chúng sanh ba cõi: với chúng sanh tham cõi dục, Bồ-tát khuyên tu quán các pháp khổ, vô thường để đối trị ác dục; với người tu pháp linh, vui định tịch tịnh, đoạn trừ tham sân si mạng nghiệp nơi cõi dục, đạt pháp lạc; thích sanh về cõi sắc, trụ thiền diệt tận, làm lành hữu lậu, Bồ-tát khuyên ta mười Ba-la-mật, bốn tâm rộng lớn, thành tựu thể không tạo tác, hiện trí nhứt thiết với vô số phương tiện huyền xảo, giáo hóa chúng sanh; với người tham cõi vô sắc, Bồ-tát khuyên tu trí rộng lớn, phân biệt các việc thế gian, không mê chấp, khác nguyện lớn không định loạn, thành tựu thành công, cúng dường tam bảo, tu nhứt thiết chủ, nhứt thiết trí trí, giáo hóa vô số chúng sanh thành Phật. Đó là Bồ-tát tùy thuận căn tánh hóa độ, để chúng sanh đạt trí nhứt thiết, từ trí căn bản tu trí sai biệt. Nếu với sức mình mà không nương trí căn bản thì không đạt được. Các đức Phật, các Bồ-tát đều nương trí ấy mà thành).

8. ( hàng) dùng trí hiểu rõ các pháp thô tế rộng hẹp của thế gian. Thô: thế gian có hình sắc; Tế: không hình sắc. Loạn trụ: nhiều loài sống chung, như cõi Diêm phù. Trắc trụ: Bốn thiên vương; Đảo trụ: như tổ ong. Nhược nhập: loài ở trong đất, vào không muốn ra. Nhược hành: như loài người. Nhược khứ: như loài sống trong nước. Đế võng sai biệt: ảnh tượng hiện trong lưới Đế Thích. Vô số cõi nước đan cài: cõi Hoa Tạng sống trong cõi chúng sanh nhưng không bị chướng ngại, tùy nghiệp lực, chúng sanh thấy nhau. Nhứt thiết chủng nhứt thiết trí trí: hạt giống đại từ bi, nhờ sức thệ nguyện nuôi lớn thành nhứt thiết trí, từ định phát khởi trí sai biệt. Tất cả đều từ trí căn bản.

9. (6 hàng) nguyện trang nghiêm cõi Phật: nhập cảnh giới trí của Phật.

10. (7 hàng) nguyện Bồ-tát cùng chí hạnh không oán thù.

11. (, hàng) nguyện ngồi xe bất thoái, hành hạnh Bồ-tát, ba nghiệp không lỗi lầm.

12. (10 hàng) tùy thuận chúng sanh, bị hiện thành Phật nhập Niếtbàn.

13. (2 hàng) mười nguyện lớn đủ vô số nguyện.

Đoạn năm phân thành hai phần:

  1. (1, hàng) mười tận cứ.
  2. (2 hàng) nguyện không cùng tận. Thế gian chuyển pháp chuyển trí: bao giờ chúng sanh, pháp trí, nguyện cùng tận hạnh Bồ-tát mới cùng tận.

Đoạn sáu phân thành ba phần:

  1. Phát mười nguyện lớn đạt mười tâm nhu hòa.
  2. Đạt mười tín.
  3. Rõ như trong kinh.

Đoạn bảy phân thành năm phần:

  1. (3 hàng) pháp sâu rộng của Phật.
  2. (6 hàng) vì tà kiến chúng sanh sanh vào cõi khổ.
  3. ( hàng) 12 duyên.
  4. (2 hàng) chúng sanh không biết thân này trống không vô ngã.
  5. (3 hàng) thấy chúng sanh đau khổ Bồ-tát thương xót. Phần này có bốn:
  1. Nêu thể tánh, chỉ rõ mê chấp.
  2. Phàm phu không hiểu thể tánh nên khổ.
  3. Vì không hiểu pháp duyên sanh không thể tánh nên chúng sanh bị lưu chuyển.
  4. Bồ-tát hiểu thật pháp, độ thoát chúng sanh. Nêu thể tánh chỉ rõ mê chấp: chỉ rõ pháp Phật sâu xa, tịch tịnh, không hình tướng. Chúng sanh vì không hiểu, bị vô minh tà kiến che lấp nên lưu chuyển mãi.

