TÂN HOA NGHIÊM KINH LUẬN

QUYỂN 14

Cư Sĩ Lý Thông Huyền (Đời Đường).

 

Sáu phẩm của lần thuyết pháp thứ hai nói về vị tín đủ ba phần tựa, chính, kết. Bốn, năm hàng đầu của quyển 12 là phần tựa phần tiếp theo đến phẩm Hiền Thủ là phần chính; Ba, năm hàng cuối phẩm Hiền Thủ là phần kết.

Phẩm: DANH HIỆU NHƯ LAI

Từ phần này đến phẩm Hiền Thủ là phần: nêu quả tạo lòng tin, tin tâm mình là Phật. Phần này có sáu phẩm:

1. Danh hiệu Phật: dạy chúng sanh biết tên gọi Phật và thế gian giống nhau, đều là không.

2. Bốn Thánh Đế: dạy chúng sanh tin biết khổ đế chính là Thánh Đế.

3. Quang minh giác: dạy chúng sanh tin biết tâm mình cũng sáng suốt như Phật, ba ngàn đại thiên cảnh giới là cõi Phật, cõi ấy có ngay trong tâm mình. Vì với ánh sáng chiếu soi tâm cảnh hòa hợp, không phân biệt trong ngoài sau khi chiếu ba ngàn cảnh giới, ánh sáng chiếu đến (một ngàn) cảnh giới ở phương đông, trăm ngàn cảnh giới ở phương đông. Cứ thế tuần tự chiếu khắp mười phương. Song thân tâm là một nên không ngăn ngại, tất cả đều như cõi Phật. Sau khi quán sát như vậy, dùng định vô tác phương tiện ấn định lại, nhập trụ thứ nhứt, sanh vào nhà trí Phật, là đệ tử chơn thật của Phật (rõ như trong kinh). Không nên nghĩ rằng: chỉ Đức Phật có ánh sáng, mình không có.

4. Vấn minh: dạy chúng sanh tin pháp.

5. Tịnh hạnh: dạy chúng sanh tin biết Bồ-tát phát tâm là phát nguyện lớn, chuyển vọng niệm xưa thành trí lớn không sanh diệt.

6) Hiền Thủ: dạy chúng sanh tin biết thần thông biến hóa khôn lường của Phật và phước đức của sự tin tưởng. Tin hiểu sáu phẩm này là Hiền Thủ, là hạnh nguyện. Mười Phật Bất Động trí… là quả tu. Phật Bất Động trí là thể, chín vi kia là dụng. Mười Bồ-tát Văn Thù, Giác Thủ… là người tu pháp tín. Phần trước nêu sự thành Phật để khuyên chúng sanh tu tập. Phần này nêu quả Phật khuyên chúng sanh tu. Tất cả tên gọi của mười phương đều là tên Phật. Vì thể của nó là giải thoát chỉ có sự nghe hiểu của chúng sanh là sai khác. Điều này thể hiện danh hiệu của Phật cùng khắp, không nên chấp trước danh hiệu. Phẩm một có ba ý: 1) Nghĩa của phẩm; 2) Tên phẩm; 3) Nghĩa của văn.

Nghĩa của phẩm: những phẩm trước chỉ nêu việc thành chánh giác và độ sanh của Phật, chưa nêu danh hiệu Phật. Phẩm này nêu danh hiệu Phật để chúng sanh tin hiểu. Phẩm trước nêu sự rộng lớn của trí, phẩm này nêu sự rộng lớn của danh hiệu. Phẩm trước tuy nêu câu hỏi nhưng chưa trả lời. Phẩm này trả lời những câu hỏi trước. Nhờ đó chúng sanh hiểu rõ trí Phật và hạnh độ sanh của Như Lai phá trừ vô minh. Điện Phổ Quang Minh là công đức. Tên phẩm: danh hiệu Như Lai với năm yếu tố:

  1. Trí căn bản.
  2. Đức thành Phật.
  3. Phương tiện độ sanh.
  4. Sự tùy thuận.
  5. Thể dụng bình đẳng của pháp giới.

Trí căn bản như mười đức Phật Bất Động Trí… từ mười danh hiệu thành mười tín. Dạy chúng sanh biết rõ vô minh chính là trí Phật, hiểu chơn như, sớm thành Phật. Đức thành Phật: mười danh hiệu Như Lai, ứng cúng… mà tất cả các Đức Phật mười phương đều có. Tỳ-lô-giá-na là tên chung, là trí sáng soi rọi các pháp và chúng sanh. Phương tiện độ sanh: mười Phật Bất Động Trí… thành mười tín. mười Phật… Nguyệt thành mười trụ, vì hợp pháp thân trí căn bản, tâm thanh tịnh. Mười Phật… Nhãn thành mười hạnh, vì dùng mắt trí độ sanh (mắt trí là biết rõ căn tánh chúng sanh). Mười Phật… Diệu thành mười hồi hướng, vì Bồtát tu tập thành thục, trí vi diệu hiển hiện. Mười địa như mười hồi hướng, vì mười tín tin trí phân biệt của mình là trí căn bản của Phật. Nếu thấy pháp ngoài tâm là chưa tin. Sau khi thành tựu tín vị, dùng sức tam muội khế hợp lý chơn như là mười trụ, Đức Phật… Nguyệt là pháp mười trụ đạt được. Trong năm vị, 0 Đức Phật, 0 nhân, 0 quả, thành 100 nhân quả. Mỗi vị lại có năm nhân năm quả nữa, thành 110 nhân quả. Nhân quả ấy là pháp giới, là pháp của mười tín. Tùy thuận chúng sanh nghĩa là Phật tùy thuận chúng sanh hiện thân trời, Phật, thần, vua… dạy chúng sanh không làm ác nhưng chúng sanh không biết. Thể dụng bình đẳng của pháp giới: các pháp vốn không có tên gọi, là pháp tánh và là danh hiệu Phật. Phật là người khế hợp tánh trống không của các pháp. Trong ba thừa cũng có trí căn bản, trí hậu đắc. Ở đây nêu Phật Bất Động Trí cõi kim sắc là để chúng sanh tin biết trí phân biệt của mình vốn không khuynh động. Văn Thù là trí vi diệu không hình tướng, khó phân biệt của tâm mình. Giác Thủ, Mục Thủ là trí tin hiểu của tự tâm. Ba thừa chưa chuyển tâm nên không tin. Vì sao? Vì ba thừa cho rằng phải tu tập suốt ba A-tăng-kỳ kiếp mới thành Phật, thân tâm này là phàm phu, chỉ Phật có trí Bất Động, mình không có. Ở đây, trí căn bản là lòng tin, tâm mình vốn là Phật, tánh phân biệt nơi mình là Phật Bất Động Trí, lý không tạp nhiễm nơi mình là cõi kim sắc… vì nhân quả tín là quả Phật. Từ vị tín đến địa mười một, thời gian không thay đổi, pháp giới là một, là Phật Bất Động Trí, là nhứt thiết trí, giáo hóa chúng sanh. Nếu thấy mình là phàm phu, Phật là Thánh, kiếp số khác nhau, Phật ngoài tâm là chưa tin.

Hỏi: danh và hiệu khác nhau như thế nào?

Đáp: có hai sự giống nhau và khác nhau. Danh là tên gọi lúc cha mẹ sinh ra đặt cho, hiệu là tên gọi theo khả năng tài đức. Người dưới không được gọi danh của người trên, song dù có tài đức hay không có tài đức đều thuộc danh hiệu thế gian. Danh hiệu trong kinh này thuộc pháp và đức. Nghĩa của văn: phẩm này có hai ý:

  1. Ý nghĩa của 32 phẩm.
  2. Ý nghĩa của phẩm này Như Lai nêu câu hỏi.

32 phẩm từ danh hiệu Như Lai… Như Lai xuất hiện: nêu một nhân quả trả lời 2 câu hỏi. Ở điện Phổ Quang, Phật nêu danh hiệu, hạnh độ sanh của Phật, bốn Thánh đế, Phật Bất Động Trí. Để tạo lòng tin đến phẩm Như Lai xuất hiện: nêu nhân quả chung để mười tín tu tập. Điều đó thể hiện nhân quả giống nhau, thời gian không thay đổi. Trong pháp giới, vì vọng thấp, phàm phu thấy có vô số kiếp. Người tin hiểu tu tập, phải nương pháp chơn thật, dù trải qua năm vị, thời gian vẫn không thay đổi. Nếu không như thế, phải tu tấp vô số kiếp mới thành Phật. Nhưng thời gian không trước giữa sau, Như Lai và phàm phu là một. Vì trong pháp giới không có ba đời, không thay đổi, một trí huệ. Phật Bất Động Trí là thể, trí vi diệu là công dụng, là Văn Thù; hạnh tu của người vừa phát tâm là hạnh Phổ Hiền, đủ lòng bi giáo hóa chúng sanh bằng 37 phẩm trợ đạo, đủ nguyện lớn không bỏ chúng sanh. Vì thế có câu: người vừa phát tâm là Phật. Chúng sanh khó hiểu điều này, nghĩa là không tin mười pháp không sai biệt. Nếu thấy Phật ngoài tâm, mình là phàm phu là còn vọng tình, không tin tưởng tu tập, ở mãi trong sanh tử. Thật là đau khổ! Như Lai trong lần thuyết pháp thứ một, hai, là một. Vì các Đức

Phật trong ba đời đều từ một sát na, pháp giới là một, như các hình ảnh hiện trong gương sáng. Trong trí pháp giới đủ tất cả các pháp, không nên suy xét bằng vọng tình. Đức Phật thành tựu chánh giác trong lần thuyết pháp thứ một là nêu quả khuyên tu. Đức Phật trong phẩm xuất hiện là Đức Phật mà năm vị tu tập chứng đạt, và cũng chính là Đức Phật Bất Động Trí của vị tín.

Hỏi: vì sao các phẩm khác do Bồ-tát thuyết, hai phẩm A-tăng-kỳ và tướng tốt lại do Phật thuyết?

Đáp: Bồ-tát vị gia hạnh, vô minh phiền não của năm vị, Bồ-tát trong vị Như Lai đều là những việc của Bồ-tát tu tập năm vị nên phải do Bồ-tát đương vị thuyết giảng. Vì Bồ-tát không hiểu vô minh của quả Phật nên Phật tự nói. Người đạt quả Phật mới thấu hiểu vô minh phiền não, như kinh Thắng Man có câu: giáo pháp nhị thừa, ba thừa có một phần giống nhau. Có điều là nhị thừa và Bồ-tát cõi tịnh chưa đoạn hết vô minh căn bản, không hiểu vô minh chính là trí căn bản. Sự tu hành chứng nhập của kinh này khác với kinh Hoa Nghiêm. Theo Hoa Nghiêm tâm ban đầu và tâm sau cùng là một vì trong pháp giới không có ba đời. Theo giáo pháp ba thừa, phải trải quA-tăng-kỳ kiếp tu tập, pháp tu tập của ba hiền, mười Thánh khác nhau (như đã nói ở trước). Với kinh Hoa Nghiêm, mười trụ chính là kiến đạo, gia hạnh, tư lương, vì sao? Vì trong pháp giới, trí là điều kiện để hạnh được thanh tịnh, hạnh hỗ trợ tạo sự thành tựu đầy đủ cho trí. Nghĩa là phàm phu và Như Lai đồng một tánh. Hơn nữa, trong năm vị, vị nào cũng có quả Phật, nhưng tùy hạnh nghiệp của mỗi vị mà tên gọi khác nhau. Theo ba thừa giáo, Bồ-tát phải tuần tự tu từ vị này đến vị khác, nhưng chỉ là quả Bồ-tát không phải là quả Phật. Ở đây, số kiếp không dài ngắn, chỉ vì mê mờ nên thấy dài ngắn, tâm không khế hợp chơn như. 32 phẩm từ danh hiệu Như Lai… Như Lai xuất hiện là nhân quả tu tập của mười trụ… địa mười một. Song vị thứ nhứt cũng là vị cuối cùng và ngược lại. Như câu kệ của Bồ-tát Văn Thù: sát na quán sát vô số kiếp, không đến không đi cũng chẳng dừng, nhờ vậy hiểu rõ việc ba đời, vượt trên phương tiện đủ mười lực. Phẩm danh hiệu Như Lai có bốn đoạn:

  1. (, hàng) công đức của đại chúng.
  2. (1 hàng) đại chúng thỉnh Phật thuyết pháp.
  3. (1 hàng) Như Lai dùng thần lực thuyết pháp.
  4. (Phần còn lại) pháp mà Đức Phật giảng.

Đoạn một có hai ý: 1) Công đức của Như Lai; 2) Công đức của đại chúng. Hai hàng đầu của phần công đức Như Lai là phần tựa: nơi đạt đạo và điện Phổ Quang là một. Nghĩa là không rời chỗ ngồi nhưng thân hiện khắp nơi. Vì thể của đạo tràng là thể của pháp giới, điện Phổ Quang minh là báo thể của pháp giới. Thể dụng tánh tướng giống nhau. Các bậc tiên đức cho rằng: vì gần nhau nên lặp lại, và vì thấy Phật ngồi ngoài trời nên loài rồng xây điện này. Hai ý này đều không hợp ý kinh. Nếu có việc ấy thì đó là giáo pháp ba thừa. Lại nói, đạo tràng Bồ đề bên sông Ni Liên, cách điện Phổ Quang ba dặm. Điện này ở phía đông nam của đạo tràng Bồ đề. Đạo tràng Bồ đề là nơi đạt đạo, điện Phổ Quang là nơi ở của báo thân. Năm nơi chốn trong kinh Hoa Nghiêm thể hiện thân Như Lai và nơi ở là tánh tướng trong pháp giới; Hai, năm hàng tiếp: khen ngợi công đức của Như Lai và trí tự tại thông suốt; Hai hàng tiếp: đoạn trừ phân biệt hữu vi vô vi, đạt pháp không hình tướng, không lấy bỏ, an trụ nơi Phật an trụ. Nghĩa là an trụ trong trí bi. Các Đức Phật thường an trụ trong năm pháp rộng lớn:

  1. Thành tựu chánh giác (đạo tràng bồ đề).
  2. Y báo chánh báo danh hiệu (điện Phổ Quang).
  3. Định (mười định).
  4. Hạnh Phổ Hiền (phẩm lìa thế gian).

5. Pháp giới viên mãn, trí dụng không ngại (phẩm pháp giới). Vì vậy trong kinh Hoa Nghiêm có năm lần nêu câu: bấy giờ Thế Tôn ở nước Ma Kiệt Đề… phẩm pháp giới hơi khác. Tất cả là pháp giới, là trí căn bản không trước sau. Năm lần nêu là để chúng sanh hiểu rõ tám tướng thành đạo không trước sau. Đạt pháp bình đẳng của Phật là hiểu rõ lý sự giống nhau, không ngăn ngại. Đạt pháp không thay đổi là hiểu Phật luôn ở trong sanh tử nhưng không bị xoay theo nghiệp, lại còn có khả năng xoay chuyển pháp không thể xoay chuyển. Hạnh nguyện không ngăn ngại hiểu Phật ở trong sanh tử, hành động như chúng sanh không chấp chơn tục. Đạt pháp mầu là sau khi đầy đủ hạnh nguyện, Phật dùng trí không dụng công tự tại độ sanh trí ấy vi diệu, vượt ngoài sự suy xét của tâm thức. Thấy rõ ba đời là đạt mắt trí sáng nhưng không phải thấy việc ba đời của thế tục. Bốn hàng tiếp là khen công đức của Bồ-tát. Vô số Bồ-tát cùng đi là vô số đệ tử tùy tùng. Cùng đi tức là không trước sau, các Bồ-tát này đều là một đời thành Phật, cũng chính là Bồ-tát mười địa. Vì Bồ-tát này phải tu tập trọn vẹn hạnh Phổ Hiền của địa mười một mới đạt quả Phật. Kinh Anh Lạc chép: Bồ-tát trụ thứ nhứt cũng là Bồ-tát một đời thành Phật. Vì tánh của trí căn bản không trước sau. Bồ-tát ba hiền vào dòng Thánh tự tại thành Phật. Các Bồ-tát tuy từ cõi khác đến nhưng không hề có sự đến đi. Lần trước nêu quả khuyên tu, lần này chứng đạo nhờ hiểu rõ hạnh nguyện của Đức Phật ở cõi khác. Kể cả Bồ-tát vị tín cũng là một đời thành Phật. Lần trước là tin hiểu, lần này là tu tập chứng đạt. Chúng từ cõi khác đến cũng một đời thành Phật là theo quan niệm “Nhập pháp ngoài tâm” của một số người: Mê là ở cõi khác đến, ngộ thì không đến đi. Ba hàng kinh từ: quán sát các cõi, chúng sanh, pháp Niết-bàn: khen ngợi sự thấy rõ tánh dung nhiếp của các pháp, biết rõ chúng sanh do nghiệp phiền não, Bồtát chấp hạnh nguyện. Phần Đại chủng thỉnh Phật thuyết pháp (1, hàng) gồm 32 câu hỏi, chia hai phần:

  1. Bốn câu về cõi Phật…
  2. 2 câu về trụ địa Bồ-tát, mắt tai mũi lưỡi của Phật.

Hỏi: vì sao ở lần thuyết thứ một, các Bồ-tát đã hỏi những câu như thế, lần thứ hai lại hỏi lại? Lần thứ một là Đức Phật hỏi, nêu quả khuyên tu. Lần này tự tin mình là Phật tu hành đạt quả. Lần trước Phổ Hiền nhập định nêu quả. Lần này Văn Thù chỉ dạy chúng sanh vào tín vị. Vì phàm phu tâm thô nên không nhập định. Từ mười trụ trở về sau mới có nhập định thuyết pháp. Theo các bậc tiên đức, lần trước là thỉnh, lần này là hỏi. Song nghĩa của kinh không như thế trước sau đều là thỉnh, thỉnh chính là hỏi, chỉ khác nhau giữa sự khuyên tu và tự đạt. Lần trước, Như Lai và những vị thành đạo đều là quả của hạnh viên mãn. Lần này, phàm Thánh đều đủ trí căn bản. Nghĩa là nơi nào cũng là cõi kim sắc, ở đâu cũng có Phật Bất Động Trí… kim sắc là thân trong pháp tánh vì lòng tin còn có sự sanh diệt nên còn có hình sắc. Cõi kim sắc ở lần trước chính là cõi Phật, sự an trụ của Phật trong lần này. Vì Phật và chúng sanh đều an trụ trí căn bản. Đó là dạy chúng sanh tin Phật từ tâm. Các Đức Phật có từ tín vị, phàm phu cũng thế, cõi Phật trang nghiêm là danh hiệu Phật của mười trụ… địa mười một. Từ trí căn bản phát khởi lòng tin tu tập theo vị, thành thục trí thân pháp thân bằng pháp Ba-lamật. Thực hành hạnh nguyện bằng pháp thân trí thân nên không chấp trước. Thanh tịnh pháp Phật là việc Như Lai thị hiện thành chánh giác thuyết giảng giáo pháp. Oai đức thể tánh Phật là thần thông ứng hiện tùy căn tánh độ sanh. Nghĩa là từ lòng tin phát khởi trí, tu tập chứng đạt quả. Vì thế các Đức Phật ở mười phương đều ra đời độ sanh như vậy. Nên tin hiểu như thế là tin hiểu như các Đức Phật (như phẩm Hiền Thủ). Dùng tay nâng ba ngàn đại thiên cõi nước trụ trong hư không suốt một kiếp là biểu hiện việc khó phát lòng tin. Công đức của người suốt một kiếp cúng dường vô số Phật không bằng công đức của lòng tin. Trong 32 câu hỏi có mười thông mười định nhưng trong kinh chỉ nói mười thông mười nhẫn. Hai câu: xin Thế Tôn thương xót thuyết giảng… là kết thúc phần thỉnh. Từ đây về sau là phần Như Lai dùng thần lực trả lời các câu hỏi. Phần này có hai ý:

1/ Tùy loại hiện pháp.

2/ Căn cứ lòng tin. Tùy loại hiện pháp: tùy thuận năm vị, chúng sanh, Phật hiện mười sự an trụ và các Đức Phật với tên gọi khác nhau. Căn cứ lòng tin, phần này là cả bộ kinh này đều nêu lòng tin, tin hiểu nhân quả năm vị mới có thể thực hành. Ví như người đi xa, trước phải hiểu rõ đường đi nước bước sau mới xuất phát, mười tín phải hiểu rõ nhân quả năm vị mới thực hành. Tâm phân biệt của chúng sanh là trí Bất Động của Phật, trừ bỏ tà kiến chấp trước. Dùng thiền Ba-la-mật phòng hộ tâm tán loạn, chướng ngại trí chơn như, dùng 10 nguyện lớn ngăn chặn tâm chấp pháp chơn như của trụ hạnh hồi hướng địa thứ tám; Dùng 37 trợ đạo ngăn chặn tâm tham đắm sanh tử chướng ngại chơn trí; dùng bốn nhiếp pháp bốn vô lượng tâm hổ trợ tâm bi chưa rộng lớn của mười Ba-la-mật. Nêu mười hồi hướng, nguyện bi rộng lớn, không bỏ chúng sanh cõi ác để ngăn chặn tâm vui sống trong pháp lạc, không độ sanh. mười tín là thông hiểu những pháp mê mờ của năm vị. Nếu hiểu rõ, cầu học thì chứng đạt. Nếu không trừ tâm nghi thì không thành tựu lòng tin. Phẩm này nêu quả Phật. Phẩm Hiền Thủ nêu thần thông và hạnh nguyện của Phật để mười tín thông hiểu, thành tựu lòng tin. Ở đây nêu nhân quả của năm vị, Phật là để mười tín tin tu, thông đạt lý trí. Như người nấu ăn phải đợi thức ăn chín mới ăn, và dù bắt đầu ăn hay ăn xong, vị thức ăn vẫn không đổi. Cũng thế, mười tín thông đạt nhân quả năm vị, trước sau vẫn là tín, đến khi thành quả Phật, lòng tin ấy vẫn không thay đổi (như vẽ theo hình tượng). 1 hàng kinh của phần dùng thần thông hiện pháp được phân thành 11 đoạn.

Đoạn 1: (1, hàng) Như Lai biết tâm chúng sanh, dùng thần thông hiện pháp; 39, hàng còn lại: Bồ-tát mười phương tập hợp, có mười ý:

  1. Phương hướng của cõi Phật.
  2. Khoảng cách.
  3. Tên cõi Phật.
  4. Danh hiệu Phật.
  5. Tên Bồ-tát.
  6. Số đại chúng.
  7. Đại chúng đến nơi kính lạy.
  8. Tùy phương hóa tòa ngồi.
  9. Tên tòa.
  10. Đại chúng an tọa.

Phương hướng: Một phương đông, quả chấn, mùa xuân, trưởng nam, đầu, rồng xanh, tốt đẹp, chấn động, là điều kiện đầu của mọi việc, đạo tục đều như nhau, nhưng không phải là đông tây nam bắc mà người đời hiểu. Vì nơi nào cũng là đông tây… Khoảng cách: cách vô số cõi nước bằng số bụi trong mười cõi Phật về phía đông, bốn ý:

  1. Mười là số tròn, khoảng cách vô tận.
  2. Mười tín phát tâm rộng lớn khi thấy cõi Phật bao la.
  3. Cõi Phật cùng khắp như ảnh tượng trước gương sáng.

 

 

4. Chỉ dạy người chưa phát lòng tin, chưa đoạn vô minh, không thấy cõi Phật. Kinh Niết-bàn có câu: cõi tịnh của Phật Thích Ca cách cõi này vô số cõi nước bằng số cát trong 32 sông hằng về phương tây, số bụi trong mười cõi Phật là mười vô minh, mỗi vô minh có vô số phiền não chính phụ che lấp tâm trí. Đó là phàm phu nhập tín vị. Cõi ấy có Phật tên Bất Động Trí, là trí căn bản mà phàm chánh đều có, từ trí này phát khởi lòng tin. Chúng sanh cũng là Phật Bất Động Trí, nếu mê mờ chấp trước thì chướng ngại không thông, nếu thông hiểu thì thanh tịnh như hư không. Mê là ở ngoài, ngộ là vào trong song, cõi Phật vốn không có khoảng cách trong ngoài đến đi mà là có ngay trong mỗi lỗ chân lông. Nêu khoảng cách là để mười tínphát tâm rộng lớn. Luận khởi tín chép: tướng nghiệp vi diệu chính là cảnh giới thù thắng từ trí thanh tịnh, là công đức khôn lường, không đoạn tuyệt, tùy thuận khế hợp căn tánh chúng sanh, lợi ích tất cả, từ bản giác có bất giác; từ trí có khổ vui. Nghĩa là chúng sanh vì không hiểu trí căn bản nên có khổ vui, trí vốn không. Nhưng phải bị trói buộc chúng sanh mới thấy trí vốn không, các pháp là không, tịch tịnh. Có khổ là do không hiểu tánh, không tánh. Như người ngã trên đất, chống đất đứng lên. Chúng sanh từ trí căn bản có khổ, cũng từ trí căn bản thoát khổ. Vì thế Phật mượn cõi kim sắc để chỉ dạy. Pháp thân thanh tịnh không nhiễm là Phật Bất Động Trí, Văn Thù là trí vi diệu nơi tâm. Chín Đức Phật, chín cõi nước, chín Bồ-tát sau là sự tăng trưởng của tín. Pháp thân tùy thuận hạnh nguyện nên có tên gọi khác nhau. Vị tín tin mình là Phật Bất Động Trí, thấy đạo nhập vị, tu tập mười trụ… địa mười một… 37 pháp trợ đạo. Dùng hạnh nguyện thuần thục trí bất động, dùng pháp thân hỗ trợ hạnh nguyện không đắm nhiễm. Mười Đức Phật, mười Bồ-tát trong mỗi vị là quả hạnh của mỗi vị, không phải Phật Bồ-tát ở vị khác. Đây là trả lời bốn câu hỏi: sự an trụ của Phật, cõi Phật, sự trang nghiêm pháp tánh, sự thanh tịnh cõi Phật. Từ cõi Phật, thị hiện thành chánh giác đủ thần thông, oai đức.

Vì thế, lần trước nêu quả (Đức Tỳ-lô-giá-na), lần này tự tu chánh quả. Phẩm Như Lai xuất hiện là nhân quả năm vị; phẩm này nêu quả mà vị tín hướng đến, từ trí căn bản phát khởi lòng tin tu tập. Bất Động Trí là trí của Phật và chúng sanh. Vì mê trí này nên có chúng sanh sáu nẻo hai quả báo y chánh thô tế sai khác, từ trí này chúng sanh giác ngộ thành tựu quả một thừa ba thừa. Nếu không có trí này thì không có hư không chúng sanh Phật.

Hỏi: tất cả chúng sanh đều có trí căn bản sao không thanh tịnh lại bị đắm nhiễm? Chúng sanh từ trí này sanh trong ba cõi, nhưng trí ấy vốn không tánh, không phân biệt đúng sai thiện ác khổ vui, chỉ tùy thuận nhân duyên hiển hiện như tiếng vang trong hư không. Trí không tánh này tùy duyên phân biệt nên si mê ái chấp ngã, phân biệt mình người. Vì chấp giữ nên có tên là (Đạt) na (thức thứ 7). Từ thức có sanh tử, đủ khổ đau. Vì quá khổ đau, chúng sanh cầu đạo thoát khỏi. Người mê mờ không biết khổ đau nên không phát tâm cầu đạo. Người biết khổ cầu đạo chơn thật là quay về với trí ấy. Có gặp khổ mới biết khổ nếu không thì không hiểu; biết khổ mới phát tâm cầu đạo thoát khổ. Người tu tập pháp Bồ-tát là người biết khổ. Người mạnh mẽ tin hiểu rõ ràng dù hưởng thụ khoái lạc trời người vẫn luôn cầu đạo vô thượng. Từ trí ấy tạo nghiệp nhưng cũng từ trí ấy chứng ngộ, mê là thức ngộ là trí, bị ràng buộc là thức, giải thoát là trí. Thức và trí vốn không có tên gọi, chỉ vì mê ngộ nên phân biệt thức trí, không thể xem là thường hay đoạn. Trí, thức chỉ là biểu hiện sự mê ngộ khác nhau nếu tìm nguồn gốc của nó thì chẳng khác nào tìm vết trong hư không người trong bóng, bản ngã trong thân. Chúng ta không thể tìm được tướng dài ngán cũ mới, vô minh và trí vốn không trước sau, dù đạt Bồ đề vô minh không mất. Vì sao? Vì vô minh vốn không, làm sao có sự diệt mất. Vô minh là bám víu sắc thanh…, trí là biết khổ, phát tâm cầu đạo do duyên, các pháp giả có, nhưng thể tánh các pháp vốn không, như vang trong hư không. Kim sắc, thể trắng bạch như thể tánh thanh tịnh của pháp thân. Kim thuộc màu trắng, thể trắng sắc vàng. Cũng thế, Bồ-tát bên trong sống đúng chơn như, bên ngoài hiện tướng tùy thuận thế gian. Ở đời, trong năm màu, màu vàng hơn hết. Bồ-tát tập hợp chơn như là thể vàng. Vị tín tuy tin tâm mình là pháp thanh tịnh không đắm nhiễm nhưng lòng tin ấy là pháp hữu lậu luôn sanh diệt nên là kim sắc. Nêu cõi ở phương đông trước vì phương đông là nơi để vạn vật sinh sôi nảy nở. Cũng thế, mười tín là điều kiện đầu để tu tập các hạnh. Song đó không phải là pháp thật, chỉ là hình ảnh biểu hiện thể dụng của pháp tánh như rồng chúa, bò chúa biểu hiện oai đức của Phật.

Hỏi: phương đông là biểu trưng của vị tín vì tín là điều kiện đầu để tu tập các vị. Song hành kim ở phương tây. Vì sao ở đâu lại nói cõi kim sắc ở phương đông, là pháp thân là trí Bất Động?

Đáp: điều này trong kinh đã nói rõ. Vì lòng tin là bào thai, mười tru là đứa trẻ. Hành kim vào tháng một là bào, tháng hai là thai, tháng ba là hình người, tháng bốn sanh giờ tỵ, tháng năm nuôi giờ ngọ, tháng sáu ẳm bồng giờ mùi, tháng bảy là tướng, tháng tám là vua, mười tín là thai nên mượn phương đông để biểu hiện. Các phương tây, nam, bắc bốn góc là sư tăng trưởng của tín. Đây chỉ là ví dụ cho dễ hiểu. Như Văn Thù dạy: ngày xưa lúc làm Bồ-tát, Thế Tôn mượn các luận thuyết địa vị để chúng sanh hiểu tu và truyền bá. Kẻ hậu học nên hiểu đâu là dụ, đâu là thật như dùng lưới bắt cá, cá không phải là lưới. Nếu không có lưới thì không có cá. Kinh chép: nơi nào cũng là cõi kim sắc, ở đâu cũng có Văn Thù, Phật Bất Động Trí vì pháp thân ngay trong thân tâm của chúng sanh. Cõi kim sắc là lòng tin vì lý của lòng tin là tên của cõi nước và cũng nhờ lòng tin nên không đắm nhiễm như cõi Liên Hoa ở phương tây. Cõi kim sắc là nhân đầu của tín. Các cõi ở phía nam, tây… là dụng của tín. Ở đây có mười nhân mười quả. Mười quả là mười Đức Phật tên trí, mười nhân là mười Bố tát Văn Thù, Giác Thủ… lợi ích trong nhân là quả của nhân, mười cõi nước là pháp tu tập. Danh hiệu Phật: Bất Động Trí là trí căn bản của Phật chúng sanh. Phần này trả lời câu hỏi: sự an trụ và cõi nước của Phật. Chín Đức Phật sau cũng từ trí này, các Đức Phật mười phương cũng thế. Tu tập năm vị, thành tựu chánh giác, cõi Phật, oai đức trang nghiêm là thần thông của Như Lai. Tên Bồ-tát: Văn Thù, là trí vi diệu không tánh của các Đức Phật mười phương. Các Đức Phật dùng trí ấy phân biệt các pháp thành tựu chánh giác. Văn Thù là thầy, me Phật. Nếu không có trí này, dù tu pháp giải thoát cũng chỉ đạt quả nhị thừa hay Bồ-tát cõi tịnh, không thành Phật. Vì thế vị tín tu tập năm vị thành Phật là nhờ Trí Bất Động ấy. Như Lai dù diệt độ, Văn Thù vẫn ở mãi trong đời. Sau khi trọn vẹn hạnh giác hóa, ngài sẽ thị hiện thành Phật ở hương Sơn (đây là giáo lý (một thừa). Kinh Hoa Nghiêm có câu: nơi nào cũng có Văn thù. Vì chúng sanh đủ trí ấy. Văn Thù là người thầy đầu tiên của vị tín nghĩa là tin tâm mình đủ trí vi diệu, Phật chúng sanh là một. Trong các kinh Văn Thù là pháp thân trí vi diệu, Phổ Hiền là dụng của trí. Hai vị là thể dụng của pháp Phật thị hiện hóa thân đem lại lợi ích cho chúng sanh. Chúng sanh phát tâm tu học là tu pháp ấy, đủ hạnh lợi mình lợi người, Văn Thù và các Bồ-tát ở núi Thanh Lương phía đông bắc biểu hiện ba ý:

  1. Dạy chúng sanh vui tu pháp lành.
  2. Bồ-tát thường ở đời.
  3. Tùy thuận chúng sanh chỉ dạy giáo pháp.

 

 

Phía đông bắc là cõi Diêm phù, núi Thanh Lương ở Trung Hoa (tư duy) vì người cõi này thường suy xét quán chiếu. Đông bắc thuộc quẻ cấn, cấn là trai út, là thiếu nhi, ở vào giờ sửu dần. Bồ-tát Văn thù thường hiện thân thiếu nhi nhập vị tín, thấy đạo, phát khởi trí vi diệu. Lại như lên đến đỉnh núi vì vị tín hiểu các pháp trống không, trí vi diệu sanh khởi. Sửu là tín, dần là thấy đạo, mão, thìn, tỵ là tiến tu, ngọ là trung đạo, mùi thân dậu tuất hợi là vào đời độ sanh. Tý là thầy, quẻ khảm là vua, thầy. Như thầy chỉ dạy pháp tắc. Vua thường ở phía bắc là biểu hiện oai đức. Số đại chúng: như số bụi trong mười cõi Phật, là hạnh nguyện rộng lớn. Đại chúng đến nơi kính lạy là sự tôn kính giữa thầy trò. Hóa hiện tòa ngồi ở phương đông. Tên tòa: Liên Hoa Tạng sư tử. Liên Hoa: không đắm nhiễm, là quả của hạnh vì hạnh pháp thân không nhiễm thế gian, có khả năng tạo quả lý trí thanh tịnh, nhân quả hỗ trợ cho nhau. Tạng: chứa dùng lý trí pháp thân vào đời tùy thuận độ sanh, đủ vô số công đức. Sư tử là dùng thân trí không sanh diệt vào đời độ sanh, không sợ sanh tử. Đại chúng an tọa, thể của tòa là pháp giới, nghĩa là phàm phu nhập pháp giới, tinh tấn tu tập thành tựu lòng tin. Đó cũng là tòa của tất cả các Đức Phật. Vị tín tinh Đức Phật nơi tâm, tin tấn tu tập. Phần này có hai ý: 1) Chu vi tòa; 2) Bồ-tát an tọa trong tư thế nào.

Chu vi tòa: phẩm pháp giới chép: tòa lớn ngang pháp giới, vì thể của tòa là tánh không nương tựa, không loạn định. Bồ-tát an tọa trong tư thế kiết già hiểu các pháp thế gian có từ pháp giới là kiết. Một là tất cả là già. Kiết già là tướng oai nghi an định không khuynh động. Đây là mười Ba-la-mật trong thể thí Ba-la-mật đoạn hai ( hàng) phân thành 10 ý như trước, phương hướng: phương nam, nam là đúng, mặt trời, sáng, hư không, quẻ ly trống ở giữa như mười tín quán thuần thục pháp không. Văn Thù là người thầy đầu tiên dạy chúng sanh phát lòng tin như dạy Thiện Tài phát lòng tin ở phía đông thành giác lại đi về phía nam cầu học các thiện tri thức. Khi lạy Phật, chúng ta cũng thường đọc nam mô… Trong bốn đế, đông tây là khổ tập, nam bắc là diệt đạo. Song pháp không có phương hướng, đó chỉ là ví dụ dẫn dắt chúng sanh phát lòng tin, nếu không chúng sanh khó hiểu pháp tánh. Như phần sau của phần này có câu: lúc là Bồ-tát… (như trước). Nam mô là chánh thuận, thuận lý hư không, Phật là người hiểu lý trống không. Khoảng cách (như trước). Tên cõi nước: Diệu sắc, vì tín thứ hai tăng trưởng lòng tin, hiểu rõ pháp trống không. Tên Phật: Vô Ngại Trí, từ thể trí Bất Động tu tập tăng trưởng lòng tin. Trí Vô Ngại là Đức Phật nơi tâm, không phải Phật ngoài tâm. Phật, chúng sanh đều có trong pháp giới, một trí huệ, một tâm. Tên Bồ-tát: Giác Thủ dùng trí phân biệt đúng sai là tự giác, lại giác ngộ chúng sanh. Bồ-tát này hiến ba pháp:

  1. Thân tâm mình là pháp giới thanh tịnh không nhiễm ô.
  2. Tánh thân tâm không phân biệt chủ thể khách thể.
  3. Tâm mình đủ trí vi diệu phân biệt đúng sai.

 

 

Đây là tự giác, nghĩa là tự tu thành tín vị. Nếu thấy Phật giác ngộ, mình không có khả năng giác ngộ là chưa tin. Số chúng, đại chúng đến nơi kính lạy, tùy phương. Hóa hiện tòa (như trước). Tên tòa có nghĩa là người thành tựu lòng tin ở trong sanh tử nhưng không sợ. Đại chúng an tọa (như trước). Vị này chuyên tu giới Ba-la-mật, chín Ba-la-mật khác là thứ yếu.