TÂN HOA NGHIÊM KINH LUẬN

QUYỂN 01

Cư Sĩ Lý Thông Huyền (Đời Đường).

Tất cả chúng sanh đều bắt nguồn từ trí rộng lớn, sự luân chuyển của mọi loài đều từ thể của pháp thân. Chỉ vì vọng tình sanh khởi nên trí tuệ bị ngăn cách, ảo tưởng biến dời nên bản thể sai biệt. Khi thông đạt nguồn gốc, thì vọng tình mất, biết tâm trí, hợp thể tánh. Kinh Đạiphương quảng – Phật Hoa-nghiêm này nói về nguồn gốc của chúng sanh, chỉ rõ căn cội của quả Phật. Nguồn gốc ấy không do công lực thành tựu, căn cội kia không do hạnh nguyện có được. Một khi không còn công lực thì nguồn gốc thành tựu dứt hết hạnh nguyện thì căn cội hiển hiện. Cội nguồn ấy không do công năng tạo nên. Những ai tùy thuận nhơn duyên, tự tại trước mọi hiện tượng là Tỳ-lô giá-na. Vì bản tánh ví như Ánh sáng, với bi trí lớn, tuỳ căn tánh ứng hiện, cứu độ chúng sanh. từ nguồn gốc như vậy thiết lập giáo pháp rộng rãi, thấm nhuần khắp muôn loài. Về địa vị có bốn cõi trời, tám tướng. Ơ đạo tràng thì hiện việc thành Phật. Pháp đường Phổ quang là nhà lớn của báo thân. Trưởng tử Phổ Hiền là thân chưá quả đức, Văn Thù là người dẫn khởi thân Phật. Dùn g Tam muội Hải ấn bao dung khắp pháp giới để hàng phục chúng sanh, dùng Phổ nhãn hiển hiện vô số cõi nước. Ybáo chánh báo tác động qua lại; thể dụng nhân quả đan xen lẫn nhau. Mượn lưới báo của Đế Thích để hiển hiện vô số cõi nước; dùng ngọc ma ni làm sạch cấu bụi làm lộ rõ mười thân. Vô số cõi nước mình người đều không cách biệt; mười đời xưa nay, trước sau không ngoài hiện tại; lớn thì ngang bằng hư không; nhỏ thì chẳng khác hạt bụi, đủ mười phương không thiếu một mảy may, bao hàm mười phương nhưng không ngăn ngại, luôn ở trong biển trí. Về quả đức chia làm năm vị, thường ở pháp đường chỉ dạy sự tu tiến cuả chín cõi trời, một phương là vậy, mười phương đều như thế. Vô số Thánh đệ tử ra vào đạo tràng, trí ngu không ngăn ngại, như gương sáng chiếu soi mọi hiện tượng, như ngàn ngọn đèn để trong một phòng. Kinh này gồm có 0 phẩm chỉ dạy pháp môn đạt quả đức, gồm trăm vạn ức lời hay, bao hàm hạnh nguyện lớn lao của các đức Phật; mười thân, mười hội hiểnn bày 100 pháp môn, mười cõi, mười phương chỉ dạy mười thông, mười biện tài. Phẩm Xuất Hiện nói về nhơn quả, dúc kết toàn bộ Kinh. Ở vườn Cấp Cô Độc đem lợi ích cho người, với Mục Liên, Xá Lợi Phất, chỉ dạy pháp bằng cách đối diện; trên đường đi chỉ dạy mười minh cho sáu ngàn Tỳ kheo. Ở phía đông thành Giác đạo lợi ích cho năm chúng , ở trước tháp Phật đạt mười trí. Việc chỉ dạy cho Thiện Tài là tiêu biểu cho việc chúng sanh sau này dều như vậy, thành tựu pháp năm vị, đầy đủ đức hạnh. Những pháp ấy gợi nhắc chúng sanh dễ dàng thông đạt hạnh nguyện mà không nghi ngờ. Do vậy, trước tiên gặp Văn Thù, thành tựu tín ở dỉnh núi Diệu Phong, trải qua năm chúng, thành tựu 1mười pháp, đến vườn Từ Thị là kết thúc quả một vị, đời thành Phật. Trở lại phần trên, Văn Thù Sư Lợi – thiện tri thức đầu tiên – tiêu biểu cho quả giống nhân, về sau nhập thân Phổ Hiền là thành tựu viên mãn thể – dụng. Kinh Đại-phương quảngPhật Hoa-Nghiêm, Đại là không nơi chốn, Phương hướng; phương là công dụng của lý trí; Quảng là bao hàm tất cả; Phật là thể dụng không tạo tác; Hoa như niềm vui của hạnh nguyện có khả năng hiển hiện của công dụng lý sự; Nghiêm là trang nghiêm của y báo, chánh báo. Kinh là xuyên suốt. Phẩm Thế Chủ Diệu Nghiêm, tất cả Bồ-tát thị hiện thọ sanh đều là thế chủ, cùng đến đạo tràng là Diệu Nghiêm; Phẩm là sự phân chia giáo pháp để giảng giải đều đặn trong mỗi lần thuyết. Kinh này gồm có 0 phẩm. Phẩm Thế Chủ Diệu Nghiêm được giảng đầu tiên nên là phẩm thứ nhứt. Do vậy nói đầy đủ là phẩm thứ nhứt – Thế Chủ Diệu Nghiêm của Kinh Đại- Phương quảng – Phật Hoa-Nghiêm.

Giải thích Kinh này gồm mười môn:

  1. Lập tông theo giáo.
  2. Sự khác biệt của giáo pháp theo tông.
  3. Sự khác biệt của giáo nghĩa.
  4. Sự giống-khác của việc thành Phật;
  5.  sự sai khác về việc thấy Phật.
  6. Thời gian giảng pháp.
  7. Quyền thật của cõi Tịnh.
  8. Cảnh giới giáo hóa.
  9. Sự nhanh chậm của nhân quả.
  10. Tổng kết về toàn bộ giáo pháp.

