TÂN HOA NGHIÊM KINH LUẬN

QUYỂN 19

Cư Sĩ Lý Thông Huyền (Đời Đường).

Phẩm: MƯỜI HẠNH

Phẩm này cũng có ba phần: Tên phẩm: mười hạnh, pháp của mười hạnh. Nghĩa phẩm: mười hạnh được nói ở cõi Dạ Ma ( nghĩa Dạ Ma như trước) Bồ-tát biết sở thích của chúng sanh nên kịp thời đáp ứng. Người chưa được độ, Bồ-tát tạo duyên được độ. Hai phẩm trước khen ngợi việc lên cõi Dạ Ma. Phẩm này nói pháp mười hạnh. Nghĩa văn có hai ý: Ý kinh, nghĩa văn. Ý kinh: phẩm này có 1 đoạn:

  1. (2 hàng) các đức Phật công đức lâm ủng hộ Bồ-tát công đức lâm.
  2. (3 hàng) pháp của hạnh hoan hỉ.
  3. (2 hàng) hạnh nhiêu ích…

Tất cả có 1 đoạn kệ, hai đoạn văn xuôi:

  1. Mặt đất chấn động, trời người cúng dường.
  2. Bồ-tát công đức lâm quán sát đại chúng nói kệ.

220 hàng kinh tiếp theo là phần nói kệ khen ngợi.

– Phần các đức Phật công đức lâm ủng hộ Bồ-tát công đức lâm có bốn đoạn:

1) Tên tam muội. 2) Số lượng Phật. 3) Sự gia hộ của Phật. 4) Nguyên nhân nhập định.

Tên tam muội: Thiện tư duy, tam muội: đoạn trừ hôn trầm trạo cử, tên khác của định. Thiền có bốn: thiền của phàm phu, thiền quán sát nghĩa, thiền quán pháp chơn như, thiền Như Lai. Tam muội thiện tư duy là thiền quán sát nghĩa: thẩm định, quán sát các pháp, chánh niệm suy xét an lập pháp, làm khuôn mẫu cho đời sau. Số lượng Phật: vô số Phật bằng số bụi trong vạn cõi Phật. Đối với kẻ mê tâm cảnh thì vô minh như bụi trần, đối với người tỏ ngộ thì công đức trí huệ khôn lường. Tâm như pháp giới. Bồ-tát nhập định: phước đó như Phật, được Phật gia hộ. Sự gia hộ của Phật, có sáu:

  1. Dùng lời khen ngợi;
  2. Dùng nguyện lực Tỳ-lô-giá-na.
  3. Dùng thần lực Tỳ-lô-giá-na.
  4. Sức căn lành của Bồ-tát.
  5. Phật trao mười trí.
  6. Các đức Phật đưa tay xoa đầu, an ủi, khuyên thuyết pháp.

Phần sau là phần Bồ-tát công đức lâm xuất định nói pháp mười hạnh. Thể của mười hạnh là mười Ba-la-mật.

– Hạnh hoan hỉ chuyên tu thí Ba-la-mật gồm 3 hàng, phân thành năm đoạn:

  1. (9, hàng) hành thí Ba-la-mật và tu học Pháp Phật.
  2. (10, hàng) thấy người nghèo khổ Bồ-tát nguyện sanh trong nhà giàu, dùng tài vật thân mạng bố thí.
  3. (, hàng) trong kiếp đói khát, Bồ-tát hiện thân to lốn để bố thí.
  4. (6, hàng) biết chơn nhưng không vọng tưởng (bố thí không phân biệt).
  5. (7, hàng) thấy thân chúng sanh giả tạm, Bồ-tát nguyện được thân chân thật để tạo sự an ổn cho chúng sanh.

– Hạnh Nhiêu ích: chuyên tu giới Ba-la-mật gồm 2 hàng, phân thành cột:

  1. (6 hàng) không đắm nhiễm năm trần.
  2. ( hàng) Ma vương đem thiên nữ dụ dỗ nhưng không thành;
  3. ( hàng) Bồ-tát không não loạn chúng sanh bằng dục;) (13 hàng) Tự tiều phục mình, thuyết pháp độ sanh; ) (6 hàng) Đạt hạnh vượt trên thế gian, thâm nhập trí lớn.

