TÂN HOA NGHIÊM KINH LUẬN

QUYỂN 02

Cư Sĩ Lý Thông Huyền (Đời Đường).

 

8. Kinh Đại Tập: Lấy sự gìn giữ Phật pháp làm tông chỉ. Vì Kinh này xây dựng làng báu ngay khoảng giữa cõi dục và cõi sắc, trời, người, ma, phạm ,quỷ, thần, Bồ-tát ở nơi khác đều đến đây. Các loài quỷ thần có loài không đến, Tứ-thiên-vương phóng bánh xe sắt nóng, khuyến chúng đến chỗ Phật, Như Lai dạy chúng giữ gìn Phật pháp. Trong các loại ma, có một loài không nghe lời Phật, tự nói: Đợi khi chúng sanh thành Phật hết ta sẽ phát tâm bồ đề.

9. Kinh Niết-bàn: Tông Phật tính. Ở đây có mười thứ khác và một thứ giống Kinh Hoa-nghiêm. Mười thứ khác: 1) Nơi thuyết pháp; 2) Cảnh giới trang nghiêm; 3) Đệ tử nghe pháp; 4) Người thuuết người nghe; 5) Pháp được nghe; 6) Cõi nước; 7) Thân; 8) Hiện tướng thọ sanh diệt độ; 9) Giáo hạnh tướng; 10) Thiện tri thức. Một thứ giống như trên núi tuyết có cỏ phì nị, bò ăn cỏ này cho sữa thuần là đề hồ, không có các sắc xanh, vàng, đỏ, trắng, đen.

– Nơi thuyết pháp: Kinh Niết-bàn được thuyết ở rừng Ta-la-songthọ, bên bờ sông A-lợi-la-bạt-đề thuộc nước Câu-thi-na. Kinh Hoa- nghiêm được thuyết ở cây bồ đề trong đạo tràng bồ đề thuộc nước Ma-kiệt-đề.

– Cõi nước trang nghiêm: Lúc thuyết Kinh Niết-bàn, Ta-la-songthọ, nơi phước đức tốt lành, rộng 32 do tuần, vô số chúng sanh ở đó, vô số Bồ-tát trong mười phương đều đến. Kinh dạy: Lúc ấy nhờ thần lực của Phật, mặt đất của ba ngàn đại thiên cõi nước đều mềm mịn, không có cỏ, gai, cát, đá, gò đống, trang trí các thứ báu như cõi Cực-lạc của Phật Vô-lượng-thọ ở phương Tây. Ai nấy đều thấy vô số cõi nước trong mười phương rõ như soi gương. Văn sau lại dạy: Ta-la-song-thọ, bỗng nhiên biến thành màu trắng (rõ như trong kinh). Lúc nói Kinh Hoa- nghiêm, mười cõi nước Liên-hoa-tạng gồm 20 tầng, tầng dưới nhứt có số cõi nước bằng số bụi trong mười cõi Phật. Mỗi nước lại có vô số nước nhỏ nhiều như số bụi trong 20 cõi Phật. Các tầng trên nhiều hơn nữa. Trong mười cõi Liên-hoa-tạng mặt đất bằng kim cương, cây cối, lầu gác ao vườn đều được trang trí bằng báu vật. Kinh dạy: Ta nghe: Một thuở nọ lúc đức Phật thành chánh giác ở đạo tràng bồ đề thanh tịnh, thuộc nước Ma-kiệt-đề, mặt đất bằng kim cương bền chắc, được trang trí bằng các báu tốt, hiển hiện đủ vô số hình sắc, kể cả cõi nước của vô số Phật thành đạo trong nhiều kiếp. Đó là ca ngợi sự trang nghiêm của cõi Phật (phẩm Hoa-tạng thế giới ở phần sau chính là sự trang nghiêm của thật báu thân Như Lai). Khác với kinh Niết-bàn, Phật dùng thần lực, vì chúng sanh hóa hiện cõi thanh tịnh. vì sao? Vì ba thừa căn tính khác nhau. Nếu không nhờ thần lực Phật thì không thể tự thấy được. kinh Hoa-nghiêm, hàng nhứt thừa căn tính thuần tịnh. Hàng Thanh-văn vì căn tính khác nhau nên dù ở trong đạo tràng vẫn không thấy được nên phải nhờ Phật lực. Pháp vốn như vậy. Thần lực Phật, hợp với chơn như là thần, không thật nhưng vì giúp cho hàng phàm phu thấy nên là thần. Nên biết rằng cõi Hoa-tạng vốn là thật báu, thần lực trong kinh Niếtbàn là quyền biến. Hơn nữa, kinh Niết-bàn nói cõi tịnh cách cõi này vô số, cõi nước bằng số cát trong 32 sông hằng về phía Tây, không phải ở cõi này, nên là ảo hóa, không phải thật.

– Đệ tử đến nghe khác: Thuyết kinh Niết-bàn, đệ tử đến nghe pháp đều thuộc trời, người, hàng ba thừa thương nhớ Như Lai khóc than thảm thiết, dâng củi quí hương thơm, than thở sầu đau quyến luyến Phật. Chỉ hàng Bồ-tát nhứt thừa mới có khả năng nghe pháp diệt độ của Phật, ngoài ra đều không thể nghe được, thuyết Kinh Hoa-nghiêm, đệ tử nghe pháp đều là hàng Bồ-tát nhứt thừa đạt quả vị Phật, đủ trí lớn, không có hạng khác, trời, người, quỉ, thần đều vào dòng trí Phật, đủ sự hiểu biết của Phật. Ngay lần thuyết pháp thứ nhứt, vô số Bồ-tát nhiều như số bụi trong mười cõi Phật đều từ biển căn lành của Phật, biển căn lành chính là pháp thân, trí lớn của Phật. Các đức Phật đều có từ trí căn bản, từ pháp thân. Nếu không, tất cả hạnh nguyện đều thuộc hữu vi. Đại chúng ấy từ lúc mới phát tâmnhập biển trí Phật đã đủ hành tướng sai biệt sâu cạn của mười tín, mười trụ, mười hồi hướng, mười địa đẳng giác. Đủ cả hạnh ba thừa trong Niết-bàn, trời người đều đến đạo tràng. Trong Hoa-nghiêm không có chúng ba thừa dù có vẫn không nghe được. Do vậy chúng Thanh-văn, Bồ-tát, trời, người trong Niết-bàn khác với trong Hoa-nghiêm, ở đây toàn là Bồ-tát nhứt thừa, vị mới phát tâm cũng đồng quả vị Phật, vào dòng trí Phật, có sụ hiểu biết như Phật, là đệ tử chơn thật của Phật.

– Người thỉnh pháp khác: kinh Niết-bàn người thỉnh pháp là các Bồ-tát, Ca Diếp, Văn Thù Sư Lợi, Sư Tử Hống, tôn giả Xá Lợi Phất, Ma vương ba tuần thỉnh Như Lai nhập Niết-bàn. Kinh Hoa-nghiêm, người thỉnh pháp là Phổ Hiền, Văn Thù, Giác Thủ, Pháp Huệ, Công Đức Lâm, Kim Cang Tràng, Kim Cang Tạng. Cứ thế có mười Bồ-tát tên Giác Thủ, mười Bồ-tát tên Pháp Huệ, mười Bồ-tát tên Công Đức Lâm, mười Bồ-tát tên Kim Cang Tràng, mười Bồ-tát tên Kim Cang Tạng… đều là Bồ-tát đạt quả vị Phật, đủ pháp môn hành tướng của quả Phật và năm vị. Trong các vị đều có quả vị Phật. Do vậy người hỏi đáp kinh Hoa-nghiêm đều là Bồ-tát ở cõi này trong mười phương, đủ thần thông pháp giới, trí tuệ chơn thật, ứng hiện khắp mười phương không đi mà đến, làm mọi việc hợp với tánh pháp, chẳng phải do việc đời trước. Nay trong một hạt bụi có vô số thân, trong một mảy trần hiện vô số ảnh tượng, pháp giới mười phương đều như vậy, mọi nơi đều tự nhiên, có nhưng không từ đâu đến, tự nhiên mất nhưng chẳng đi về đâu. Mọi nơi mọi lúc, đủ mọi ảng tượng, thân cảnh sông núi, hư không, có không tự tại, lớp lớp đan cài. Do vậy khác với kinh Niết-bàn, Ca Diếp, Xá Lợi Phất sanh trong nhà thế tục, thị hiện đồng với phàm phu chỉ dẫn hàng ba thừa, thấy Phật Niết-bàn lại buồn thương khóc than, kinh Hoa-nghiêm

– Pháp được thuyết khác: kinh Niết-bàn đức Như Lai và hàng nhị thừa, Thanh-văn, Bồ-tát quyền học, thực hành các pháp quán, chưa trừ chướng hoặc chấp ngã, tham đắm các hạnh, chấp giữ hành tướng, nên không biết tự thể vốn có của pháp thân không tạo tác, không chứng đắc, không tu tập. Nhờ việc tu tập hiển hiện người tu và pháp chứng đắc Niết-bàn bồ đề: “Các hành vô thường là pháp sanh diệt, không còn sanh diệt, tịch diệt là vui”. Pháp tu người chứng đều là đều là pháp sanh, Niết-bàn là pháp diệt. Nếu tâm còn thấy có người tu và pháp chứng thì không đoạn trừ sanh diệt. Vì không đoạn trừ sanh diệt nên không hiểu chơn lý. Khi đoạn trừ việc thấy người tu và pháp chứng mợi hợp thấy chơn lý. Vì thế Như Lai ẩn thân không hiện, đoạn trừ tâm năng-sở, đó là đại Niết-bàn. Niết-bàn của nhị thừa còn năng-sở nên là hữu vi vô lậu. Niết-bàn của Như Lai không còn năng-sở. Bởi vậy kinh Niết-bàn, Thuần Đà nói với Văn Thù Sư Lợi chớ cho rằng Như Lai như các hiện tượng khác. Hơn nữ Văn Thù Sư Lợi! Vì hàng biết mà nói, không biết mà nói nên nói Như Lai như các hiện khác. Nếu vậy Như Lai không phải là vua pháp, tự tại trong trời người. Thế nên kinh Niết-bàn dạy hàng ba thừa biết người tu và pháp chứng đều là vô thường, không có sanh, Niết-bàn chứng đắc cũng không, không hành, không tu là đại Niết-bàn. Đó là tịch diệt viên mãn. Do vậy kinh Niếtbàn muốn hàng ba thừa-những kẻ tham đắm các hành, đoạn trừ hành và sự tu tập. Với người thấy có chứng đắc dạy họ pháp quán hkông chứng không tu. Kinh Hoa-nghiêm tất cả đệ tử đến nghe pháp, trời người… đều đồng quả vị Phật, vừa phát tâm đạt lý sự tự tại, lý hạnh không ngại, lập tức chứng đắc lý Văn Thù hạnh-Phổ Hiền như dấu in trên đất, cùng lúc chứng nhập không có trước giữa sau. Tất cả đều có từ pháp căn bản, vì pháp vốn vậy. Nếu còn thấy có trước sau, nhân quả, đầu cuối thì là hàng phàm phu, là sanh diệt. Có thành hoại là tuỳ căn cơ phá bỏ sự ràng buộc, không chỉ cho pháp thành Phật. Giáo pháp của các kinh khác đều từ biển quả lý-trí của Hoa-nghiêm, mới là khế hợp. Từ nẻo giáo pháp chỉ rõ vật như ở trước gương dần dần sáng tỏ, hãy xem toàn bộ văn kinh, dùng trí quán sát tuỳ thuận chiếu soi, tự bừng ngộ, mặt trời trí tuệ ra khỏi đám mây mù, lên thẳng núi mầu, vào sâu biển trí, dùng nước định trù sạch kiến chấp Thánh phàm. Bi-trí hai nẻo phải nhờ pháp thân mới hiển hiện. Kinh Hoa-nghiêm dược thuyết cho người liễu ngộ, như đem tòa báu cho kẻ phàm tình, khi tỉnh, giấc mộng ngàn năm tan biến. Kinh Niết-bàn giảng: trên núi tuyết cỏ Phì Nị, bò ăn cỏ ấy cho sữa thuần là đề hồ, không có sắc xanh, vàng, đỏ, trắng, đen. Người có tâm trí lớn cũng thế, vừa thấy Phật tánh sẽ thành chánh giác, không cần phải đi từ thấp đến cao. Do vậy người nghe pháp khác nhau. Kinh Niết-bàn đưa ngọn về gốc, chưa nói về thể dụng vô ngại của trí bi.

– Cõi nước thanh tịnh, uế khác nhau: Kinh Niết-bàn nêu cõi báo thân của Phật ở phương tây, cách vô số cõi nước bằng số cát trong 32 sông Hằng. Đó là về hàng quyền học của ba thừa chưa đoạn trừ sự phân biệt về tịnh uế, thấy cõi Ta-bà này là cõi xấu ác, nên Như Lai tạm đưa cõi thật báo ở phương tây. Kinh Hoa-nghiêm cõi Ta-bà vốn tịnh, cõi nước trong mười phương cũng tịnh. Vì Bồ-tát thật giáo đoạn trừ sự phân biệt về nhơ sạch, cảnh giới dưới mắt họ là thanh tịnh. Bồ-tát quyền giáo thấy cảnh giới không cấu nhiễm nên Phật chỉ cõi thật báo ở phương tây.