Hỏi: bản thể chúng sanh là chơn như, lý trí như Phật, vì sao theo mê chịu khổ?

Đáp: vì thể của chơn như lý trí là không, không tự biết tùy chúng sanh rảnh giới mà có. Khác với thiện ác tùy cảnh nên nghiệp sai khác. Nhờ Bồ-tát chỉ khổ, chúng sanh thấy khổ và chán khổ nên cầu đạo thoát khổ. Nếu không chán khổ thì không tin lời Phật, không biết đâu là khổ vui, thật giả. Nếu không siêng năng tu định, quán sát nhập pháp chơn như thì không bao giờ hết khổ. Vì không hiểu thể tánh, chúng sanh chịu khổ: vì tà kiến, phàm phu gieo mầm khổ trong ba cõi, đủ 1 phiền não (1 phiền não chính là căn bản vô minh và tà kiến chạy theo cảnh). Hai vô minh này không phải đợi đạt trí căn bản mới thành công dụng của trí, không phải do quán không của ba thừa đoạn trừ. Vì vậy, kinh Thắng man dạy: Thanh văn, Duyên giác, Bồ-tát cõi tịnh chờ nhiếp phục sự hiện hành của phiền não, chưa phải là đoạn trừ phiền não. Vì nhiếp phục nên đạt biến dịch sanh tử, đạt ý sanh thân, chưa đạt trí Phật, chưa đoạn tà kiến, chấp bỏ của mình người. Vì không hiểu hai vô minh ấy nên chán bỏ, chứng đạt chơn như và không tướng, không đạt trí lớn. Kinh Tịnh danh nói: phiền não là hạt giống Phật, Bồ-tát nhứt thừa hiểu vô minh là trí, Bồ-tát ba thừa nhiếp phục vô minh nên cho rằng giữ hoặc độ sanh, không hợp trí. Ở nhứt thừa, trí Bất Động đủ vô số công dụng tự tại. Vô minh là gốc của phiền não. Vô minh gọi chung là tà kiến. Từ cảnh khởi thức phân biệt, thấy danh sắc, chấp trước. Không hiểu trí chơn thật là vô minh. Từ danh sắc thức có tà kiến, mọi sự phân biệt xúc thọ thủ hữu đều đủ danh sắc thức. Vô minh tăng trưởng khổ nên nói: dựng cờ kiêu mạn, vào lưới khát ái. Ái là vô sinh tạo ra sanh tử lưu chuyển. Vì vô minh, phàm phu lưu chuyển mãi. Nếu không tu định thì không thể chế phục được. Tham tiếc, ganh ghét là một loại vô minh, là nhân của cõi ác. Tham sân si cũng là vô minh tạo nghiệp sanh tử. Tức, hận là nhân của sân. Vì gió tức hận thổi lửa tâm thức. Bốn lưu: dục, hữu, vô minh, kiến là nhân lưu chuyển, tạo khổ. Khi đoạn vọng niệm, bốn lưu khô cạn, trí hiện thành dòng pháp. 12 nhân duyên đan cài dung nhiếp tạo thành sanh tử không cùng. 1 phiền não cũng có từ 12 chi này, danh sắc tà kiến là gốc 12 chi. Nếu dùng định vô tác soi chiếu thì tám vạn bốn ngàn trần lao đều là trí trong dòng pháp. Vô minh, danh sắc đối diện năm căn thành xúc thọ tường thành thủ tài. Chín duyên biết rõ cảnh danh sắc. mười pháp này là vô minh tà kiến. Tạo phiền não mê mờ là vô minh, sáu căn tiếp xúc cảnh tạo ra tà kiến. Vì không hiểu pháp duyên sanh vốn không thể tánh nên bị lưu chuyển: chạy theo