– Hạnh vô vi nghịch: chuyên tu nhẫn Ba-la-mật gồm 30 hàng, phân thành ba đoạn:

  1. (, hàng) không hại mình người, nhẫn nhục nhu hòa.
  2. (13, hàng) kham nhẫn trước mọi sự thương tổn.
  3. (10, hàng) Bồ-tát quán pháp không, thành tựu hạnh nhẫn.

– Hạnh Vô khuất nhiễu: chuyên tu tinh tấn Ba-la-mật gồm 37, hàng, phân thành ba đoạn:

  1. (22, hàng) Bồ-tát tinh tấn không cầu lợi ích, an lạc nơi thế gian. Chỉ cầu trí nhứt thiết của Phật.
  2. (6 hàng) vì độ sanh Bồ-tát vào địa ngục chịu khổ.
  3. (, hàng) vì đem lại lợi ích cho chúng sanh, Bồ-tát chịu khổ vô số kiếp.

– Hạnh ly si loạn: chuyên tu thiền Ba-la-mật gồm 9 hàng, phân thành sáu đoạn:

  1. (10 hàng) Với chánh niệm, Bồ-tát vào sanh tử đem lợi ích cho chúng sanh nhưng không si loạn.
  2. (9, hàng) Bồ-tát nghe nhớ chính xác.
  3. (7, hàng) Với chánh niệm, Bồ-tát thảng nhiên trước mọi sự khen chê.
  4. (, hàng) Nghe pháp độ sanh không chướng ngại.
  5. ( hàng) Quán âm thinh không thể tánh.
  6. (9, hàng) Thân khẩu ý thanh tịnh, hiểu rõ các pháp cùng một thể tánh.

– Hạnh Thiện hiện: chuyên tu Bát-nhã Ba-la-mật gồm 0 hàng phân thành bốn đoạn:

  1. (10, hàng) giới trí không tánh thị hiện mọi phương tiện độ sanh.
  2. (10 hàng) Bồ-tát hiểu rõ các pháp không thể tánh, không nương tựa nên làm nơi nương tựa cho chúng sanh.
  3. (11 hàng) Thệ độ chúng sanh.
  4. (9 hàng) Chưa độ hết chúng sanh, không an trụ nơi Niết-bàn.

– Hạnh Vô trước: chuyên tu phương tiện Ba-la-mật gồm hàng, phân thành sáu đoạn:

  1. (12, hàng) Bồ-tát trang nghiêm cõi Phật, cúng dường Phật nhưng không chấp.
  2. (1 hàng) Bồ-tát cúng dường Phật, phụng sự Phật.
  3. (11 hàng) Quán khổ chúng sanh, tăng trưởng lòng từ.
  4. (9, hàng) Bồ-tát luôn ở trong sanh tử, độ thoát chúng sanh.
  5. (9 hàng) Giáo hóa chúng sanh, quán pháp huyễn hóa.
  6. (7, hàng) Thấy chúng sanh chưa được độ thoát, Bồ-tát nguyện sanh về cõi ấy.

– Hạnh Nan đắc: chuyên tu nguyện Ba-la-mật gồm 70 hàng, phân thành sáu đoạn:

  1. ( hàng) mười pháp lành.
  2. (, hàng) Ở trong đau khổ nhưng không chán ghét.
  3. (10 hàng) Không xa bỏ, không tham đắm nơi cảnh giới của chúng sanh.
  4. (1 hàng) Bồ-tát thường vào đời độ sanh.
  5. (9, hàng) tự tại thuyết pháp, không chấp trước.
  6. (1, hàng) hành hạnh Bồ-tát không cầu quả báo.

– Hạnh Thiện pháp: chuyên tu lực Ba-la-mật, có năm đoạn:

  1. (12 hàng) mười vô tận biên.
  2. (9, hàng) hiện thân thành Phật, biện tài không ngại.
  3. (16, hàng) thị hiện thành Phật ở khắp nơi.
  4. (6, hàng) mười thân tự tại.
  5. (9 hàng) là nơi nương tựa của tất cả chúng sanh.
  6. Hạnh Chơn thật: chuyên tu trí Ba-la-mật, có ba đoạn:
  7. (10 hàng) Bồ-tát học hạnh chơn thật của Phật, đạt mười trí Phật;
  8. (16, hàng) Dùng nguyện lực độ sanh, không sống trong Niếtbàn.
  9. (16 hàng) Thân rộng lớn, biết căn tánh, tùy thuận độ sanh.

