TÂN HOA NGHIÊM KINH LUẬN

QUYỂN 20

Cư Sĩ Lý Thông Huyền (Đời Đường).

Đoạn tám phân thành hai phần:

  1. ( hàng) Như Lai nhận lời vào điện, cung điện tự nhiên trang nghiêm hơn: đạt đức thù thắng như Phật.
  2. (, hàng) nhạc trời trỗi vang, chư thiên vui vẻ nói kệ, đạt pháp lạc.

Đoạn chín: Khen ngợi các đức Như Lai đến đại hội Cát tường: cát: đủ mọi phép lành; tường: đủ phước đức. Điện vàng: ánh sáng vàng rực, là pháp thân thanh tịnh. Điện Liên hoa: được trang nghiêm bằng các hoa sen. Điện Sơn vương: phước đức như núi, không phải trong điện có núi, như từ bảo trong kinh biểu hiện đức cao quí, không phải ngọc thật. Khen ngợi các đức Phật: chư thiên cõi Đâu suất nhớ đến căn lành xưa, đạo pháp giống nhau của các đức Phật, không thay đổi theo thời gian, trời ma, chúng sanh nương tựa, phát lòng tin tu tập. Đó là hạnh đức và tên gọi của các đức Phật.

Đoạn mười: Thiên vương Đâu suất khen ngợi Phật, mười phương đều như vậy.

Đoạn 11 phân thành hai phần:

1. (6, hàng) Như Lai an tọa, thuyết giảng giáo pháp.

2. (7 hàng) Bồ-tát mười phương đến đại hội, cung điện trang nghiêm hơn, chư thiên cõi Đâu suất cũng tập hợp. An tọa tòa sư tử: oai nghi của thế gian, sự dung hợp lý sự của mười hồi hướng. Tòa của Như Lai được làm bằng trí bì không ngại. Trí ấy không nương tựa, không tạo tác, rộng lớn như hư không, không đến đi nhưng tùy thuận hiện thân hóa độ. Đó là pháp thân thanh tịnh, diện dụng tự tại, an trụ trí nhứt thiết của Phật. Vì thể của trí không trong ngoài. Đó là cảnh giới của Phật. Cùng một thể tách như Phật: tánh không không ra vào. Mắt Phật sáng soi: trí hiểu các pháp không có không. Đủ oai đức đi khắp mọi nơi: lý trí không tạo tác, không nương tựa, phá trừ mọi chấp trước là oai đức; Trí ấy cảm động đến mười phương, tùy thuận hiện thân độ thoát là đi khắp; cõi thế gian là chơn như: mọi nơi; độ thoát chúng sanh nhưng không chấp xưa nay đầu cuối: luôn luôn. Đủ thần thông lớn: trí không hình sắc, không nương tựa; thông: trí thông đạt tất cả. Với chúng đáng độ, Phật ứng thân độ: trí không đến đi trong ngoài, tùy căn tánh, chúng sanh cảm nhận được. Trang nghiêm thân bằng pháp không ngại của tất cả các đức Phật: trang nghiêm bằng y trí không ngại, bằng y báo chánh báo của Phật. Trí là nghiệp lành trang nghiêm thân và cảnh giới vì các pháp vốn đủ vô số công đức, ai cũng có 97 tướng tốt, chỉ vì vô minh che lấp thôi. Tạo lợi ích chúng sanh bằng y tâm rộng lớn được vô số tướng tốt (như trong kinh). Chánh báo ý báo của Phật được hình thành từ trí không nương tựa, không phân biệt mình người trong ngoài. Các pháp đan cài nhau như ảnh tượng trước trăm ngàn gương sáng, như lưới Đế Thích. Các pháp đều như vậy. Trong cảnh giới trí không có pháp hữu tình, vô tình. Thuyết pháp hợp thời cơ: hiểu căn tánh chúng sanh.