I. Lập tông theo giáo: Thông thường đức Như-lai thành đạo, thể tánh hợp với chân như, dung nhiếp lý-sự, một-nhiều. Một khi trí cảnh trọn vẹn tịch tĩnh thì pháp nào không hợp? Chỉ vì căn tánh sai khác nên giáo pháp có sự phân chia, thời gian của nhân quả có nhanh chậm, sự ứng thân hóa độ của Phật cũng khác, cõi nước có sạch, nhơ, nhân quả, địa vị có thứ lớp. Kẻ sơ cơ chưa hiểu giáo pháp, chấp quyền là thật nên mê mờ không tiến tu. Do vậy nên không nêu lên ưu khuyết của các tông, làm sao kẻ ngu hiểu được? Ở đây, lược phân mười pháp để biện giải mong người học biết tông chỉ, bỏ quyền thành tựu thật, không vướng mắc nơi hạnh nguyện, sớm chứng Bồ đề. Mười pháp: 1) Giới Tiểu thừa, tông vọng kiến; 2) Giới Bồ-tát, tông vọng-chơn; 3) Bátnhã: thuyết không hiển thật; 4) Kinh Giải-thâm-mật: tông có không đều không; 5) Kinh Lăng- già: tông năm pháp, ba tự tánh, tám thức, hai vô ngã; 6) Kinh Duy-ma: Dung nhiếp nhị kiến tịnh nhiễm, hiển hiện sự cao sâu; 7) Kinh Pháp-hoa: hợp quyền thành thật; 8) Kinh Đại-tập: ủng hộ chánh pháp; 9) Kinh Niết-bàn: phật tánh; 10) Kinh Hoa-nghiêm: trí bi căn bản của hết thảy các đức Phật, nhân quả trọn vẹn, dung nhiếp mộtnhiều, lý sự pháp giới tự tại, duyên sanh không ngăn ngại.

Sự phân tông trên đây là y theo sự phân tông của các bậc tiên đức. Nếu có sự khác biệt ít nhiều nào đó là do sự hiểu biết khác nhau. Song về ý nghĩa của tên gọi phần lớn là giống nhau, như sự thiết lập tông giáo của các bậc tôn đức Ấn-Hoa sẽ xin nói sau.

1. Giới pháp của Tiểu thừa: Tông vọng kiến: Đức Như Laichỉ dạy cho hàng phàm phu về chỗ tạo nghiệp, những gì nên làm, những gì không nên làm, đây là thiện; đây là bất thiện, nhưng pháp ấy không thật. Đối với phàm phu sống trong hư vọng, đức Phật nói nhiều về pháp ác để hạn chế họ, để họ được sanh vào cõi trời cõi người. Vì thế phần tựa của giới chép: Nếu ai muốn sanh vào cõi trời cõi người, phải luôn giữ tịnh giới, đừng phạm phải. Chúng sanh tạo nghiệp hư dối không thật, chưa đạt pháp trí thân nên đây không phải là tông thật có. Hơn nữa vì vọng kiến nên chia tông. Việc thọ trì giáo giới của Tiểu thừa này khác với Hoa-nghiêm. Kinh dạy: thân là hạnh thanh tịnh, thân có oai nghi, Phật, Pháp, Tăng, mười chúng, thất giá, Hòa thượng Yết-ma đàn đầu đều là hạnh thanh tịnh. Nếu vậy, suy xét kỹ người cầu hạnh thanh tịnh hiểu pháp là không thể nắm bắt được. Như phẩm Phạm hạnh dạy: Người sống hạnh thanh tịnh là giữ tính giới Phật, đạt pháp thân, kể cả người vừa phát tâm thành tựu chánh giác. Vì giữ tính giới Phật, ngang bằngthể của Phật, lý sự bình đẳng, dung hợp pháp giới chơn như. Đó là giữ giới. Người giữ giới kông thấy ình giữ giới, thấy người khác phá giới, không thấy phàm phu Thánh hiền, không thấy mình phát tâm Bồ đề, các đức Phật thành tựu chánh giác. Nếu thấy có tốt xấu, có pháp để đạt thì không phải là hạnh thanh tịnh. Tính giới chính là pháp thân, pháp thân là trí tuệ của Như Lai; trí tuệ của Như lai la sự hiểu biết đúng đắn, khác với sự giữ, bỏ của Tiểu thừa.

2. Như giới Bồ-tát trong kinh Phạm-võng là tông vọng-chơn. Đức Như Lai vì chúng sanh có tâm rộng lớn trong hàng phàm phu, vui tu hạnh từ bi, mong cầu quả Phật nện dạy Tỳ-lô giá-na là thân căn bản, trăm ngàn thân khác là hóa thân, để kẻ mê hiểu được, bỏ ngọn về gốc. Do vậy Kinh chép: Cứ mỗi thân trong trăm ngàn ức hóa thân độ thoát vô số chúng sanh đạt chánh giác. Lại dạy: Người thọ giới Phật là vào vị Phật, ngang bậc đại giác, là đệ tử Phật . đó là tịnh giới cũng là tông chơn như. Đây là chỉ dạy về tính giới pháp thân cho chúng sanh có tâm rộng lớn. Với kẻ kém cõi, Như Lai giáo pháp ứng hợp hai hạng. Như thế, việc mỗi thân trong trăm ngàn ức hóa thân độ thoát vô số chúng sanh đạt chánh giác là bỏ quyền thành thật. Đây là giáo thật có. Trong pháp này chỉ dạy cả quyền thật nên khác với Tiểu thừa ở phần một và khác với pháp thường ở phần sau, vì chỉ sanh vào cõi trời cõi người. Tuy là tông thật nhưng khác với giáo pháp mà đức Tỳ-lô giá-na thuyết trong Kinh Hoa Nghiêm. Kinh này vẫn tuỳ thuận hóa thân độ sanh đạt thân căn bản. Tông Viên giáo vừa thị hiện thân căn bản là sự lý nhân quả của báo thân, trí lớn pháp giới đều hiển hiện. Hơn nữa dung lượng của thế giới trong Kinh Hoa-nghiêm khác với dung lượng hoa sen trong kinh Phạm-võng (sự lớn nhỏ sẽ được nói ở phần sau).

3. Bát-nhã: Tông thuyết không hiển thật. Trước tiên, đức Như Lai giảng pháp nhị thừa cho phàm phu trời, người, với hạng chấp lý sự đều thật,không đọan hoặc chướng, Như Lai nói pháp không để đoạn trừ chấp trước. Kinh Bát-nhã giảng 18 pháp, Tam-bảo thế gian, bốn đế, ba đời…tất cả đều không, ngay cái không ấy cũng không ( rõ như trong Kinh). Nghĩa là vô minh, hoặc chướng… đều không. Vô minh không, hoặc chướng cũng không, tự tánh Niết-bàn tự nhiên hiển hiện. Đó là thật có, không phải tông không. Tuy thật có nhưng giáo pháp thuyết giảng phần nhiều có thành, hoại nên chưa viên mãn. Kinh Hoa – nghiêm đủ tướng tốt thật báo, vừa là hư, vừa là thật. Tuy trong Kinh này tự tướng của mười Bồ-tát trước sau xuyên suốt, không thiên về có không; lý sự đan cài, Phổ Hiền Văn Thù hòa nhập, mỗi phẩm trong bộ Kinh này ảnh hiện lẫn nhau. 0 phẩm tóm thâu trong một lời, mười vạn bài kệ như nhau, một cái thành, tất cả đều thành; một cái hoại tất cả đều hoại, bản tính thời gian như nhau, mọi thứ như nhau thì sự thuyết giảng cũng như nhau. Cho nên sự thành Phật hiện tại như sự thành Phật của các đức Phật trong ba đời. Vì không có sự phân biệt ba đời. Trong Kinh Bát-nhã nhân quả có trước sau, thành hoại khác nhau.

4. Kinh Giải-thâm-mật: Tông có không đều không. Những pháp có không mà đức Như Lai thuyết giảng đủ hai cách nhìn nhận: không phải có, không phải không. Đưa ra thức thứ chín: thức thuần tịnh, không tạp nhiễm, như dòng thác có vô số đợt sóng, nhưng những đợt sóng ấy đều cùng một thể nước. Các thức một, hai… tám đều có từ thức A-đà-na. Kinh Giải-thâm-mật dạy: Nếu trước gương sáng có một hình tượng thì chỉ có một ảnh hiển hiện. Nếu có hai hoặc nhiều hình tượng thì cũng có hai hoặc nhiều ảnh hiển hiện. Chẳng phải gương trở thành ảnh tượng, cũng không có sự thọ nhận hay đoạn diệt. Đó là nói các thức một, hai… tám đều từ thức thứ chín. Lại dạy: Bồ-tát tuy an trụ bằng pháp nhưng trí là chỗ nương tựa, là nơi kiến lập, ý Kinh này dạy chúng sanh ngay thức hiểu rõ thể của thức vốn không ngoài trí chơn như. Ví như dòng thác, sóng có từ nước, lại như gương nhờ sáng sạch, hoàn toàn không phân biệt nhận nhiều ảnh tượng không ngăn ngại, có nhưng luôn không. Như vậy thức tướng thấy được kia không ngoài trí thanh tịnh, bản thể không tạo tác. Ảnh tượng hiển hiện hoàn toàn không chấp mình-người, trong-ngoài, tuỳ trí có công dụng, không phân biệt. Vì phá trừ hai chấp có, không nên nói không phải có không phải không. Do vậy Kinh Giảithâm-mật dạy: Thức A-đà-na thật sâu xa, tất cả chủng tử như dòng thác, ta không thuyết giảng cho phàm ngu, sợ chúng phân biệt chấp làm ngã. Câu đầu là chỉ dạy phàm phu căn cứ nơi thức thành tựu trí, khác với nhị thừa và Bồ-tát sơ học, phá tướng chấp không, và khác với chấp thật có của phàm phu. Do vậy không phải có, không phải không. Vì sao không phải không? Vì chỉ dùng trí tuỳ thuận nhơn duyên, biết căn tánh tạo lợi ích cho mọi loài. Vì sao không phải có? Vì lúc trí tuỳ duyên không có không có tánh tướng, nên không có sanh, trụ, dị, diệt. Kinh này uty nói: từ tâm thức biết có không đều không, nhưng khác với

Kinh Hoa-nghiêm, chỉ cần hiển hiện thể dụng của Phật, trí căn bản nơi 7 nhứt chơn pháp giới thì hòa nhập cả pháp thân, báo thân, tánh tướng. Với người thông đạt chỉ ngay quả Phật , trí căn bản nhứt chơn pháp giới. Đó là pháp khai tị ngộ nhập, không nói thức phát sanh do vọng… Kinh Pháp-hoa dùng trí Phật khai ngộ chúng sanh khiến họ đạt được thanh tịnh nên xuất hiện ở đời, không có hai thừa, ba thừa. Với ba thừa, Như Lai không nói về tánh tướng Phật . do vậy Kinh Pháp-hoa dạy: chỉ ta và mười phương Phật mới biết nghĩa tánh tướng. Xá Lợi Phất, Bíchchi-phật, Bồ-tát bất thoái không thể biết được. Vì Kinh Pháp-hoa nhập ba thừa thành pháp giới chơn thật của Phật thừa. Ba xe ở ngoài cửa là quyền thừa, trâu trắng trên đường mới là thật đức. Vì thế có một phần ý nghĩa. Kinh này giống Kinh Hoa Nghiêm. Long nữ cỡi trâu trắng giống sự chứng đắc của Thiện Tài. về giáo môn. Kinh Hoa – nghiêm nói thể dụng pháp giới quả Phật là dạy cho hàng phàm phu liễu ngộ. Khác với quyền môn khác với một, hai… bảy, tám của Kinh-thâm-mật. Việc lập thức A-đà-na thứ chín trong Kinh-Thâm-Mật có dụng ý khác, là muốn hàng nhị thừc-những kẻ chán ghét sanh tử, tu pháp không-diệt vọng thức, đạt sự vắng lặng tịch diệt. Còn Bát-nhã-phần thuyết giảng thứ hai là chuyển tân nhị thừa và Bồ-tát sơ học, phần nhiều tu pháp không phá trừ chấp có, tu tập sáu pháp Ba-la-mật. Trong đó hàng nhị thừa ít chuyển tâm, Bồ-tát sơ học vui thích pháp không-là pháp đối trị ban đầu của ba thừa, giống với pháp đối trị của Tiểu thừa. Có diều là tâm từ bi của ba thừa lớn hơn nhung chưa đạt pháp thân, Phật tánh, trí căn bản, tu tập pháp không, sáu Ba-la-mật là hành tướng. Pháp đối trị đầu tiên giống với nhị thừa như quán vô thường, xương trắng, bụi trần… sau mới nhập pháp quán không. Hàng nhị thừa hướng đến tịch diệt, Bồ-tát thọ sanh trở lại, dùng pháp quán không, vô ngã… để chế phục ngã, pháp vốn chưa phải là trí căn bản, Phật tánh, pháp thân. Vì sự thấy biết chưa đúng nên vui thích pháp không. Do đó Kinh Giải-thâm-mật theo phương tiện lập ra thức thứ chín; cho rằng tám thức đều có từ thức thứ chín là nhắc kẻ chấp thức thứ tám – chủng tử thức là Như Lai tạng. Vì sợ khổ nên nói chủng tử nghiệp vốn là chơn như. Song sợ họ khó tin nên lập ra thức thứ chín A-đà-na là tịnh thức. Nhờ đó chủng không đoạn đức tánh thức, tăng trưởng Bồ-đề. Vì vậy Kinh Duy-ma chép: Khi chưa đầy đủ pháp Phật thì cũng không đoạn diệt sự chứng đắc thọ dụng. Thọ dụng không diệt thì tưởng, thức cũng không diệt. Kinh Lăng-già, với người đã thành thục giảng nghiệp chủng nơi thức thứ tám là Như Lai tạng. (Phần sau sẽ rõ). Kinh Duy-ma dạy: Nhiều thứ trần lao là hạt giống của Như Lai. Người tu đạo có nhiều hạng và nhiều cách tu, sự hiểu biết hạnh nguyện hòan toàn sai khác, ngoài hàng nhị thừa ra, hàng Bồ-tát đã riêng có bốn bậc: 1) Bồ-tát tu không, vô ngã; 2) Bồ-tát dần thấy Phật tính; 3) Bồ-tát thấy ngay Phật tính; ) Bồ-tát dùng trí tự tánh thanh tịnh của Như Lai, trí sai biệt của năm vị gia hạnh làm viên mãn hạnh Phổ Hiền, thành tựu tâm từ bi rộng lớn. Cuối cùng ngay giây phút hiện tại, đạt được trọn vẹn quả Phật (phần này lược nêu tên phần sau sẽ nói rõ). Như Kinh Hoa- nghiêm dạy: Bồ-tát trải qua vô số kiếp tu sáu ba-la-mật mà không sanh trong nhà Phật vẫn là Bồ-tát giả danh (phần sau sẽ rõ). Vì tuy thấy Phật tính nhưng chưa biết chướng, hoặc nên là Bồ-tát giả danh.

5. Kinh Lăng-già: Tông năm pháp, ba tự tánh, tám thức, ngã pháp đều không. Kinh này được thuyết trên núi Lăng-già, biển phía Nam. Đức Như Lai đến đây. Vua Dạ xoa La Bà Na và Bồ-tát Ma Đế ngồi trên cung biến hóa, đến thỉnh Như Lai thuyết pháp. Núi này cao vút, nhìn xuống biển lớn, không có cửa vào, người đạt thần thông mới lên được. Nghĩa là người đạt tâm không chấp trước, không chứng đắc mới lên được. Nhìn xuống biển lớn hiển hiện tâm rộng lớn vốn thanh tịnh, do gió cảnh giới làm nổi sóng thức. Ai liễu đạt cảnh vốn không, tâm sẽ tịch tịnh. tam cảnh tịch tịnh soi rõ tất cả. Như biển không gió, mặt trăng, mặt trời, mọi hiện tượng biểu hiện rõ ràng. Kinh này dạy thức chủng tử chính là Như Lai tạng cho hàng căn trí lớn, khác với hàng nhị thừa đoạn thức, chấp tịnh và khác với hàng tu tập pháp không của Bát-nhã. Ở đây nói rõ thể của thức vốn chân thật. Hiểu rõ thể của thức sẽ thành tựu công dụng của trí. Như biển không gió, mọi cảnh tượng đều hiện rõ, Pháp tâm cũng vậy. Khi hiểu rõ chơn như, thức sẽ thành trí. Kinh này khác với Kinh Thâm-mật . Vì Kinh Thâm-mật lập ra thức thứ chín để chỉ dạy kẻ sơ cơ, tạm thời còn hoặc chướng nhưng nuôi lớn tâm bồ đề, không để chúg sống trong pháp không, cũng chẳng như hạt giống hư. Kinh Thâm-mật là pháp đầu của việc thâm nhập nơi hoặc chướng. Lăng-gia, Duy-ma chỉ thẳng thật thể của hoặc chướng. Lăng-già xem thức thứ là Như Lai tạng. Kinh Tịnh-danh dạy quán thật tướng của thân mình và Phật. kinh Tịnh-danh giống Kinh Lăng-già, Kinh Thâm-mật khác với Phật bộ Kinh này. Kinh Hoa- nghiêm cũng không như thế, thân Phật, cảnh giới, pháp môn, hành tướng đều khác. Người giảng Lăng-già là hóa thân; cảnh giới là núi, nơi ô uế. Pháp môn được thuyết là cảnh giới thức chân thật; người hỏi là Bồ-tát Đại Huệ, hóa thân thuyết pháp là quyền giáo, người trí hãy xem xét chọn lọc. Kinh Hoa – nghiêm thân Phật là pháp thân, báo thân chơn thật cảnh giới là cõi Hoa Tạng; pháp môn là pháp giới quả Phật; người hỏi người đáp là Văn Thù, Phổ Hiền-diệu dụng của trí lý, sự, nhân quả hành tướng năm vị dung nhiếp lẫn nhau, năm thân, năm cõi đan cài nên không thể nói giống-khác. (Phần sau sẽ rõ).

6. Kinh Duy-ma: Tông mầu nhiệm. Kinh Duy-ma và Kinh Hoa- nghiêm khác nhau mười thứ, giống nhau một thứ. Mười thứ khác nhau: 1) Cõi nước trang nghiêm; 2) Tướng của báo thân hóa thân; 3) Thần thông biến hóa; 4) Pháp đối trị; 5) Người nghe pháp; 6) Cách lập pháp; 7) Sự tu hành của Bồ-tát Tịnh Danh; 8) Nơi thuyết pháp; 9) Đệ tử thường theo Phật; 10) Nơi di chúc một phương tiện nhập đạo giống nhau.

– Cõi nước trang nghiêm khác. Kinh Duy-ma, Như Lai dùng ngón chân ấn vào mặt đất lập tức ba ngàn cõi nước được trang trí bằng vô số báu vật. Như đức Phật Bảo Trang Nghiêm; cõi vô lượng công đức bảo trang nghiêm. Tất cả đều khen: thật hy hữu, lại thấy mình ngồi trên hoa sen báu. Nhưng không nói vô số cõi nước trang nghiêm… mọi ảnh tượng đều trong một hạt bụi như. Kinh Hoa – nghiêm mười Phật Tỳ-lô-Giá-Na, mười cảnh giới Liên Hoa Tạng. Trong mỗi cõi nước có vô số cõi nước với đủ vô số Phật, chúng sanh đan xen nhau nhưng không ngăn ngại. Báu vật trang trí như bóng, như Ánh sáng (rõ như trong Kinh), không phải chỉ nói ba ngàn cõi nước thanh tịnh.

– Tướng báo thân hóa thân khác: Người thuyết Kinh Duy-ma là hóa Phật với 32 tướng tốt. Người thuyết Kinh Hoa – nghiêm là thật báu Phật với 97 tướng tốt và vô số tướng đẹp.

Thần thông biến hóa khác: Thần thông của Bồ-tát được thuyết trong Kinh Duy-ma là đem núi Tu di cao lớn nhập vào hạt cải, đem nướ nơi bốn biển chứa trong một lỗ chân lông. Trong nhà nhỏ để ba vạn hai ngàn tòa sư tử, mỗi tòa cao tám vạn bốn ngàn do tuần, 500 Thanh-văn, năm ngàn trời người Duy Ma Cật dùng tay phải đưa tất cả đến vườn Am-la, đem cõi Phật Diệu Hỷ ở phương đông đến cõi này cho mọi người xem rồi đưa về chỗ cũ. Thần biến ấy chỉ là sự hiển hiện cho Bồtát Thanh-văn, kẻ sơ học của ba thừa. Vì sao?. Vì quyền biến chỉ dạy Bồ-tát, Thanh-văn, những kẻ chưa thấy đạo chơn thật, chưa quên mình, người. Thần biến ấy lại tùy theo khả năng sai khác mà phân lượng. Hơn nữa, đức Phật dùng thần biến ấy chỉ để nhắc hàng yếu kém tiến tu, chẳng phải thật. Kinh Hoa – nghiêm, dùng pháp lực vốn có, chỉ một hạt bụi chứa được vô số cõi Phật. chúng sanh, nhưng cõi nước không nhỏ đi, hạt bụi chẳng lớn thêm. Tất cả hạt bụi trong cõi nước khắp mười phương đều như vậy. Như Kinh giảng: Bồ-tát từ thân chúng sanh nhỏ nhoi này thành tựu quả Phật, độ thoát quần mê, nhưng chúng sanh nhỏ nhoi ấy không hay biết. Nên biết rằng đức Phật dùng pháp quyền biến chỉ dạy hạng yếu kém. Nhũng kẻ thấy Phật khác mình. Phật hiện thần thông đến đi. Về thật pháp, tự tánh vốn tỏ ngộ, táng tướng thân tâm giống Phật, không có trong ngoài qua lại. Vì vậy, Phật Tỳ-lô-giá-na không rời chỗ ngồi nhưng hiện có trong tất cả đọa tràng. Đại chúng ở mười phương không rời chỗ ngồi nhưng tuỳ thuận biến hóa qua lại, kỳ thật không có đến đi. Đó là do sức thần biến. vì thế Kinh dạy: pháp vốn vậy. Tất cả câu: “Do thần lực Phật pháp vốn vậy trong Kinh đều có nghĩa là do sức thần của Phật. Phật là hơn hết. Pháp phật vốn vậy nghĩa là công đức không do biến hóa. Tất cả tánh tướng thân tâm đều vốn có, không do vọng tình sanh, mọi cảnh động đều như bóng, như Ánh sáng đan xen nhau, có khắp mười phương, hoàn toàn không qua lại, phân biệt. Nghĩa là trên mỗi lỗ chân lông của chúng sanh chứa đủ mười phương. Khác với quyền giáo phân biệt qua lại,đemdến đưa đi. Do vọng kiến trái với pháp thân, làm chướng ngại trí căn bản bồ đề chơn thật. Vì thế hiển hiện thần biến xong, Bồ-tát Tịnh Danh trình bày thật pháp, Kinh Duyma giảng: quán thật tướng của thân mình và Phật như nhau. Ta xét Như Lai không đến đi, chẳng dừng trụ ( như phẩm Phật A Súc đã nói). Bởi thế hàng kém cõi ham thích sự kỳ lạ nên Bồ-tát tùy thuận hiển hiện chỉ dạy, để chúng vui tu, sau mới nói thật pháp. không nên chấp quyền là thật, mê mờ tí cảnh. Từ thức quyền biến thành tựu chơn như, dần nhập pháp giới. Pháp có tạo tác thì khó thành tựu tùy duyên, pháp không tạo tác thì dễ biện biệt. Tạo tác thì mệt nhọc uổng công, không tạo tác thì tuỳ duyên tự nhiên thành tựu. Công không dụng công mới là thật, công có dụng công là công biến đổi, dù tu nhiều kiếp, cuối cùng vẫn luống uổng. Chi bằng trong sát na không khởi vọng niệm sẽ vượt trên sự thấy biết của ba thừa.

Pháp đối trị khác: Kinh Duy-ma là pháp đối trị hàng nhị thừa, chuyển sang tâm bồ đề của Bồ-tát, nhập pháp Đại thừa, khiến cho Bồtát Đại thừa, những người vướng trong pháp tịnh, bi trí chưa trọn vẹn- tiến tu. Như các Bồ-tát ở cõi chúng Hương muốn trở về cõi nước mình, xin Phật chỉ dạy pháp nhỏ. Biết họ vướng nơi cõi tịnh, tâm bi trí kém, đức Phật giảng pháp, dạy họ học pháp giải thoát, có đoạn tận, không đoạn tận. Văn sao chép: Chẳng lìa từ tâm từ, bi, xả rộng lớn dốc phát tâm của nhứt thiết trí sâu xa, giáo hóa chúng sanh không mõi mệt, luôn nghĩ nhớ tu tập bốn nhiếp pháp, xem thiền định như địa ngục, xem sanh tử như vườn cảnh, người đến cầu xin như thầy giỏi (rõ như trong Kinh). Kinh này đối trị hàng nhị thừa, ba thừa-trí, bi chưa trọn vẹn. Khuyên họ 78 tiến tu bi trí, chưa chỉ ngay quả Phật, không nói bậc mới phát tâm của Thập hiền thành tựu chánh giác và nhữ việc kỳ lạ khác, tất cả đều rõ ràng.

– Người nghe pháp khác: Kinh Duy-ma, người nghe pháp, ngoài các Bồ-tát Văn Thù, từ Thị, Thanh-văn. Xá Lợi Phất ra, tất cả đều là hạng học pháp quyền biến của ba thừa. Dù có các loại khác do Bồ-tát hóa hiện đến nghe pháp đều là tu tập thành tựu pháp quyền biến của ba thừa, chưa nói Phật thừa. Kinh Hoa – nghiêm, người nghe pháp đều là người tu Phật thừa, đủ trí Phật, công đức Phật, pháp thân, đủ hạnh Phổ Hiền nhưng tuỳ thuận hiện đạo tràng trong cõi nước khắp mười phương, thành tựu pháp Như Lai, không có hàng ba thừa, dù có,cũng như kẻ mù điếc không hay biết. Như người mù nhìn mặt trời, mặt trăng, người điếc nghe âm nhạc cõi trời, người nghèo với vật báu cõi trời, người phước lớn trong địa ngục, quỉ đói đến bờ sông hàng ba thừa, đạo lực chưa đủ và hàng chưa chuyển tâm không tin là thường ở trong pháp giới, cảnh giới Phật, thân đức như như Phật, nên tìm Phật ngoài thân. Kinh Hoa- nghiêm dạy: Phật tử! Như có Bồ – tát trải qua vô số kiếp tu sáu Ba-lamật và các pháp bồ đề, mà không nghe được pháp công đức sâu xa mầu nhiệm của Phật hoặc nếu có nghe nhưng không tin hiểu để tuỳ thuận ngộ nhập thì không thể gọi là Bồ-tát chơn thật, vì không sanh vào nhà Như Lai. Do vậy người nghe pháp hoàn toàn sai khác. Kinh Duy-ma, chúng nghe pháp thuộc thế giới Ta-bà chưa bỏ ngã nhơn, chúng nghe pháp của các Hương tích đủ cả cấu tịnh. tất cả đều vì sự hiểu biết chưa đúng đắn. Người ở cõi tịnh tuy gọi là Bồ-tát nhưng xét kỹ, chưa trọn vẹn đạo hạnh, chưa hiểu ý Phật. Tuy có người nuôi chí nguyện giác ngộ nhưng vướng nơi cõi tịnh, cách xa với tứ thân pháp thân. Vì vậy Kinh Pháp-hoa chép: Dù là vô số Bồ- tát bất thoái vẫn không thể biết được. Như Kinh Hoa- nghiêm, niềm vui của người tu tập là biết mình và Phật không khác, trí tuệ như Phật, đủ tánh tướng, một – nhiều như nhau. Ơ trong nước trí của biển pháp giới thị hiện làm cá rồng, sống trong nhà lớn Niết-bàn, hiển hiện âm dương hóa độ, đủ cả khách thể chủ thể, thầy trò nhân quả dung nhiếp như chúng hội này.

– Cách lập pháp khác: Kinh Duy-ma, Cư sĩ Tịnh Danh hiển hiện một số thần thông biến hóa chuyển tâm nhị thừa, ở trong sanh tử, hiện thân bệnh để họ không biết nhiễm tịnh không khác. Lại thị hiện Bồ-tát vì lòng đại bi nên thọ bệnh, thuyết pháp không hai, kiến lập trí đủ định, tuệ để chỉ rõ pháp không mong cầu được. Vì vậy có câu: Người cầu pháp phải thấy pháp không htể mong cầu. Nhưng khác với nhân quả hành tướng của mười trụ, mười hạnh, mười hồi hướng, mười địa, đẳng giác, năm vị sáu vị của Kinh Hoa – nghiêm .

– Bồ-tát Tịnh Danh thị hiện hạnh sai khác: Tịnh Danh tiêu biểu cho từ bi, thị hiện vào sanh tử thọ bệnh. Kinh Hoa – nghiêm đức Tỳ-lôgiá-na dùng tâm từ bi thị hiện vào cõi sanh tử, thành tựu chánh giác, nói rõ bậc đại trí vượt lên trên thế gian.

– Nơi thuyết pháp khác: Kinh Duy-ma được thuyết trong vườn Amla thành Tỳ Gia Ly và Nhà của Tịnh Danh. Kinh Hoa – nghiêm được thuyết ở đạo tràng bồ đề nước Ma Kiệt Đà và ở khắp mọi nơi.

– Đệ tử thường theo Phật khác: Lúc thuyết Kinh Duy-ma, đệ tử thường hteo Phật là 500 Thanh-văn. Lúc thuyết Kinh Hoa-nghiêm vô số Bồ-tát toàn là Bồ-tát nhứt thừa đủ thể dụng Văn Thù, Phổ Hiền.

– Người được di chúc khác: Phẩm Chúc-lụy của Kinh Duy-ma đức Phật bảo Bồ-tát Di Lặc: Di Lặc! Nay ta đem pháp vô thượng bồ đề đã tu tập từ vô số kiếp truyền lại cho ông. Vì thế, theo sự di chúc này, người được di chúc là Bồ- tát đã thành tựu, sanh vào nhà Phật. Phẩm Như Lai xuất hiện của Kinh Hoa-nghiêm, Như Lai di chúc Kinh này cho phàm phu những người sơ học, vừa thấy đạo, sanh trong nhà Phật. Vì sao? Vì Kinh này khó hội nhập đối với người có khả năng chứng ngộ mới có khả năng thuyết giảng. Điều đó thể hiện ba thừa là quyền pháp, nhờ Phật khuyên nhắc tu chứng pháp nhưng chưa thật chứng, nên pháp được thuyết giảng cũng không thật. Kinh Hoa-nghiêm dạy: Chúng sanh không thể hiểu được Kinh quí báu này, chỉ người có căn lành, tu tập tướng tốt của Như Lai, sanh trong nhà Như Lai, là đệ tử chơn thật mới hiểu được. Phật tử! Nếu không có đệ tử chơn thật ấy, pháp môn này chẳng bao lâu sẽ bị mai một.

Hỏi: Nếu là đệ tử chơn thật của Phật thì nhiều vô kể ở khắp mọi nơi, cần gì lo nếu không có họ Kinh này sẽ bị mai một?

Đáp: Ý Kinh này là giao phó cho phàm phu, để họ giác ngộ, tu nhập pháp này, sanh trong nhà Như Lai, lưu truyền Phật pháp, hạt giống Phật không mất tức là muốn phàm phu nhập cảnh chơn thật. Các đức Phật vốn biết điều ấy, nếu di chúc cho đại Bồ-tát, hàng phàm phu sẽ không có cơ hội. Nếu phàm phu không tu học, hạt giống Phật không có trong cõi phàm nên Kinh này mai một. Do vậy, giao phó cho phàm phu mà không giao phó cho Bồ-tát. Những người đã thấy đạo.

– Phương tiện vào đạo giống nhau: Kinh Duy-ma chép: Người cầu pháp không thấy pháp có thể cầu được, quán thật tướng của mình và Phật . ta xét Như Lai không đến từ quá khứ, không đi về tương lai, hiện tại không dừng trụ. Đó là tóm lược sự giống nhau của pháp quán đầu tiên. Nhưng thứ tự hành tướng, pháp tắc vào đạo hoàn toàn khác nhau.

7. Kinh Pháp-hoa: Hợp quyền thành thật. Kinh này nhập ba thừa vào nhứt thừa cũng như đưa các dòng sông về biển. Các bậc tôn đức trước như pháp sư Tạng… nhập Pháp-hoa là cộng giáo, một thừa, ba thừa đều được nghe. Hoa-nghiêm là Biệt-một thừa, ba thừa không cùng nghe. Xét lý đó nên nhập hai môn này. Kinh Pháp-hoa nhập quyền vào thật. Kinh Hoa-nghiêm, người căn trí lanh lợi trực tiếp lãnh thọ tuy tên và pháp sự giống nhau nhưng về cách tu tập lại khác nhau. Ở đây, khó nêu hết sự rộng lớn ấy nên tạm đưa ra mười thứ khác nhau để nắm được phần cương yếu. Mười thứ ấy là: 1) Bậc giáo chủ; 2) Sự phóng Ánh sáng; 3) Cõi nước; 4) Người thỉnh pháp; 5) Sự thật hư của đạo trành; 6) Các đệ tử ở phần tựa; 7) Long nữ chuyển thân thành Phật ; 8) Cõi nước Long nữ thành Phật an trụ; 9) Sáu ngàn đệ tử phát tâm; 10) Thọ ký cho hàng Thanh-văn.

