TÂN HOA NGHIÊM KINH LUẬN

QUYỂN 13

Cư Sĩ Lý Thông Huyền (Đời Đường).

 

Giải thích tên định: có ba ý:

  1. Tên định.
  2. Thể dụng của định.
  3. Công đức.

 

 

Tên định: Tỳ-lô-giá-na Như Lai tạng thân. Tỳ lô: ánh sáng giá na cùng khắp. Như Lai: thể pháp tánh, Tạng thân: dung nhiếp các pháp. Trí: sáng, dùng ánh sáng của giáo hạnh nơi lý trí chiếu soi căn tánh đem lại lợi ích cho chúng sanh. Thể dụng của định: thể là trí căn bản, dụng là trí sai biệt, trí tùy thuận chúng sanh. Nhập định là thể, xuất định là dụng; không xuất nhập là thể, xuất nhập là dụng. Tóm lại, nhập định để biểu hiện khuôn pháp nhằm hóa độ chúng sanh, xuất định là bày tỏ công dụng của định. Tất cả đều có từ thể trí không nương tựa. Định này còn gọi là định Thủ lăng nghiêm. Trí huệ của các Đức Phật là thể của định, tùy thuận vào đời để độ sanh và công dụng của định. (Hải: rộng lớn; tuyền: sâu xa). Thể dụng của định này sâun xa rộng lớn dung nhiếp hạnh nguyện nghiệp lực của tất cả các Đức Phật, Bồ-tát, chúng sanh trong sáu cõi. Phần này trả lời 37 câu hỏi trước: “Nhờ oai lực Phật” là trả lời những câu hỏi: cõi Phật, mắt tai mũi lưỡi của Phật. “Định Phổ Hiền” là trả lời những câu hỏi: hạnh và định của Bồ-tát. Phật là thể của sự biện giải về thể dụng của hạnh Phật, Bồ-tát. Hạnh Phổ Hiền là công dụng. Vì thể dụng này dung nhiếp các pháp. Mắt tai mũi lưỡi thân ý của Phật là thể, khả năng hiểu rõ nghiệp lực của chúng sanh là dụng Như Lai trao trí cho Phổ Hiền là biểu hiện trí Phật chính là trí Phổ Hiền để kẻ hậu học tin hiểu không nghi. Phật đưa tay xoa đầu Phổ Hiền là sự chỉ dạy. Phổ Hiền xuất định là chứng minh thể định tùy căn tánh đạt lợi ích. Tạm nêu mười công dụng biểu hiện sự rộng lớn không cùng của định.

Phẩm: SỰ THÀNH TỰU THẾ GIỚI 

Phẩm này được chia thành ba phần:

  1. Tên phẩm.
  2. Ý nghĩa của phẩm.
  3. Nghĩa của văn.

 

 

Tên phẩm: cõi thế gian cô từ nghiệp tịnh, nhiễm của chúng sanh. Cõi Phật Bồ-tát được hình thành từ nghiệp lực, thể tánh thanh tịnh, trí bi, Ba-la-mật và thần thông biến hóa để độ thoát chúng sanh. Nghĩa của phẩm có năm ý:

1/ Quả báo của nghiệp nguyện để trả lời những câu hỏi: Phật, chúng sanh, Ba-la-mật (Phật dùng thần lực trả lời) và tất cả những câu hỏi khác. Từ đó chúng sanh hiểu được hạnh nguyện độ sanh của Phật.2/ Dạy chúng sanh đời này đời sau – những người phát tâm bồ đề – biết rõ hạnh nguyện từ bi của Phật Bồ-tát, cứu độ đem lại lợi ích cho tất cả chúng sanh để chúng sanh đến bờ giải thoát. Nghĩa là chúng sanh thấy hạnh Phật noi gương thực hành trọn vẹn bi trí, không nhầm lẫn.

3/ Dạy Bồ-tát hiểu rõ nghiệp báo sai khác của chúng sanh đều bắt nguồn từ tâm.

4/ Dạy người mới phát tâm biết rõ quả báo chúng sanh rộng lớn như pháp giới hư không đủ mọi hiện tượng.