– Phần mặt đất chấn động… gồm 1 hàng, phân thành ba đoạn:

  1. (, hàng) mặt đất chấn động, trời người cúng dường.
  2. (1, hàng) mười phương đều như vậy.

3. ( hàng) Bồ-tát công đức lâm ở mười phương đều đến chứng minh. vô số Bồ-tát công đức lâm: hạnh nguyện rộng lớn, công đức khôn lường, là quả của vị này. Số lượng… trí thông đạt các pháp, sự rộng lốn của công đức hạnh nguyện. mười hạnh được nói trong một thời điểm, không trước sau, nhanh chậm. mười hạnh được xây dựng trên thể dụng của pháp giới. Phần khen ngợi pháp có bảy hàng nêu mười tánh cùng khắp.

Phẩm:MƯỜI VÔ TẬN TẠNG

Phẩm này cũng có ba phần: Tên phẩm: tên của mười tạng được căn cứ theo pháp. Nghĩa phẩm: mười vô tận tạng là pháp làm cho mười hạnh không đoạn tuyệt và là pháp hướng đến mười hồi hướng. Nghĩa văn: gồm ý kinh, nghĩa văn. Ý kinh: 11 đoạn:

1. (2, hàng) Tên mười vô tận tạng và mười pháp tin (phần này được chia thành sáu ý nhỏ: 1) ( hàng) tên 10 đoạn; 2) (, hàng) mười pháp tin. 3) (7, hàng) Nghe pháp tin hiểu không sợ; ) 4(, hàng) biết khoảng thời gian Phật ra đời… nhập diệt là một; ) 5. ( hàng) đạt tín vị, sanh trong nhà Phật, tùy thuận phương tiện; 6) (1, hàng) thành tựu lòng tin, diễn giảng pháp Phật).

2. (2, hàng) Tạng giới thứ hai của Bồ-tát (phần này có ba ý:1/ (3, hàng) tên 10 giới; 2/ (21 hàng) các giới; 3/ (, hàng) Bồ-tát giữ giới).

3. (13, hàng) có hai ý: 1/ (12 hàng) đoạn tâm không khổ thẹn, đủ hạnh hổ thẹn; 2/ (1, hàng) đủ hạnh hổ thẹn, thuyết pháp cho chúng sanh.

4. (12 hàng) Giới xấu hổ (có ba ý: 1) (3, hàng) năm dục tăng trưởng lòng tham; 2) (7, hàng) biết chúng sanh bị năm dục trói buộc, Bồ-tát đoạn trừ tâm tham dục; 3) (1, hàng) thuyết pháp chân thật cho chúng sanh).

5. (, hàng) Văn Tạng (có ba ý: 1) ( hàng) tên mười pháp có, không; 2) (26, hàng) mười pháp có, không như 12 duyên, vì có vô minh nên có hành; không thức thì không danh sắc; có ái nên có khổ không hữu thì không sanh, thức ái đều do vô minh sanh. Khi hiểu rõ chúng không thật có thì 12 duyên đoạn diệt nhưng trí không sanh diệt chỉ dùng trừ bệnh chấp. Trí ấy không nương tựa, không hình sắc, không tạo tác nhưng thông đạt tất cả, không suy xét nhưng thể hiện, không tạo tác nhưng thành tựu. Người tu học trọn vẹn hai pháp chỉ quán thì mới thông đạt. mười pháp sau đều là lời dạy của Phật; 3) ( hàng) biết chúng sanh không có trí hiểu rộng, Bồ-tát cầu học rộng thuyết pháp độ sanh).

6. (93 hàng) phân hai ý: (1/ (3 hàng) tên mười pháp ý; 2/ mười pháp thí).

7. (30 hàng) phân năm ý: (1/ (11 hàng) hiểu đúng thật khổ của pháp thế xuất thế; 2/ (3 hàng) pháp do duyên sanh không thật có; 3/ (6 hàng) thọ tưởng hành không có thể tánh thành hoại; 4 ( hàng) 5 (10) bất khả tận; 6 (1, hàng) tài thuyết giảng).

8. (27 hàng) phân hai ý: (1/ (1 hàng) đạt pháp chánh niệm rộng lớn, 2/ (9 hàng) đạt mười chánh niệm, hiểu đúng các pháp).