Hỏi: vì sao là Như Lai biết thời cơ? Vì tâm Như Lai và chúng sanh là một. Với sự hiểu biết, đức Phật thấy chúng sanh như Phật. Vì mê mờ, chúng sanh thấy mình khác Phật. Các đức Phật thành chánh giáo từ tâm trí chúng sanh. Vì không hiểu lý ấy nên chúng sanh là chúng sanh. Ngay cả lúc thành Phật, chúng sanh vẫn không hiểu lý ấy, lại cho rằng chúng sanh mê mờ. Vô số Bồ-tát từ các nơi đến: vô số hạnh nguyện tùy thuận căn tánh nhưng không ngoài trí sáng của Phật. Đại chúng thanh tịnh: không phân biệt bằng vọng thức. Pháp thân không hai: cùng tánh không tánh của Phật. Không nắm bắt: không chứng đắc. Tự tại thực hành hạnh Phật: trí không tạo tác đủ công dụng như Phật. An tọa: đạt pháp hồi hướng. Cung điện tốt đẹp: sự cảm ứng của trí. Vượt hơn chư thiên: quả của trí không thuộc tình thức, quả của Bồ-tát có từ hạnh nguyện. Tác giả nói kệ: “Bồ-tát trang sức dây hoa nhẫn, mặc áo hổ thẹn xoa hương giới, đi dù từ bi cứu chúng sanh, cờ phướn thiền định tâm không động, trí huệ phá trừ các tà kiến, dùng mọi phương tiện vào sanh tử, vui vẻ với hạnh độ chúng sanh, thuyết pháp chúng sanh được giải thoát”. Vô số Bồ-tát từ các nơi đến, vô số chư thiên cõi Đâu suất trang nghiêm cung điện rực rỡ. Ngoài ra cung điện còn được trang nghiêm bằng công đức của Phật và Bồ-tát. Đại bi trí huệ của hạnh nguyện ấy nuôi dưỡng phát huy tâm trí của người phát tâm thêm tự tại. Song thời gian, các pháp, trí huệ vốn không thay đổi như cây tre trước sau vẫn vậy, như đứa bé lúc sinh ra và lúc trưởng thành là một, mười hạnh… địa mười một là phương tiện nuôi lớn đạo pháp, nhưng người phát tâm chính là Phật. Một trụ trong mười tru đủ công dụng của mười tru… địa mười một. Như ngựa, rồng con mới sinh ra là giống rồng ngựa lớn, chỉ có sức lực kém hơn. Bồ-tát vừa phát tâm tu trí như thật của Phật, sanh vào nhà trí Phật là như Phật nhưng thần thông oai lực chưa bằng nên cần được nuôi dưỡng phát huy bằng hạnh nguyện. Khi thành Phật, bi trí ấy không khác lúc phát tâm. Lang nữ tích tắc thành Phật như Thiện tài một đời thành Phật. một đời: không sanh. Có 10 không hạnh: thể của các uẩn; thể của kiến; không; tánh; thời gian; Niết-bàn sanh tử; tiếng pháp; trí phân biệt; tánh cùng khắp của thần thông; thân chúng sanh. vì thế mười hạnh… địa mười một là phương tiện nuôi lớn trí Phật của người phát tâm, không có sự phân biệt của vọng tình. Quả Phật với hạnh tư lương là một. Quả hỗ trợ hạnh để đạt hạnh không chấp; hạnh pháp của quả đủ công dụng. Trong ba thừa, Bồ-tát đạt ý sanh thân, chưa đạt trí nhứt thiết của Phật. Vì cho rằng trải qua bA-tăng-kỳ kiếp mới thành Phật. Ba hiền là tư lương, mười địa là kiến đạo. Kinh này hoàn toàn khác với ba thừa.