vọng tình, không hiểu chơn như. Bốn hàng từ cái gọi là… tạo khổ: danh sắc đối diện sáu căn tạo ra xúc, thọ; từ thọ có ái, ái sanh thủ, thủ sanh hữu, hữu có già chết lo sầu khổ não. Trong danh có sắc, trong sắc có danh, danh sắc đủ cả thanh hương vị xúc. Từ sắc hữu biểu, vô biểu, mắt tai mũi lưỡi duyên hợp tạo thành hoặc xúc. Như Lai sống với trí nên không có xúc. Chúng sanh có xúc thọ nên có phiền não của ba cõi. Thanh văn chán sanh tử, thích Niết-bàn, Bồ-tát cõi tịnh còn phân biệt nhiễm tịnh, Bồ-tát nhứt thừa tuy dung hợp bi trí nhưng chưa tự tại. Dùng trí quán sát thì xúc trở thành công dụng của trí. Vì vậy kinh tịnh danh dạy: tiếp nhận các xúc như chứng đạt trí. Pháp vốn không sanh thì không diệt. Vì thể tánh các pháp là không sanh diệt. Vì không hiểu nên phàm phu còn vô minh. Nếu hiểu tâm cảnh trống không thì trí hiện. Dùng định huệ quán 1 chiếu sẽ hiểu rõ. Bồ-tát đạt chơn như, thương xót chỉ dạy chúng sanh: 12 chi là nhân khởi 1 phiền não, lưu chuyển theo sanh tử, chịu mọi khổ đau. Thanh văn, Duyên giác, Bồ-tát cõi tịnh vì chán ghét nên nhiếp phục phiền não, Bồ-tát nhứt thừa biến 12 chi thành trí căn bản, phát trí sai biệt, giáo hóa chúng sanh, tu tập pháp lành, thành tựu tâm bồ đề. Sự khác nhau của mê ngộ không lo sự khác nhau của 12 chi và trí. Bồ-tát trụ thứ một sanh vào nhà Phật, đoạn trừ tà kiến nhưng chưa đoạn hết. mười hạnh mười hồi hướng đoạn trừ bằng mười pháp nhưng vẫn chưa hết. mười địa, trí tăng trưởng, tùy thuận pháp, không tùy thuận nghiệp đoạn trừ năm thứ: tiếc, ghét, tức, hận, sâu. Địa thứ tư trọn vẹn bi trí biến chúng sanh thành công dụng của trí nên không được gọi là đoạn phiền não. Địa thứ bảy đoạn trừ chấp pháp, nhưng còn hai ngu, đến quả Phật mới đoạn hết tập nhiễm 12 chi. Về thể tánh năm vị khác nhau nhưng sự đoạn trừ tập nhiễm khác nhau. Ba pháp Ba-la-mật đầu là tâm xuất thế; ba pháp tiếp đoạn trừ hoặc nghiệp của thế, xuất thế; ba pháp nữa tự tại vào đời, viên mãn bi trí. Ba-la-mật cuối là bi trí tự tại trong thế, xuất thế. Mỗi vị trong năm vị đều trải qua các giai đoạn ấy. Thứ tự tăng tiến của năm vị như đã nói ở trước.

– Đoạn tám phân thành ba phần:

  1. (2, hàng) vì cầu trí Phật nên bố trí tất ca.
  2. (10 hàng) Bồ-tát bố trí đạt 10 lợi ích (1/ Thí bằng lòng từ bi; 2/ Cầu pháp độ sanh; 3/ Cầu trí xuất thế; 4/ Tin hiểu kinh luân; 5/ Biết rõ căn tánh chúng sanh, thành tựu trí thế gian; 6/ Tu hạnh tự lợi lợi người bằng tâm hổ thẹn; 7/ Siêng năng tu tập; 8/ Thành tựu sức kiên cố; 9/ Cúng dường các đức Phật; 10/ Hành pháp Phật).
  3. (2, hàng) thành tựu mười pháp làm thanh tịnh cõi nước.

