TÂN HOA NGHIÊM KINH LUẬN

QUYỂN 21

Cư Sĩ Lý Thông Huyền (Đời Đường).

– Hồi hướng như các đức Phật: chuyên tu nhẫn Ba-la-mật, trưởng giả Vô Thượng Thắng ở rừng Đại trang nghiêm tràng Vô ưu phía đông thành Khả lạc là thiện trí thức của hạnh này. Khả lạc: đạt pháp, thành tựu hạnh nhẫn, ai cũng thích gần. Phía đông thành: nhẫn là hạnh đầu trong muôn hạnh, phía đông thành thuộc sao Giác, Cang, Đề, Phòng, là nơi trưởng dưỡng mọi pháp lành. Phòng: rồng xanh, tốt lành, phía đông là dương, nơi sinh sôi mọi vật. Đại trang nghiêm tràng: nhẫn nhục trước nghịch cảnh; rừng vô ưu: nhẫn là hạnh tối thượng, là pháp thành tựu mọi hạnh. phần này có 10 ý:

  1. (, hàng) học hạnh hồi hướng của Phật, đạt tự tại thanh tịnh.
  2. (7, hàng) Bồ-tát hồi hướng pháp lạc của Phật.
  3. (7 hàng) hồi hướng hạnh nguyện Bồ-tát.
  4. (10 hàng) Độ chúng sanh thoát khổ.
  5. (2 hàng) trọn vẹn hạnh Bồ-tát bằng nguyện lực.
  6. (1, hàng) với lòng từ bi, Bồ-tát vào đời nhưng không đắm nhiễm.
  7. (2 hàng) đem thức ăn cho súc vật, nguyện chúng thoát khổ được vui.
  8. (1 hàng) Bồ-tát đạt trí hạnh như Phật.
  9. (6 hàng) Bồ-tát đạt công đức Phật, vào pháp giới, biết rõ hành trình của Bồ-tát.
  10. (1 hàng) Bồ-tát Kim Cang Tràng quán sát đại chúng nói kệ.

– Hồi hướng như các đức Phậtthành tựu hạnh nhẫn, không tham sân si, nguyện hành mọi hạnh như Phật. hàng kệ như kinh.

– Hồi hướng đi khắp mọi nơi: chuyên tu tinh tấn Ba-la-mật. Tỳ kheo ni sư Tử Tần Thần ở rừng Ca lăng ca nước Thâu na là thiện tri thức của hạnh này. Tỳ kheo ni giải hòa sự tranh đấu, tinh tấn sanh lợi (Tỳ kheo ni như trước). Hồi hướng này từ bi độ sanh bằng hành tinh tấn nhưng không đắm nhiễm. Sư Tử Tần thân: đạt bốn trí vô ngại và bốn vô úy. Sư tử: trí không sợ; Tần thân tự tại đi lại. Dùng trí thanh tịnh dũng mãnh tự tại thuyết pháp đem lại lợi ích cho chúng sanh, giải hòa sự tranh chấp, độ thoát mọi loài. Bồ-tát này hành hạnh từ bi, vào sanh tử khổ não bằng trí tự tại không đắm nhiễm. Phần này có tám ý:

  1. (12 hàng) Bồ-tát tu pháp lành, như tích tắc đi khắp ba đời, cúng dường các đức Phật.
  2. (12 hàng) các đức Phật ra đời, độ sanh bằng pháp thân rộng lớn.
  3. (1 hàng) Bồ-tát cúng dường vô số Phật.
  4. (1, hàng) Bồ-tát hành hạnh lành bằng tâm không chứng đắc
  5. (6 hàng) công đức cúng dường.
  6. (6 hàng) Bồ-tát hành mọi hạnh để pháp Phật trường tồn, trang nghiêm cõi Phật.
  7. (12 hàng) đạt ba nghiệp thanh tịnh đi khắp mười phương.
  8. (1 hàng) Bồ-tát Kim Cang Tràng quán sát đại chúng nói kệ.

Hồi hướng đi khắp mọi nơi có 11 pháp: pháp thân; trí thân; nguyện lớn; cúng dường Phật; nghe và thọ trì pháp; tùy thuận hiện thân; khai ngộ chúng sanh; mọi pháp đều hiện trong lỗ chân lông; đi lại mười phương nhưng không thấy đến đi; thân tâm như chúng sanh; thân như Phật. mười pháp hồi hướng: dùng pháp không tạo tác hồi hướng pháp tạo tác và ngược lại; dùng một pháp hồi hướng nhiếp pháp và ngược lại; dùng pháp thế gian hồi hướng pháp xuất thế và ngược lại; dùng pháp tánh không làm phương tiện hồi hướng; dùng pháp tánh có làm phương tiện hồi hướng. Đó là điều kiện giúp người chấp có, không, đạt được tự tại, sanh tử Niết-bàn không chướng ngại; đạt thần thông lớn không câu chấp, cúng dường Phật, giáo hóa chúng sanh, tự tại trước một, nhiều, giống, khác, phát nguyện bằng tâm thành thật, che chở mọi loài, nguyện mình đầu đủ phước đức. Đó cũng là cõi hoa Tạng (thế giới như trước); chuyển thế giới: xoay tròn, lưu chảy như dòng nước, như sự vận chuyển của mặt trời mặt trăng (như kinh): đạt lý trí pháp thân của mười tru mười hạnh, khởi thần thông bằng lý trí không tạo tác để không vướng chấp tịnh nhiễm, vì các pháp vốn không câu chấp. 22 hàng kệ như kinh.

– Hồi hướng tạng công đức vô tận: chuyên tu thiền Ba-la-mật, cô Bà Tu mặt ở thành Bảo Trang nghiêm nước Hiểm nạn là thiện trí thức của hạnh này. tâm không phân biệt, biết rõ các pháp, một thân hiện khắp pháp giới, ngay thân này đủ vô số cõi nước vì thể tánh thiền định 126 tự tại cùng khắp, trí bi dung hợp thiền định. Hiểm nạn: chơn trí hợp tục. Bảo trang nghiêm: hiểu thể của tục là chơn, dung hợp định huệ bi trí vào đời nhưng không đắm nhiễm. Bà Tu Mật: Thế hữu (thầy của thế gian) Thiên hữu (thầy của cõi trời); Di Bảo (tài hiểu đạt trí nhứt thiết của chúng sanh) sắc thân của Bà tu mặt xinh đẹp, ai thấy hình nghe tiếng, nắm tay, ngồi bảo tòa đều được tam muội. Vì thể thiền cùng khắp, dung hợp bi trí. Người thấy đạo là dung hợp bi trí; người không thấy đạo dù đối diện vẫn không thấy hình sắc. Nghĩa là trí định dung hợp nhưng trí bi sai khác. Tùy văn tánh độ thoát chúng sanh là người nữ. Trong mười tru, thiện tri thức trụ thứ năm là trưởng giả Giải Thoát. Vì thể của tục là chơn, thân chúng sanh là cõi Phật; chúng sanh là Phật; khi thiền định quán sát tương hợp thì thấy được. Trong mười hạnh, thiện tri thức thứ năm là trưởng giải Bảo kế. Ở chợ dắt về nhà: làm việc thế tục nhưng trí bi không nhiễm đắm. Với người chưa liễu ngộ, thế tục là nơi tạo nghiệp nên cần tu giới định huệ, đạt trí xuất tục; với người tỏ ngộ, nghiệp không còn, cần vào đời độ sanh. Vì cần biết căn tánh độ sanh, tùy bệnh trao thuốc. Phần này có 13 ý:

  1. (61 hàng) Bồ-tát tùy hỷ trọn vẹn hạnh hồi hướng.
  2. (30 hàng) với nguyện lớn, Bồ-tát hiện khắp nơi, trang nghiêm cõi Phật.
  3. (7 hàng) phương tiện hồi hướng.
  4. ( hàng) làm thanh tịnh cõi Phật, hiện thân độ sanh như Phật.
  5. (3, hàng) Bồ-tát đạt nhứt thiết trí, biết sự tịch tịnh của nghiệp quả.
  6. (6 hàng) không phân biệt không chấp thủ.
  7. (10 hàng) Bồ-tát đạt vô số căn lành.
  8. (6 hàng) Bồ-tát hiểu rõ cõi chúng sanh, pháp vốn không chứng đắc.
  9. ( hàng) dùng vô trí nhập pháp, dùng vô pháp nhập trí.
  10. (6, hàng) Bồ-tát đạt tạng công đức là ruộng phước cho chúng sanh.
  11. (7 hàng) với phước đức, Bồ-tát đạt thân tướng tốt đẹp, thế gian không sánh bằng.
  12. (1 hàng) Bồ-tát đạt mười tạng vô tận.
  13. (1 hàng) Bồ-tát Kim Cang Tràng quán sát đại chúng nói kệ.

– Hồi hướng Tạng công đức vô tận: thiền trí dung hợp, bi trí đồng hành, dùng hư không rộng lớn làm đạo tràng, dùng hành tướng vô minh của chúng sanh làm việc Phật, luôn phụng sự các đức Phật, đi khắp mọi nơi hóa độ chúng sanh, thành tựu thân Phật, vượt ngoài vọng tình, biết rõ các pháp, không hoại tâm rỗng lặng. Câu: ngay mỗi lỗ chân lông thấy vô số Phật ra đời đạt tạng pháp vô tận: tâm tánh trống không, không phân biệt lớn nhỏ, thân là hình ảnh của trí, đất nước cũng thế, trí thanh tịnh ảnh hiện rõ ràng, nhỏ lớn dung hợp như cảnh giới trong lưới Đế Thích, dùng trí lực Phật quán các pháp trong một pháp. Vì mọi cảnh vật đều có từ tâm; tâm không, cảnh mất, mọi thứ đều trống không như ảnh tượng trong nước sạch, không có nước thì không có hình ảnh, phá chấp có, tạo thuyết không. Cảnh có từ trí; trí trống không, cảnh huyễn ảo, hư huyễn là một, dùng trí huyễn tự tại đến đi. Người dùng trí vào đời mới thấy chơn như không mê hoặc tâm cảnh. Với nguyện lớn, Bồ-tát tùy thuận hiện thân độ thoát, đạt vô số công đức. 40 hàng kệ như kinh.

– Hồi hướng tùy thuận pháp lành: chuyên tu Bát-nhã Ba-la-mật, Bính sắt chi la ở nước Thiện độ, là thiện tri thức của hạnh này, cúng dường tòa chiên đàn nơi tháp Phật. Bính sắt chi la: Bao nhiếp thân đủ vô số cõi Phật. Nước Thiện độ: hạnh độ sanh bằng trí. Cúng dường tòa… tòa: Giới định huệ, pháp thân giải thoát đạt pháp Niết-bàn không chấp: vì thể của giới định huệ không mất. Tòa không hình tượng: dung hợp không tướng, thấy tòa đạt pháp: thiện độ, thân hợp pháp không là cõi Phật. Bao nhiếp trí không tướng là pháp không diệt độ của Phật. vì trí không sanh diệt. Phần này gồm 6 đoạn. 61 đoạn văn xuôi là 61 cách bố thí, mỗi đoạn có ba ý: thành tựu tâm hành hạnh bố thí; bố thí nhưng hồi hướng pháp bồ đề; phát mười nguyện mình người đều thành Phật. Ba phần sau là công đức bố thí và Bồ-tát Kim Cang Tràng nói kệ. Bố thí thân hình, vợ con, đất nước, thức ăn, thức uống, vật ngon, xe, y phục, hoa, dây hoa, hương xoa… như trong kinh. Mỗi pháp thí đủ mười nguyện là bỏ chấp, thành tựu hành không chấp, cúng dường Phật bằng pháp không tạo tác, giáo hóa chúng sanh hành vô số hạnh. Sáu hàng tùy thuận… tự tại nên công đức của hồi hướng. Sáu hàng từ Kim Cang Tràng… Bồ-tát nói kệ khen ngợi. 2 hàng kệ như kinh. Kinh dạy: Phật tử! hồi hướng như thế là tùy thuận Phật pháp bồ đề hành thí Ba-la-mật nhưng không mất pháp thân, trí thân, thành tựu thần thông đại bi như Phật, lý tùy thuận hạnh, hành tùy thuận lý, trí bi tùy thuận nhau, độ sanh bằng trí, phương tiện thành tựu từ bi tự tại. Tác giả nói kệ: “Pháp thân lý trí không thể tánh; thanh tịnh bình đẳng không tạo tác; phương tiện trang nghiêm bằng nguyện lực; thần thông biến hóa viên mãn hạnh; pháp không thể tánh, do duyên sanh; duyên sanh không mất, tánh vô tác; cho dù phát khởi vô số nguyện; thực hành vo số hạnh độ sanh; vẫn không tách rời tánh không ấy; trí như vang bóng khắp pháp giới; thể trí hạnh nguyện như Phổ Hiền; nguyện hạnh hồi hướng đều không thật; tuy là không thật chẳng bỏ duyên; tùy thuận duyên sanh tánh vô tác; Bồ-tát thực hành vô số hạnh; trí không đến đi như bóng hiện; cho dù giáo hóa mọi hàm thức; vẫn như người hóa độ kẻ ảo”. Bố thí như thế, thành tựu vô số công đức nhưng thể tánh của công đức vốn không. Cũng thế, lý trí tuy có khả năng làm thanh tịnh mọi phiền não nhưng không có gì là phát nguyện độ sanh.

– Hồi hướng tùy thuận tất cả: Sáu Ba-la-mật trước là hạnh ra khỏi sanh tử, bốn Ba-la-mật sau là phương tiện vào đời độ sanh. Thiện tri thức ở đây là Bồ-tát Quan Âm. Cõi nước mười phương đều là cõi Phật, chẳng có cõi A di đà ở phương tây riêng biệt. Đó là phương tiện dạy kẻ sơ học buộc tâm đoạn ác, tùy tâm niệm thấy hóa Phật. Có người cho rằng cõi Ta Bà không có Bồ-tát Quan Âm, nên đã đổi các bản kinh cũ, dịch mới gọi là Quán tự tại: là trí lý quán sát thế, xuất thế, không phải là hạnh từ bi. Quan Âm Văn Thù, Phổ Hiền là hạnh nguyện của các đức Phật. Văn Thù là pháp thân trí huệ, Phổ Hiền là hạnh độ sanh bằng trí, Quan Âm là hạnh từ bi ở trong sanh tử. Ba pháp ấy hình thành đức Tỳ-lô-giá-na. Chúng sanh thành Phật từ ba pháp này, thiếu một pháp thì không thành. Tiếng Phạn là Bồ-tát Quan Thế Âm dùng ánh sáng từ bi giáo hóa chúng sanh. Ở đâu cũng là Văn Thù, Phổ Hiền, Quan Âm. Ở đây gọi là Quan Thế Âm thành tâm cảm ứng. Quán tự tại là Bát-nhã Ba-la-mật, không phải là phương tiện Ba-la-mật vào đời độ sanh. Vì bốn nhiếp pháp, bốn tâm rộng lớn không phải là đoạn trừ phiền não. Quan Thế Âm ở Bổ Hằng lạc ca (núi Tiểu bạch hoa thọ) thuyết kinh từ bi. Núi này có nhiều cây Tiểu bạch hoa, hoa rất thơm. Ở Sơn tây A. Tây: hành kim, cọp trắng là chủ sự giắt, từ bi trong cõi ác. Phần này có 20 đoạn:

  1. (1 hàng) Bồ-tát tu tập 32 pháp lành;
  2. (1 hàng) Bồ-tát hồi hướng tạng phước đức cho chúng sanh;
  3. (6 hàng) Bồ-tát biết pháp lành ấy không ngoài tâm bồ đề không tạo tác nên thương yêu chúng sanh;
  4. (11, hàng) Bồ-tát nguyện hồi hướng căn lành trong vô số kiếp và bố thí tài vật;
  5. ( hàng) Bồ-tát hành hạnh bố thí, thành tựu năm tâm;
  6. (1, hàng) Bồ-tát bố thí tài vật trong vô số kiếp;
  7. (6 hàng) Bồ-tát bố thí không mỏi mệt;
  8. (6 hàng) Bồ-tát bố thí bằng mười tâm giải thoát không chấp trước;
  9. (, hàng) phát khởi mười nguyện bằng mười pháp bố thí, mong chúng sanh đạt nhứt thiết trí;
  10. (116, hàng) Bồ-tát phát 110 đại nguyện độ sanh bằng bố thí;
  11. (2 hàng) vì độ sanh, Bồ-tát vào cõi ác khổ;
  12. (3 hàng) vào đời độ sanh bằng hạnh thí, nhưng Bồ-tát không chấp;
  13. (3 hàng) với căn lành, Bồ-tát nguyện chúng sanh đạt trí Phật: đạt thân thanh tịnh, trí huệ sáng suốt, nội tâm tịch tịnh, ngoại cảnh không động;
  14. (17, hàng) nhờ hạnh hồi hướng, Bồ-tát đạt thần thông trí huệ hơn đời;
  15. ( hàng) Bồ-tát tu hạnh ấy đạt vô số công đức, thành tựu quả bồ đề vô thượng;
  16. (1 hàng) Bồ-tát thấy thể tướng của các pháp ba đời bình đẳng;
  17. (10 hàng) Bồ-tát thấy nghiệp ba đời bình đẳng, cúng Phật, vào đạo tràng;
  18. (9 hàng) công đức của hạnh thí;
  19. (1 hàng) Bồ-tát Kim Cang Tràng nói kệ;
  20. (2 hàng kệ như kinh).

– Hồi hướng tùy thuận tất cả chúng sanh: tu phương tiện Ba-lamật, dùng trí Ba-la-mật vào sanh tử, tùy thuận chúng sanh đem lợi ích cho mọi loài, như câu: Ta có tám vạn bốn ngàn bà con của nữ cư sĩ Hưu Xả – thiện tri thức của mười tru: là độ thoát tám vạn bốn ngàn phiền não chúng sanh. Ở đây Thiện Tài gặp Bồ-tát Quan Âm. Trong 20 đoạn, nghĩa 19 đoạn rõ như văn kinh, như đoạn 16: tất cả pháp đều thanh tịnh; đoạn 17: chúng sanh và cõi nước giống nhau, chánh báo, y báo là một cõi nước có từ tâm, tâm chúng sanh khác nhau nên cõi nước khác nhau; suy xét không trái tâm vì từ tâm suy xét, suy xét là tâm; nghiệp giống quả báo vì quả có từ nghiệp, báo là quả của nghiệp; nghiệp và cõi nước giống nhau, cõi thọ sanh sau này giống với nghiệp hiện tại; tánh pháp không khác tướng: vô tánh là tướng, vô tướng là tánh, thật tướng trong vô tánh là sắc thân và cảnh giới Như Lai, chúng sanh không hiểu vô tánh nên chấp tướng, tướng ấy là trời rồng giải thần… sanh không khác tánh, sanh là không sanh, không sanh là sanh; cõi nước bình đẳng, chúng sanh bình đẳng, lý không tịnh uế; tất cả chúng sanh trụ bình đẳng, bình đẳng lìa dục vì cảnh dục và Niết-bàn là một; Phật bình đẳng, Bồtát bình đẳng vì lý trí của Phật là thể dụng của Bồ-tát; Bồ-tát tu hạnh này đạt nghiệp báo bình đẳng, Bồ-tát trang nghiêm bằng nguyện lực nên đạt mười pháp bình đẳng, như thiện tri thức thứ bảy của mười tru, 10 hành và mười hồi hướng đều biểu hiện hạnh từ bi. Giáo pháp rộng lớn đan xen dung hợp, không thể so lường, như không thể mượn ao nhỏ để đo độ sâu của biển; đèn cũng cho ánh sáng nhưng không thể dùng nó để đo độ chiếu sáng của mặt trời. Cũng thế, ngôn ngữ không thể diễn tả hết sự sâu rộng của kinh này. Người tu hành nên hiểu ý phát từ định, trí sáng nhờ lý, bì nhờ hạnh nguyện, hạnh thành từ nguyện lý trí nguyện hạnh rộng lớn, trí Phật có từ trí, phát giới cũng không ngoài lý trí ấy.

– Hồi hướng chơn như tướng: chuyên tu nguyện Ba-la-mật, độ sanh bằng trí thù thắng, trí được nguyện hỗ trợ nên càng thanh tịnh. Đó là thiện tri thức Chánh Thú (ở phương Đông) từ hư không đến cõi Ta bà: hiểu pháp không, trí hiển hiện không đến đi. Bồ-tát Quan Âm gặp Bồtát Chánh Thú là dùng nguyện dung hợp bi trí, trọn vẹn bi trí. Phương đông là trí, phương tây là bi. Mặt trời mọc, cây cỏ phát sinh, rồng xanh báo điềm tốt là trí; mặt trời lặn, tối tăm, cây cỏ héo tàn, cọp trắng báo điềm xấu là dùng trí hành bi, vào cõi khổ đau để đem lại lợi ích cho chúng sanh; dùng nguyện thanh tịnh trí, dung hợp bi, viên mãn khổ hạnh Phổ Hiền. Phần này có 10 đoạn:

  1. (3 hàng) Bồ-tát nhập vị này, dùng nguyện tăng trưởng hạnh nghiệp.
  2. (10 hàng) quán khổ cõi chúng sanh, Bồ-tát nguyện sớm giải thoát để độ sanh.
  3. (10 hàng) Bồ-tát độ sanh bằng mười pháp để chúng sanh đạt mười pháp lạc.
  4. (6, hàng) thấy cõi nước thù thắng, Bồ-tát nguyện độ chúng sanh về cõi ấy.
  5. ( hàng) Bồ-tát hồi hướng tăng trưởng pháp lành.
  6. (19, hàng) hồi hướng được xây dựng từ tánh không, không chấp. Chơn như là thể của hồi hướng, có ngay trong pháp thế gian, nhưng hồi hướng có cả trong pháp xuất thế. Vì sao? Vì hồi hướng có khả năng phát khởi sức thần thông trí bi thiền định của chơn như không tạo tác và xứng hợp với công dụng của nó. Nếu chỉ làm thanh tịnh phiền não bằng chơn như không tạo tác thì giống hạnh thích vui của nhị thừa, sáu Ba-la-mật của ba thừa chỉ sanh về cõi tịnh một phương, không nhập giới pháp chơn như. Đó là ba xe ngoài của cửa. Nên biết rằng trí sai biệt cùng khắp mười phương được phát khởi từ hạnh nguyện, vô số hạnh có từ pháp hồi hướng, mượn pháp này để chỉ dạy chúng sanh, để kẻ hậu học không nhầm lẫn;
  7. (12, hàng) lợi ích của vị này.
  8. (13, hàng) thành tựu đạo pháp như Phật.
  9. (1 hàng) Bồ-tát Kim Cang Tràng nói kệ.
  10. ( hàng kệ như kinh).

Kinh dạy: một thân này biến khắp mười phương đạt âm thinh vô lượng của Phật, từ mỗi lỗ chân lông hiển hiện vô số cõi nước, đạt thần thông vô lượng của Phật, đặt chúng sanh trên lỗ chân lông là đạt tri kiến thật sau khi thấy đạo của mười tru. Xin giải thích vài điều để phàm phu tin hiểu, không do quán sát đạt được. Tác giả nói kệ: “Hiểu tánh lớn nhỏ lỗ chân lông; thễ tướng cõi nước vốn hư huyễn; thể trí thanh tịnh tướng không ngại; chân lông bụi trần cũng như thế; cõi nước có từ tâm hư vọng; trí cảnh dung nạp không vọng tưởng; tâm tịnh chúng sanh không trong ngoài; chân lông hạt bụi cũng như thế; vì vậy Như Lai nói hồi hướng phát khởi hạnh nguyện dung mình người; mong cho chúng sanh cũng được vui; tâm tịnh thấy rõ các cõi nước; vì nguyện và trí vốn giống nhau; thể tánh trí bi khắp pháp giới; lý trí không công đủ hình sắc; tùy loại hiện thân và thuyết pháp; biết mình và người cùng thể trí; trong thân chúng sanh là cõi Phật; dùng trí chúng sanh giảng giáo pháp; vì mê chúng sanh không hiểu biết; khi ngộ chúng sanh chính là Phật; hiểu rõ thể tánh giống và khác; là người nương tựa của chúng sanh”.

– Hồi hướng vô trước vô phược giải thoát: chuyên tu lực Ba-lamật, Thiên thần là thiện trí thức của vị này, ở thành Hữu môn nước Dọa-la- bát-để. Ở đây là thiên thần, vị sau là địa thần, biểu hiện trí bi của vị hồi hướng. Thiên thần là trí, địa thần là bi, che chở đem lại lợi ích cho mọi loài như cha mẹ; thiên thần là vô lượng bảo vật, địa thần phóng ánh sáng trang nghiêm, địa là cõi tịnh cũng đủ vô số báu vật. Đó là nêu đức độ sanh của địa thần thiên thần để kẻ hậu học biết rõ. Trí thanh tịnh là tánh của trời, đại bi là tánh của đất, thể của tất cả vốn thanh tịnh. Đó là sự thanh tịnh của bị trí, là cõi tịnh của Phật, trí hợp chơn, đức dung hợp của trời đất cứu hộ chúng sanh; là hạnh dung hợp chơn tục của Bồ-tát. Thiên thần là đạt lý trí u huyền không thể đo lường, làm nhưng không chấp. Phần này có bảy đoạn:

  1. ( hàng) từ căn lành đạt mười sự tôn trọng;
  2. (1 hàng) từ căn lành và sự tôn trọng đạt cảnh trí vi tế của Phổ Hiền;
  3. (7 hàng) đại trí không phân biệt;
  4. (1, hàng) tu pháp hồi hướng này, 3 nghiệp không trói buộc, tự tại như các đức Phật, đạt thần thông tự tại;
  5. (1 hàng) Bồ-tát Kim Cang Tràng quán sát đại chúng nói kệ;
  6.  (102 hàng kệ như kinh).

Hồi hướng vô trước vô phược giải thoát, tánh không, lý trí không nương tựa, không trói buộc. Kinh dạy: trí vi tế, hành hạnh Bồ-tát, trụ đạo Phổ Hiền, tất cả đều từ trí, như bóng vang mộng huyễn hư không. Đại Bồ-tát tôn trọng căn lành có 10: tôn trọng bậc ra khỏi sanh tử, trong ba thừa là người vượt “Phần đoạn sanh tử” đạt “Biến dịch sanh tử”, trong nhứt thừa là từ trí sanh thân, tùy căn hiện thân không thuộc tánh sanh tử, dù là hòa hợp tánh thế gian cũng không thuộc tánh sanh tử. Người tu học đạo nên hiểu như vậy. Khi trí hợp hạnh sẽ thấy được; tôn trọng người tu pháp lành: mười tín thuộc hữu lậu, mười tru thuộc vô lậu; tôn trọng người biết lỗi: hối hận nghiệp đã làm, từ nhân tôn trọng đạt quả bất thoái như nền móng chắc thì ngôi nhà trường tồn… 1 hàng từ Phật tử!… Trí sanh tất cả pháp: thành tựu quảđức của các đức Phật, trọn vẹn hạnh quả vi tế của Phổ Hiền. Có mười pháp vi tế: thân Phật, trong một thân chúng sanh có vô số thân Phật; trí Phật: trí huệ cùng khắp, tùy pháp lạc chúng sanh thấy biết; sự thọ sanh của Phật: tích tắc hiện vô số thân vào thai… thuyết pháp… giáo hóa tất cả chúng sanh: hành hạnh Phổ Hiền độ thoát mọi loài; cõi nước: cõi Hoa tạng với vô số cõi nước; Bồ-tát: vô số Bồ-tát hiện trong hư không; Bồ-tát gặp Phật: tùy địa vị, các Bồ-tát thấy Phật nghe pháp; tiếng nói của Phật: tiếng Phật không có từ thân tâm, vang khắp mười phương, tùy ngôn ngữ, chúng sanh đều nghe hiểu; kiếp số: các đức Phật ba đời không ngoài một sát na, đan xen dung hợp; thần thông: pháp tánh trí thân cùng khắp. Từ trí không nương tựa hiện thân độ sanh, ở khắp mười phương nhưng không đến đi, không chấp trước, trí nguyện rộng lớn không ngăn ngại. Hồi hướng này dùng pháp thân không tạo tác, trí không nương tựa và nguyện hạnh đem lại lợi ích cho chúng sanh, viên mãn hạnh nguyện, biến mọi tâm phân biệt thành công dụng của trí, tất cả sự hiểu biết đều là pháp thiền bất động, từ lý tánh tịch tịnh khởi trí thân huệ thân sai biệt, trong mỗi lỗ chân lông chứa vô số cõi Phật, cõi chúng sanh, hữu vi dung hợp vô vi.

– Hồi hướng đẳng pháp vô lượng: chuyên tu trí Ba-la-mật, địa thần là thiện tri thức của vị này, ở phía tây nam, trông coi bốn mùa: hành bi bằng trí. Địa thần ở nước Ma-kiệt-đà, nơi Như Lai thành đạo. Vị này đạt trung đạo, trí bi như Phật. Nước Ma-kiệt-đà là trung tâm của cõi Diêm phù. Viên mãn bi trí hành hạnh hồi hướng. Hai thần trời đất là sự dung hợp trí bi, là đạo pháp độ sanh. trăm vạn địa thần phóng ánh sáng chiếu khắp ba ngàn đại thiên cõi: hành bi bằng trí, đủ vô số hạnh; mặt đất chấn động: sự cảm ứng của tâm bi. Trang nghiêm bằng báu vật: quả của hạnh từ bi, viên mãn bi trí, thuyết pháp độ sanh, trí huệ như thần, tâm tánh như đất, che chở vạn vật. Phần này có 26 đoạn:

  1. (11 hàng) trọn vẹn bi trí thuyết pháp độ sanh.
  2. (21 hàng) Bồ-tát dùng pháp độ sanh, chúng sanh tu phạm hạnh.
  3. (2 hàng) Bồ-tát tự tại với tịnh hạnh.
  4. (22 hàng) từ căn lành bố thí, Bồ-tát nguyện biện tài không ngại, thuyết giảng giáo pháp của các đức Phật ba đời.
  5. (11 hàng) với căn lành, Bồ-tát nguyện gặp Phật ra đời.
  6. (1 hàng) Bồ-tát hồi hướng căn lành như pháp giới rộng lớn.
  7. (16 hàng) hồi hướng căn lành mong chúng sanh gặp Phật đạt tâm trí thanh tịnh.
  8. (6 hàng) hồi hướng như tánh không thay đổi của pháp giới;
  9. (27 hàng) hồi hướng căn lành mong chúng sanh đạt vị pháp sư trong pháp Phật.
  10. (6 hàng) hồi hướng bằng pháp không chấp.
  11. (22 hàng) không tu pháp thế gian nhị thừa, dạy chúng sanh đạt trí Phật.
  12. (30 hàng) hồi hướng căn lành mong chúng sanh thoát khổ được vui, đạt bồ đề.
  13. (23 hàng) hồi hướng căn lành mong chúng sanh trụ bốn tâm vô lượng, vĩnh viễn đoạn trừ hai chấp, thành tự trí Phật.
  14. (6 hàng) Bồ-tát không tham năm dục của ba cõi, đoạn trừ tham sân si.
  15. ( hàng) Bồ-tát bỏ ác làm lành, thoát khỏi ma nghiệp, lập đàn bố thí.
  16. (2 hàng) đạt âm thinh tự tại, mong chúng sanh như mình.
  17. (10, hàng) nguyện chúng sanh thoát khỏi ác khổ, đạt thanh tịnh.
  18. (1, hàng) hồi hướng căn lành nguyện đạt trí thân.
  19. (1 hàng) Bồ-tát luôn bố thí, ai thấy cũng vui.
  20. (3, hàng) hồi hướng căn lành bố thí trang nghiêm cõi Phật thanh tịnh.
  21. (11 hàng) hiện thân trong vô số cõi Phật.
  22. (2 hàng) hồi hướng để độ sanh.
  23. (19 hàng) Bồ-tát thuyết pháp, hành hạnh an lạc, mong chúng sanh được vui.
  24. (22 hàng) Bồ-tát hồi hướng căn lành mong chúng sanh an trụ trong pháp tịnh.
  25. (11, hàng) nhờ hồi hướng đạt mười pháp thanh tịnh.
  26. (2 hàng) hồi hướng căn lành mong chúng sanh thấy Phật, đạt trí huệ như Phật.