9. (1 hàng) phân hai ý: (1/ (11, hàng) nghe và thọ trì vô số pháp; 2/ (2, hàng) pháp rộng lớn của vị này chỉ Phật hiểu được).

10. (2 hàng) phân ba ý: (1/ (12 hàng) Bồ-tát hiểu rõ tạng rộng lớn; 2/ (10 hàng) mười tạng rộng lớn; 3/ (2 hàng) bài biện luận).

11. ( hàng) mười tạng là pháp thành tựu mười hồi hướng, là pháp trọn vẹn mười hạnh. mười hồi hướng cũng có ba phần: lên cõi Đâu Suất là phần tựa, hai phần sau là phần chính, mặt đất chấn động, trời người cúng dường là phần kết.

Phẩm: LÊN CÕI ĐÂU SUẤT

Phẩm này cũng có ba phần: Tên phẩm: lên cõi Đâu suất (trời biết đủ). Nghĩa phẩm: mười tru, mười hạnh thành tựu hạnh xuất thế và trí huệ Như Lai. Vị này thành tựu tâm bi của Như Lai, vào đời độ sanh, hiểu rõ thế gian, xuất thế gian không phải một, không phải hai. Tâm bi ở các vị có sự khác nhau. mười tru, mười hạnh tu tập cả trí bi nhưng phần nhiều là tu hạnh xuất thế, vị này, trọn vẹn hạnh xuất thế chuyên tâm vào đời độ sanh. Tâm bi của mười địa sâu rộng hơn. Vì thế trong mười thiện tri thức của mười địa có đến chín thiên nữ. Vì sao mười hồi hướng được nói ở cõi này? mười tru được nói ở núi Tu Di vì mười tru sanh trong nhà Phật, an trụ trí Phật, không thoái chuyển. mười hạnh được nói ở cõi Dạ ma vì mười hạnh không chấp trước. mười hồi hướng được nói ở cõi này, vì tuy không rời cõi dục, ở trong sanh tử nhưng luôn biết đủ, không tham đắm. Vì đem lại lợi ích cho chúng sanh, vị này tu tập cả trí lẫn bi, dung hợp chơn tục, ở trong sanh tử nhưng không rời Niết-bàn. Đó là biểu hiện cho sự tăng tiến, không phân biệt đến đi qua lại, trí bi cùng khắp không trong ngoài. Đó là nơi ở của Bồ-tát một đời thành Phật. Người vừa phát tâm sanh trong nhà trí Phật, hành hạnh từ bi bằng trí Phật là viên mãn quả Phật, trang nghiêm hạnh quả là Phật Hoa Nghiêm. mười địa, địa mười một đều có từ mười tru, mười hạnh, mười hồi hướng. Vì vậy lúc mới nói mười địa không có sự cúng dường khác. mười địa là nuôi lớn trí bi. Nghĩa văn có hai: ý kinh, nghĩa văn. Ý kinh: gồm 11 đoạn:

  1. Thấy Phật đến, vua cõi Đâu suất và chư thiên trang nghiêm bảo tòa.
  2. Vua và chư thiên nghinh đón Phật.
  3. Chư thiên cung kính cúng dường Phật.
  4. Chư thiên, Bồ-tát thấy thần lực lợi sanh của Phật.
  5. Như Lai phóng ánh sáng chiếu khắp mọi nơi.
  6. Như Lai thị hiện độ sanh bằng trí nhứt thiết chủng.
  7. Vua Đâu suất thỉnh Phật vào điện, Phật nhận lời.
  8. Như Lai dùng thần lực trang nghiêm cung điện đẹp hơn cung điện của chư thiên.
  9. Mười đức Phật vào điện.
  10. Mười phương vang tiếng khen ngợi Phật.
  11. Như Lai an tọa, Bồ-tát mười phương đều đến đó.

Nghĩa văn: đoạn một được chia thành bảy ý:

  1. (3 hàng) trọn vẹn trí thân.
  2. (2 hàng) trí thân Như Lai cùng khắp, không đến đi.
  3. (7 hàng) vua Đâu suất bày tòa ngồi.
  4. (111, hàng) vô số sự trang nghiêm.
  5. (76 hàng) Bồ-tát thâm nhập pháp, tám bộ chúng trang nghiêm cung điện.
  6. (6 hàng) cung điện bảo tòa được trang nghiêm bằng mười pháp lành.
  7. ( hàng) mười phương đều như vậy.