– Đoạn chín phân thành ba phần:

  1. (7, hàng) nhờ nguyện lực, Bồ-tát gặp Phật, cúng dường phụng sự.
  2. (7 hàng) nhờ cúng Phật đại lợi ích thù thắng.
  3. ( hàng) Bồ-tát tu tập tăng tiến như việc luyện vàng.

– Đoạn 10 phân thành ba phần:

  1. (1 hàng) Bồ-tát sơ địa cầu học pháp các địa và quả Phật.
  2. (6, hàng) Bồ-tát hỏi về hành tướng của các vị như người đi buôn hỏi sự an nguy của đường đi.
  3. (7, hàng) Bồ-tát biết rõ hành tướng các vị, chỉ dạy chúng sanh tu tập như thương gia biết rõ đường đi dắt mọi người đi buôn.

– Đoạn 11 phân thành hai phần:

1. ( hàng) (có năm ý: 1) Quả của địa một; 2) Hộ trí chánh pháp; 3) Hành bốn nhiếp pháp; 4) Làm mọi việc đều vì tam bảo; 5) Cầu trí nhứt thiết);

2. (12 hàng) Bồ-tát xuất gia tu học, thầy cảnh giới Phật, (có tám ý: 1) Là thầy của chúng sanh; 2) Cầu nhứt thiết trí, sai biệt trí; 3) Bỏ việc khó bỏ; 4) Xuất gia siêng năng tu học; 5) Đạt trăm tam muội; 6) Gặp Phật; 7) Nhờ nguyện lực thấy Phật; 8) Nhắc lại các ý trên) gặp trăm Phật: cảnh trí Hoa tạng với vô số cõi nước đan cài dung nhiếp như ở trước đã nói.

– Đoạn 12: nhắc lại các phần trước. Người phát nguyện rộng lớn là đạt địa một, không do sự hiểu biết của ba hiền: chúng sanh chấp vào ngôn ngữ, vướng pháp tu hành nên chỉ dạy sự dung hợp của các pháp không trước sau, đủ sáu tướng. Thân chúng sanh đủ sáu tướng: mắt tai mũi lưỡi: tướng siêng; toàn thân: tướng chung; thân không thể tánh: tướng giống; công dụng của mắt tai mũi lưỡi khác nhau: tướng khác; mắt tai mũi lưỡi… tạo thành thân: tướng thành; thân không thể tánh không sanh diệt: tướng hoại; tất cả chúng sanh: tướng chung; kẻ ngu người trí: tướng siêng; đều có trí Phật: tướng giống; tùy nghiệp sai khác: tướng khác; tùy nghiệp thọ quả: tướng thành; tâm không nương tựa, nghiệp không thể tánh: tướng hoại; các đức Phật mười phương: tướng dung; thân tướng cõi nước sai khác: tướng siêng; cùng một pháp thân lý trí: tướng giống; trí tùy hạnh sai khác: tướng khác; hóa độ chúng sanh: tướng thành; không chủ thể khách thể, không tu chứng: tướng hoại; trí huệ bao hàm năm vị: tướng chung; hạnh giải tăng tiến: tướng siêng; cùng trí căn bản của Phật: tướng giống; tu trí sai biệt: tướng khác; thành tựu quả Phật, đủ hạnh Phổ Hiền: tướng thành; trí không nương tựa đủ công dụng nhưng không tạo tác: tướng hoại; các kiếp trong ba đời: tướng siêng; trí thấy ba đời trong một sát na: tướng chung; tùy nghiệp kiếp số dài ngắn: tướng khác; đoạn vọng tình, không thấy thời gian dài ngắn: tướng giống; trí không nương tựa: tướng hoại; tùy căn tánh thuyết giảng giáo pháp: tướng thành. Mọi pháp đều đủ sáu tướng, người thấy được sẽ đạt trí không ngại, không vướng chấp có không. Nếu thiếu một nghĩa thì không trọn lý trí. Đó là pháp thế gian mà địa thứ một quán sát.