Phẩm: Ở CÕI ĐÂU SUẤT NÓI KỆ KHEN NGỢI

Phẩm này cũng có ba phần: Tác phẩm: mười Bồ-tát Kim Cang Tràng… từ các cõi Phật đến cung trời Đâu suất, hóa hiện bảo tòa, nói kệ khen ngợi bằng pháp mười hồi hướng. Ở cõi Phật khác: mười hạnh nhập mười hồi hướng. Nghĩa phẩm: mong thành tựu pháp mười hồi hướng. Nghĩa văn có hai: ý kinh, nghĩa văn. Ý kinh: 11 đoạn:

  1. (2 hàng) mười Bồ-tát Kim Cang Tràng… từ các cõi đến cung trời Đâu suất thị hiện nhân quả giống nhau.
  2. (10 hàng) Như Lai dùng pháp thật thị hiện quyền biến.
  3. (10 hàng) thường xuyên gần gũi cúng dường Phật mới thực hành pháp Phật.
  4. (10 hàng) tịnh tâm gặp Phật, nghe pháp.
  5. (10 hàng) từ 1 thân Phật thị hiện vô số Phật.
  6. (10 hàng) trí Phật không tạo tác, không nương tựa, không trong ngoài nhưng tùy thuận độ sanh.
  7. (10 hàng) sự ứng hiện bằng trí không dụng công của Như Lai, tùy nghiệp duyên chúng sanh được cảm hóa.
  8. (10 hàng) thân Phật không trong ngoài, tùy thuận chúng sanh ứng hiện.
  9. (10 hàng) Như Lai dùng trí không tạo tác hiện thân độ sanh.
  10. (10 hàng) Như Lai vượt trên tâm ý thức, chúng sanh không thể thấy Phật bằng tâm ý thức.
  11. (10 hàng) thà chịu khổ không bỏ pháp Phật.

Mỗi Bồ-tát thuyết một pháp, thành pháp hồi hướng, có vị nói pháp có, chúng sanh chấp có; có vị nói pháp không, chúng sanh chấp không. Như phần kệ của Bồ-tát Tinh Tú Tràng: chúng sanh còn phân biệt; là Phật nói cõi nước; người hiểu rõ tánh pháp không thấy Phật cõi nước. Phần kệ của Bồ-tát Pháp Tràng: thà đời đời kiếp kiếp, chịu khổ của thế gian, không xa lánh chư Phật, luôn gặp Đấng tự tại. Hai bài kệ ấy đều thuộc biên kiến có không, chúng sanh trong mười phương nào khác với Phật? Nghĩa văn: đoạn một phân thành mười phần:

  1. Các Bồ-tát tập hợp.
  2. Tên của Bồ-tát.
  3. Cõi nước của các Bồ-tát.
  4. Tên các đức Phật mà các Bồ-tát phụng sự.
  5. Các Bồ-tát an tọa, phóng ánh sáng hiện oai đức đem lại lợi ích cho chúng sanh.
  6. Bồ-tát đạt pháp thân trí huệ đi khắp mười phương phụng sự các đức Phật.
  7. Chúng sanh mười phương đều đến.
  8. Như Lai phóng ánh sáng, chúng sanh mười phương thấy nhau.
  9. Bồ-tát đã từng đạt pháp như Phật.
  10. mười phương đều như vậy.

– 40 hàng sau phân thành mười phần:

  1. Bồ-tát mười phương tập hợp.
  2. Tên Bồ-tát.
  3. Cõi nước.
  4. Nhân quả tên Phật.
  5. Bảo tòa của mười Bồ-tát.
  6. Nguyên nhân Bồ-tát phóng ánh sáng.
  7. Vì sao Bồ-tát tự tại đi lại mười phương.
  8. Ý nghĩa Như Lai phóng ánh sáng.
  9. Bồ-tát phát tâm bằng cách nào?
  10. Nhân quả tiến tu của các vị.