Hỏi: mười tru chỉ có chư thiên nghinh đón Phật, mười hạnh có chư thiên và Bồ-tát, ở đây có tám bộ chúng và vô số Bồ-tát, vì sao mười địa không có nghinh đón?

Đáp: mười tru là người vừa sanh vào nhà trí Phật, chưa thấy đạo, là phàm phu chưa đạt Thánh vị; mười hạnh là người vào dòng Thánh. Song mười tru mười hạnh phần nhiều là tu pháp xuất thế, vào đời nhưng chưa được tự tại. mười hồi hướng là người dung hợp bi trí, hiểu rõ thế – xuất thế là một, thành tựu từ bi độ thoát mọi loài. mười địa chỉ là sự rộng lớn, kiên cố của mười hồi hướng chẳng có pháp nào khác. Trí của mười địa chỉ là pháp vi tế của mười hồi hướng. Câu: cõi nước mười phương đều có Phật: trí cùng khắp. Không rời cội bồ đề, cõi Dạ ma lên cõi Đâu suất: vì tánh của trí bồ đề không nương tựa, có khắp mười phương, nhưng không đến đi, không dừng trụ, không thể nắm bắt, không thay đổi biến động, không tịch loạn, không tạo tác nhưng ứng hiện khắp nơi, độ thoát chúng sanh. Vua Đâu suất thấy Phật đến: mười hạnh hướng đến mười hồi hướng. Trang nghiêm bảo tòa: hội nhập trí bi như mười tru dùng tam muội hiển hiện trí Phật; ở mười hạnh, bảo tòa được thiết lập bằng pháp thân không hình tướng. Hóa hiện tòa sen báu: vào đời nhưng không nhiễm. Vị hồi hướng thành tựu tâm bi vào đời độ sanh. Bày tòa ngồi: với lòng từ bi, Bồ-tát vào đời chỉ dạy chúng sanh tu pháp lành đạt quả bồ đề. Bồ-tát độ sanh không mong cầu sự giải thoát riêng mình. Thể của tòa bằng ma ni: lòng bi vào đời không nhiễm. Tòa sư tử: Như Lai là người không sợ. Tòa được làm bằng bái vật cõi trời: quả của hạnh trí bi. Được Như Lai gia hộ: vì từng tu tập pháp lành, đạt thần lực phước trí như Phật. do vô số căn lành sinh ra: quả của hạnh nguyện bi trí. Có từ pháp thanh tịnh của Như Lai: hạnh được hành bằng trí nên thanh tịnh. Trăm vạn ức bậc cấp bao quanh: sự tăng tiến; trăm vạn ức lưới báu: thuyết pháp thanh tịnh; trăm vạn ức trướng hoa: hạnh nguyện rộng lớn; trăm vạn ức rèm báu: trí quán chúng sanh; trăm vạn dây báu: lòng bi thương đời; trăm vạn ức long báu: quả của năm phần hương; dây hoa rũ khắp hương thơm ngào ngạt: lòng thương yêu chúng sanh… tất cả đều biểu hiện cho lòng từ bi độ thoát chúng sanh. Chư thiên hầu hạ: tu hành hạnh nguyện; xung quanh luôn có người hầu: Bốn nhiếp pháp và bốn tâm rộng lớn; trăm vạn ức y báu: bi trí độ sanh không ngừng; lầu gác trang nghiêm: trí quán sát; trăm vạn lưới ma ni: thuyết pháp thanh tịnh… Tất cả đều là quả của hạnh nguyện bi trí. Lưới: lý trí hạnh giáo; lầu gác: trí quán sát; điện: trí độ sanh; cung: lòng thương vô bờ; tòa: pháp không, đủ bi trí… mỗi pháp đều thể một hạnh nguyện. Hãy suy xét sẽ rõ. Tần bà trướng: thân ảnh, ánh sáng của trướng này có thể soi rõ mọi ảnh tượng. Tần bà la hương: ánh sáng của hương này biểu hiện mọi ảnh tượng, cũng có màu đỏ như quả tần bà. A lâu na hương: màu như tia sáng mặt trời; Câu tô ma hoa: tên chỉ cho tất cả các loài hoa, một loại hoa có màu trắng như đồng tiền, gần giống hoa cúc trắng. Lầu gác diên mậu: lầu gác nối liền. Bảo tất để già: tướng trước ngực Phật, còn gọi là Kiếp A tất để già: Kiếp: vui; A tất để già: có, người có tướng này là có niềm vui. Lạc bảo thiên mâu đà la: tên khác của trống trời. A ca ni trá thiên: trời sắc cứu cánh, là cõi trên cùng của cõi sắc. 0 Bồ-tát thấy tòa trang nghiêm quán pháp nhập pháp: tăng tiến là cảnh trang nghiêm; 0 chúng: mười tru, mười hạnh, mười hồi hướng, mười địa. Vị trời này tu tập pháp của 0 chúng trên, thành tựu hạnh Phổ Hiền. 16 vua: những bậc quân chủ của hai cõi dục, sắc. Pháp của mười hồi hướng cùng khắp ba cõi. Với trí bi rộng lớn, Bồ-tát vào đời độ sanh tự tại như vua. Trăm vạn ức thiên vương: sự tự tại; long vương quán sát: biết căn tánh, thuyết pháp tự tại; Dạ Xoa chắp tay: gìn giữ tự tại; càn tháp bà vương phát lòng tin thanh tịnh: thuyết pháp đem lợi ích cho chúng sanh; trăm vạn ức A-tu-la vương đoạn trừ tâm cao ngạo: vào đời độ sanh bằng tâm từ bi khiêm cung; trăm vạn ức ca lâu na vương ngậm dây lụa trắng: từ bi thương yêu chỉ dạy chúng sanh; trăm vạn ức khẩn na la vương vui mừng: dùng pháp lạc tạo mọi vui thích cho chúng sanh; trăm vạn ức Ma-hầu-la-già-vương vui mừng chiêm ngưỡng: cung kính; trăm vạn ức vua cúi đầu đảnh lễ: bốn thiên vương cai trị dân chúng bằng chánh pháp, cai trị cả rồng, thần, quỷ, địa ngục; trăm vạn ức vua Đao lợi chăm chú nhìn: định tâm cầu đạt mười tru; trăm vạn ức vua cõi Dạ ma vui vẻ tán thán hay như tiếng ca của thế gian: vui tu mười hạnh; trăm vạn ức cõi Đâu suất đảnh lễ: lòng từ bi không mệt mỏi; trăm vạn ức vua cõi Hóa lạc cúi đầu đảnh lễ: sự cùng tột của bi trí; trăm vạn ức vua cõi Tha hóa cung kính chắp tay: dung hợp bi trí, sanh tử Niếtbàn; trăm vạn ức vua Phạm Thiên chuyên tâm quán sát: trừ chủng tử vi tế; trăm vạn ức vua Ma-hê-thủ-la cung kính cúng dường: viên mãn pháp thân bi trí; trăm vạn ức: hạnh nguyện bi trí rộng lớn; trăm vạn ức Bồ-tát khen ngợi vì mười sáu Thiên vương đều hành hạnh Bồ-tát; trăm vạn ức thiên nữ chuyên tâm cúng dường vì mười sáu Thiên vương đều hành hạnh từ bi không đắm nhiễm; trăm vạn ức trời đồng nguyện vui mừng: các vị trời cõi dục ngày xưa cùng phát thệ nguyện. Đó cũng là hạnh nguyện giống nhau của Phật và vị này; trăm vạn ức trời từng sống chung cùng khen ngợi: mười hồi hướng đủ hạnh nguyện bi trí như Phật. Hai mươi Thiên