– Báo thân, hóa thân khác nhau: Kinh Niết-bàn dạy: Thân 32 tướng tốt là hóa thân Niết-bàn là tịch tịnh viên mãn, là chơn thật. Vì tất cả tướng tốt đều có từ thật tướng. Kinh Hoa-nghiêm nêu thân Tỳ-lô-giána là lý sự không ngại, pháp thân không mất nhưng tùy thuận hóa thân, htân ấy không thể hạn lượng, bao la rộng lớn ngay tướng là tánh, ngay báo là lý, như Ánh sáng như bóng tự tại không ngại. (Phần sau sẽ nói rõ về hóa thân và báo thân).

– Hiện tướng thọ, sanh, diệt độ khác: Kinh Niết-bàn nêu đức Như Lai vì trời người, Thanh-văn, Duyên-giác… hiện tám tướng thành đạo như: Từ Đâu suất giáng thần vào thai mà là thường, lạc, ngã, tịnh, không trước sau, không sanh, diệt nhưng vẫn ẩn thân không hiện, cõi báo thân ở phương tây cách vô số cõi nước bằng số cát trong 32 sông Hằng. Ngòai cõi ấy có cõi thật báo của đức Thích Ca. Cõi Ta-bà này là cõi uế trược. Đó là để chỉ dạy hàng quyền học. Kinh Niết-bàn khác, chỉ rõ pháp thân căn bản vượt ngòai sự hiểu biết của chúng sanh, không có trước sau ba đời, là báo thân chơn thật viên mãn, không sanh diệt, chẳng còn mất, tánh tướng không ngại, pháp môn tự tại, phân biệt chỉ dạy hành tướng cho hàng thượng căn, khác với hàng quyền học phải tuần tự thành tựu. Như lên núi cao chín nhận mà không lên đến đỉnh, người lên nhà mười tầng không mất vết chân. Người ta thường cho rằng: Quan nhứt phẩm mới là đại thần. Nay bỗng nhiên nghe xưa có sĩ phu thân vào ngay ngôi nhà thì ngạc nhiên. Song một khi thấy rõ, không còn phân biệt phương hướng, eo chằm sông biển tràn đầy, ngay một hạt bụi dủ tánh không, pháp giới nào khác biệt! Chúng sanh luôn bị trói buộc, căn tánh khác nhau nên có Quyền giáo, Thật giáo. Vì pháp môn có vô số nên phải biết pháp nào là quyền, pháp nào là thật, bỏ giả tu chơn, không nên vướng mắc mãi trong quyền giáo, chẳng biết pháp thật.

– Hành tướng giáo pháp khác: Phẩm Tánh Như Lai đối với Bồtát Thập địa của kinh Niết-bàn dạy: Bồ-tát mười địa còn chưa hiểu rõ Phật tánh, mười tín phàm phu, mười trụ… thấy được một phần Như Lai táng nên có việc tuần tự tu tập mười trụ, mười hạnh, mười hồi hướng, mười địa đến vị. Đẳng giác mới hiểu hạnh quả, trọn vẹn vi Diệu giác là Như Lai nên có câu: Như núi tuyết có cỏ Phì Nị bò ăn cỏ thuần là đề hồ, không có sắc xanh, vàng, đỏ, trắng. Tuy có thuyết Đốn giáo nhưng phải biết rằng Kinh này còn có pháp môn của năm thừa, sáu thừa, bảy, tám, chín, mười thừa. Ngoài Thanh-văn và Duyên giác thừa Kinh này còn có ba bậc Bồ-tát, kể cả hai thừa trên là năm thừa, cộng thêm người, trời tu năm giới, mười thiện thành sáu, bảy, thừa và hàng ba thừa nghe pháp đạt pháp thành chín thừa. Hành động của ba bậc Bồ-tát ra sao? 1) Tu pháp vô ngã. 2) Từ mười trụ đến mười địa dần thấy Phật tánh; 3) Như cỏ Phì Nị trên núi Tuyết, bò cho sữa thuần là đề hồ mà không cần tu các giai đoạn sữa, váng sữa sanh tô, thục tô. Phẩm Như Lai tánh có dạy: Đại Bồ-tát khi đã thấy tánh đều nói: Hy hữu thay! Đức Thế Tôn! Chúng con trôi lăn mãi trong dòng sanh tử, luôn bị vô ngã mê hoặc trong kinh Pháp-hoa, Hoa-nghiêm nói: Đó chính là có các vị Bồ-tát trải qua vô số kiếp tu tập sáu ba-la-mật, đạt sáu thần thông đọc tụng thông hiểu tám vạn bốn ngàn pháp vẫn còn không tin kinh sâu mầu ấy. Thần thông đạt được ấy không có từ nơi tánh mà là do tu pháp lành và quán vô ngã. Quả báo hơn chư thiên. Lại như người ở cõi Uất Đơn Việt phương bắc là do đời trước tu pháp quán vô ngã, sống lâu ngàn tuổi, y phục thức ăn tự nhiên có, hạt cơm nấu bằng ngọc châu, hương tỏa mọi nơi, không có pháp Phật, không đạt giải thoát. Đó là do hiểu biết sai lầm của quá khứ nên nhớ mãi không quên. Như thế kinh Niết-bàn có đủ trời người, ngọai đạo, ba thừa, tất cả đều trở về Phật tánh, Niết-bàn viên tịch, chơn lý không tánh, nhưng chưa đề cập đến thật báu tướng, không có mình người, gồm đủ lý sự, trí dụng không ngại, vẫn còn lập ra mình người, tịnh-uế nên cõi thật báo của đức Thích Ca ở phía tây cách vô số cõi nước bằng số cát trong 32 sông Hằng. vì căn tánh chưa trọn vẹn nên tuỳ theo khả năng lập giáo. Hàng ba thừa vướng nơi Phật tánh, viên tịch chơn như nên chưa chỉ rõ báo tướng đan xen; sợ kẻ vọng kiến, sanh mê hoặc chấp trước, trở ngại cho sự thấy biết pháp thân. Vì thế pháp của quả Phật sau mười địa trong kinh Niết-bàn chính là sự thấy biết của hàng sơ tâm mười trụ trong kinh Hoa-nghiêm, Bồ-tát Thập trụ phát tâm thứ nhứt thấy đạo là thấy không có mình người, không trước sau, xưa nay, thân tâm, tánh tướng vốn là Phật. Pháp đó là pháp giải thoát, đi xe Như Lai thẳng đến đạo tràng, Đồng tử Thiện Tài, một vạn rồng, sáu ngàn Tỳ-kheo, 500 Cư sĩ nam, 500 Cư sĩ nữ, 500 đồng tử, 500 đồng nữ đầu thông năm vị, đủ pháp lý trí nơi quả Phật, Trụ thứ nhứt là địa thứ mười, trụ thứ nhứt là quả Phật. Nếu trụ thứ nhứt không phải là quả Phật thì hàng quan lại ở thế gian, cửu phẩm đến nhứt phẩm chỉ được gọi là quan mà không được gọi là vua. Nên biết, về quyền giáo lập ra năm vị, tuần tự chứng nhập, trải qua ba tăng kỳ kiếp, nhưng chỉ được gọi là Bồ-tát mà không được gọi là Phật, không gọi là đi xe Như Lai đến thẳng đạo tràng, chỉ là tu quán vô ngã, lòng từ hơn nhị thừa nhưng chưa thấy Phật tánh nên là Bồ-tát . nếu thấy một phần Phật tánh cũng đạt Phật thừa như mỗi giọt nước trong sông suối đều như nước biển. Vì thế năm vị Bồ-tát mười trụ, mười địa đều có quả Phật. Tu tập các hạnh bằng Phật tánh vì Phật tánh ấy có đủ sự tu tập. Kinh Hoa-nghiêm nêu mười trí của Như Lai nên bất động trí… để hàng phàm phu tin tưởng tu tập. Như người tự nhiên được ngôi báu, làm vua biết mọi việc triều chính và các phẩm vật quan lại. Hành tướng pháp môn của Bồ-tát kinh Hoa-nghiêm cũng vậy. Ngay trụ phát tâm thứ nhứt đã thấy được pháp thân Phật tánh, trí không tạo tác, tu tập các hạnh nguyện của Phổ Hiền, tuỳ thuận nhơn duyên không vướng mắc, đều là không tạo tác. Kinh Niết-bàn dạy Phật tánh không do tạo tác, chỉ vì bụi phiền não che lấp. Ở đây trụ phát tâm thứ nhứt dùng định không tạo tác hợp với chơn như, khách trần phiền não hoàn toàn không thật mà là dụng của chơn thể. Tự tại không tham si là Phật, một niệm tương ưng là thành Phật một niệm, một ngày tương ưng là thành Phật một ngày, cần gì phải trải qua nhiều kiếp tuần tự tu tập? Quả vị đạt được do tu tập ba A-tăng-kỳ kiếp nhưng tâm còn thấy có kiếp số thì đến bao giờ hết chướng? Pháp của Phật ốn không có thời gian. Nếu tính thời gian thì không phải là Phật thừa.

– Thiện tri thức khác: Kinh Niết-bàn dạy, Đồng tử tuyết sơn gặp La sát phát tâm tu tập, chỉ nghe nữa câu kệ mà xem thường thân mạng, nghe: “Các hành vô thường, là pháp sanh diệt, đọa từ sanh diệt tịch tịnh là vui”, Phật tánh-Niết-bàn không do tu hành nên các hành là hữu vi, vô thường, không do tu chứng vì nêu vậy là còn thấy người tu, pháp chứng. Vì thế không thể đạt tánh bằng các hạnh, không thể ngộ lý bằng tâm chứng. Tâm là tánh, hoàn toàn không có người tu pháp chứng. Do vậy Thuần Đà nói: Chớ cho rằng Như Lai là các hành. Như đồng tử Thiện Tài cầu học với 53 thiện tri thức, từ Văn Thù đến Phổ Hiền đều nói: Tôi đã phát tâm vô thượng bồ đề, sao còn dạy tôi học đạo Bồ-tát, hành hạnh Bồ-tát mà không nói các hành vô thường… Vì sao? Vì kinh Hoanghiêm nói về pháp giới duyên sanh, lý sự không hai, tất cả đều tịch tĩnh, chơn như. Cõi nước mười phương là tánh chơn như. Trí viên mãn là cõi nước, là biển tánh, là nhút htiết chơn pháp giới, chẳng do hữu tình vô tình-những kẻ theo nghiệp báo nói: Cảnh giới chơn như trong kinh Hoa-nghiêm là trí. Cõi nước của Bồ-tát mười trụ là tuệ. Cõi nước của Bồ-tát mười hạnh là trí, cõi nước của Bồ-tát mười hồi hướng, mười địa là diệu, không có vọng kiến sai biệt của hữu tình, vô tình. Vì kinh Hoa-nghiêm khác với ba thừa. Ba thừa có hữu tình và vô tình, sanh diệt nên đồng tử Tuyết sơn trong Niết-bàn nói các hành vô thường. Vì căn trí tánh hạnh của Bồ-tát thừa yếu kém, đức Phật khuyên họ dùng hạnh để điều phục pháp ác mới có thể nhập đạo. Họ lại cho rằng các hành là thật nên làm chướng ngại tánh không tạo tác, không hợp chơn lý. Vì thế nói các hành vô thường, người tu pháp chứng đều là pháp sanh diệt. Khác với Thiện Tài vừa phát tâm là không còn phân biệt chủ thể-đối tượng, hiểu rõ tánh ba đời vốn không, biết tâm mình la Phật, không thành chánh giác, không chứng bồ đề. Thân tâm tánh tướng không tu chứng, không thành hoại, từ xưa đến nay vốn vậy, tuỳ thuận nhơn duyên hành động, không chấp có không, làm mọi việc đều bằng trí nên không nói các hành vô thường.

– Một điểm giống nhau như dụ cỏ Phì Nị trên núi Tuyết của kinh Niết-bàn: Lại như phẩm Ánh sáng chiếu thân Bồ-tát Cao Quí Đức Vương dạy: Tất cả chúng sanh đều có Phật tánh, Phật, Pháp, Tăng không sai khác, tánh tướng Tam bảo là thường, lạc, ngã, tịnh, tất cả các đức Phật không nhập Niết-bàn. Kinh Hoa-nghiêm dạy: Như Lai không ra đời, cũng không nhập Niết-bàn, kinh Niết-bàn đức Phật chê trách kiến chấp của hàng nhị thừa, cho rằng Như Lai từ cõi Đâu Suất giáng thần vào thai… là tám tướng thành đạo. Kinh Hoa-nghiêm dạy: Trí nhập ba đời nhưng không đến đi. Các đức Phật trong mười phương vì không chấp có ba đời xưa nay nên thành đạo bồ đề. Khoảnh khắc thấy đạo, kiến chấp xưa nay đoạn trừ, mới cũ dều không, lại không thể nói có vô số Phật trong trăm ngàn ức kiếp quá khứ hay vị lai mà là cùng lúc thành Phật. Vì càc đức Phật không thấy có ba đời, vì không có thời hạn nên không có đến đi. Cho dù chúng sanh không thấy mình vốn là chánh giác thì bản giác ấy không mất. Ngược lại, dù chúng sanh thấy mình vốn là chánh giác thì bản giác ấy cũng không sanh, xưa nay vốn vậy, nào có người giác và pháp được giác? Nếu có giác cũng là bản giác, vì không có chủ thể-đối tượng. Như vậy cảnh giới bản giác của Phật, không có phàm Thánh, chẳng định loạn, không tu chứng, không trí ngu, sanh diệt. Quyền giáo ba thừa là dắt dẫn kẻ yếu kém đạt đến thật giáo Hoanghiêm, lãnh pháp quả Phật. Về lý, pháp thân Phật tánh của kinh Hoanghiêm và Niết-bàn tuy giống nhau nhưng về thân Phật, cõi thật báo, trí dụng hoàn toàn khác nhau. Pháp của kinh Pháp-hoa, Niết-bàn tuy là ứng hóa của Phật nhưng đều dạy nhị thừa trời người thành tựu pháp nhứt thừa. Vì thế kinh Pháp-hoa là phá trừ sự trói buộc của ba thừa, nên nói Long nữ nhờ bản giác chỉ trong tích tắc đạt bồ đề. Kinh Niết-bàn phá trừ kiến chấp “Xiển đề không có Phật tánh” nên nói đồ tể thành chánh giác. Lại nói bò ăn cỏ Phì Nị núi Tuyết là cho ra đề hồ mà không cần qua giai đoạn sữa, váng sữa… mới thành đề hồ. Ngay tức khắc là đề hồ mà không biến đối thể tánh như quả vị chứng đạt. Về mặt tổng quát, Niết-bàn, Pháp-hoa đều có mục đích làm cho ba thừa bỏ quyền tu thật, thành tựu pháp giới chơn như. Các pháp ấy đều là phương tiện chỉ dạy nhưng chỉ nói về một phần sự lý chứ chưa nói hết. Chỉ có pháp căn bản Tỳ-lô-gía-na của pháp giới Hoa-nghiêm mới đầy đủ tánh tướng. Các học thuyết quyền biến khác được qui về một mối. Tuy sự tu tập của các học giả có nhanh chậm, sự chấp chặt nhiều kiếp về quyền giáo nên thấy có ngu muội, khổ đau, không phải do pháp Phật.

Hỏi: Như kinh Niết-bàn dạy: Trong đời hiện tại đồ tể thành Phật. Lại như Phật nói: Trong đời hiện tại có một ngàn đức Phật ra đời, con số đó đã nói rõ trong kinh. Nếu có một đồ tể thành Phật thì hơn một ngàn vị, vì sao?

Đáp: Hàng ba thừa quyền giáo chưa đoạn trừ mọi sự ràng buộc nên không thành Phật. Nhưng về mặt thể tánh, ba đời các đức Phật đều cùng lúc thành cháng giác, không trước sau, không ngăn ngại. Vì thể tánh của pháp vốn không có thời gian. Phàm phu vì bị trói buộc nên thấy có thời gian. Từ lưới vọng kiến thấy Phật ra đời, kỳ thật các đức Phật ứng hợp chơn như không ra đời hay nhập Niết-bàn. Vì vậy kinh Hoa-nghiêm dạy: Các đức Phật không ra đời cũng không nhập Niếtbàn, đức Phật ứng hợp vơí chơn như, luôn tịch tĩnh, tuỳ thuận duyên sanh hiện thân độ sanh nhưng không đến đi, không tạo tác.

10. Kinh đại phương quảng Phật Hoa nghiêm: Tông Phật thừa căn bản, nhân quả viên mãn, pháp giới sự lý tự tại, duyên sanh không chướng ngại. Kinh này lấy Phật thừa làm tông, thuyết về tự thể trí bi, quả đức Tỳ Lô giá Na chỉ dạy chúng sanh những kẻ có căn trí lớn, nhờ nhân tin quả đức của Phật mà thành tựu các vị. khi đã tin tu tập lý trí, các hạnh, công dụng của đại bi quả đức là chứng đạt đầu tiên, vừa phát tâm là thành tựu chánh giác, tu tập cả lý hạnh, thể dụng tự tại hkông phải một. Nếu hạnh không đúng thì lý thêm lớn thiên kiến. Kinh này có mười pháp rộng lớn sâu xa khác với những kinh khác.

1) Phật thừa, tự thể căn bản, trí trí, đại bi pháp giới viên mãn không hạn lượng, chẳng phải pháp chỉ dạy cho ba thừa.

2) Thân Phật và báo thân và pháp thân với vô số tướng tốt, mỗi lỗ chân lông bao hàmcả pháp giới, tất cả cõi nước đan cài không cùng.

3) Kinh này nói về mười cõi thật báo của Phật trong đó có một cõi tên Liên Hoa Tạng. Cõi Hoa Tạng thấp nhứt có vô số bụi trong mười cõi Phật. Trong mỗi cõi nước đó lại có vô số cõi nước nhỏ bao quanh càng lên cao, số lượng cõi nước càng nhiều. Mỗi cõi Hoa Tạng rộng bằng hư không, đan xen nhau không cùng.

4) Kinh này nói cây bồ đề cao lớn lạ thường, thân cây bằng kim cương, nhánh cây bằng lưu ly, lá hoa bằng các báo xen tạp, trái bằng ma ni xen kẻ giữa các hoa như cây bồ đề hiện trong thân Bồ-tát Kim Cang Tạng. Chu vi thân bằng mười vạn tam thiên đại thiên cõi nước, cao trăm vạn trăm thiên đại thiên cõi nước. Cành nhánh tương xứng với thân cây.

5) Kinh này nói điện Phổ Quang được trang trí bằng vô số báu vật,

lầu gác, thềm thang, cây cối đều rực sáng, ngang bằng pháp giới.

6) Trong kinh này, Văn Thù Sư Lợi có khắp mọi nơi, thể dụng của Phổ Hiền cũng cùng khắp pháp giới, lý sự không ngại, trong một hạt bụi gồm đủ vô số hạnh.

7) Kinh này nói chỉ trong tích tắc, Như Lai từ cõi trời Đâu suất xuống trần vào thai mẹ, thành Phật thuyết pháp, nhập Niết-bàn nhưng không bỏ báo thân. Vô số Bồ-tát khắp mười phương đề là thân sắc vàng, mắt xanh, sáng rực. Nơi nào cũng có Bồ-tát, đan xen nhau không ngăn ngại, tuỳ theo khả năng của chúng sanh mà hiện thân để dạy họ phát tâm bồ đề, không để mất thời cơ.

8) Kinh này dạy: Nếu chúng sanh những kẻ căn trí lớn-tin kinh sâu xa này, không đọc kinh khác, hiểu rõ thể dụng dùng phương tiện nhỏ, sớm đạt bồ đề, trụ phát tâm thứ nhứt là quả Phật. Phẩm Như Lai ra đời chép: Bồ-tát dù trải qua vô số kiếp tu tập sáu ba-la-mật và các pháp bồ đề mà chưa nghe pháp môn này, hoặc nghe mà không tin hiểu, không tùy thuận chứng nhập thì vẫn là Bồ-tát giả danh. Vì không sanh vào nhà Như Lai, đi khắp cõi nước Như Lai. Lại dạy: Phật tử! Đại Bồ-tát thành tựu công đức như vậy, chỉ dùng công sức nhỏ cũng đạt trí vô sư. Bồ-tát Phổ Hiền nói: Dù thấy Phật nghe pháp mà không tin nhưng đã tạo hạt giống trí tuệ giải thoát (như dụ làm cơm kim cang trong kinh). Kinh này là pháp môn oai đức rộng lớn khôn lường siêu việt cả ba thừa.

9) Phần đầu của pháp biểu hiện nói đồng tử Thiện Tài trải qua một đời không ngoài một niệm, đi khắp mười phương không ngoài một cõi, học hỏi 53 thiện tri thức đạt 1mười pháp môn. Thân tướng hạnh nguyện của mỗi pháp nơi Bồ-tát đều ngang bằng pháp giới, chỉ một đời tu tập mọi hạnh rộng lớn, thành tựu chánh giác, không trước sau đầu cuối, rộng lớn như pháp giới, rốt ráo như hư không.

10) Kinh này có mười cõi Phật, mười pháp không cùng tận, mười trí, mười địa, mười thân, mười mắt, mười tai, mười mũi, mười biện tài, mười báu vật, mười thần núi, mười long vương, mười cõi nước, mười biển, mỗi thứ đều đủ pháp môn không cùng tận, mười cõi nước rộng lớn.

Kinh này có mười đức:

1/ Như biển lớn, tất cả sông suối đều đổ về hòa nhập với biển. Cũng vậy, nếu chúng sanh tin hiểu, chứng nhập kinh này thì đồng biển trí, biển tánh và quả đức của Phật.

2/ Như tất cả dòng sông đều có từ biển, ai uống cũng đều thấy một vị như biển, nhưng do nghiệp lực nên không thấy vị mặn. Cũng vậy, nếu chúng sanh-những kẻ căn trí lớn, nghe hiểu tin nhập kinh này sẽ đạt pháp thân Phật tánh, bi trí lớn của Như Lai. Hạng xiển đề không thể đạt được, nhưng trí tánh của Như Lai luôn là nhân thọ sanh.

3/ Như biển lớn có bốn loại ngọc quí: a) tích tập; b) vô tận; 3) Viễn ly xí nhiên; d) cụ túc trang nghiêm. Phàm phu trời rồng không thể thấy được bốn loại báu này. Cũng thế tất cả các hàng nhị thừa, Bồ-tát quyền học tu sáu pháp Ba-la-mật, nhưng chưa chuyển tâm, không thể hiểu được kinh này. Chỉ những chúng sanh có căn trí lớn tu theo Phật thừa mới thấy nghe tin nhập kinh này, thấy mình cũ có ngọc trí lớn, sự hiểu biết như Phật. Phẩm Như Lai xuất hiện dạy: Vì sao chúng sanh không đủ trí tuệ của Như Lai lại không thấy biết? Ta dùnh đạo chỉ dạy cho chúng sanh họ đoạn trừ vọng tưởng, chấp trước, thấy mình vốn có trí tuệ rộng lớn như Phật.

4/ Như biển lớn, tất cả loài rồng cá… đều sống ở đó. Cũng vậy, tất cả chúng sanh trong khoảnh khắc có vô số các đức Phật từ tâm chúng sanh ra đời, thành Phật. Phẩm Như Lai xuất hiện dạy: Phật tử! Đại Bồtát biết tâm mình là Phật. Vì sao? Các đức Phật đều từ tâm ấy thành tựu chánh giác. Tâm Bồ-tát như vậy, tâm của tất cả chúng sanh cũng vậy.

5/ Như biển lớn chứa nước mưa, vô số hạt mưa rơi vào biển lớn đều có cùng vị mặn không có trước sau. Cũng thế kinh này dạy: trụ phát tâm thứ nhứt là cháng đẳng giác, đều đạt nhứt thiết trí như Phật. Dùng phương tiện nhỏ sớm đạt bồ đề như Thiện Tài, Long nữ…

6/ Như biển lớn là nơi ở của những loài lớn. Cũng thế. Kinh này là nơi an trụ của chúng sanh có căn trí lớn. Những con rồng ở ao chằn không thích ở biển lớn.

7/ Như biển lớn không dung nạp thây chết. Cũng thế ai thấy nghe, tin hiểu, tu tập, ngộ nhập kinh này, vĩnh viển vứt bỏ xác chết. Xiển đề, phàm phu, quyền học, đồng pháp thân, trí lớn của Như Lai.

Như thủy triều lên xuống có chừng mực. Cũng thế, chúng sanh nào có khả năng tinnhận sẽ được nghe kinh này. Dù chỉ vui thích cũng được nghe, tuy có phân năm thừa pháp nhưng chỉ là một pháp vị. phẩm Như Lai xuất hiện chép: Phật tử! Tiếng nói của Như Lai cũng vậy, không chủ thể, không tạo tác, không phân biệt, không nói năng, không im lặng, tuỳ pháp lực của Như Lai mà có bốn loại tiếng:

a) Các vị nên biết, các hành là khổ, như nỗi khổ của địa ngục, ngạ qủi, súc sanh, kẻ không có phước đức, chấp ngã, sở hữu của ngã, làm việc ác, muốn sanh vào cõi trời người phải tu tập pháp lành, sanh vào chỗ trời người không ở nơi hiểm nạn, nghe vậy chúng sanh từ bỏ điên đảo, tu tập pháp lành, không ở nơi hiểm nạn, sanh vào chỗ trời người. Đây là nhơn thiên thừa.

b) Các vị nên biết, lửa của các hành đang hừng hực thiêu đốt. Nghe vậy, chúng sanh không siêng năng tu tập đạt tùy thuận âm thinh nhẫn của bậc Thanh-văn, đây là Thanh-văn thừa.

c) Các vị nên biết, Thanh-văn nhờ người khác giác ngộ cho mình trí tuệ yếu kém, còn có thừa cao hơn là Độc-giác. Người này tự giác ngộ, các vị hãy tu học, người thích tu tập, nghe pháp này, bỏ pháp Thanh-văn, tu hạnh Độc-giác. Đây là độc giác thừa.

d) Các vị nên biết, ngoài nhị thừa còn có đạo thù thắng là Đại thừa, là hạnh của Bồ-tát tu sáu ba-la-mật, không đoạn hạnh Bồ-tát, không bỏ tâm bồ đề, sống trong sanh tử nhưng không chán ghét, vượt hơn nhị thừa. Đây là Đại thừa Bồ-tát, còn gọi là nhứt thừa, thắng thừa, tối thượng thừa, thượng thừa, vô thượng thừa, đem lại lợi ích cho tất cả chúng sanh thừa. Ai tin hiểu là căn trí nhanh nhẹn, từng trồng căn lành, được Như Lai ủng hộ, vui thích cần tu đạt quả Phật. Nghe vậy, cần phát tâ bồ đề. Đây là Phật thừa. Phật tử! Tiếng nói của Như Lai không không phải là từ miệng nói ra, cũng không phải từ tâm im lặng, nhưng có khả năng tạo lợi ích cho vô số chúng Sanh. Phật tử! Đó là tướng thứ nhứt về âm thanh của Như Lai. Nên biết tiếng nói của Như Lai luôn tùy thuận sự nghe hiểu của năm thừa như thủy triều lên xuống chừng mực.

8/ Như thể của biển không tạo tác nhưng có bốn loại châu báu. Bốn loại báu này tạo ra vô số báu khác. nếu không có bốn loại báu này thì không có các loại báu khác. cũng thế Như Lai có tánh thanh tịnh rộng lớn, tất cả chúng sanh cũng có tánh ấy. Tánh ấy không thể nói năng, nhưng vì tùy thuận duyên sanh. Như lại phát bốn trí, bốn tâm rộng lớn. Từ đó có vô số pháp môn quí báu, tạo mọi lợi ích an lạc cho chúng sanh . từ tánh rộng lớn ấy nếu không phát bốn trí, bốn tâm rộng lớn, dù có quả Thánh vẫn chỉ tùy thuận nhị thừa. tánh ấy tuy có bốn trí, bốn tâm rộng lớn, nhưng không có người tạo tác vì pháp không thể chứng đắc.

9/ Như biển lớn, nhờ nước lặng trong mới soi thấy núi Tuyết Kim, Tu Di, Tứ thiên vương… tất cả đều hiển hiện rõ ràng trong đó. Cũng thế, kinh nàycó đủ tánh rộng lớn, pháp thân, công đức, mười thân, mười cõi Liên Hoa tạng, mười trí, mười vị, mười Ba-la-mật, mười định, mười nhẫn và nhân quả… Nói chung hinh này từ tánh phát trí lớn, giới pháp là thể dụng, từ đó lập ra các địa pháp để hóa độ chúng sanh. Vì vậy ngay trụ phát tâm thứ nhứt đã thấy tánh, phát khởi pháp thân trí tuệ, thành bậc chánh giác. Từ tánh phát trí tuệ, thực hành hạnh nguyện hóa độ chúng sanh. Đó là giác hạnh viên mãn của Phật. Khác với quyền giáo, trước phải hành hạnh Bồ-tát, học pháp chứng chơn như hư giả. Vì quán chúng sanh chúng sanh gây chướng ngại cho chơn như, làm mọi việc đều là hữu vi. Tuy phát tâm bồ đề nhưng chưa đoạn sanh diệt, quán sát, điều phục vô minh, vọng chấp, hàng mười địa mới thấy tánh, trải qua ba kỳ kiếp mới thành Phật. 100 kiếp siêng tu tướng tốt. Nếu so với bản thừa của kinh Hoa-nghiêm thì sự hóa thân chỉ dạy ba thừa quyền học hoàn toàn không phải tin hiểu, cách Phật quá xa, chưa hiểu ý kinh Phật. Nếu người có căn trí lớn tin hiểu đúng kinh này là người đi xe Phật thẳng đến đạo tràng. Ngay lúc ngồi vào xe Phật đã là đạo tràng, không có đến đi. Kinh Pháp-hoa cũng là Phật thừa, nhưng là hóa Phật chỉ dạy ba thừa nhận biết pháp chơn thật. Vì thế có ba xe thượng trung hạ ở trước cửa nhà lửa: Dê, hưu, bò. Vì người thượng căn có một phần từ bi nên vượt hơn hai thừa. quán pháp giả, nhưng chưa có sự hiểu biết đúng nên là Bồ-tát giả danh. Ba hạng thượng trung hạ có đủ khổ đau của ba ác. Hạng trung hạ, Thanh-văn, Duyên giác vì sợ khổ ấy nên mong ra khỏi. Bồ-tát với căn tánh lớn chán ghét nhưng không rời khỏi. Vì lòng từ bi hơn hàng nhị thừa, có tâm tạo lợi ích cho chúng sanh. Ba hạng này hoàn toàn không thông đạt về thể tướng của ba cõi là một cảnh giới chân thật của Phật. Không biết thể tướng của ba cõi vốn là cảnh Phật (rõ như trong phẩm xuất hiện). Vì căn tánh của ba htừa yếu kém nên Phật dạy công đức báo tướng của Phật do tu tập, hạng quyền học dù trải qua ba tăng kỳ kiếp tu tập vẫn không thành Phật. Vì thế Bồtát ba xe trước cửa là quyền, xe bò trắng ở đất trống mới là thật. Tất cả đều là trí chơn như. Kinh Pháp-hoa dạy: Chỉ ta và các đức Phật mới hiểu rõ tánh tướng các pháp, Thanh văn,Duyên giác, Bồ-tát bất thoái đều không thể biết. Đó là quyền pháp, chưa phải là tánh thường trụ của các pháp. Vì ba thừa ghét khổ và nguyên nhân gây khổ, thích tu pháp lạc, nên Phật không nói khổ và nguyên nhân gây khổ cũng từ trí chơn như, pháp lạcấy không do tu tập. Vì nhằm giáo hóa chúng sanh nên Phật thị hiện vào đời. Đoạn trừ vô minh là Phật. Một phút sống với chơn pháp là một ngày thành Phật cần gì phải trải qua ba tăng kỳ kiếp? Chỉ cần hiểu rõ ba cõi trống không, tùy thuận độ sanh là Phật. Cần gì chuyển thân mới thành Phật? Trời rồng biến hóa đâu phải là Phật. Ba thừa cũng đạt thần thông biến hóa, sao phải trải qua ba tăng kỳ kiếp, mười địa mới thấy tánh? Phần kệ chép: “Nếu từ sắc tướng, sức thần thông. Tìm gặp Như Lai là đấng điều ngự; thật kẻ ngu si không có mắt, không hiểu thật tánh của các pháp”. Phật là người giác ngộ, hiểu rõ tánh nghiệp là chơn như không sanh diệt, không chứnng đạt, chẳng ra khỏi hay chìm đắm, không thay đổi. Chỉ vì nghiệp lự của chúng sanh và để hành hạnh của Bồ-tát, Phật dùng thần thông biến hóa chỉ dạy. Kinh Tịnh Danh có câu: “Tuy thành chánh giác, thuyết giảng giáo pháp, Phật không quên đạo Bồ-tát”. Vì thế Thiện Tài đạt pháp nghĩ nhớ chúng sanh của Phật trụ thứ nhứt. Với Tỳ-kheo Đức Vân núi Diệu Phong. Nghĩa là sau khi thấy rõ tánh chơn như, cầu đạo Bồ-tát, hành hạnh Bồ-tát. Nên hiểu rằng chơn tánh từ tâm, không do tu tập, xưa nay không thay đổi, những cuộc cạo tóc, nhuộm áo, khổ hạnh ép xác của đức Phật chỉ là sự biến hóa để độ ngoại đạo và những kẻ buông lung. Theo kinh Hoa-nghiêm, đức Phật vốn là chơn như, không cần hành những hạnh ấy. Người không có tâm cao ngạo mới làm như thế. Một sát na sống không tạo tác là trí Phật hiển hiện. Không chứng đắc là Phật. Vì sao sau khi thấy rõ chơn tánh, Thiện Tài mới học đạo Bồ-tát? Vì thấy rõ chơn tánh mới vào đời, ở trong sự trói buộc nhưng không bị buộc ràng mới có thể đưa chúng sanh ra khỏi sự trói buọc. Nếu mình bị trói mà muốn cởi trói cho người khác htì không thể được. Việc Thiện Tài đạt pháp, nghĩ nhớ về chúng sanh của Phật với Tỳ-kheo Đức Vân núi Diệu Phong chỉ là biểu trưng cho sự thông đạt tánh pháp vốn không hình tướng như lên đến đỉnh núi. Từ không hình tướng hiện sắc thân, tự tại trong tánh không, tùy căn độ sanh là Diệu. Đoạn trừ phiền não là Phong. Trí cao xa, vượt trên vọng tình, vững chải là núi. Nghĩ nhớ là không vọng niệm. Cảnh giới Phật là sự không phân biệt trong ngoài… Tùy thuận căn tánh của chúng sanh là trí, hiểu rõ quyền thật là tuệ; tùy căn đoạn hoặc là quang; tâm không nhơ uế là minh. Niết-bàn ắt thấy rõ cõi chúng sanh là phổ; không chứng đắc là Kiến, hiểu rõ thật lý là pháp môn. Vị này đủ bi trí, vào đời độ sanh bằng trí sai biệt. Có khi là Thiện Tài tu tập đạt pháp quả Phật ngay trụ thứ nhứt, có khi là đồng nam, đồng nữ hủy báng pháp Phật (sau khi đạt vị Đẳng Giác), nhưng tâm cảnh vốn từ thể tánh, rõ ràng như mọi hình tượng trước gương.

Hỏi: Ba trước cửa và xe bò trắng ở đất trống trong kinh Pháp-hoa khác nhau như thế nào?

Đáp: Ba xe trước cửa là đối trị khổ của ba cõi khiến chúng sanh ra khỏi nhà lửa, không giải pháp thành Phật. Đó là hạnh độ sanh của Bồtát quyền giáo, nhằm ra khỏi nhà lửa, không ra khỏi ba cõi, vượt lên tâm tự lợi của nhị thừa. đạt một phần tâm độ sanh là xe bò trước cửa, dạy hàng nhị thừa tu tập pháp Đại thừa, mười địa thấy tánh mới thành Phật, nhưng phải trải qua nhiều kiếp tu tập. Đó là Bồ-tát Đại thừa, không phải là Phật. Kinh Pháp-hoa dạy: “Chỉ có một thừa không có hai hay ba thừa” là đưa ba về một. Hàng Tiểu thừa được thọ ký thành Phật sau khi trải qua vô số kiếp tu tập là vì uty tin quả Phật, nhưng khó chuyển tâm. Long nữ tích tắc thành Phật là vì hiểu rõ ngay khổ là chơn. Vì thế xe trước cửa là tùy thuận ba thừa. Xe bò trắng ở đất trống là biểu hiện cho pháp không nương tựa. Đất trống là cảnh giới Phật. Vì thế Phật là không nương tựa. xe bò trắng là pháp thân bi trí. Pháp thân không hình tướng là trắng; trí tùy căn độ sanh là xe bò (vì bò chuyên chở). Xe bò trước cửa biểu hiện cho Bồ-tát tu pháp không, đoạn khổ ba cõi, chỉ có một phần từ bi, đoạn một phần khổ của ba cõi, chưa tu tập đủ ba tăng kỳ kiếp, chưa thấy tánh Phật, chưa chứng trí căn bản, chỉ đạt chơn như giả, còn mượn phap tu tập. Những người con ra ngoài chỉ đòi ba xe là biểu hiện cho ba thừa thoát khổ ba cõi không bị thiêu đốt, dù tin pháp nhứt thừa nhưng chưa đoạn tập nhiễm nơi ba thừa (tuy đạt địa thứ nhứt). Chỉ tin lời Phật dạy nhưng lòng tiin chưa kiên cố, vẫn thích pháp ba thừa, không thích pháp nhứt thừa. Để tạo lòng tin vững chắc, đức Phật chỉ dạy pháp nhứt thừa (xe bò trắng) nên có câu: “Không mong cầu mà được”. Ba xe trước cửa không có vật trang sức, không phải màu trắng vì là pháp hữu vi, đạt một phần pháp lạc, chưa đạt pháp lạc của trí không tạo tác. Đó là sự khác nhau của ba xe trước cửa và xe bò trắng ở đất trống (những ý khác phần sau sẽ rõ). Vì thế kinh Pháp-hoa đưa quyền về thật. Kinh Pháp-hoa tiêu biểu là Long nữ. Kinh Hoa-nghiêm tiêu biểu là Thiện Tài, hòa hợp cả hành tướng của Thiện Tài-Long nữ. Phần sau nói về ý Phật hóa độ ba thừa trở về pháp thật nên kinh Hoa-nghiêm được gọi là nhứt thiết trí căn bản Phật thừa.