Bồ-tát mười phương đến: vô số Bồ-tát (pháp trí hơn vị trước). Từ vô số cõi nước đến: không hiểu pháp là ở cõi khác, đạt pháp là đến. Tên Bồ-tát: Kim Cang Tràng: kiên cố không khuynh động. Bồ-tát vào đời bằng hạnh đại bi, phá từ phiền não chúng sanh nhưng trí huệ kiên định. mười hạnh là hạnh nhu hòa, mười hồi hướng là trí kiên cố tùy thuận từ bi phá trừ oán nghiệp. Bồ-tát này đi tu thí Ba-la-mật Bồ-tát kiên cố Tràng: đại bi là thể của giới; Bồ-tát Dũng Mãnh Tràng: đại bi là thể của nhẫn; Bồ-tát Quang Minh Tràng: đại bi là thể của tinh tấn, vào sanh tử độ sanh bằng trí; Bồ-tát Trí Tràng: dùng trí vào đời phá trừ hôn ám, đó là thể của định; Bồ-tát Bảo Tràng: thuyết pháp bằng bi trí; Bồ-tát Tinh Tấn Tràng: dùng phương tiện, biết căn tánh chúng sanh, vào đời nhưng không nhiễm. Bồ-tát Vô Cấu Tràng: tu nguyện Ba-lamật, độ chúng sanh bằng trí nguyện thanh tịnh; Bồ-tát Tinh Tú Tràng: tu trí Ba-la-mật, thuyết pháp hàng phục tất cả. Tên cõi nước: Diệu Bảo: thuyết pháp lợi sanh. Diệu Lạc: tu giới bằng tâm bi, vào đời độ sanh, chúng sanh đạt pháp lạc. Diệu Ngân: pháp thân lý trí là thể của nhẫn, nhu hòa thanh tịnh. Diệu Kim: tinh tấn độ chúng không trái chơn lý, đạt phước trí. Diệu Ma Ni: pháp tánh thanh tịnh là thể của định. Diệu Ba Đầu Ma: (hoa sen đỏ) độ sanh bằng đại bi không đắm nhiễm. Diệu Ưu bát la hoa: (hoa sen xanh) hành bi bằng trí không nhiễm. Diệu Chiên đàn: thuyết pháp độ sanh. Diệu hương: trọn vẹn công đức bằng bi trí, đi khắp mười phương bằng trí không tạo tác, không thấy đến đi, tiếng pháp vang khắp không hình tướng, vào đời độ sanh bằng diệu dụng của lý trí cõi nước của thế gian là đất nước sông hồ, cõi nước của người trí là diệu dụng của trí đức. Tên Phật: ở chỗ các đức Phật tu hạnh thanh tịnh, tùy địa vị tu tập đạt quả Phật. Phật Vô Tận Tràng: tu thí Ba-la-mật; Phật Phong Tràng: tu giới Ba-la-mật, biết căn tánh giáo hóa chúng sanh; Phật Giải Thoát Tràng: quả của hạnh nhẫn, thành tựu hạnh nhẫn, mọi hạnh đều là hạnh giải thoát; Phật Oai Nghi Tràng: bậc thầy mẫu mực, độ sanh bằng oai nghi; Phật Minh Tướng Tràng: từ định phát huệ độ sanh; Phật Như Thường Tràng: dùng trí vi diệu của tánh không để thành Phật, chúng sanh cũng đủ trí ấy nhưng vì mê mờ nên chúng sanh không thấy. Tòa sư tử: độ sanh bằng pháp Phật. Bảo tòa: tòa được che bằng lưới báu; ở mười tín, bảo tòa là tòa hoa sen; ở mười tru, tòa được làm bằng thể bi trí của Như Lai, là Tỳ-lô-giá-na; ở mười hạnh, tòa được làm bằng hạnh thanh tịnh; ở mười hồi hướng, bảo tòa là hạnh vào đời độ sanh không câu chấp, dùng giaó pháp độ thoát chúng sanh. Bồ-tát phóng ánh sáng: trí vào đời độ sanh như ánh sáng chiếu soi. Vì sao Bồ-tát đạt tự tại? Vì Bồ-tát đạt pháp thân thanh tịnh không nương tựa và trí thân cùng khắp. Khi thấy pháp, vô minh là trí huệ, đủ diệu dụng, thông đạt tất cả. Nơi

Như Lai phóng ánh sáng: (mười tín, mười tru, mười hạnh đã nói) ở mười hồi hướng, Phật phóng ánh sáng ở đầu gối, vì đầu gối là nơi co duỗi tự của con người, cũng thế, mười hồi hướng dùng trí vào đời độ sanh tự tại không đắm nhiễm, sống trong sanh tử nhưng không rời Niết-bàn. Ở mười địa ánh sáng được phóng từ tướng long trắng giữa chặng mày Phật là ánh sáng của đạo. Bồ-tát phát tâm bằng cách nào? Từ vô minh tự tâm Bồ-tát phát tâm, đạt trí Đại Viên cảnh, đủ căn lành của đức Tỳ-lô-giána. Nê1u không đạt trí này thì không thành Phật, không thấy Phật. Nhân quả tiến tu của các vị: Bồ-tát Kim Cang Tràng là người hành pháp. Cõi Diệu bảo là pháp hành; Phật Vô Tận Tràng là quả. (Phần kệ như trong kinh)

Phẩm: MƯỜI HỒI HƯỚNG

Phẩm này cũng có ba phần: tên phẩm: mười hồi hướng, mười tru là người sanh vào nhà Phật. Tuy đủ phương tiện Ba-la-mật thành tựu đại bi, nhưng chỉ mới xứng hợp chơn lý, phần nhiều là tu tâm xuất thế, tâm bi còn kém. Tỳ kheo Đức Vân ở núi Diệu phong – thiện tri thức của mười tru – dung hợp hạnh trí nhưng có sự khác biệt. mười hạnh, Tỳ kheo Thiện Kiến nước Tam nhãn thiền hành trong rừng là dùng ba mắt trí, huệ, pháp quan sát đem lại lợi ích cho chúng sanh khiến chúng sanh được giải thoát. mười hạnh cũng phần nhiều là tu tâm xuất thế, tâm bi kém. Vào đời độ sanh là hạnh hồi hướng, là đưa chơn vào tục. Thiện tri thức của vị này là trưởng giả Thanh Liên Hoa: chúc hương: hòa hợp các loại hương. mười hồi hướng hòa hợp năm phần hương, bốn nhiếp pháp, bốn tâm rộng lớn, Niết-bàn sanh tử thành hương chơn như trong pháp giới. Nguyện là điều kiện tiên quyết của mười hồi hướng. Thanh Liên Hoa: mười hồi hướng không chấp nơi sanh tử – Niết-bàn. Trưởng giả: người ở trong đời, nuôi lớn trí huệ. Hoa sen xanh là hoa đẹp nhứt trong các loài hoa sen, cũng thế, hồi hướng là hạnh cao nhứt trong các hạnh, vì sao? Vì hồi hướng là người dung hợp bi trí, sanh tử Niết-bàn bằng hạnh nguyện thành pháp chơn như trong pháp giới, hỗ trợ quả của vị trước, viên mãn hạnh nguyện Phổ Hiền và cũng là điều kiện để thành tựu pháp của hai vị sau. Các vị là sự dung hợp bi trí của mười hồi hướng. mười hồi hướng được nói ở cõi Đâu suất. Vì cõi này là cõi thù thắng trong ba cõi, vì sao? Vì đây là nơi các đức Phật trong một đời nuôi lớn tâm bồ đề, trọn vẹn hạnh độ sanh. Hai cõi Hóa lạc, Tha hóa đều là cõi phóng dặt, cõi sắc, vô sắc vui với tâm tịch tịnh, Đao lợi, Dạ ma tham khoái lạc, không biết đủ, bốn thiên vương không phải là cõi trung tâm. Đâu suất là cõi trung tâm, là chỗ ở của người tu ba phước đức: thí, giới, định, nuôi lớn tâm bồ đề. Mười hồi hướng là vị dung hợp một – Nhiều, giống – khác, dùng gió nguyện thổi mây trí từ rưới mát mọi loài. Nghĩa phẩm như tên phẩm. Nghĩa văn có hai: ý kinh, nghĩa văn. Ý kinh có 1 đoạn:

  1. (33 hàng) các đức Phật dạy các Bồ-tát Kim Cang Tràng… thuyết mười hồi hướng.
  2. (9, hàng) tên mười hồi hướng. 10 quyển tiếp là 10 đoạn. Mười hồi hướng tu mười Ba-la-mật.
  3. (16 hàng) mặt đất chấn động, trời người cúng dường.
  4. (10 hàng) các Bồ-tát cùng tên chứng minh.
  5. (6, hàng) Bồ-tát Kim Cang Tràng nói kệ.

– Đoạn một phân thành bốn phần:

  1. (1, hàng) Bồ-tát Kim Cang Tràng nhập định, các đức Phật cùng tên gia hộ.
  2. (, hàng) các đức Phật khuyên Bồ-tát nói pháp mười hồi hướng;
  3. (6 hàng) các đức Phật gia hộ Bồ-tát Kim Cang Tràng bằng mười pháp.
  4. ( hàng) các đức Phật đưa tay xoa đầu, Bồ-tát xuất định nói pháp.

– Nghĩa văn có 10:

  1. Nguyên nhân nhập định.
  2. Tên định.
  3. Khoảng cách cõi nước.
  4. Số lượng Phật.
  5. Nguyên nhân tên Phật giống tên Bồ-tát.
  6. Các đức Phật xuất hiện khen ngợi.
  7. Các đức Phật gia hộ Bồ-tát nhập định.
  8. Nguyên nhân Phật đưa tay xoa đầu.
  9. Bồ-tát xuất định nói pháp.
  10. Pháp mười hồi hướng.

Nguyên nhân nhập định: để các Bồ-tát sau biết pháp tắc, biết định là điều kiện để hiển hiện trí huệ, là năng lực giảng thuyết giáo pháp, phân biết đúng sai, pháp tắc của đức Phật cũng thế. Tên định: Trí Quang: thành tựu tâm bi, hiển hiện trí sáng. Ở mười tru, trí Phật và tâm mình giống nhau được hiển hiện bằng định không tạo tác, không suy xét, như nước trong ảnh hiện mọi hình tượng. Ở mười hạnh, định Thiện tư duy hiển hiện trí tùy cơ hành sự – ở đây, dùng trí hành bi, vào đời nhưng không đắm nhiễm, dùng ánh sáng trí soi rõ, biết ngay tục là chơn. (Thiện tri thức các vị như trước). Khoảng cách cõi nước: tùy địa vị, trí huệ tăng trưởng, biểu thị sự thăng tiến. Số lượng Phật: vô số Phật bằng số bụi trong mười vạn cõi Phật, dung hợp trí bi của Như Lai. Vì sao tên Phật cùng tên Bồ-tát? Vì tu tập hợp trí. Vị này không mê hoặc, đoạn trừ nghi của mình người, thành tựu pháp ấn. Trí đã hòa hợp thì thân cũng giống nhau. Các đức Phật xuất hiện khen ngợi Bồ-tát Kim Cang Tràng: dạy Bồ-tát nhập định, hiểu rõ pháp để kẻ hậu học đoạn trừ nghi hoặc, thân trí tương hợp, pháp tắc bình đẳng. Các đức Phật gia hộ Bồ-tát nhập định: trí Bồ-tát hợp với đức của Phật, trí lực dung hợp, mình không nghi, đoạn trừ nghi hoặc của kẻ khác (sáu pháp gia hộ như trước). Vì sao các đức Phật đưa tay xoa đầu? Đức Phật đưa tay chỉ dạy, Bồ-tát xuất định thuyết pháp, công dụng hợp với các đức Phật. Các đức Phật thọ ký: Bồ-tát vốn đủ pháp thành Phật. Bồ-tát xuất định thuyết pháp (như kinh). Thuyết pháp mười hồi hướng (như kinh). Đoạn tên mười hồi hướng: hồi hướng: Bồ-tát độ sanh nhưng không chấp tướng, phân thành mười phần:

  1. ( hàng) tu sáu Ba-la-mật, bốn tâm rộng lớn, thành tựu hồi hướng thứ một.
  2. (1, hàng) phát nguyện độ sanh.
  3. (33, hàng) bình đẳng trước tốt xấu thân sơ.
  4. (20 hàng) dùng pháp Phật làm phương tiện độ sanh.
  5. (3 hàng) Bồ-tát vào cõi ác, chịu khổ thay chúng sanh, dạy chúng sanh được pháp lạc.
  6. (7 hàng) với căn lành, Bồ-tát dạy chúng sanh được pháp lạc.
  7. ( hàng) cứu chúng sanh ra khỏi sanh tử, cúng dường Phật, gần gũi thiện tri thức.
  8. (11, hàng) với nguyện lớn, Bồ-tát độ vô số chúng sanh.
  9. (31 hàng) Bồ-tát như mặt trời chiếu sáng, không cầu báo đáp, không chấp chúng sanh.
  10. (6, hàng) Bồ-tát Kim Cang Tràng quán sát đại chúng, nói kệ.

Nghĩa: Hồi hướng cứu chúng sanh nhưng không chấp tướng: là pháp tiến tu của các vị, tên của hồi hướng. Pháp tiến tu: như trong mười tru, trụ thứ một cầu nhứt thiết trí, Bồ-tát này pháp tâm bằng mười pháp khó đạt, sanh vào nhà Phật, là đệ tử chơn chánh của Phật; trong mười hạnh, hạnh thứ một là đại thí chủ, bố thí tất cả tài vật… hành hạnh Bồ-tát. Hồi hướng thứ một tu sáu Ba-la-mật bốn tâm rộng lớn từ pháp thân trí huệ thanh tịnh không chấp của mười tru mười hạnh, Bồ-tát phát nguyện vào sanh tử, cứu hộ chúng sanh bằng từ bi hỷ xả. Sáu Ba-la-mật là hạnh xuất thế. mười tru đủ pháp năm vị như việc thiện tri thức của mười tru ở nước Hải môn quán sát biển lớn, mười vua A-tu-la… đến cúng dường là hồi hướng. Song thứ tự trong pháp tắc phải có, nếu không kẻ hậu học sẽ bị chìm đắm, không tiến tu. Tên hồi hướng thứ một: vị này dùng pháp thân trí lớn làm thể tánh. Độ sanh bằng trí không nương tựa: vì chúng sanh không trụ, không hình tướng, vốn là chơn như, không ra vào. Năm duyên thành tựu hồi hướng thứ một: hiểu rõ các pháp thanh tịnh giải thoát; đạt trí huệ; đủ mười Ba-la-mật, độ sanh bằng bốn tâm rộng lớn. tu thí Ba-la-mật vì dùng giới Ba-la-mật đoạn trừ các pháp ác; tu nhẫn Ba-la-mật là thành tựu giới thí, giới thí là thể của hạnh nhẫn, nhẫn nhịn trước sự lăng nhục của kẻ khác; tu tinh tấn Ba-la-mật, vì nhẫn nhục đoạn trừ sân hận, hành hạnh lợi sanh; tu thiền Ba-la-mật vì luôn lợi sanh bằng hạnh tinh tấn khó an định nên cần nhập định. Độ sanh bằng bốn tâm vô lượng, quân bình hạnh xuất thế của sáu Ba-la-mật. Tu sáu Ba-la-mật, bốn tâm vô lượng là thành tựu trí bi bình đẳng. Pháp của hồi hướng thứ nhứt cũng là pháp của các vị. Song về hạnh giải thoát, các vị có sự sai khác. Về lý trí, các vị là một. Vì sao độ sanh bằng sáu Ba-la-mật? Vì dạy chúng sanh đạt pháp xuất thế, sau mới vào sanh tử. 16 hàng kệ khen ngợi hạnh độ sanh bình đẳng của hồi hướng thứ một. Vị này chuyên tu thí Ba-la-mật, thủy thủ Bà Thi la – thiện trí thức của hạnh này – ở trên bờ biển tu hạnh từ bi. Hồi hướng này dùng đại bi làm thể của giới, quán sát sanh tử, đạt trí huệ, ở trong sanh tử nhưng luôn tự tại. Giới thể thanh tịnh như biển không dung chứa xác chết, cũng thế, pháp thân thanh tịnh không phiền não nhiễm ô. Phần này có hai: ý kinh, nghĩa văn. Ý kinh có sáu:

  1. (13, hàng) Bồ-tát đạt lòng tin.
  2. (11 hàng) Bồ-tát giáo hóa chúng sanh.
  3. (33 hàng) quả báo trang nghiêm.
  4. (21, hàng) Bồ-tát cúng Phật bằng pháp trang nghiêm là để độ sanh.
  5. (2 hàng) Bồ-tát tùy thuận sanh tử, độ thoát chúng sanh, sống với chúng sanh cầu trí nhứt thiết, tu pháp thanh tịnh.
  6. (7 hàng) Bồ-tát đạt pháp Phật đoạn trừ nghi hoặc, nghe pháp quán tưởng, vào các cõi độ sanh.

– 40 hàng kệ là khen ngợi hạnh này. Nghĩa văn: hồi hướng Bất hoại: tùy thuận sanh tử nhưng không hoại pháp thân, sống trong sự phân biệt, nhưng luôn đạt pháp không tạo tác; tùy thuận tà kiến nhưng đủ mắt pháp; hành mọi hạnh nhưng sống trong trí bồ đề; độ thoát chúng sanh, thành tựu quả Phật nhưng thấy rõ thân tâm không nương tựa; sống trong sanh tử nhưng đủ giới thể thanh tịnh. Pháp thế, xuất thế vốn không thành hoại. A-tăng-kỳ bảo: quả độ sanh bằng pháp; A-tăng-kỳ hoa: quả độ sanh bằng mọi hạnh; A-tăng-kỳ man: quả của nhẫn; A-tăng-kỳ y: quả của hạnh hổ thẹn; A-tăng-kỳ cái: quả của đại bi; A-tăng-kỳ phan: quả của hồi hướng; A-tăng-kỳ tràng: quả của hạnh bất thoái; A-tăngkỳ trang nghiêm: quả của các pháp trợ đạo; A-tăng-kỳ cấp thị: quả của khiêm nhường cung kính; A-tăng-kỳ hương xoa: quả của giới; A-tăngkỳ hương bột: quả cúng hoa (mỗi pháp đều biểu hiện sự tương xứng của nhân quả). Hồi hướng này dùng thật pháp ấn định hạnh nghiệp, đạt pháp không sanh, trụ nơi Phật trụ; quán pháp không sanh, biết rõ cảnh giới, được các đức Phật ủng hộ, hợp pháp tánh, nhập pháp không tạo tác, thành tựu phương tiện độ sanh. Trí không hoại, sanh tử bi nguyện không hoại. Trong mười tru, thể của giới là tâm bi không đắm nhiễm, là Tỳ kheo Hải Vân nước Hải môn. Trong mười hạnh, thể của giới là tài toán thuật, là đồng tử Thích Thiên bói toán bên bờ sông vì mọi dòng sông đều chảy về biển. mười hồi hướng, thể của giới là hạnh từ bi vào đời độ sanh, là thiện tri thức tự tại.