TÂN HOA NGHIÊM KINH LUẬN

QUYỂN 12

Cư Sĩ Lý Thông Huyền (Đời Đường).

 

Địa phát quang thứ ba, từ thể nhẫn Ba-la-mật, mười thiên vương Đâu Suất tu tập mười Ba-la-mật, Đâu Suất còn gọi là Tri túc. Luận Phật địa dạy: thân sau cùng của Bồ-tát giáo hóa ở cõi này. Kinh Anh Lạc nói: địa mười một là vị còn một đời thành Phật, mới là thân sau cùng của Bồ-tát (ở cõi thiền thứ năm). Trời tri túc là thân sau cùng. Bồ-tát ở cõi này tùy thuận hạnh độ sanh không cùng của Như Lai. Vị trước trừ hoặc chướng thô trọng của cõi dục bằng tịnh giới. Vị này đoạn trừ tập nhiễm của cõi bằng chín định, vượt trên ba cõi (như luyện vàng giỏi không bị hao hụt). Dùng định tôi luyện, mắt pháp quán sát, thực hành đầy đủ, hiểu rõ pháp chơn. Người cõi dục tu định để trừ hoặc chướng cõi dục. Cõi trời tu huệ đoạn chướng chấp định. Cứ tuần tự đoạn trừ như vậy. Bồ-tát địa thứ sáu ở cõi sơ thiền quán 12 duyên đối trị chướng định, tùy thuận pháp độ sanh nhưng không đắm nhiễm. Cõi trời này, thân cao bốn do tuần, áo dài tám do tuần, rộng bốn do tuần, sống bốn ngàn năm (mọi thứ đều gấp hai lần cõi trước). Người tu ba pháp giới định huệ được sanh về cõi này. Nếu chỉ tu thí giới thì sanh về cõi trời khác, còn buông lung. Giáo pháp nhứt thừa không như thế. Trí thông đạt là thiên nhãn.

Địa Diệm Huệ thứ bốn, từ thể tinh tấn Ba-la-mật, mười thiên vương Hóa Lạc tu tập mười Ba-la-mật, quán sát tu tập 37 phẩm tự đạo (với thệ nguyện vị ấy đạt pháp như vậy) độ sanh và làm trang nghiêm hạnh nguyện, vui với việc độ sanh. Như cõi trời này vui với sự biến hóa (thích biến hóa, cảnh vốn không, do tâm biến hóa) Bồ-tát này tu tập pháp quán không, ngoài tâm không có cảnh, dùng 37 phẩm trợ đạo đối thị hoặc chướng của tà đạo và cõi trời này, trang nghiêm bằng trí huệ, giáo hóa chúng sanh. Kinh Anh Lạc có câu: Bồ-tát địa hoan hỷ là nghịch lưu, địa ly cấu là đạo lưu, địa thứ ba là nhập lưu, thứ tư là Tu-đahoàn, thứ năm là Tư-đà-hoàn, thứ sáu là A-na-hoàn, thứ bảy là A-lahán, thứ tám là biến hóa sống chết thứ chín là trí huệ vi diệu, thứ mười là pháp vân. Bồ-tát mười trụ vào dòng pháp tự tại đạt quả Phật. Theo Hoa Nghiêm, trang năm vị, mỗi vị đều có 10 quả Phật nhân Phổ Hiền. mười tín biết rõ tánh phân biệt của mình là quả Phật Bất Động Trí, chỉ vì sự hiểu biết khác nhau nên vị thứ có cao thấp. Tất cả đều được xét bằng sáu tướng, cùng một sát na. Nếu thấy có nhanh chậm là trái thật pháp. Vị này siêng tu 37 phẩm trợ đạo trừ tập nhiễm ba cõi. Vị trời này, thân cao tám do tuần, áo dài 16 do tuần, rộng tám do tuần (mọi thứ đều gấp hai cõi trước).

Địa Nam Thắng thứ năm: từ thể thiền Ba-la-mật, mười thiên vương cõi Tha Hóa tự tại tu tập mười Ba-la-mật, cõi này ở trên cùng cõi dục. Bồ-tát khó vượt cảnh dục là Nan thắng, Bồ-tát năm địa trước chưa hoàn toàn tự tại trước dục vọng, nhờ sức quán chiếu tu tập pháp Ba-la-mật nên không bị chìm đắm trong dục, chưa được tự tại như địa thứ tám dùng trí, không dụng công. Bồ-tát này quán mười đế đối trị tập khí nhiễm tịnh nơi ba cõi đạt năm minh. Nếu không quán mười đế, cõi này là cõi ma khó trừ tập khí ba cõi. Ma Ba tuần ở cõi này quán mười đế cũng là Bồ-tát, không tu tập là ma. Tha hóa tự tại là vui với sự biến hóa của người khác. Bồ-tát này vui với việc ban vui cho chúng sanh. (Như luyện vàng trang sức xa cừ). Vị trời này thân cao 16 do tuần, áo dài 32 do tuần, tuổi thọ… gấp hai cõi trước.

Địa Hiện Tiền thứ sáu, từ thể Bát-nhã Ba-la-mật, mười thiên vương Đại phạm tu tập mười Ba-la-mật. Bồ-tát này quán 12 duyên sanh đạt ba pháp giải thoát: không, vô tướng, vô nguyện. Trí huệ thù thắng. (Trừ hàng sơ thiền thích cảnh tịnh, không hiểu chơn như, tu định ở cõi dục, như Bồ-tát ba địa trước). Bồ-tát tu định ở cõi định, tâm thù thắng, dùng pháp đối trị, hiểu rõ chơn như. Với tánh không nương tựa Bồ-tát luôn ở trong ba cõi nhưng không đắm nhiễm (đại phạm xưa dịch la thi khí, nay dịch là phạm ma, Trung Hoa dịch là Thanh Khiết tịch tịnh) vì sơ thiền thuộc cõi sắc, không có người nữ, không có dục nhiễm. Theo luận Phật địa, đoạn dục tịch tịnh là phạm thiên. Theo kinh trường A Hàm, tiếng nói thanh tịnh là phạm. Thi khí là trừ kế, lễ kế, hỏa đỉnh, vì nạn lửa của kiếp tận cháy đến cõi trời này. Người đạt sơ thiền sanh về đây. Tiếng nói của cõi này thanh tịnh, nghe được các tiếng khác, người khỏe trẻ, da trắng như bạc, cao nửa do tuần, áo màu bạch kim, không phân biệt nam nữ, thức ăn là thiền định, sống một kiếp (như trang sức tỳ lưu ly). Vị này quán pháp duyên sanh bằng mười cách thuận nghịch, đạt mười định không là Tỳ lưu ly. Tỳ là sáng. Trí quán 12 duyên sanh như lưu ly sáng đẹp, hiểu rõ vô minh là đạt trí căn bản. Trụ thứ sáu… địa thứ sáu đạt ba không, vượt ba cõi, tịch tịnh. Trụ thứ sáu biểu hiện bằng Tỳ kheo Hải Tràng, địa thứ sáu biểu hiện bằng dạ thần trông coi thành ấp.

Địa viễn hành thứ bảy, từ thể phương tiện Ba-la-mật, mười thiên vương cõi Quang Âm tu tập mười Ba-la-mật. Địa viễn hành như thiền thứ hai, thiền thứ nhứt đoạn ưu, thứ hai diệt khổ. Bồ-tát này trọn vẹn hạnh nguyện về bốn nhiếp pháp, bốn tâm vô lượng, mười Ba-la-mật, 37 phẩm trở đạo, hết khổ, cứu chúng sanh, vượt qua hai chướng nhiễm tịnh (như luyện vàng thành đồ trang sức pháp thân là thể của vàng, trọn vẹn bi trí là các báu vật), độ sanh bằng pháp Phật. Nhờ tâm thanh tịnh, miệng phóng ánh sáng. Nghĩa là Bồ-tát dùng pháp sáng phá trừ hôn ám. Vị trời này thân cao hai do tuần, sống hai kiếp, nạn nước của kiếp tận dâng đến cõi này.

Địa bất động thứ tám, từ thể nguyện Ba-la-mật, mười thiên vương cõi Vô lượng biến tịnh tu tập mười Ba-la-mật. Vị trời này không lo khổ, vui với thiền định. Bồ-tát trọn vẹn công hạnh, vui trong pháp lạc. Địa thứ 10 mới đoạn hết vui. Nạn gió của kiếp tận thổi đến cõi này, vui trong thiền định là đạt trí không dụng công nhưng còn tập khí vui với pháp không sanh. Nhờ ba sự gia hộ và bảy lần khuyên nhắc của Phật Bồ-tát này nhớ lại nguyện xưa, vào đời độ sanh bằng trí không dụng công. Đây là việc ngăn chặn của Như Lai. Ngăn chặn sự vướng mắc trong tịnh pháp, không độ sanh. Vì sao địa thứ bảy đã trọn vẹn công hạnh, địa thứ tám chưa đạt quả Phật? Hãy xét bằng mười pháp mầu, không nên xét bằng vọng tình. Vô số kiếp của phàm phu là pháp giới không đầu cuối. (Như vật trang sức trên vương miện của chuyển luân vương đẹp hơn vật của các quan). Vì trí không dụng công của địa thứ tám thù thắng. Địa thứ mười đủ mười lực, bốn vô sở úy, địa mười một trọn vẹn hạnh Phổ Hiền.

Địa Thiện Huệ thứ chín, từ thể lực Ba-la-mật, mười thiên vương cõi Vô Lượng Quảng Quả tu tập mười Ba-la-mật, cõi thiền thứ tư không quán hơi thở, không có ba nạn. Trong phần khen đức, mười vị này xây cung điện bằng pháp tịnh. Bố tát này dùng một ngôn ngữ thuyết giảng vô số pháp hóa độ tất cả chúng sanh, không phân biệt bằng tâm ý thức, trọn vẹn trí pháp, cõi trời này không có thức phân biệt của các cõi trời dưới, nhưng còn thức phân biệt của cõi sắc. Khi đoạn trừ thức tưởng thì không còn nghiệp ba cõi. (Như vật trang sức trên vương miện của chuyển luân đẹp hơn vật của các vua nước nhỏ). Trí huệ của Bồ-tát này hơn hẳn các địa khác. Bồ-tát này luôn sống trong pháp. Quảng quả là phước đức rộng lớn.

Địa pháp vân thứ mười, từ thể trí Ba-la-mật, mười thiên vương cõi Đại tự tại tu tập mười Ba-la-mật. Phần khen đức chép: hãy quán sát pháp không hình tướng, bình đẳng. Bồ-tát này thành tựu trí không hình tướng. Kinh Anh Lạc dạy: Bồ-tát ba hiền chế phục nghiệp thô ba cõi. Bồ-tát từ địa thứ một trở về sau vừa chế phục vừa đoạn trừ. Bồ-tát địa thứ tám trừ tập nhiễm về sắc, còn chấp tâm, chưa thông hiểu các pháp. Bồ-tát địa thứ chín tuy tâm thù thắng nhưng vẫn còn chắp tâm, Bồ-tát địa thứ mười đoạn trừ hai chấp tâm sắc, tự tại không chướng ngại trước tâm cảnh. Bồ-tát ba địa , 9, 10 từ trí không dụng công, trừ tập nhiễm phân biệt trong ngoài, còn chấp pháp chơn như. Bồ-tát địa mười một cũng thể như việc tìm mà không gặp Bồ-tát Phổ Hiền trong phẩm mười định. Theo luận Trí Độ, ngoài cõi trời của địa thứ chín, có cõi trời địa thứ 10 tên Ma-hê-thủ-la. Vị này có tám tay ba mắt, cỡi bò trắng, chỉ tích tắc biết rõ số hạt mưa trong ba ngàn đại thiên cảnh giới. Đó là khẩu hiệu cho phương tiện và cõi nước độ sanh ngày một hơn, hiểu rõ lý sự pháp nhứt thừa, ở trong vô số cõi nước, thọ vô số thân hình. Người tu thật pháp hãy hiểu đúng bằng mười sự vi diệu, không nên tin bằng sự biến hóa. Tất cả những việc trên đều là tượng trưng cho pháp. Người đạt đạo thấy rõ trí không hình tướng, không tạo tác nhưng biết rõ mọi vật. Đó là thần. Vị thần này tùy hạnh lợi sanh nên hạnh ấy không phải dối, ở trong ba cõi bằng trí sáng, không phân biệt nhiễm tịnh. Trí huệ tự tại như vua, thần thông biến hóa khôn lường, phước đức siêu vượt 2 chúng theo Phật nghe pháp tiên được phân thành hai:

  1. Hiện quả tạo nhân, nêu rõ địa vị.
  2. Tùy địa vị tu tập đạt kết quả 1 chúng (từ quyển hai đến quyển năm) là tùy vị tu tập đạt quả (0 chúng của năm vị cũng thuộc phần này).

Phần đạt quả dạy: đạt quả Phật là có sự hiểu biết như Phật. Đây là tấm gương để kẻ hậu học noi theo. Mê là phàm, ngộ là Phật. Vừa phát tâm là thành chánh giác. Phần này có 20 câu kệ. Hai câu đầu khen công đức của Phật, 1 câu sau phân thành ba: khen sự hiểu biết như Phật; chúng Phổ Hiền nhập pháp giới vì một hạnh đủ các hạnh; chúng Hải Nguyệt khen ngợi công đức của Phật và pháp mình chứng đạt giống nhau, không khen đức riêng. Phổ Hiền Văn Thù là bi trí. Phổ Hiền đủ mười sự lợi ích, một là tất cả. 26 Hàng từ “Bấy giờ Thế Tôn ở trong đạo tràng” trở về sau được phân thành hai: 11 hàng trước: đại chúng tập hợp, có năm ý:

  1. Đại chúng tập hợp.
  2. Từng chúng riêng biệt.
  3. Khen đức.
  4. Do Phật biến hóa.
  5. Dùng sức hiểu rõ đạt trí Phật.

 

 

– 1 hàng còn lại có hai ý:

  1. Thiên vương đạt qua.
  2. Thiên vương nhờ lực Phật nói kệ.

– 20 câu kệ phân thành hai ý: hai câu đầu khen công đức của Phật. 1 câu sau phân thành ba: khen sự hiểu biết của mình như Phật, riêng chúng Phổ Hiền khác. Tất cả đều như phần trên. Bảy chúng trong 7 chúng xuất hiện từ tòa Như Lai có hai ý: 1) Ý nghĩa của việc đại chúng tập hợp; 2) Văn. Phần một chia ba:

  1. Bồ-tát là hạnh Phật.
  2. Các Đức Phật giống nhau.
  3. Quá khứ hiện tại là một.

 

 

Tòa Như Lai là hạnh nguyện của Phật, hạnh Bồ-tát. Pháp thân là thể của tòa. Hạnh Phổ Hiền là sự trang sức nơi tòa. Trí bi không tạo tác là Phật ngồi trên tòa. Phật quá khứ hiện tại là một để trừ tâm nghi của chúng sanh. Thể của tòa là sự dung hợp xưa nay pháp giới là hạnh nguyện tự tại không ngại. Phật ngồi trên tòa là chánh báo, sự trang sức nơi tòa là y báo. Từ hạnh đạt quả, từ quả xuất hiện vô số chúng, vì nhân quả là một. Phần văn có 29 hàng, bảy ý:

  1. Đại chúng xuất hiện từ tòa.
  2. Tên của đại chúng ấy.
  3. Đại chúng cúng dường.
  4. Đại chúng đi quanh Phật.
  5. Đại chúng lạy Phật, an tọa.
  6. Đức của đại chúng.
  7. Đại chúng nương lực Phật nói kệ.

Trong đó có mười Bồ-tát, mỗi vị nói 20 câu khen ngợi y báo chánh báo và nhân quả của Như Lai, biểu hiện hạnh nguyện của các Đức Phật xưa nay dung hợp. Chúng Phổ Hiền là hạnh lợi sanh của Phật. Chúng xuất hiện từ tòa là hạnh nguyện Phật hợp hạnh Phổ Hiền chúng sanh tu tập pháp này là ngồi xe nhứt thừa thẳng đến đạo tràng. Pháp giới là đạo tràng, Ba-la-mật là công dụng của người, trừ nhiễm đạt tịnh, phá vô minh, thành trí căn bản. Phần này khen ngợi mười pháp Ba-la-mật của Phật mười địa cũng vậy.

Một đoạn 21 hàng từ “Bấy giờ cõi Hoa Tạng… biểu hiện sự cảm động của trời đất, việc cúng dường của chúng, có bảy ý:

  1. Tên cõi nước.
  2. Thần lực Phật cảm động trời đất.
  3. Đại chúng vui vẻ cúng dường Phật.
  4. Cõi này là cõi mẫu.
  5. Phật hiện khắp nơi.
  6. Tên Phật hợp trí Phật.
  7. Đại chúng cúng dường.

 

 

– Vì sao cảm động trời đất? Có năm hiện tượng cảm động trời đất:

  1. Đại chúng đạt đạo.
  2. Người trí xuất hiện.
  3. Người trí qua đời.
  4. Thế gian bị tai nạn.
  5. Đại chúng đạt đạo vui vẻ.

 

 

Thần lực Phật cảm động trời đất biểu hiện đức là điều kiện trước tiên để thầy trò kính trọng nhau. Vì sao đoạn này mặt đất chỉ chấn động? Ở đoạn này tất cả đại chúng trong lần thuyết pháp thứ nhứt tập hợp khen công đức của Phật. Sau khi đại chúng ở cõi này tập hợp, Phật phóng ánh sáng chiếu khắp nơi để đại chúng cõi khác tập hợp (đây là cõi khác trong sự không phân biệt). Đó chỉ là biểu hiện khách thể – chủ thể để giáo hóa chúng sanh. Trong pháp tánh một sát ma đủ ba đời phóng ánh sáng bảo đại chúng tập hợp là thể hiện cảnh giới Phật đan cài nhau. Đây là nhân quả của năm vị. Bộ kinh này có sáu nhân quả:

  1. (Năm phẩm thế chủ, Diệu Nghiêm… cõi Hoa Tạng) nhân quả đạt năm vị và nhập pháp giới.
  2. (Phẩm Tỳ-lô-giá-na) nêu nhân quả của Phật quá khứ để chứng minh quả Phật hiện tại, vì các Đức Phật như nhau, nhân có từ quả.
  3. (Lần thuyết thứ hai) nhân quả mười tín.
  4. (Từ đỉnh Tu Di… thế gian) nhân quả của Bồ-tát.
  5. (Phẩm nhập pháp giới) nhân quả pháp mầu mà các đức Phật từ xưa đến nay đều tu, là thể của Phật và chúng sanh, vì mê mờ nên chúng sanh khác Phật.
  6. (Hội chúng ở phía đông thành Giác) nhân quả lợi sanh của Bồ-tát.

 

 

 Phẩm Như Lai hiện tướng (thứ hai): từ đây đến phẩm Tỳ-lô-giána là môn thứ hai (nêu quả khuyên tu) của mười môn. Phẩm này phân thành ba: 1) Giải thích tên; 2) Giải thích ý; 3) Nghĩa của văn. Tên phẩm: các Bồ-tát, trời, thần tập hợp hỏi 37 pháp. Biết vậy, Như Lai phóng ánh sáng từ Kim Khẩu hiện tướng, bảo đại chúng mười phương tập hợp, giải thích trừ nghi. Như Lai hai lần phóng ánh sáng: lần phóng ánh sáng từ răng là bảo đại chúng tập hợp, lần phóng ánh sáng từ lông trắng giữa chặng mày là hiện nhân quả cảnh Phật để đại chúng tin tu. (Kể cả lần phóng ánh sáng của Bồ-tát thành ba). Đại chúng tập hợp xong, Như Lai hiện cảnh Phật, Bồ-tát giải mười10 lần:

  1. Ánh sáng từ răng bảo đại chúng tập hợp.
  2. Ánh sáng giữa chặng mày hiện quả tạo nhân.
  3. Ánh sáng từ tướng bánh xe dưới chân nói pháp mười tín.
  4. Ánh sáng từ đầu ngón chân (ở cung Đế Thích) nói pháp mười tru.
  5. Ánh sáng từ gót chân (ở cõi Dạ ma) nói pháp mười hạnh.
  6. Ánh sáng từ đầu gối (ở cõi Đâu Suất) nói pháp mười hồi hướng.
  7. Ánh sáng từ lông trắng giữa chặng mày (ở cõi Tha Hóa) nói pháp mười địa.
  8. Ánh sáng từ tướng lông trắng giữa chặng mày phóng đến đỉnh đầu Văn Thu.
  9. Ánh sáng từ Kim Khẩu phóng đến Kim Khẩu Phổ Hiền, dạy hai vị hỏi đáp nhân quả Phật.
  10. Ánh sáng Phổ Chiếu tam thế pháp giới phóng từ tướng lông trắng giữa chặng mày.

 

 

 

 

 Phẩm công đức tướng tốt dạy: “Phật phóng ánh sáng chiếu soi tất cả chúng sanh, ánh sáng ấy không phải chỉ hiển hiện nhân quả năm vị. Giải thích ý: Phật phóng ánh sáng là hiện tướng giải đáp 37 nghi vấn. Giải thích nghĩa của văn có hai:

  1. Ý kinh.
  2. Ý phẩm.

Năm phẩm hiện tướng… Tỳ-lô-giá-na trả lời 37 câu hỏi, ý phẩm có bốn:

  1. Bấy giờ các Bồ-tát… thỉnh Phật thuyết pháp.
  2. Thế tôn biết tâm chúng… Phật phóng ánh sáng bảo đại chúng tập hợp.
  3. Cõi nước mười phương… đại chúng từ các nơi hợp về.
  4. Giải đáp nghi vấn.

 

 

– Phần một được phân thành ba:

  1. Thế tôn thương xót chúng sanh… 1 câu hỏi.
  2. Cõi nước mười phương (6, hàng) 19 câu hỏi.
  3. (Hai câu sau) Bồ-tát nhờ lực Phật, phóng ánh sáng hỏi pháp.

 

 

37 câu hỏi: quả Phật là gì? Là pháp không thể suy xét; là pháp tánh rỗng lặng mà Phật an trụ. Cảnh giới Phật ra sao? Là vô số cõi hiện từ lỗ chân lông lúc Phật ngồi trên tòa Bồ đề, là giáp giới: thế nào là sự gia hộ của Phật? Là sự gia hộ của Bồ-tát Phổ Hiền nhập định của Phật. Hạnh Phật là gì? Là hạnh không ngại, là hạnh Phổ Hiền. Thần lực Phật là gì? Là mười lực xứ phi xứ… Sự không sợ của Phật là gì? Là chín sự không sợ. Sự thù thắng không ai nhiếp phục được của Phật là gì? Là trí không tánh. Mắt Phật là gì? Là trí hiểu các pháp và căn tánh chúng sanh. Phẩm mười thân Phật có câu: mắt Phật tiêu biểu cho sự thấy biết tự tại. Tai Phật là gì? Là tai nghe xa không chướng ngại, hiểu rõ phân biệt được mọi âm thanh. Mũi Phật là gì? Là trí huệ thần thông với vô số hóa Phật ngồi trên tòa sen đi khắp các cõi nước. Lưỡi Phật là gì? Là ngôn ngữ thuyết giảng. Thân Phật là gì? Là pháp thân không sai khác, không nương tựa, ở trong pháp giới, hiện khắp mọi nơi. Ý Phật là gì? Là trí khôn lường (tâm ý thức của Phật khó biết). Ánh sáng thân Phật là gì? Là ánh sáng tướng tốt chiếu soi mọi căn tánh của chúng sanh. Ánh sáng Phật là gì? Có hai:

  1. Ánh sáng giáo pháp.
  2. Ánh sáng trong phẩm Quang Minh giác và mười ánh sáng biểu hiện pháp.

Trí Phật là gì? Là trí nhứt thiết chủng và trí sai biệt, trí sâu xa dung nhiếp pháp giới, đi lai trong ba đời, chỉ dạy chúng sanh. 19 câu hỏi: các Đức Phật nói về vô số cõi nước cho các Bồ-tát. Chúng sanh hải: vô số chúng sanh; Phật hải: Như Lai ngồi tòa bồ đề, từ mỗi lỗ chân lông xuất hiện vô số cõi nước. Phật Ba-la-mật hải: mười Ba-la-mật với vô số hạnh Bồ-tát. Phật giải thoát hải: là pháp thân Như Lai hoặc là năm phần pháp thân Phật biến hóa hải: không thể tánh, không nương dừng, không thọ sanh, không hình tướng, tất cả đều như bông, hiện vô số thân hình ở vô số cõi, từ một thân Phật hóa hiện vô số thần. Phật diễn thuyết hải: âm thanh phát ra từ ánh sáng trên lỗ chân lông điều phục kẻ ương ngạnh, từ một âm thanh, tất cả chúng sanh đều nghe hiểu. Âm thanh ấy không phát xuất từ tâm thân. Phật danh hiệu hải: phẩm danh hiệu chép: danh hiệu Như Lai hợp với khả năng chúng sanh. Phật thọ lượng hải: thân Phật như bóng không sanh diệt, Nhứt thiết Bồ-tát thệ nguyện hải: là phẩm tịnh hạnh, hay là nguyện lớn trong phẩm mười hồi hướng Nhứt thiết Bồ-tát phát thú hải: tất cả phương tiện để Phật tử trong đạo tràng tu tập chứng nhập trí huệ, an trụ trang sức mạnh, siêng năng tu tập nhiều kiếp đạt các vị, vì hạnh nguyện hợp với thể tánh thanh tịnh của pháp giới chơn như phẩm mười hạnh chính là mười hạnh trợ lực để thuần tựu đầy đủ trí huệ bồ đề. Trợ đạo hải là 37 phẩm trợ đạo, đủ thân, thọ, tâm pháp. Nhứt thiết thừa hải là Như Lai thừa, pháp giới, bất (tư nghi), năm vạn bốn ngàn. Nhứt thiết Bồ-tát hạnh hải là hạnh Phổ Hiền, tất cả thân trí cảnh của hạnh Phổ Hiền. Nhứt thiết Bồ-tát xuất ly hải là phương tiện trợ đạo trong năm vị. Bồ-tát trong đạo tràng này nhập quả Phật, biết thần lực Phật, tu tập thành tựu hạnh Phổ Hiền, biết thần thông biến hóa của Phật, bình đẳng hiện khắp các cõi, hành hạnh bằng trí, vào cõi Phật. Nhứt thiết Bồ-tát thần thông hải là các việc tùy thuận độ sanh, Bồ-tát từ các cõi đến, Bồ-tát xuất từ lỗ chân lông. Phẩm mười thông: đi khắp các cõi Phật, biết thồn thông của Phật. Nhứt thiết Bồ-tát Ba-la-mật hải: từ mỗi lỗ chân lông trên thân đại chúng phóng vô số ánh sáng bằng số bụi trong mười cõi Phật, từ mỗi ánh sáng xuất hiện vô số Bồ-tát bằng số bụi trong mười cõi Phật đi khắp các cõi nước giáo hóa chúng sanh. Ba-la-mật là hạnh Phổ Hiền để người phát tâm tu học. Nhứt thiết Bồ-tát địa hải là từ địa này đến địa khác, là mười địa, quả Như Lai, địa Bồtát. Nhứt thiết Bồ-tát trí hải là trí căn bản của Như Lai. Từ trí này phát khởi trí sai biệt, giáo hóa chúng sanh, mười trí không cùng tận. Ba câu: xin thế tên… là lời thỉnh câu. Những gì các Đức Phật mười phương đã thuyết giảng Đức Phật hiện tại cũng đang thuyết giảng. Câu: bấy giờ… cùng dường và nói kệ. Phật trả lời những câu hỏi bằng ba cách:

  1. Phật phóng ánh sáng từ răng tập hợp đại chúng, hiện thần thông.
  2. Phật phóng ánh sáng từ giữa chặng mày hiện tướng, mười Bồtát nói kệ.
  3. Phổ Hiền nhập định, xuất định nói rõ nhân quả của chúng sanh và Phật từ xưa đến nay.

 

 

Phẩm thế giới thành tựu nói về nghiệp báo tịnh nhiễm của Bồtát, chúng sanh là trả lời số Phật và hạnh Bồ-tát. Cõi Hoa Tạng – cõi thật báo – của Phật là trả lời cảnh giới, chúng sanh, Ba-la-mật. Phẩm Tỳ-lô-giá-na nêu việc xưa chứng minh việc nay để chúng sanh tin hiểu tu tập, hiểu quả có từ nhân. Nếu không như thế chúng sanh không biết nương tựa vào đâu. Sáu phẩm: Thế chủ Diệu Nghiêm… Tỳ-lô-giá-na đều nêu quả khuyên tu. Phẩm danh hiệu trả lời 2 câu hỏi, nêu quả Phật để chúng sanh hiện tại, vị lai tin mình là Phật, là năm vị. Các pháp xưa nay là một. Phẩm pháp giới trả lời tất cả các câu hỏi. Về phép của năm vị, có 110 quả Phật hạnh Bồ-tát giống nhau. Nếu cộng mười tín sẽ thành 120. Hai mươi câu kệ của phần cúng dường nói kệ được phân thành bốn: hai câu đầu: khen ngợi việc thành tựu viên mãn hạnh Phật trong ba đời. Hai câu tiếp theo: thỉnh Phật giải thích nghi vấn. Hai câu tiếp: đại chúng tập hợp xin Phật trừ nghi. Mười bốn câu sau: nêu lại 37 câu hỏi. Vì sao đại chúng không hỏi lại im lặng nghi ngờ? Không dùng ngôn ngữ thỉnh cầu và khen ngợi? Sự cúng dường và thưa thỉnh ra sao? Vì tâm pháp giới của Phật là tâm chúng sanh nên Phật biết chúng sanh nghi ngờ. Cúng dường nói kệ là tiêu biểu cho các pháp đều từ thể pháp giới rộng lớn. Tâm cảnh chúng sanh và Phật là một. Vì không hiểu rõ, chúng sanh thấy có hai.

Đoạn “Thế Tôn biết tâm Bồ-tát” là phần Như Lai phóng ánh sáng từ răng, bảo đại chúng tập hợp, hiện pháp trả lời các câu hỏi, có 10 ý:

  1. Như Lai biết chúng sanh nghi.
  2. Ánh sáng từ răng Phật chiếu khắp.
  3. Ánh sáng ấy có mười tên.
  4. Vô số ánh sáng.
  5. Màu sắc ánh sáng.
  6. Sự chiếu soi của ánh sáng.
  7. Đại chúng nhờ ánh sáng thấy nhau.
  8. Ánh sáng chiếu khắp các cõi nước.
  9. Âm thanh phát ra từ ánh sáng.
  10. Chúng sanh mười phương nghe lời dạy đều tập hợp về.

 

 

 

 

Vì sao Như Lai phóng ánh sáng từ răng? Vì lời nói xuất phát từ kim khẩu, trả lời những câu hỏi: quả, cảnh giới, sự gia hộ, hạnh nguyện thần lực của Phật, trừ tâm nghi của chúng sanh hiện tại vị lai. Hai mươi câu tụng của phần này khen ngợi hạnh độ sanh sau khi trọn vẹn đạo nghiệp của Như Lai.

Đoạn: chúng sanh nhờ ánh sáng… Phật phóng ánh sáng từ răng, bảo đại chúng tập hợp, có mười ý:

  1. Ánh sáng Phật chiếu khắp các cõi.
  2. Chúng sanh mười phương tập hợp.
  3. Chúng sanh cúng dường.
  4. Sự cúng dường khác nhau.
  5. Thân hình khác nhau của đại chúng.
  6. Đại chúng hòa hợp.
  7. Ánh sáng phóng ra từ lỗ chân lông của đại chúng.
  8. Bồ-tát xuất hiện từ ánh sáng.
  9. Sự lợi sanh của Bồ-tát.
  10. Chúng sanh phát tâm đạt quả.

Đại chúng xuất hiện từ ánh sáng biểu hiện thể tánh pháp giới dung hợp đan cài, mình người không chướng ngại. Sự lợi sanh của Bồtát là hạnh nguyện của Bồ-tát, Phật, mười Ba-la-mật, quả Phật, sự gia hộ của Phật, cảnh giới trí bi. Vì pháp giới đầy đủ tất cả.

Đoạn Phật phóng ánh sáng từ lông trắng giữa chặng mày đại chúng mười phương tập hợp nói hai mươi câu kệ là khen ngợi đạo hạnh quả báo của Phật.

Đoạn Phật dạy Bồ-tát, chúng sanh nhập cảnh giới rộng lớn của Như Lai hai mươi tám hàng, phân thành hai:

10 hàng đầu: công đức của ánh sáng.

1 câu sau: sự xuất hiện của hoa sen công đức của ánh sáng có mười ý:

  1. Khiến chúng sanh trừ nghi được lợi ích.
  2. Nơi ánh sáng xuất hiện.
  3. Tên ánh sáng.
  4. Màu sắc ánh sáng.
  5. Sự chiếu soi của ánh sáng.
  6. Cõi nước được chiếu soi.
  7. Các Đức Phật tùy thuận độ sanh.
  8. Ánh sáng biểu hiện mười pháp.
  9. Ánh sáng xoay quanh Phật.
  10. Ánh sáng nhập vào tướng bánh xe dưới chân Phật thành tựu lòng tin. 1 hàng sua cũng có mười ý:
  11. Nguyên nhân xuất hiện.
  12. Hoa sen đủ mười đức.
  13. Chúng sanh tập hợp.
  14. Bồ-tát thắng âm là chủ thể, các Bồ-tát khác là khách thể.
  15. Công đức của Bồ-tát Thắng Âm.
  16. Thần lực của Phật và Bồ-tát Thắng Âm.
  17. Bồ-tát Thắng Âm gặp Phật.
  18. Thần thông của Bồ-tát Thắng Âm.
  19. Bồ-tát Thắng Âm quán sát đại chúng, nói kệ.
  20. Ý nghĩa của kệ.

Từ giữa chặng này Như Lai phóng ánh sáng: Nhứt thiết Bồ-tát quang minh phổ chiếu diệu thập phương tạng là ánh sáng hạnh trí viên mãn của Bồ-tát mười địa. Bồ-tát Thắng Âm và vô số Bồ-tát xuất hiện trong ánh sáng đó là quả đức của mười địa. Nêu việc này để trả lời những câu hỏi trên, để chúng sanh hiện tại, vị lai tin nhân quả mười địa, tu tập chứng đạt. Thể của ánh sáng là lý của pháp giới. Bồ-tát Thắng Âm và vô số Bồ-tát là công dụng của pháp giới. Đó cũng là sự dung hợp lý trí thể dụng của trụ thứ nhứt. Với mười tín, Phật nêu quả khuyên tu. Bồ-tát Thắng Âm ngồi trên đài sen, các Bồ-tát ngồi trên tua sen tiêu biểu cho hạnh nguyện một là tất cả, tất cả là một, là hạnh tự tại không ngại trong pháp giới và cũng là hạnh của Bồ-tát xuất hiện từ lỗ chân lông. Các pháp do duyên sanh, làm nhân quả cho nhau. Mười một Bồtát: Thắng Âm… mỗi vị nói một đoạn kệ, 20 câu đầu: khen ngợi sự thị hiện thân hình cõi nước của Phật. Mười đoạn sau có mười hàng. Một đoạn trả lời câu hỏi về Phật và việc đạt cảnh giới Phật của Bồ-tát. Ba hàng sau nêu đại chúng mười phương tập hợp. Ba phẩm: thế giới thành tựu, cõi Hoa Tạng, Tỳ-lô-giá-na nêu thần thông (mỗi vị đều có thần thông tương xứng). Sáu phẩm của lần thứ nhứt là nêu quả khuyên tu.

Phẩm Phổ Hiền tam muội phân ba ý:

  1. Giải thích tên phẩm.
  2. Ý nghĩa của phẩm.
  3. Nghĩa của văn kinh.

 

 

Tên phẩm: lý trí rộng lớn là Phổ trí tùy thuận lợi ích chúng sanh là Hiền. Tam là chánh; muội là định, cũng gọi là chánh thọ, (tâm định tĩnh thọ trí phân biệt các pháp). Đẳng trì (từ định phát sanh trí, thọ trì các pháp) Phổ Hiền là đệ tử đầu của các Đức Phật, hành hạnh Phật, phát huy pháp Phật. Đây là trả lời các câu hỏi: hạnh Bồ-tát, sự xuất ly, Ba-la-mật, cõi nước. Hiểu rõ pháp là trả lời câu hỏi làm sao chúng sanh hiểu pháp. Song Bồ-tát Phổ Hiền vốn không định loạn. Đó là pháp tắc, nhập định là pháp đầu trong phần nêu quả khuyên tu. Phẩm mười định nêu chánh niệm của mười địa. Nghĩa của phẩm: Bồ-tát Phổ Hiền luôn sống trong chơ như nhưng vì độ saanh nên biểu hiện pháp tắc. Hiểu rõ tướng giống khác ra vào của định là hiểu rõ nghiệp quả của Phật chúng sanh. 3 phẩm thế giới thành tựu, Cõi Hoa Tạng, Tỳ-lô-giá-na (được nói sau khi xuất định) biểu hiện cho người mới nhập chánh pháp phải nhờ sức định. Phẩm mười định nêu Bồ-tát mười địa trọn vẹn trí, tùy thuận độ sanh. Nghĩa của văn có hai: 1) Ý kinh; 2) Tên định. Ý kinh có mười một:

  1. (Một hàng) Bấy giờ Bồ-tát Phổ Hiền… nương lực Phật nhập định.
  2. (Tám hàng) Từ tam muội… tên và công đức của định.
  3. (Bảy hàng) Từ như cõi này… cõi nước mười phương đều có Bồtát Phổ Hiền nhập định.
  4. (12 hàng) Từ Bồ-tát Phổ Hiền… Bồ-tát Phổ Hiền nhập định và sự khen ngợi công đức Phổ Hiền của Phật.
  5. (Bảy hàng) Từ bấy giờ các Đức Phật mười phương… các Đức Phật trao mười trí cho Bồ-tát Phổ Hiền
  6. .(Hai hàng) Như cõi nước này… các Đức Phật mười phương cùng lúc trao mười trí.
  7. (Sáu hàng) Từ bấy giờ… Đức Phật đưa tay xoa đầu Bồ-tát Phổ Hiền.
  8. (Hai hàng) Các cõi nước… cõi nước mười phương giống nhau.
  9. (Chín hàng) Từ bấy giờ Bồ-tát Phổ Hiền… Bồ-tát Phổ Hiền xuất định nói tên định.
  10. (12 hàng) Từ Bồ-tát Phổ Hiền xuất định… đại chúng mười phương đều đạt lợi ích.
  11. (12 hàng) Từ các cõi nước… nói kệ: oai lực và định của Phật, mặt đất chuyển động, cùng dường, Phật phóng ánh sáng khen ngợi công đức của Phổ Hiền.

 

 

Hỏi: vì sao cuối phẩm Thế chủ Diệu Nghiêm nêu 1 tướng và sáu cách chuyển động, phẩm này chỉ nêu mặt đất chuyển động? Vì phẩm trước nêu việc ca ngợi sự thành tựu chánh giác của Phật và lợi ích của việc đạt quả Phật. Đó là hạnh cuối cùng. Phẩm này Phật trả lời những câu hỏi trừ nghi, thành tựu lòng tin. Bồ-tát trừ nghi đạt quả đều là phàm phu thành tựu tín vị. Song đó chì là tin sự thành tựu của Phật và Bồ-tát khác, còn chính mình chưa đạt. Mười cõi nước, mười Đức Phật trong lần thứ hai mới là tin mình chứng đạt. Hai mươi tám câu hỏi trong phần thế chủ ở quyển 12: tin mình là Phật Bất động trí… Bồ-tát là đại chúng ở phía đông thành Giác của phẩm pháp giới đều nhờ tu tập pháp mà chứng đạt. Các đồng nữ, đồng tử… là phàm phu chứng pháp. Nếu không, pháp Phật là pháp giả. Bậc Thánh nêu pháp, phàm phu chứng pháp hoàn toàn là thật. Nếu cho rằng kinh này không thuộc về sự hiểu biết của phàm phu là không hiểu ý Phật, phá hoại chánh pháp, làm cho chánh pháp không tồn tại trong đời, chúng sanh mê mờ, đoạn mất hạt giống Phật. Người trí nên khuyến khích tu tập, đứng làm mất pháp lành, vì đó là nhân tốt cho đời sau. Phần kệ của đoạn ánh sáng phóng từ lỗ chân lông Phật có hai: 20 hàng đầu: Phật phóng ánh sáng khen ngợi công đức của Phổ Hiền; 20 câu sau: đại chúng khen ngợi và thỉnh Bồ-tát Phổ Hiền thuyết pháp.