Địa ly cấu có năm phần: tên; pháp môn tu; biểu pháp; sự giải thoát; nghĩa văn. Tên: Địa ly cấu: thể của pháp thân tánh giới không nhơ. Pháp môn tu: chuyên tu giới Ba-la-mật. Biểu pháp: dạ thần Phổ đức tịnh quang ở đạo tràng bồ đề, Thiện Tài đạt định tịch tịnh đi khắp mọi nơi của Bồ-tát, Dạ thần tịnh quang: trọn vẹn hạnh Phổ Hiền. Dạ thần: vào sanh tử tối tăm, phá trừ hôn ám. Thần: trí hợp chơn như. Ở đạo tràng bồ đề dùng pháp thân diệu lý làm thể của giới. Thiện Tài đạt định tánh giới cùng khắp, hạnh nguyện như pháp giới, tùy thuận hiện thân độ sanh nhưng không đắm nhiễm. Thiện tri thức địa thứ 1 là dạ thần Bà San bà Diễn Để, là thầy dạy chúng sanh phát tâm; diệu lý bồ đề là thể tánh phát tâm. Sự giải thoát: về thể tánh, ba cõi sáu nẽo đều là giải thoát, về tướng sai biệt, giới đoạn trừ phiền não cõi dục. Địa thứ ba tu tám thiền đoạn trừ phiền não hai cõi sắc, vô sắc. Địa thứ một vừa phát tâm cầu chánh pháp. Địa thứ ba tu tám thiền. Định của hai cõi trên đều là định, đoạn vọng tưởng Bồ-tát không đoạn trừ mà hiểu rõ thể tánh tịch tịnh, tùy sự dụng công sâu cạn, an trụ tịch tịnh. Thiền thứ tư không còn hơi thở, chỉ có pháp bạch tịnh, không bị ba tai, không có nghiệp của cõi dục, chỉ có nghiệp cõi sắc. Nghĩa văn có ba: ý kinh, nghĩa văn. Ý kinh có sáu đoạn:

  1. ( hàng kệ) Bồ-tát nghe pháp vui vẻ.
  2. (3 hàng) bỏ ác tu pháp lành của địa thứ hai.
  3. (39, hàng) tu mười pháp lành tối thượng.
  4. (39, hàng) tu hạnh từ bi.
  5. (31, hàng) nhập địa thứ hai gặp Phật.
  6. (2 hàng kệ) nhắc lại các phần trước, xin nói pháp địa ba.

– Nghĩa văn: đoạn một phân thành ba phần:

  1. Bồ-tát nghe pháp địa một vui vẻ;
  2. Rải hoa khen ngợi;
  3. Bồ-tát Giải Thoát Nguyệt xin nói pháp địa hai.

– Đoạn hai phân thành hai phần:

  1. (, hàng) tu mười pháp hướng đến địa hai.
  2. (Còn lại) ba nghiệp của Bồ-tát tùy thuận mười tâm lành.