chúng từ phạm thiên đến A-ca-ni-trá thiên là bao hàm chúng sanh cõi sắc (chư thiên cõi vô sắc còn hôn trầm, trạo cử, chưa phát tâm vào đời độ sanh). A-ca-ni-trá thiên thuộc cõi sắc. Hai mươi Thiên chúng: hạnh đại bi của mười hồi hướng. Thiên: thanh tịnh, dùng bi trí vào đời độ sanh, tự tại không đắm nhiễm; cúi mình đảnh lễ: tôn kính Như Lai, từ bi khiêm cung như đất; trăm vạn ức Phạm Phụ thiên chắp tay ngang mày: kính Phật và bày tỏ sự vui mừng; trăm vạn ức Phạm chúng thiên vây quanh: cung kính tùy thuận Phật, tùy thuận độ sanh; trăm vạn ức Đại Phạm thiên khen ngợi công đức: khen ngợi Phật, khen ngợi chúng sanh có công đức như Phật; trăm vạn ức Quang thiên lạy Phật: kính Phật, lòng bi vào đời độ sanh bằng năm phần hương; trăm vạn ức Thiểu quang thiên khen ngợi viêc khó gặp Phật ra đời: kính lễ Thế Tôn, khen chúng sanh phát tâm bồ đề; trăm vạn ức Vô lượng quang thiên hướng về lạy Phật: kính Phật, giáo hóa chúng sanh, tin hiểu pháp Phật; trăm vạn ức Quang âm thiên khen ngợi việc khó gặp Như Lai: sự khó gặp Phật, khen chúng sanh hiểu chánh pháp; trăm vạn ức Tịnh cư thiên đến chỗ Phật: kính Phật, trọn vẹn bi trí độ sanh; trăm vạn ức Thiểu tịnh thiên thanh tịnh tâm ý cúi đầu lạy Phật: kính Phật, kính pháp; trăm vạn ức Vô lượng Tịnh thiên vì muốn gặp Phật nên xuống cõi dưới: kính Phật, từ bi cứu độ chúng sanh; trăm vạn ức chủng chủng thiên vui vẻ: hành mọi hạnh độ sanh; trăm vạn ức chư thiên suy xét: chư thiên cõi sắc và cõi dục; trăm vạn ức Bồ-tát, chư thiên trang nghiêm bảo tòa: pháp giới là tòa, vạn hành là trang nghiêm. Lại có mười chúng Bồ-tát, bốn chúng thiên vương; trăm vạn ức Bồ-tát Hỏa Thủ rải hoa: cúng Phật, hành hạnh không chấp, nhân cúng hoa đời trước; trăm vạn ức Bồ-tát Hương Thủ rải hoa: cúng Phật, năm phần pháp thân, nhân cúng hoa đời trước; trăm vạn ức Bồ-tát Man Thủ rải dây hoa: cúng Phật, nhẫn là thể của dây hoa, nhân cúng hoa đời trước… trăm vạn ức thiên tử rời cung điện đến chỗ bảo tòa: cúng Phật, trí hợp bi; trăm vạn ức thiên tử tịnh tâm cúng Phật: cúng dường, dung hợp bi trí; trăm vạn ức Quí sanh thiên tử nâng bảo tòa: cúng Phật, tu hạnh tinh tấn Ba-la-mật; trăm vạn ức Quán đỉnh thiên tử dân bảo tòa: cúng Phật, sự tăng trưởng bi trí của mười tru. Bốn thiên tử này là thiên tử cõi dục. Tử: từ, tu hạnh từ bi. Trăm vạn ức Bồ-tát tư duy giáo hóa chúng sanh… mười Bồ-tát thanh tịnh ba nghiệp, nhập trụ địa trang nghiêm pháp hội. Mọi sự trang nghiêm đều có từ căn lành. Đó là mười hồi hướng dùng trí hành bi, trọn vẹn từ bi, đi khắp sáu nẻo trời người tùy thuận căn tánh, thuyết giảng giáo pháp. Việc ấy không theo một trình tự nhứt định mà là tùy thuận thời cơ.