5/ Dạy người phát tâm biết rõ cảnh giới của Phật, Bồ-tát, chúng sanh đều không thể nắm bắt được. Do nghiệp lực chúng sanh chuyển biến thành hoại nên có sự thay đổi thành hoại của cõi nước. Nếu không có phẩm này Bồ-tát không biết hạnh độ sanh của Phật, tướng trạng lớn nhỏ của cõi thế gian và không phát tâm bồ đề độ thoát chúng sanh. Như phần kệ chép: đoạn trừ hư dối tâm thanh tịnh, sống hạnh từ bi luôn vui vẻ, người có chí lớn, vững lòng tin, vui mừng hạnh phúc được nghe pháp, an trụ hạnh nguyện của Phổ Hiền, tu tập hạnh tịnh của Bồ-tát, quán sát pháp giới, hư không giới, hiểu rõ hạnh nguyện của chư Phật. Nếu không nói rõ sự dung nhiếp đan xen của cõi Phật, Bồ-tát, chúng sanh hư không thì người phát tâm dù không họ pháp nhị thừa, tu hạnh Bồ-tát cũng chỉ đạt quả Bồ-tát của quyền giáo tâm trói buộc trong nhiễm tịnh, không vào cõi Phật, phân biệt cõi Phật của mình, người, thấy đến đi qua lại. Như Bồ-tát nguyện sanh về cõi tịnh ở phương khác trong giáo lý ba thừa. Nghĩa của văn: phẩm này gồm 11 đoạn: một đoạn văn xuôi và phần kệ đầu là phần tựa, 10 đoạn sau là phần chính.

Đoạn một chia thành sáu phần:

  1. (, hàng) Phổ Hiền quán sát mười cõi nước.
  2. ( hàng) Phổ Hiền khen ngợi đức mầu nhiệm của mười trí.
  3. (6 hàng) Phổ Hiền khen ngợi đức độ sanh khôn lường của mười thân Phật.
  4. (7 hàng) Phổ Hiền khen ngợi đức độ sanh bằng trí thân của Phật và sự thành tựu quả Phật của chúng sanh.
  5. (, hàng) Phổ Hiền nương lực Phật nói rõ hạnh nguyện độ sanh bằng trí thân của Phật, từ đó các Bồ-tát, chúng sanh vào cõi Phật.
  6. Phổ Hiền nói kệ tóm gọn các phần trước.

– Phần sáu có 20 hàng, hai hàng là một bài, với 20 ý trả lời các câu hỏi trước:

  1. Trí Phật sau xa.
  2. Thân Phật tùy chúng sanh.
  3. Lời Phật vang xa.
  4. Hạnh Phật rộng lớn.
  5. Đức từ bi độ sanh của Phật.
  6. Sự ra đời độ sanh của Phật.
  7. Chúng sanh yếu kém mê muội.
  8. Chúng sanh với lòng tin bền vững tu tập pháp Phật.
  9. Nhờ thần lực Phật chúng sanh hiểu pháp.
  10. Đoạn trừ hư vọng, chí nguyện sâu xa.
  11. Quán sát pháp giới như hư không, đạt lợi ích.
  12. Người tu đạo khác không hành hạnh Phổ Hiền.
  13. Giáo pháp truyền giảng khắp cõi chúng sanh.
  14. Phổ Hiền hiện thân cùng khắp.
  15. Khuyên chúng sanh quán lỗ chân lông.
  16. Phổ Hiền thuyết pháp đem lại lợi ích cho chúng sanh.
  17. Hạnh nguyện rộng lớn của Phổ Hiền.
  18. Phổ Hiền khen ngợi hạng nguyện;
  19. Mắt pháp mắt trí, thân pháp thân trí rộng lớn.
  20. Hạnh Phật hợp với chúng sanh.

– Phần chính gồm mười đoạn:

1. (1, hàng) phân sáu ý:

Phổ Hiền nói pháp cho đại chúng.

Cõi nước với mười pháp tóm thâu mọi việc trong ba đời của các Đức Phật.

Thể tánh tướng trạng với mười sự mầu nhiệm của cõi nước. Mười nhân duyên của sự đã đang sẽ thành tựu của cõi nước.

Với thần lực của Phật các pháp vốn vậy.

Nương lực Phật nói kệ. (1 hàng kệ tóm thâu các ý trước). Biểu hiện cõi nước chúng sanh rộng lớn, hạnh nguyện của Phật Bồ-tát cùng khắp vì cõi nước rộng nên hạnh nguyện lớn, chúng sanh nhiều, hạnh nguyện nhiều. Vì hạnh nguyện của Bồ-tát thanh tịnh nên cõi nước được hình thành từ báu vật thanh tịnh (Đó là sự khác biệt của nghiệp báo). Kinh dạy: Bồ-tát tu tập các hạnh nguyện tùy thuận sở thích của chúng sanh, tên hạnh của chúng sanh thật khó lường, thân hạnh của Bồ-tát cũng cùng khắp.

2. (9, hàng văn xuôi, hàng kệ) nơi nương tựa của thế giới.

3. (6 hàng văn xuôi, 20 hàng kệ) sự khác biệt của cõi nước.

4. (11 hàng văn xuôi, 20 hàng kệ) sự trang nghiêm của cõi nước.

5.  (13 hàng văn xuôi, 10 hàng kệ) thể sai khác của cõi nước.

6. (10 hàng văn xuôi, 20 hàng kệ) cõi nước tịnh uế do hạnh nghiệp sai khác.

7. ( hàng văn xuôi, 20 hàng kệ) sự khác biệt của cõi nước mà Phật xuất hiện là do nghiệp lực tuổi thọ sai khác của chúng sanh.

8. (7 hàng văn xuôi, 10 hàng kệ) sự tồn tại của cõi nước tùy nghiệp.

9. (1 hàng văn xuôi, 10 hàng kệ) kiếp số tùy nghiệp.

10. (1 hàng văn xuôi, 20 hàng kệ) cõi nước sai khác của Như Lai. Phẩm này dạy người phát tâm bồ đề hiện tại và vị lai biết rõ hạnh nguyện độ sanh rộng lớn của Phật, nghiệp lực sâu dày của chúng sanh. Vì trong pháp tánh lý trí không ngăn ngại, không đến đi. Với pháp Bala-mật, Phật hiện thân khắp nơi, làm đủ mọi việc. Từ đó, người tu hành soi gương Phật tu tập đúng đắn.

Phẩm: CÕI HOA TẠNG 

Phẩm này gồm 10 ý:

  1. Ý nghĩa của phẩm.
  2. Tên phẩm.
  3. Nguyên nhân hình thành cõi Hoa tạng.
  4. Hình tướng của cõi Hoa Tạng.
  5. Nhân duyên và sự hình thành cõi Hoa Tạng.
  6. Sự dung nhiếp của cõi cõi Hoa Tạng.
  7. Cõi Hoa Tạng bao hàm mọi việc trong ba đời.
  8. Cõi Phật vốn trống không, vì sao có cõi cõi Hoa Tạng?
  9. Sự ẩn hiện tự tại của cõi Hoa Tạng.

10. Nghĩa của văn. Ý nghĩa của phẩm: phần này trả lời những câu hỏi: cõi Phật, chúng sanh, Ba-la-mật và hạnh nghiệp qủa của năm vị. Tên phẩm: cõi này được hình thành bằng hoa sen với vô số cõi nước tịnh, nhiễm. Nguyên nhân hình thành cõi Hoa Tạng: từ tín thứ một đến địa thứ tám, Bồ-tát này luôn giữ vững ý chí nguyện, tu tập các Ba-lamật độ thoát chúng sanh. Cõi nước này được hình thành từ nguyện Bala-mật, cõi nước của chúng sanh có từ nghiệp. Cõi Phật được hình thành từ trí nguyện, trí nguyện hỗ trợ cho nhau. Nếu không nương trí pháp thân, tất cả hạnh nguyện đều thuộc hữu vi. Nếu không có nguyện lực thì không hiểu tánh không của pháp thân, làm sao độ thoát chúng sanh? Vì độ sanh bằng trí nguyện pháp thân nên không vướng có không, tu tập thành thục, tự tại tạo lợi ích cho mọi loài. Vì thế phần sau có câu: hoa thơm ngọc báu khắp nơi là nhờ nguyện lực từ xa xưa. Từ nguyện Ba-lamật thành tựu các Ba-la-mật khác. Mười Ba-la-mật của Bồ-tát từ lúc phát tâm đến địa thứ tám tạo thành mười phong luân với vô số quả báo sai khác. Như phong luân dưới cũng được hiình thành từ thí Ba-la-mật trong thể nguyện Ba-la-mật. Tất cả đều có nhân quả tương xứng. Cứ thế phối hợp mười Ba-la-mật với mười phong luân. Cõi chúng sanh được tồn tại từ phong luân vọng tưởng nghiệp, là phần núi kim cang trên mặt nước, như sao chổi (về thiên văn) nhờ ánh sáng đi lại không rơi. Cõi Hoa Tạng là quả báo của trí không nương tựa tùy thuận hạnh nguyện. Cung điện là quả của đức từ bi độ sanh, lầu gác là quả của trí bi quán sát căn tánh, tùy thuận độ sanh. Mặt đất bằng kim cang là quả của pháp thân tự tánh bình đẳng. Tất cả những vật trang trí bằng kim cương là quả của hạnh tùy thuận độ sanh của pháp thân. Những vật trang trí bằng ma ni là quả của đức độ sanh bằng giới thể. Núi kim cang bao quanh là quả của tâm bi đem lại lợi ích cho chúng sanh. Hoa thơm vườn đẹp là quả của hạnh lành, cây báu là quả của hạnh che chở chúng sanh. Tòa sư tử là quả pháp thân tùy thuận trí huệ thuyết giảng giáo pháp. Tất cả quả đều có từ nhân. Nếu không biết nhân thì không tu quả. Phần đầu của phẩm này là cõi Hoa Tạng được hình thành tự nguyện lớn mà đức Tỳlô-giá-na phát thệ trước các Đức Phật. Nguyện có từ hạnh. Phần sau chép: từ hạnh Phổ Hiền có vô số sự trang nghiêm. Như biển nước thơm là quả của hạnh từ bi, sông nước thơm là quả của hạnh tinh tấn. Tên của đại chúng cũng đầu thể hiện hạnh nguyện. Thấy cõi Hoa Tạng, chúng ta biết được nhân tạo nên. Không nên dẫn những kinh khác để chứng minh việc của kinh này ở kinh này, qua tên gọi chúng ta biết được nội dung, thấy quả biết nhân. Có như vậy chúng ta mới hiểu thật nghĩa của kinh này. Về pháp tướng, các kinh khác không giống kinh này. Như khổ đế của các kinh là Thánh đế của kinh này. Kinh khác có bốn đế, kinh này có mười Thánh đế và mười tầng mười hai duyên. Vì thế, không thể so sánh kinh này với kinh khác. Như các thần: phương hướng (coi về nghi cách của phương); đêm (đoạn trừ vô minh đen tối); ngày (đoạn tâm lười biếng, xiển dương Phật pháp). Thể của cõi Hoa Tạng là năm sự viên mãn: nguyện, trí, hạnh, bi, pháp thân, cùng tột pháp giới hư không, tất cả chúng sanh đều được lợi ích. Địa thứ tám tự tại độ sanh bằng trí không dụng công, không phải là cảnh giới an lạc tịch tinh hay cõi vui sướng của trời người và cảnh giới của Bồ tá thích sanh về cõi tịnh. Bồtát này dù hành sáu Ba-la-mật, đạt sáu thần thông vẫn không phát lòng tin vì không tin tu bằng trí căn bản và trí sai biệt. Hình tướng của cõi Hoa Tạng: phong luân Đại nguyện nâng giữ cõi Đại bi, nở hoa Đại hạnh. Vì tánh pháp trống không dung hợp tất cả không ngăn ngại. Trên mặt nước có một hoa sen lớn bằng hư không tên chủng chủng nhị hương tràng. Nghĩa là từ trí căn bản phát trí sai biệt thực hành vô số hạnh. Trên ngọc Nhựt châu trong hoa sen là núi Đại luân vi. Trên hoa sen có đủ các thứ trang trí: rừng báu, nước thơm, hoa đẹp, mặt đất bằng kim cang và tạp bảo. Trên đất có vô số sông thơm, đáy sông bằng báu vật. Mỗi một sông nước thơm có vô số sông con bao quanh theo hướng nam – đông. Trong mỗi sông ấy có một thế giới chủng. Theo các bậc tiên đức, ba ngàn đại thiên cõi nước hay vô số cõi nước bằng số cát sông Hằng là một thế giới hải, vô số thế giới hải là một thế giới tánh, vô số thế giới tánh là một thế giới chủng. Trong một thế giới chủng có vô số cõi nước. Nơi gần trung tâm sông nước thơm tên Vô biên diệu hoa quang minh (là công dụng của bi trí trung đạo). Đó là sông nước thơm trong hoa sen chủng chủng nhị hương tràng. Trong sông đó lại có hoa sen tên Nhứt thiết hương ma ni vương trang nghiêm, có thế giới chủng tên Phổ chiếu thập phương xí nhiên bào quang minh. Trên dưới thế giới chủng này có 20 tầng cõi nước, cách nhau vô số cõi. Cõi ta bà là tầng 13. Tầng dưới cùng có số cõi nước bằng số bụi trong một cõi Phật bao quanh. Tầng thứ hai, số cõi nước gấp hai tầng một và cứ thế đến tầng thứ 20. Có 11 thế giới chủng thông với trung tâm, mỗi thế giới chủng này cũng có 20 tầng như trên. Ngoài ra còn có 100 thế giới chủng sắp xếp tương xứng như trên. Gần núi luân vi có mười thế giới chủng, mỗi thế giới chủng có bốn tầng. Số tầng tuy ít nhưng khoảng cách giữa các tầng rất xa. Các tầng thứ 13 đều giống cõi Ta bà này. Bốn tầng này giống với 20 tầng của 11 thế giới chủng. 90 thế giới chủng khác không nói số tầng. Tất cả gồm 111 thế giới chủng tồn tại như hình ảnh trong lưới Đế Thích, và đều ở trên hoa của hoa sen lớn. Tầng cuối cùng có vô số phong luân, vô số cõi nước giống như mặt trăng mặt trời và vô số ngôi sao trên trời. Nguyên nhân và sự hình thành của cõi Hoa Tạng: thông thường quả có từ nhân. Kinh dạy: phát vô số nguyện lớn, qua nhiều kiếp độ sanh, thành tự hạnh Phổ Hiền, đạt quả báo tốt. Vô số thế giới chủng trong kinh là hạnh lớn của Phổ Hiền. Đó cũng là chúng xuất hiện từ tòa ngồi và từ ánh sáng giữa chặng mày. Vô số chỉ là số tổng quát như nói vạn hạnh của Phổ Hiền nhưng hạnh nguyện ấy thật không thể suy lường được. Hạnh Phổ Hiền nhiều như chúng trên, cõi Hoa Tạng là vô số cõi nước kia. 11 thế giới chủng gần trung tâm là hạnh nguyện địa mười một. Sự tăng dần về số cõi nước của 11 thế giới chủng là hai tầng nhân quả của mỗi địa, tức là một chánh, một hướng, số Đức Phật ở 20 tầng cõi nước là Phật trong nhân quả thù thắng. Cõi nước là cõi hóa độ của các vị. Vì sự giáo hóa của địa mười một thấp hơn quả Phật. 100 thế giới chủng bao quanh 11 thế giới chủng trung tâm là mười Ba-la-mật độ sanh của 11 địa. Mười thế giới chủng với bốn tầng cõi nước bao quanh là bốn nhiếp nháp của 11 địa. 90 thế giới chủng không phân biệt số tầng là cảnh giới hóa độ bằng 100 Ba-la-mật. Trong mười trụ… địa mười một đều có 100 nhân quả, trong năm vị đều có mười nhân quả chính, hai nhân quả hướng, cộng thành 100 nhân quả. Một thế giới chủng khác là quả Phật. Đó là một trong tất cả, nếu không có một thì không có tất cả. Về pháp duyên sanh, phải có một mới có tất cả. Như sự phối hợp của các số 1, 3, , 7, 9, 2, , 6, , 10 thành số tròn không thể thêm bớt. Đó là sự giống nhau giữa pháp Phật và pháp thế gian. Số một ấy không phải là cùng một lúc, cũng không phải là trước sau. Số một vốn không tự là một mà phải liên hệ với số khác. Các pháp vốn không phải là nhiều mà nhiều là do so với một. Từ đó có pháp duyên sanh dung hợp tất cả. Người đời thường cho rằng một là dương, hai là âm, dương âm kết hợp nhau không tách biệt, nếu tách biệt thì trời đất chống trái nhau không có mây mưa… Tất cả đều được xét tự sự tác động qua lại của âm dương. Nếu cả hai đều cứng thì không hợp, cả hai đều mềm thì tách rời. Việc độ sanh của Thế Tôn cũng thế, nếu không đưa chơn vào tục thì không độ sanh được, nghĩa là Phật là Phật, chúng sanh là chúng sanh. Trong việc lợi sanh, Phật là dương, pháp là âm nên kinh này thuộc viên giáo. Đức Phật từ một lập thành 10. Phổ Hiền là hạnh lợi sanh tự tại không vướng pháp duyên sanh. 110 thế giới chủng là 1mười hạnh của năm vị. Một thế giới chủng là sự phối hợp quả Phật và năm vị. Vì thế có việc Bồ-tát Thắng Âm ngồi trên đài sen, các Bồ-tát khác ngồi trên cánh sen, chữ thập và chữ nhứt tạo thành chữ sĩ, là phép tắc của người nhan. Cõi Hoa Tạng là quả của hạnh nguyện năm vị. Cõi nước khác biệt trong cõi Hoa Tạng là sự khác nhau về y báo của mỗi chúng sanh trong một cõi nước. Song về pháp giới, tất cả là một. Đó là sự đan xen thuần tạp không ngăn ngại của cõi Hoa Tạng, hạnh nguyện độ sanh và quả báo rộng lớn của Phật. Song Phật khác với chúng sanh. Nghĩa là cùng ở một nơi nhưng sự hiểu biết khác nhau. Như thần quỉ ở chung với người mà người không thấy. Trong kinh có câu: mỗi người luôn có hai vị trời ở bên cạnh. Vị trời thấy người nhưng người không thấy vị trời. Cũng thế, hạnh nguyện, y báo chánh báo của Phật tuy cùng khắp nhưng ba thừa đều cho rằng cõi tịnh ở phương khác, cõi này khác cõi kia. Đó là sự hiểu biết của họ kém cỏi. Và cũng từ đó quyền giáo được hình thành. Người phát tâm bồ đề hãy nương phát nhứt thừa tu tập vô số hạnh nguyện. Cõi Hoa Tạng dung nhiếp ba đời: nghĩa là một sát na đủ ba đời. Một sát na là không vọng niệm, không vọng niệm thì không có pháp xưa nay ba đời. Pháp thân là pháp không suy niệm được. Các pháp: chúng sanh… ba đời đều có trong pháp thân. Vì thế sự trang nghiêm của cõi Hoa Tạng thể hiện tất cả hạnh nguyện của Phật và nghiệp lực của chúng sanh. Nguyện nghiệp ấy đan cài nhau như ảnh tượng trước gương sáng. Thể tánh của pháp giới không phân biệt thời gian, chỉ vì vọng niệm nên có ba đời. Kinh dạy: trí thông hiểu ba đời nhưng không đến đi. Phật tử! Hãy quan sát cõi nước, thần lực… đều là mộng huyễn. Tác giả nói kệ: ba đời vốn không có, có là vì vọng niệm; chơn như không vọng tưởng, một sát na đủ ba. Ba đời vốn không có, một sát na cũng không; tất cả pháp ba đời, đều từ không phân biệt, hiểu rõ thời gian ấy, tích tắc thành chánh giác. Cõi Phật vốn trống không, vì sao có cõi Hoa Tạng? Vì bốn nguyên nhân:

1. Nhị thừa tuy thoát nghiệp thô của ba cõi nhưng không phước trí, không tạo lợi ích cho chúng sanh, chấp Niết-bàn.

2. Bồ-tát ba thừa luôn thích sanh về cõi tịnh, không hiểu lý chơn như, luôn phân biệt nhiễm tịnh, không tự tại trước mọi pháp, vì lợi sanh nên thị hiện phước đức thù thắng thấy mình là người độ sanh, thế gian là huyễn ảo.

3. Người sợ pháp không, không hình tướng, theo họ pháp không là đoạn kiếm, là không phước trí, luôn ràng buộc, không giải thoát. Họ không hiểu rằng phước đức hiển hiện ấy là y báo chánh báo của sự thấy pháp không, trừ vô minh.

4. Vì ba thừa và phàm phu hiện cõi nước với đủ phước trí để chúng tu tập mà không thiên chấp. Kinh có câu: cõi Phật như hư không, không hình tướng, không sanh diệt. Vì nhằm đem lại lợi ích cho chúng sanh nên Phật thị hiện cõi nước. Vì sao cõi Hoa Tạng ẩn hiện tự tại? Vì sao cõi ấy có từ pháp không và trí căn bản. Loài quỉ rồng đủ ba độc của thế gian còn có khả năng ẩn hiện huống gì pháp không, trí thuần tịnh! Như Thiện Tài vào lầu Di lặc, nhờ sức định thấy tất cả hiện tượng, nhưng khi ra khỏi định thì không thấy gì cả. Thiện Tài hỏi: tất cả hiện tượng đâu rồi? Di lặc đáp: trở về chỗ củ. Hỏi: ở đâu? Đáp: từ trí huệ của Bồ-tát, an trụ trong thần lực trí huệ, không từ đâu đến, cũng chẳng an trụ ở đâu, không là gì cả. Như nhà ảo thuật và những vật ảo tuy không hình thành và biến mất nhưng do ảo thuật chúng ta thấy được. Tất cả hiện tượng kia cũng thế, tuy không đến đi nhưng từ sức trí ảo và nguyên lực sẵn có, chúng ta thấy được. Nhờ sức trí nguyện trống không của Như Lai, cõi Hoa Tạng ẩn hiện tự tại. Trong pháp tánh, tất cả đều không, từ trí nguyện tất cả hiển hiện. Ẩn hiện là do duyên đủ lý trí nhưng không có người tạo tác. Phàm phu vì vô minh nên chấp chặt, không có trí huệ tự tại. Vì lòng đại bi Phật ở trong sanh tử nhưng sanh tử chính là chơn như. Vì thế tất cả sự biến hóa kia không ngoài trí chơn như. Nghĩa của văn: phẩm này có 1 đoạn:

  1. (2 hàng văn xuôi, 20 câu kệ đầu) cõi Hoa Tạng hình thành từ hạnh độ sanh của Phật.
  2. ( hàng văn xuôi 20 câu kệ) núi Bảo luân vi trên hoa sen có từ thần lực của Phật.
  3. (10, hàng văn xuôi, 20 câu kệ) sự trang nghiêm trên mặt đất kim cang của núi luân vi.
  4. (16 hàng văn xuôi, 20 câu kệ) sông nước thơm với các sự trang trí trên mặt đất kim cang.
  5. (1 hàng văn xuôi, 20 câu kệ) các sông xung quanh sông nước thơm
  6. (1, hàng văn xuôi, 20 câu kệ) hoa thơm cỏ lạ trên hai bờ sông nước thơm.
  7. ( hàng văn xuôi, 20 câu kệ) cõi nước với vô số công đức của Như Lai.
  8. (3 hàng văn xuôi, 20 câu kệ) hình tướng của cõi nước.
  9. (Phần cuối quyển) cõi nước trên hoa sen lớn.
  10. (Quyển 9) 10 thế giới chủng với 20 tầng xung quanh trung 3 tâm.
  11. (Quyển 10) 100 thế giới chủng xoay quanh 11 thế giới chủng kia.
  12. (Phần kệ cuối quyển 10) các cõi nước tịnh uế trong hư không là do nghiệp lực. Kinh này khác với những bộ kinh của tiểu thừa, vì kinh tiểu thừa phần nhiều dẫn văn của những bộ kinh khác. Mười quyển kinh trên nêu ba nhân quả:
  13. Như Lai thành chánh giác và đại chúng xuất hiện từ tòa (tự đạt quả Phật).
  14. Chúng xuất hiện từ tướng lông trắng giữa chặng mày (nêu quả khuyên tu).
  15. Cõi Hoa Tạng (quả của hạnh). Đây là phần trả lời câu hỏi trước để kẻ hậu học noi theo.

 

 

Phẩm: TỲ LÔ GIÁ NA 

– Phẩm này có ba phần:

  1. Ý nghĩa của phẩm.
  2. Tên phẩm.
  3. Nghĩa của văn.

 

 

Ý nghĩa của phẩm: năm phẩm trước nêu quả Phật Tỳ-lô-giá-na nhưng sợ chúng sanh không tin. Vì sao? Vì nếu không có xưa thì không có nay. Vì thế ở đây dẫn xưa chứng minh nay để đại chúng hiểu đúng đạo và thấy rõ sự giống nhau của các pháp. Tên phẩm Tỳ-lô-giá-na: từ bi trí pháp thân thiết lập giáo pháp đoạn trừ nghiệp ngu tối của chúng sanh. Hỏi: Phật xưa và Phật nay giống hay khác? Đáp: cũng giống cũng khác. Vì sao? Vì đều là thân với 97 tướng tốt đủ bi trí giải thoát nên giống. Tất cả chúng sanh phát tâm thành Phật là khác. Vô số Đức Phật từ xưa đến nay đều thành Phật trong một sát na không trước giữa sau là giống. Từ một sát na thấy vô số chúng sanh trong ba đời là khác kinh dạy: thân của các Đức Phật là pháp thân một tâm một trí, đủ oai lực, không sợ. Nghĩa của văn: phẩm này có 1 đoạn, trong đó có bốn đức Phật ra đời, bốn đức Phật ấy đều là đức Tỳ-lô-giá-na nhưng vì tùy thuận độ sanh nên tên gọi khác nhau. Tất cả những tên gọi ở đời đều là tên gọi của Phật và là đức của Như Lai như hư không dung nạp tất cả. Tên của chúng sanh cũng thanh tịnh như tên Phật. Ví như hương tên là Long (Đấu), chỉ đốt một nén hương thoảng khắp nơi, cháy suốt bảy ngày ngôn ngữ của chúng sanh cũng thanh tịnh như ngôn ngữ của Phật.

– 1 đoạn:

1. ( hàng) Phổ Hiền bảo đại chúng nghe pháp, đoạn này có 10 ý nhỏ:

  • Kiếp số mà Phật trải qua.
  • Vô số cõi nước.
  • Tên của cõi nước.
  • Phương hướng của cõi nước.
  • Số cõi nước xung quanh.
  • Hình tướng của cõi nước.
  • Sự trang trí trên mặt đất mỗi cõi nước.
  • Cây núi báu xung quanh cõi nước.
  • Cung điện làng xóm xung quanh cõi nước.
  • Thức ăn, đồ dùng, tuổi thọ… của cõi này.

 

 

2. ( hàng) được chia thành tám ý nhỏ:

  • Tên trong nước thơm trong cõi Thắng Âm.
  • Núi hoa xuất hiện trong cõi ấy (hình tướng như núi Tu Di).
  • Sự trang trí trên núi ấy.
  • Rừng cây trên núi.
  • Năm sự trang trí lớn trên núi.
  • Vô số sự trang trí.
  • Xóm làng trên núi.
  • Chúng sanh trên núi.

 

 

3. (9, hàng) được chia thành 10 ý nhỏ:

  • Tên thành.
  • Tên vua.
  • Làng xóm trong thành.
  • Vật liệu xây dựng.
  • Chu vi thành.
  • Sự nguy nga lộng lẫy của thành.

 

 

Vật trang trí trong thành: lỗ: cái (mộc) lớn giữ thành; (Sùng): cao lớn; lệ: đẹp; hào: mương rộng dài xung quanh thành; tiệm: mương hẹp, hoa ưu bát la: hoa sen xanh, gần giống hoa sen, cánh dài nhỏ như mắt Phật, cọng không gai; Hoa Ba đầu ma: hoa sen hồng, cọng có gai; Hoa câu vật đầu: hoa sen đỏ, cọng có gai; hoa phân đà lợi: hoa sen trắng; cây Bảo Đa la: cây vô ưu; bảy hàng cây là những số dương 1, 3, , 7, 9.

  • Thi la: thanh tịnh).
  • Dân trong thành.
  • Người đạt thần thông tự tại như ý.

Xung quanh thành là nơi ở của bảy loài quỉ trời. Hỏi: người trong thành ấy không phải là quỉ trời sao được thần thông tự tại như ý, y báo chánh báo tốt đẹp? Đáp: nhân nào quả ấy. Hỏi: thế nào là nhân nào quả nấy? Đáp: nhân tin pháp tịnh tánh không nương tựa, thể dụng rộng lớn của Tỳ-lô-giá-na, biết rõ mình người phàm Thánh đều là trí Như Lai không ngã, không sở hữu của ngã, tâm cảnh bình đẳng không hai. Vì không sanh diệt, an trụ trong chơn thật trống không, phàm Thánh đều từ một trí không khuynh động tâm mình là Phật, là trí căn bản và nhứt thiết, Phật nơi tâm không trong ngoài. Nhưng lòng tin ấy chưa trọn vẹn nên làm người đủ thần thông tự tại như ý. Nhờ lòng tin ấy, thấy Phật Tỳ-lô-giá-na ở trong cõi này đủ thần thông, trời rồng tám bộ cũng thế.

4. (9 hàng) đạo tràng và sự trang trí (rừng Bảo Hoa chi luân luôn có tiếng nhạc, hoa thơm).

5. (12, hàng) các Đức Phật xuất hiện ở kiếp đầu với tên gọi khác nhau, nguyên nhân có rừng Hoa chi.

6. (9, hàng) Đức Phật xuất hiện trong hoa sen, thân cao lớn, chúng sanh trong đạo tràng đầu thấy. Vì sao Phật này xuất hiện từ hoa sen, Đức Thích Ca ra đời từ thai mẹ? Vì tùy thuận căn tánh chúng sanh. Xuất hiện từ thai mẹ là hóa độ chúng sanh yếu kém, như phẩm: (lìa) thế gian chép: vì chúng sanh yếu kém Phật hiện vào thai mẹ. Chúng sanh chứng ngộ thấy Phật trên hoa sen.

7. ( hàng) Phật phóng ánh sáng bảo đại chúng tập hợp.

8. (0, hàng) Vua Hỷ Kiến Thiện Huệ, quyến thuộc và thái tử Uy Quang nhờ căn lành thấy Phật, đạt mười pháp. ( câu sau Thái tử Uy Quang nói kệ khen Phật).

9. (2, hàng) nhờ thần lực Phật, lời kệ của Uy Quang vang xa, vua cha nghe kệ vui vẻ nói kệ. (11 hàng kệ của vua Thiên Huệ ra lệnh dân chúng tập hợp và chuẩn bị vật cúng dường).

10. (3, hàng) mười vua cúng dường, gặp Phật, trình bày những kinh mà mình đã được nghe, Uy Quang đạt lợi ích, hai câu sau là phần kệ của Uy Quang (trong 10 hàng kệ, Uy Quang nghe pháp, đạt túc mạng trí thấy những việc làm của Phật ngày xưa, phát nguyện tu hành như Phật.

11. (11 hàng) Bồ-tát Uy Quang gặp Phật, phụng sự, đạt mười pháp của Như Lai, dạy chúng sanh phát tâm bồ đề (11 hàng kệ mà Phật công đức Sơn Tu Di Thắng Viên nói là khen công đức của Uy Quang).

12. (1 hàng) Tuổi thọ của Phật và con người trong kiếp trang nghiêm (Đức Phật thứ 1 diệt độ, Đức Phật thứ hai xuất hiện, Uy Quang gặp Phật, đạt mười pháp, nói pháp cho quyến thuộc (20 hàng kệ: Uy Quang khen ngợi công đức của Phật và sự khó khăn của việc gặp Phật, khuyên bà con đến gặp Phật).

13. (16 hàng) lời kệ của Uy Quang vang xa, Uy Quang cùng quyến thuộc đến chỗ Phật, đạt mười pháp, Đức Phật nói kệ khen sự đạt pháp địa thứ tám của Uy Quang. Kinh dạy: Uy Quang đạt trí quán đỉnh vô công dụng, thông hiểu tất cả.

14. (12 hàng) Đức Phật thứ hai nhập diệt, vua Thiện Huệ băng, Uy Quang lên ngôi Đức Phật thứ ba ra đời, Uy Quang gặp Phật nghe pháp đạt lợi ích, Đức Phật nói kệ khen ngợi công đức của Uy Quang.

15. (, hàng) Đức Phật thứ bốn ra đời, Uy Quang băng, sanh lên cõi trời làm vua, gặp Phật, nghe pháp. Phẩm này mượn Phật xưa, chứng minh sự giống nhau của các pháp. Người tin pháp thù thắng đạt y báo chánh báo tốt đẹp.