– Có sáu ý:

  1. Biết mười pháp ác sanh vào điạ ngục, súc sanh.
  2. mười pháp lành sanh lên cõi lành.
  3. Người hiểu mười pháp lành, sợ khổ tu chơn, đạt quả Thanh văn, ra khỏi ba cõi hữu vi, nhiếp phục phiền não của ba cõi, nhập biến dịch sanh tử, dù nhập diệt định nhưng trải qua vô số kiếp vẫn không giác ngộ.
  4. Người hiểu mười pháp lành, tu pháp duyên sanh, không có từ bi, thành quả Độc giác, đạt biến dịch sanh tử, trải qua năm ngàn kiếp hồi hướng đại bồ đề.
  5. Hiểu mười pháp lành, không bỏ chúng sanh, cầu trí Phật, thành hạnh Bồ-tát;
  6. Tu nhứt thiết chủng trí thanh tịnh, thành tựu mười lực, bốn vô úy, là tối thượng thừa).

(23 hàng) nhân quả của mười nghiệp ác (như trong kinh).

(Còn lại) tự tu và dạy người tu mười pháp lành. Thượng thượng thập thiện: nương trí phát tâm, ba bậc thiện khác tuy thoát nghiệp ba cõi nhưng pháp không phát tâm, cầu trí Phật, nhập hạnh Phổ Hiền, là Bồ-tát của ba thừa, nguyện hạnh tuy rộng nhưng chưa trọn trí Phật, cho rằng cảnh giới Phật là ba ngàn cõi nước nên chưa viên mãn hạnh Phổ Hiền. Ba thừa quán pháp không là hạnh nghiệp năm vị, đạt lý mới đạt trí Phật, hành hạnh Phổ Hiền. Đó là quả Phật sau sáu vị, phải trải qua ba tăng kỳ kiếp. Nếu không chuyển tâm sẽ không đạt được. Trong nhứt thừa, trí Bất động của Như Lai là điều kiện phát tâm. Sự đan cài dung nhiếp như đã nói ở trước. Tác giả nói kệ: “Tất cả chúng sanh cõi kim sắc, bạch tịnh không nhơ trí không hoại; trong áo sẵn có ngọc châu sáng; vì không hiểu biết nên xin ăn; Xe báu rộng lớn ngay giữa đường; Văn Thù dắt dẫn Phổ Hiền giúp; Xe trâu trắng đẹp đủ oai lực; tích tắc đi khắp không qua lại. Xe báu như thế không chịu dùng; lại thích những xe ở ngoài cửa; không hiểu chính mình luôn sẳn có; lại cứ cho rằng ta chẳng bằng”.

– Đoạn bốn phân thành mười phần: 1) ( hàng) mười tâm từ bi, thấy chúng sanh khổ, phát tâm đưa chúng sanh đến cõi vui (thấy chúng sanh bị vô minh phiền não che lấp như đã nói ở trước)…

– Đoạn năm phân thành mười phần:

  1. (3, hàng) nhờ nguyện lực Bồ-tát gặp Phật.
  2. (2, hàng) cúng dường Phật pháp tăng bằng hai tâm năm việc (Phật: Tỳ-lô-giá-na; pháp: Văn Thù; tăng: Phổ Hiền).
  3. ( hàng) lãnh thọ 10 giới lành.
  4. (3, hàng) nêu ví dụ;
  5. (2, hàng) hạnh của Bồ-tát này.
  6. (6, hàng) lãnh thọ chức vị.
  7. (2, hàng) Bồ-tát biết đạo đức thù thắng.
  8. (, hàng) Bồ-tát xuất gia tu học đạt ngàn tam muội, gặp vô số Phật;
  9. (Từ dùng nguyện… không thể đến được) nhờ nguyện lực, Bồtát gặp Phật hơn sức quả báo.
  10. (Còn lại) Bồ-tát kim cang Tạng nói kệ.

– Đoạn sáu phân thành năm phần:

  1. (30 hàng kệ) nhắc lại mười phần trên.
  2. ( hàng) đại chúng nghe pháp cúng dường.
  3. (3 hàng) Bồ-tát nghe pháp địa hai, xin nói pháp địa ba.
  4. (3 hàng) các Bồ-tát cùng thỉnh.
  5. (Còn lại) Bồ-tát Giải Thoát Nguyệt thỉnh Bồ-tát kim cang Tạng nói pháp địa ba.

Nhứt thiết chủng: như trước. Điạ Pháp Quang: cũng có năm phần như trước: Tên: địa pháp Quang: tu tập hiểu rõ tám thiền của cõi sắc vô sắc, đối trị tướng thức, dùng thiền thế gian thấy rõ hoặc chướng của ba cõi, trí huệ sáng suốt. Hai địa trước hiểu rõ sự trói buộc của cõi dục: người tu tập đối trị phiền não cõi dục không tu tám thiền của cõi sắc vô sắc thì còn chướng hoặc hai cõi không phải là địa pháp quan. Địa này tu tập nhẫn Ba-la-mật, đoạn trừ hết nghiệp chướng co cõi, đạt thuận vô sanh nhẫn. Trụ thứ một đạt trí huệ, sanh vào nhà Phật, mười tru, mười hạnh, mười hồi hướng đều đạt vô sanh nhẫn. Về sự tu tập, ba hiền dùng trí Phật nhiếp phục truyền não là phục nhẫn; ba địa đầu là thuận vô sanh nhẫn, ba địa tiếp đoạn hết nghiệp chướng ba cõi mới đạt vô sanh nhẫn, ba địa tiếp đạt vô công tịch diệt nhẫn. Địa 10 đủ bi trí như Phật. Ở đây, Thiện Tài gặp Dạ thần kiến hỷ mục oán chúng sanh, cách đạo tràng bồ đề không xa, Dạ thần ngồi tòa liên hoa tạng sư tử, Thiện Tài đạt giải thoát đại thế lực Phổ Hỷ Tràng. Địa một mới vào vị, mới phát tâm; địa hai giới thể là thể của bồ đề; địa ba từ lý bồ đề, tu hạnh nhẫn nên cách đạo tràng bồ đề không xa. Hỷ mục oán chúng sanh: hành hạnh từ bi bằng nhẫn. Giải thoát đại thế lực Phổ Hỷ Tràng: đoạn trừ phiền não hình người, tự tại trước mọi pháp, đạt pháp lạc ngay trong cảnh thuận nghịch. Địa này giải thoát ba cõi. Hai địa trước đối trị phiền não cõi dục; địa này đối trị phiền não hai cõi trên, tu tám thiền đoạn chướng hoặc của ba cõi; địa bốn tu 37 phẩm trợ đạo; địa năm quán mười đế; địa sáu quán 12 duyên, học trí huệ thế gian trong xuất thế. Nghĩa văn có hai: ý kinh, nghĩa văn. Ý kinh có bảy đoạn:

  1. ( hàng) từ địa hai phát khởi mười tâm tu pháp địa ba.
  2. (2, hàng) Bồ-tát địa 3 quán sát pháp hữu vi, phát tâm bi cứu chúng sanh, trí trọng pháp, người, có thể vào hầm lửa để được nghe pháp.
  3. (10, hàng) Bồ-tát tu thiền tùy thuận pháp tánh, không chấp trước.
  4. (2 hàng) tu bốn tâm rộng lớn.
  5. (33 hàng) nhờ tu thiền sáu căn thanh tịnh.
  6. (30 hàng) thấy Phật và được thọ chức.
  7. (Còn lại) nói kệ.

Đoạn một như kinh.

Đoạn hai phân thành năm phần:

  1. (19 hàng) quán sự khổ, vô thường của pháp hữu vi, phát mười tâm thương xót chúng sanh.
  2. (7, hàng) Bồ-tát nghĩ cách độ sanh để chúng sanh được pháp lạc.
  3. ( hàng) Bồ-tát biết cõi nước an trụ chúng sanh.
  4. (19 hàng) vì độ sanh, Bồ-tát siêng năng cầu pháp thân, nhày vào lửa mà không thấy khổ.
  5. (2 hàng) quyết tâm tu tập, không phải chỉ nói suông.