Phần cúng dường đón Phật có hai ý:

  1. Thỉnh Phật vào cung.
  2. Dùng trí giải thoát không nương tựa vào đời độ sanh như việc dùng tam muội nhập pháp chơn thật của các vị Thánh.

Mười hồi hướng dùng chánh trí thanh tịnh của mười tru, mười hạnh hành đại bi. Trong pháp ba thừa mười tru, mười hạnh, mười hồi hướng là phương tiện, mười địa là kiến đạo. Ở đây mười tín là phương tiện, mười tru là kiến đạo, mười hạnh… địa mười một là tư lương. Theo ba thừa, trải qua A-tăng-kỳ kiếp mới thành Phật, Bồ-tát mười địa đạt ba ý sanh thân, chưa đạt trí sanh thân của Phật vì thế, ba hiền là tư lương, mười địa là gia hạnh, địa mười một là trọn vẹn hạnh Phổ Hiền, địa mười hai là quả Phật. Ở đây, trước thành Phật, sau hành hạnh, nghĩa là phải hiểu quả Phật mới hành bi nguyện. Với sự hiểu biết, bi trí đồng hành. Vì vậy thiên vương Đâu suất dùng phương tiện đại bi hỗ trợ trí Phật của mười tru, mười hạnh. Các pháp bình đẳng không đầu cuối, bi trí cùng một thể tánh. Song vì ngôn ngữ không thể cùng đưa ra nên phải có trước sau. Thể của pháp không đầu cuối. Với người hiểu pháp, cảnh trí là một, xưa nay cùng một sát na, không trước sau nhanh chậm, dung hợp một nhiều. Từ vị này đến vị khác là xa thấy. Dung hợp bi trí là Phật vào điện. Dùng tâm thanh tịnh rải vô số hoa: cúng Phật, mười hạnh từ bi. Pháp hạnh có từ thân trời: trí thân và vạn hạnh. Đại chúng, thiên tử, thiên nữ vui vẻ đảnh lễ: dùng pháp độ sanh để chúng sanh được pháp lạc. Niềm vui của Bồ-tát là độ sanh cũng như niềm vui của người mẹ là làm cho con vui. Vô số Bồ-tát cung kính cúng dường vật quí hơn chư thiên cõi Đâu suất: hạnh trống rỗng hơn hạnh thế gian.

Phần chư thiên cúng dường đón Phật gồm 6 hàng, phân năm ý: thấy Phật đến: mười hạnh phát tâm bi của mười hồi hướng; đối diện Phật: khế hợp trí căn bản; bốn câu suy xét… nhập chánh vị; mười pháp cúng dường… hạnh nguyện rộng lớn của thân.

  1. (, hàng) nhờ thần lực Phật chư thiên thấy Phật, nghinh đón Phật.
  2. ( hàng) chư thiên dùng áo đựng hoa cúng Phật.
  3. (16 hàng) chư thiên cúng dường Phật.
  4. (12 hàng) mười pháp cúng Phật.
  5. (2 hàng) Bồ-tát ở cõi Đâu suất cúng Phật bằng hạnh Ba-lamật.

Bồ-tát ở cõi Đâu suất là Bồ-tát đã an trụ vị hồi hướng. Bồ-tát từ noi khác đến Bồ-tát vừa nhập vị hồi hướng. 17 pháp cúng: bảo cái: từ bi, hỗ trợ bằng hạnh Ba-la-mật; hoa: trí huệ; trướng: dunghợp; y phục: nhẫn nhục; lưới chuông: thuyết pháp; tâm như huyễn: kiên cố vì không thành hoại… Đoạn này có 30 trăm vạn ức chúng cúng dường. 17 pháp cúng đều bắt nguồn từ pháp thân, trí huệ, Ba-la-mật… Pháp cúng ấy hơn vật cúng của chư thiên vì không phải là pháp hữu vi.

Phần bốn gồm 10 hàng: đại chúng thấy Phật tự tại lợi sanh.

Phần năm gồm 12 hàng, phân thành bảy ý:

  1. (2, hàng) thấy cảnh giới trang nghiêm của Phật.
  2. (2 hàng) nhờ thần lực Phật, tiếng kệ tự nhiên phát ra.
  3. (2 hàng) Như Lai hiện thân tướng trang nghiêm.
  4. (1, hàng) vô số Phật ra đời.
  5. (1, hàng) thần lực rộng lớn của Như Lai
  6. .(1 hàng) các việc đều có từ trí đức thù thắng của Như Lai.
  7. ( hàng) Như Lai phóng ánh sáng hiện pháp lành tập hợp đại chúng. Đó là việc Như Lai hiện cảnh giới để Bồ-tát nhập hạnh hồi hướng.

Phần sáu gồm 26, hàng, phân thành hai ý:

  1. (13 hàng) Như Lai hiện thần lực trang nghiêm, vô số chúng sanh đạt lợi ích.
  2. (13, hàng) Như Lai hiện sự tự tại, chúng sanh phát nguyện Bồ-tát.

Phần bảy gồm 13, hàng: thiên vương Đâu suất cúng dường, vì tạo lợi ích cho chúng sanh, Như Lai nhận sự cúng dường, mười phương đều như vậy.

Phần tám gồm 13, hàng, phân thành hai ý: