TÂN HOA NGHIÊM KINH LUẬN

QUYỂN 23

Cư Sĩ Lý Thông Huyền (Đời Đường).

Điện Phổ quang minh: Đạt trí sáng, thể trí rộng lớn khôn lường, cảnh báo ứng cũng thế. Điện được làm bằng kim cang, cây báu lầu gác… đều là sự rộng lớn như pháp giới của trí. Ở đây, Phật nói pháp mười tín, nêu quả tạo lòng tin để đạt trí. Phật Bất Động Trí là quả, tin tâm mình là Phật Bất Động Trí. Nếu thấy pháp ngoài tâm là chưa thành lòng tin, vì mê mờ vọng động, chúng sanh không thấy tâm mình là trí Phật. Núi Tu Di: nói pháp mười tru: hiểu lý hợp trí không do tâm sanh diệt như núi Tu Di ở giữa biển, chúng sanh không đến được. Đó là biển tám vạn bốn ngàn phiền não. Khi biển trí không suy xét, không tạo tác, là làm khô rạn biển phiền não ấy thì núi phiền não trở thành núi trí, biển phiền não trở thành biển tánh. Nếu phân biệt suy xét, thì núi trần lao càng cao, biển phiền não càng sâu, không thể đến đỉnh trí. Định là phương tiện để đạt huệ nên Bồ-tát phát huệ nhập định, xuất định, thuyết pháp mười tru. Không suy xét là trí hiện, còn vọng tưởng là còn mê, chấp thức trí mất, đoạn thức trí hiện. Đó là điều kiện đầu để thấy đạo, sanh trong nhà Phật, vượt phàm phu, tự tại như chư thiên. Định dừng tâm không loạn là núi. Cõi Dạ ma thuyết mười hạnh, cõi này ở trong hư không: dùng trí hành hạnh nhưng không đắm nhiễm. Cõi thời phần: Bồtát biết thời cơ độ sanh, biết hoặc nghiệp nhiều ít. Cõi Đâu suất thuyết mười hồi hướng, cõi này ở giữa cõi Dục, là cõi Biết đủ: vị hồi hướng không tham sanh tử, Niết-bàn, nhưng luôn ở trong sanh tử – Niết-bàn, tu pháp trung đạo. Các cõi khác đều là cõi phóng dật. mười địa tuy được nói ở cõi Tha Hóa nhưng cũng chính là pháp của mười hồi hướng. Lúc nói pháp này, ánh sáng được phóng từ đầu gối là sự tự tại của lý trí bi nguyện. Cõi Tha Hóa nói pháp mười địa: tùy thuận chúng sanh hóa độ không phải tự hóa. Đây là nơi ở của ma Ba Tuần, trí mười địa hàng phục tâm ma, thành tựu đầy đủ hạnh đại bi. Cõi thiền thứ ba trọn vẹn hạnh Phổ Hiền thuyết pháp độ sanh. Vị này vui với thiền định. Điện Phổ quang minh nói mười định và phẩm Như Lai xuất hiện. Vì sự cùng tột của quả Phật không ngoài pháp ban đầu, sanh lên cõi trời là sự thăng tiến, không rời Điện Phổ quang là hạnh nguyện tiến tu, công dụng của trí sáng. Điện Phổ quang minh nói phẩm ly thế gian dùng trí sáng đi khắp mười phương nhưng không đắm nhiễm. Trí ấy đủ hạnh Phổ Hiền, luôn ở trong đời, không ra khỏi cũng không chìm đắm. Trí đủ công dụng nhưng không nương tựa là bi. Ba lần ở Điện Phổ quang minh và sự dung hợp của trí sáng là hạnh Phổ Hiền. Chúng sanh phát tâm bồ đề không thấy trí không phải là phát tâm. Người thấy Phật ngoài tâm, cầu pháp chơn như bằng hình tướng là người làm lành, không phải là người cầu nhứt thiết trí. Kinh dạy: ngồi xe nhứt thiết trí thẳng đến đạo tràng là xe trí ấy. Đó là sự giống nhau giữa người phát tâm và Phật. Thông thường người phát tâm rất dễ nhưng người tin và phát tâm lại rất khó. Chỉ dùng định mới phát trí ấy. Vườn Cấp Cô Độc thuyết phẩm pháp giới: pháp giới không ngoài thế gian. Vườn rừng sanh tử thế gian là thể dụng của pháp giới. Vì vậy giảng đường trùng Các chứa vô số tòa sư tử chỉ người trí mới biết, kẻ mê không hay. Phía đông thành Giác, Văn Thù thuyết kinh pháp cho đại chúng và Thiện Tài. Văn Thù là người thầy đầu tiên của chúng sanh và Phật. Văn Thù là trí thông tánh, Phổ Hiền là hạnh nguyện. Nơi phóng ánh sáng: phẩm Như Lai xuất hiện, Như Lai phóng ánh sáng từ răng, bảo đại chúng biết Như Lai thành Phật để đại chúng tập hợp, giảng thuyết nhân quả Phật. Phóng ánh sáng giữa chặng mày chiếu khắp mười phương, sau lại nhập vào tướng bánh xe dưới chân là nêu quả tạo nhân phát lòng tin. Vô số Bồ-tát xuất hiện từ tướng ấy là hạnh rộng lớn của Như Lai. Quả Phật tự giác, hạnh cùng khắp là nhân tạo lòng tin. Ánh sáng nhập vào chân vì mười tín giống mười địa. Như Lai phóng ánh sáng từ tướng bánh xe dưới bàn chân nói pháp mười tín: nêu đức dụng của quả Phật tạo lòng tin. Như Lai phóng ánh sáng từ đầu ngón chân: người mới vào Thánh vị, sanh trong nhà Phật, hành hạnh Phật (nói pháp mười tru). Như Lai phóng ánh sáng từ mu bàn chân hành hạnh bằng pháp không (nói pháp mười hạnh). Như Lai phóng ánh sáng từ hai đầu gối: mười hồi hướng dung hợp bi trí, sanh tử Niết-bàn. Như Lai phóng ánh sáng giữa chặng mày, là ánh sáng được phóng từ lần một, lần đầu ánh sáng tên lực trí: trí căn bản; lần này ánh sáng tên lực. Diệm minh: từ công dụng đạt trí căn bản, soi chiếu thế gian. Địa vị tuy có cao thấp nhưng trí thể là một. Như Lai phóng ánh sáng giữa chặng mày chiếu đến đỉnh đầu Bồ-tát Văn Trà, phóng ánh sáng từ kim khẩu chiếu đến kim khẩu của Bồ-tát Phổ Hiền: dung hợp hạnh trí thuyết quả Phật. Văn Thù là trí phân biệt đúng sai, pháp thân không hình tướng.

Phổ Hiền là hạnh tùy thuận hiện thân độ sanh. Việc này dạy kẻ hậu học tin nhập pháp. Quả Phật của lần một là Phật tự thành. Quả Phật sau địa mười một là người tu hành tự lực thành tựu. Như Lai phóng ánh sáng từ tay (nói phẩm công đức tướng tốt) đến cõi ác cứu độ chúng sanh (như trước). Như Lai phóng ánh sáng giữa chặng mày (nói phẩm pháp giới) ba đời đều từ trí thể pháp giới sáu vị cũng từ pháp giới. Văn Thù là lý pháp giới. Phổ Hiền là trí pháp giới, lý trí dung hợp là Phật. Vì độ sanh nên phân thành hai pháp. Về độ sanh có vô số pháp môn, nhưng về thật tánh tất cả là một. Một nhiều dung hợp là Phổ Hiền, dạy chúng sanh đạt lý trí không tánh, phân biệt đúng sai, đạt trí vô sanh là Văn Thù. Phẩm này là pháp của các Đức Phật, Thánh hiền, chúng sanh. Bảo Trà: lần một, tòa ma ni: tánh pháp thân thanh tịnh, từ pháp thân có quả Phật, đủ trí dụng hóa thân độ sanh; Lần hai tòa hoa sen: độ chúng sanh phát lòng tin, nhưng không đắm nhiễm; Lần ba, tòa sư tử trăm ngàn bậc cập trong cung Đế Thích. Dùng sức định làm hiển lộ trí căn bản của Như Lai, sanh vào nhà Phật, đạt trí vô úy. (Ý nghĩa tên tòa như trong mười tru); Lần bốn, tòa Bảo liên hoa tàng sư tử ở cung Dạ ma: mười hạnh vào đời nhưng không đắm nhiễm, dùng trí tùy thuận, hạnh mọi hạnh độ sanh; Lần năm, tòa ma ni sư tử ở cõi Đâu suất: vào đời bằng trí xuất thế nên luôn thanh tịnh (nghĩa như trong mười hồi hướng); Lần sáu, tòa như tòa vị hồi hướng vì mười hồi hướng là mười địa; Lần bảy, ở cõi Thiền thứ ba (sau sẽ nói); Lần tám, chín ở Điện Phổ Quang: sự dung hợp của sáu vị, cùng một trí sáng (như ý trước); Lần mười, tòa ma ni lớn như pháp giới: dùng trí hành bi, vào đời nhưng không đắm nhiễm. Tác giả nói kệ: “Trí Phổ quang minh như hư không: hư không trống lặng, tư tự tại; từ trí pháp tâm cầu pháp Phật; Viên mãn quả Phật cũng trí này; Vì thế ba lần đến Phổ quang; nhân quả thể dụng vốn không khác; tùy vị tiến tu hạnh khác biệt; quả báo cảnh giới có khác nhau. Tất cả không ngoài trí căn bản; Vì thế Phật ngồi tòa ma ni. Năm vị đều từ trí sáng này. Nghĩa Văn: phẩm này có bốn phần: tựa, chính, mặt đất chấn động trời người cúng dường, nói kệ khen pháp. Phần tựa từ bấy giờ… thiên ấn; phần chính từ bấy giờ… thọ trì tu tập; phần ba từ bấy giờ… nói kệ. Phần bốn từ tâm tịch diệt… cuối quyển 29. Phần tựa có bốn đoạn:

  1. (1 hàng) khen ngợi công đức của các Bồ-tát đến đại hội.
  2. (1 hàng) tên các Bồ-tát.
  3. (2 hàng) Bồ-tát kim cang Tạng nhập định, các đức Phật cùng tên xuất hiện, dạy Bồ-tát thuyết pháp mười trụ.

4. (10 hàng) các đức Phật nơi mười phương trao mười trí cho Bồ-tát kim cang Tạng để Bồ-tát tự tại thuyết pháp. Nghĩa: bấy giờ Thế Tôn ở cõi Tha Hoa: trí thân Như Lai tùy vị ứng hiện, Bồ-tát mười địa trọn vẹn đạo hạnh, vì chúng sanh nên tu pháp mười địa, không vì bản thân, hàng phục ma vương, nhập định ly cấu dung hợp pháp bạch tịnh, sống trong định nhưng không chấp, tùy thuận hiện thân độ sanh, không phân biệt tịnh nhiễm như phần kệ của thiên vương ở hội thứ một: “Thân Phật rộng lớn khắp pháp giới, tùy thuận chúng sanh hiện sắc thân, thuyết giảng vô số pháp vi diệu tự tại khai ngộ mọi quần sanh”. Vì sao Như Lai đến cõi Tha Hoa không có những việc nghinh đón cúng dường? Vì mười địa là pháp mười hồi hướng, tích tụ công hạnh trọn vẹn. Vì sao vượt cõi Hóa lai? Vì mười hồi hướng là hạnh dung hợp bi trí, là trung đạo nên được nói ở trung tâm cõi dục. mười địa được nói ở cõi trên cùng của cõi dục, kế cõi sắc. Vì không câu chấp nhiễm tịnh, tái bi tự tại. Đó cũng là sự thù thắng, vượt trên thứ lớp cõi trí. Điện ma ni bảo tạng: lòng đại bi thanh tịnh cứu độ mọi loài, không riêng hưởng pháp lạc. Vô số Bồ-tát: 37 Bồ-tát là 37 phẩm trợ đạo. Giải Thoát Nguyệt là pháp lạc của 37 phẩm ấy. mười địa thành tựu trọn vẹn sự thấy đạo. Trong pháp nhứt thừa, Bồ-tát nương trí căn bản của Như Lai phát tâm tu trí Tát-bànhã, không phải nương pháp không, nhiếp phục phiền não hiện hành, đạt ba ý sanh thân. Sắc thọ tưởng hành thức và tâm ý trong pháp này là sự thành tựu trí sai biệt ngay trong cõi dục. Vì thế cảnh giới của tín bao hàm cả pháp giới, cảnh Phật không phải là ba ngàn cảnh giới như trong ba thừa. Phẩm Phổ Hiền là pháp của mười tín. Phẩm công đức phát tâm là công đức ngộ nhập của mười tru. Các Bồ-tát đạt bắt thoái từ pháp vô lượng bồ đề. Bồ đề có năm: của tiểu thừa; nhị thừa; Bồ-tát quán pháp không, hành sáu Ba-la-mật; Bồ-tát quán mười chơn như, tu mười Bala-mật, còn mười chướng chơn như, mười một phiền não thô, 22 ngu si, Bồ-tát nương mười trí Phật tu mười Ba-la-mật, biết vô số kiếp không ngoài một sát na, hết mê là Phật. Đó là nương trí căn bản phát tâm bồ đề (trong luận khởi tín cũng có ý này như đã nói ở trước). Như nói: vượt trên số kiếp thành Phật, thành Phật từ vô số kiếp, là dùng phương tiện độ hạnh chúng sanh kiêu ngạo biếng lười. Trong ba thừa, trải qua ba tăng kỳ kiếp mới thành Phật. Ở đây từ trí căn bản phát tâm. Về thể trí không có mê tình, không thấy thời gian, một sát na gồm đủ ba đời. Trí biết ba đời nhưng không đến đi, ba tăng kỳ kiếp là sự phân biệt của vọng tình không có trí. Từ cõi khác đến: mười địa có từ mười hồi hướng. Trong tánh pháp giới, không có cõi khác, chưa đạt vị là ở cõi khác. Trụ cảnh giới trí của Bồ-tát: nhập định Tam-ma-bát-để phát trí, Tam-ma:

Tam muội, Bát để: trí không động. Đi khắp đạo tràng: tánh trí biến hiện khắp, không tán loạn. Bồ-tát kim cang Tạng. Trí huệ là kim cang, phá trừ hoặc chướng. Tạng: trí cùng khắp. Bồ-tát Bảo Tạng: pháp bảo rộng lớn, Bồ-tát Liên Hoa Tạng: không tham sanh tử Niết-bàn; Bồ-tát Đức Tạng: trọn vẹn công đức; Bồ-tát Liên Hoa Tạng: công dụng của trí; Bồ-tát Tô Lợi Da Tạng: công dụng của Mặt trời trí; Bồ-tát Vô Cấu

Nguyệt Tạng: dùng đại bi phá trừ phiền não; Bồ-tát Trang Nghiêm Tạng: phước trí rộng lớn; Bồ-tát Tỳ-lô-giá-na Tạng: trí sáng soi khắp nơi; Bồ-tát ưu bát la hoa đức Tạng: như hoa sen không nhiễm… Các Bồ-tát sau tùy tên hiểu nghĩa. Khiến đại chúng nghe pháp tu hạnh thanh tịnh: vui vẻ. Tinh tú vương: trí sai biệt tự tại không ngại. Phần nhập định gồm 2 hàng phân thành bốn phần:

  1. (1, hàng) Bồ-tát kim cang Tạng nhập định.
  2. (2 hàng) các đức Phật cùng tên xuất hiện.
  3. (16 hàng) nhập định bằng 2 duyên.
  4. ( hàng) các đức Phật khuyên Bồ-tát kim cang Tạng thuyết pháp.

Bồ-tát Kim Cang Tạng nương oai lực Phật, nhập định đại trí huệ quang minh: mọi việc tu tập độ sanh đều nhờ thần lực Phật, không do mình. Định ấy là ánh sáng phóng từ giữa chặng mày của Như Lai. Ở lần đầu và mười địa, nhập định thuyết trí của mười địa, từ trí căn bản thành tựu hạnh huệ của Bồ-tát. Vô số Phật cùng tên xuất hiện: vì trí của người nhập định dung hợp trí Phật. Số lượng là công dụng rộng lớn của trí không tạo tác. Vô số Phật gia hộ: đạt oai lực như Phật. Nhờ sức oai thần: pháp này có từ pháp mười hồi hướng. Ngay lúc phát tâm, nương trí Phật tiến tu, đến vị này trí ấy không đổi. Vì thế mười tín… mười hồi hướng đều có quả Phật, mười địa địa mười một đủ diệu dụng như Phật. (Nhân quả các vị đan cài như trước đã nói). mười Ba-la-mật như Phật: Như Lai là quả Phật, mười Bồ-tát là người tu mười Ba-la-mật, mười Ba-la-mật tùy mỗi vị có sự hơn kém khác nhau (mười Ba-la-mật đan cài dung nhiếp như trước đã nói). Nhân duyên phát tâm thành quả là trí Tỳ-lô-giá-na, hạnh Phổ Hiền, oai lực của 0 thiên chúng… nguyện lực của Phật cũng chính là trí thù thắng của chúng sanh. Phần 2 nhân duyên nhập định rõ như trong kinh. Phần các đức Phật khuyên Bồ-tát thuyết pháp có mười nguyên nhân như trong kinh. Trọn vẹn nhứt thiết trí: trọn vẹn trí căn bản và trí sai biệt. Phần các đức Phật gia hộ có ba ý: pháp gia hộ (sáu pháp như trước); nguyên nhân nhập định; các Bồ-tát thỉnh Bồ-tát kim cang Tạng thuyết pháp có bốn lần: Như Lai phóng ánh sáng khuyên Bồ-tát thuyết; Bồ-tát Giải Thoát Nguyệt thỉnh ba lần: các Bồ-tát cùng thỉnh; các đức Phật cùng và Bồ-tát phóng ánh sáng khuyên thuyết. Phần chính: pháp mười địa. Địa Hoan Hỷ có 10 đoạn:

  1. (16, hàng) các đức Phật đưa tay xoa đầu dạy Bồ-tát kim cang Tạng nói tên mười địa.
  2. (10 hàng) Bồ-tát kim cang Tạng im lặng, Bồ-tát Giải Thoát Nguyệt vì đại chúng thỉnh thuyết.
  3. (7 hàng) ý nghĩa của sự im lặng.
  4. (9 hàng) Bồ-tát kim cang Tạng sợ kẻ yếu kém không tin pháp mười địa.
  5. (9 hàng) Bồ-tát Giải Thoát Nguyệt lại thỉnh.
  6. (1 hàng) Bồ-tát Giải Thoát Nguyệt thỉnh lần thứ ba vì biết đại chúng đủ khả năng nghe hiểu.
  7. (6, hàng) Đại chúng cùng thỉnh.
  8. (21 hàng) các đức Phật mười phương phóng ánh sáng giữa chặng mày chiếu đến đỉnh đầu Bồ-tát kim cang Tạng khuyên Bồ-tát thuyết pháp.
  9. (13 hàng) Bồ-tát kim cang Tạng khen ngợi pháp mười địa sâu xa vi diệu, vượt trên vọng tình, chỉ dùng trí hiểu, nương oai lực của Phật, Bồ-tát lược thuyết.

10. Pháp địa Hoan Hỷ. mười địa… các vị đan cài, dung nhiếp nhau như trước. Vì thế mỗi đức Như Lai với trí không ngại thực hành mỗi Ba-la-mật… đều là pháp Phổ Hiền trong hội thứ một. Vì vậy Giải Thoát Nguyệt nói tất cả ngôn ngữ , thư tịch đều không ngoài chữ cái: cũng thế, tất cả pháp Phật đều không ngoài pháp mười địa, pháp mười địa đủ nhân quả và là trí căn bản của Như Lai từ hạnh Phổ Hiền tu trí sai biệt, trọn vẹn trí Tát bà nhã. Ánh sáng lực trí trong mười tín là nêu quả tạo nhân, ánh sáng Lực diệm minh trong mười địa là trọn vẹn quả tin. Ánh sáng chiếu đến đỉnh đầu: mười địa là đỉnh cao nơi quả trí của pháp trung đạo nơi các Bồ-tát, là pháp cùng tột của trí nhứt thiết. Vì vậy các phẩm Như Lai xuất hiện, pháp giới đều phóng ánh sáng giữa chặng mày. Đó cũng là dùng trí vào đời hành bi xứng hợp hạnh nguyện của mười hồi hướng. Địa mười một trọn vẹn bi, dùng trí độ sanh rộng lớn. Nên tin hiểu nghĩa lý sâu xa mới tiến tu, không nên cho rằng đại giáo không có hướng nhứt định. Phần Địa Hoan Hỷ cũng có hai ý: ý kinh, nghĩa văn. Ý kinh có 12 đoạn:

  1. (17 hàng) phàm phu phát khởi mười tâm sâu xa nhập vị Bồ-tát, sanh trong nhà Như Lai.
  2. (23 hàng) Bồ-tát vừa đạt vị nên vui mừng.
  3. (16 hàng) đạt địa một, phát 3 tâm sâu xa.
  4. ( hàng) An trụ nơi địa Hoan Hỷ, phát mười nguyện lớn.
  5. (7, hàng) mười nguyện được thể hiện trong 10 câu.
  6. ( hàng) phát mười nguyện đạt mười tâm và 10 công dụng của lòng tin.
  7. (1 hàng) biết chơn như, Bồ-tát thương thế gian, vào đời độ sanh.
  8. (21, hàng) Bồ-tát này tùy thuận tâm bi hành hạnh bố thí.
  9. (1, hàng) với nguyện lực, Bồ-tát gặp vô số Phật, hành bốn nhiếp pháp.
  10. (2, hàng) Bồ-tát này hỏi pháp môn các địa và sự đối trị hoặc, chướng.
  11. (20, hàng) Bồ-tát đạt vị.
  12. 6 hàng kệ.

Nghĩa văn: Phật tử! Chúng sanh trồng căn lành sâu xa: phát 30 tâm rộng lớn. Tu tập các pháp trợ đạo và hạnh Bồ-tát: tu mười Ba-lamật và 37 phẩm trợ đạo, tu bốn niệm xứ: quán thân trống không, thọ không trong ngoài, tâm không dừng, pháp vô ngã. Siêng năng quán bốn pháp ấy là tu bốn chánh cần. Tâm thuần thục, biết pháp không ngã là bốn như ý túc. Từ đó đạt năm căn, không hiểu chơn như, không thoái chuyển. Từ năm căn tùy thuận hành bi nhưng không đắm nhiễm, không vọng tình và đạt năm lực, bảy pháp bồ đề, tám Thánh đạo (nhập trí Phật: chánh kiến; dùng trí quán pháp: chánh tư duy; tu tập năm vị: chánh tin tấn; luôn sống với chánh trí, đoạn vọng tình: chánh niệm; tâm không sanh diệt, đủ thần thông trí Phật: chánh định; Phân biệt trời người, ngoại đạo, ba thừa, một thừa, tà kiến chánh kiến, tà định – chánh định, tà hạnh – chánh hạnh: chánh ngữ; hiểu rõ nghiệp sai quấy, biết chúng sanh và Phật đồng một trí: chánh nghiệp dạy chúng sanh, trời người, ba thừa hồi hướng trí nhứt thiết của Như Lai, biết trí không vọng tình chánh mạng. Từ Phật tử… năm hàng Bồ-tát phát 30 tâm sâu xa, vượt trên phàm phu, nhập vị Bồ-tát, sanh trong nha Phật. Trụ năm, địa năm đều sanh trong nhà Phật, là đệ tử chơn chánh của Phật, vì đều nương trí của Như Lai. Vô số hạnh: trí của năm vị đều giống nhau, không trước sau, không phải pháp ba thừa. Vì thế pháp mười địa cũng là pháp các vị. Như từ cây sanh lá, lá lại nuôi cây, từ hạt tạo mầm, mầm chín thành quả, đủ hạt như ban đầu. Như Thiện Tài gặp Di Lặc lại gặp Văn Thù. Vì quả là quả trong nhân, lại như đứa bé lúc mới sinh và lúc lớn là một. Trí là về thầy chỉ đường, không trước sau, không thuộc vọng tình. Năm vị đều từ một trí, tuy sự tăng tiến khác nhau nhưng không phải là trước sau của vọng tình. ba thừa không hiểu việc đưa quyền về thật trong kinh pháp Hoa nên cho đó là hóa ảo, phải trải qua ba tăng kỳ kiếp mới thành Phật. Đó là kẻ đứng ngoài cửa trí, chỉ thoát khổ nơi ba cõi, đạt ba ý sanh thân, là ba xe ngoài cửa, còn phân biệt tịnh uế, chưa đạt trí pháp giới, chưa hiểu sự không nương tựa của Niết-bàn sanh tử. Trí bi khôn lường, cõi thật báo của Phật là cõi Hoa Tạng, chúng sanh chính là Phật, trí Phật là trí chúng sanh, mỗi lỗ chân lông gồm đủ cả phàm Thánh, một sát na đủ cả ba đời, không trước sau, pháp mười địa không có những việc giữ hoặc độ sanh, với nguyện lực không sanh về cõi tịnh mà ở lại cõi uế độ sanh. Cần thay đổi sự thấy biết của ba thừa: đoạn chấp: “Giữ hoặc độ sanh, cõi tịnh uế” mới đạt trí bất động, nhập địa hoan hỷ. Tác giả nói kệ: “Trí bi rộng lớn là đức Phật; Phật dùng bi trí thành mười địa; lại từ mười địa thành các vị; năm vị trước sau luôn dung nhiếp; đều từ bi trí mười địa; vì thế mười địa là phát tâm; Bồ-tát phát tâm là mười địa; phương tiện tu tập các vị khác; thành tựu hay chưa thành trí ấy; như chim bay liệng trong hư không; chẳng có nơi đến được; lại như loài cá bơi trong nước; đi khắp bốn bề chẳng chướng ngại; hạnh nghiệp năm vị tuy sai biệt; nhưng đều từ trí Thù Thắng ấy; với người thế gian có nay mai; trong pháp trí ấn không sau trước; thể trí không thành cũng chẳng hoại; các vị đoạn trừ những tập nhiễm; hiểu rõ tập nhiễm thành tựu bi; từ trí vô tác hành mọi hạnh”. Như thế, không đạt nhân quả trí vô ngại đều từ thể trí không tạo tác, không nương tựa, không khuynh động. Sự tăng triển của năm vị có 10 nguyên nhân:

  1. Để người phát tâm bồ đề không vướng một pháp, lười biếng không tiến tu.
  2. Đạt trí hành mọi hạnh.
  3. Từ bi phát trí.
  4. Viên mãn hạnh từ bi.
  5. Đối trị tập nhiễm, tăng trưởng bi trí bằng pháp Ba-la-mật.
  6. Tùy địa vị biết pháp, đối trị tập nhiễm, tăng trưởng trí huệ.
  7. Phân biệt hạnh nghiệp của trời người, ba thừa, một thừa.
  8. Biết pháp cần hành.
  9. Biết sự rộng hẹp hơn kém của ba thừa một thừa.
  10. Đó là pháp thường của các đức Phật xưa nay.

– Đoạn hai phân thành năm phần:

  1. (2, hàng) Bồ-tát nhập địa hoan hỷ vui mừng.
  2. (.4 hàng) mười pháp vui của địa hoan hỷ.
  3. (6, hàng) biết mình đạt trí Phật thoát khỏi biển khổ.
  4. (2, hàng) địa hoan hỷ đoạn trừ năm lo sợ.
  5. (7 hàng) nguyên nhân đoạn trừ năm lo sợ.

Đoạn ba phân thành ba phần:

  1. (1. hàng) địa hoan hỷ tu pháp tinh tấn… không biếng nhác.
  2. (12, hàng) tiến tu bằng 30 pháp tăng thượng.
  3. (1, hàng) khuyên tu tập.

Đoạn bốn phân thành 12 phần:

  1. (1, hàng) mười nguyện lớn của địa này.
  2. (3, hàng) cúng dường các vật phẩm lên Phật.
  3. (3 hàng) Hộ trí pháp Phật.
  4. (, hàng) nguyện cúng Phật, thọ trì pháp Phật.
  5. (, hàng) Bồ-tát tu các Ba-la-mật, hiểu rõ sáu tướng, hóa độ chúng sanh. Ở đây Ba-la-mật, Phật, Bồ-tát đan cài dung nhiếp như phần trước đã nói.