– Bậc giáo chủ khác: Người thuyết Kinh Pháp-hoa là hóa thân Phật, kể việc tu chứng, thành tựu Kinh này của đức Phật quá khứ: Đa Bảo, các đức Phật ra đời đề giảng Kinh này. Kinh Hoa-nghiêm lại khác, bậc giáo chủ là đức Tỳ-lô-giá-na, là chơn thân lý trí của pháp thân, báo thân đủ vô số công đức tướng tốt, ba đời các đức Phật đều từ một sát na, một pháp giới với vô số tướng tốt mà không ngăn ngại nhau, xưa nay chỉ trong một khoảnh khắc vì không có ba đời. Đức Phật trước không phải là Phật quá khứ. Đức Phật hiện tại không phải vừa xuất hiện ở đời. Vì tánh tướng lý sự của trí căn bản không khác. Như vậy Kinh Hoanghiêm do đức Phật thật thuyết, bậc căn trí thông lợi lãnh thọ, không phải Phật biến hoa. Pháp-hoa lại có Phật diệt độ trong quá khứ. Đa Bảo, đức Phật hiện tại ra đời thuyết Kinh Pháp-hoa.

– Sự phóng Ánh sáng khác: Thuyết Kinh Pháp-hoa, tuy Ánh sáng được phóng từ lông trắng giữa chặn mày soi chiếu các cõi nước nhưng chỉ có một vạn tám ngàn cõi nước đều như sắc vàng. Dó vẫn còn giới hạn, không phải là vô biên, chỉ nói về quả, không nói về nhân. Kinh Hoa-nghiêm, mười lần phóng Ánh sáng nói đủ giáo hạnh nhân quả. (phần sau sẽ nói).

– Cõi nước khác: Thuyết Kinh Pháp-hoa ba lần biến cõi nước thành cõi thanh tịnh, đưa trời người qua cõi khác. Sau lại biến cõi uế được thành cõi thanh tịnh, an trí đệ tử từ nơi khác đến. Lúc nói Kinh Hoa- nghiêm, cõi Ta-bà là cõi Hoa Tạng, các cõi nước đan cài nhau. Kinh dạy mỗi cõi nước hiện có đủ cõi nước trong mười phương, mười phương cõi nước hiện trong một cõi nước, nhưng cõi nước không thêm bớt. Đó là do công đức lớn. Hơn nữa đức Phật thành đạo, ngay nơi thân chúng sanh nhỏ nhoi này hóa độ vô số chúng sanh nhỏ nhoi ấy không hay biết. Vì phàm-Thánh đồng một thể, không có tướng thay đổi, trong một hạt bụi nhỏ, mình người đồng một thể. Khác với Pháp-hoa phải đưa trời người đến cõi khac, hiển hiện cõi tịnh. Đó là pháp đối trị những kẻ vướng mắc, còn phân biệt mình-người.

– Người thỉnh pháp khác: Lúc thuyết Kinh Pháp-hoa, người thỉnh pháp là Xá Lợi Phất. Lúc thuyết Kinh Hoa-nghiêm Phật dạy Bồ-tát Văn Thù, Phổ Hiền, mỗi vị tự nnói pháp môn. Đức Phật là quả pháp. Nêu quả làm nhân hành hạnh từ bi, thành tựu trí căn bản, tự nhiên thành tựu quả thể. nên đề cập đến tất cả. Vì hạnh từ bi có từ trí không tạo tác. Văn Thù, Phổ Hiền là nhân, thuyết quá Phật chỉ dạy chúng sanh, với vô số phẩm Kinh thế gian không tính biết được. Chỉ Phật là cứu cánh, không thuộc nhân quả của năm vị nên pháp của Phật do Phật thuyết. Phẩm Công đức tướng tốt là nhân quả thành tựu củ Như Lai, pháp môn sáng suốt, phước trí thường hằng mà Phật nói không thuộc nhân quả của năm vị nên cũng do Phật nói. Điều đó cho ta biết: quả Phật không có hai thứ ngu. Ngoài hai phẩm này ra, 3sáu phẩm kia đều là pháp môn hành tướng của năm vị nên Phật không nói mà là Bồ-tát mười tín, mười trụ, mười hạnh… nói; đức Phật chỉ phóng Ánh sáng biểu hiện (tướng Ánh sáng tiêu biểu cho pháp sẽ nói ở phần sau). Lúc nói Kinh Hoa-nghiêm, không có Thanh văn hay Bồ-tát yếu kém thỉnh thuyết, mà toàn là Bồtát thuộc quả vị Phật cùng nhau hỏi đáp, an lập hành tướng nơi pháp môn quả Phật để giác ngộ bậc thượng căn. Dùng quả Phật làm nhân trực tiếp, nhân dùng từ quả, quả có từ nhân như gieo hạt giống. Hãy dùng sức định tuệ soi xét sẽ biết.

– Sự thật hư của đạo tràng: Kinh Pháp-hoa biến ba ngàn đại thiên cõi nướcthành cõi thanh tịnh với vô số đệ tử biến hóa, các đức Phật đến dự cũng đều là biến hóa. Kinh Hoa-nghiêm lại khác, mười cõi mười lần thuyết pháp, đi khắp mười phương nhưng không rời chỗ cũ. Ngay mỗi lỗ chân lông của thân có đủ vô số cõi nước, Bồ-tát, Phật, chúng sanh mà không ngăn ngại nhau, như bóng. Người đến đó không mất pháp thân, nhưng đủ tướng tốt, pháp thân tướng tốt không hề sai khác, tướng ấy đều là chơn thật, không do biến hóa, khác với những Kinh khác đủ cả chơn, hóa.

– Đại chúng ở phần tựa khác: Kinh Pháp-hoa, trước nêu một vạn hai ngàn Thanh-văn, kế đến có Tỳ-kheo-ni Ma Ha Ba Xà Ba Đề và sáu 752 ngàn Tỳ-kheo-ni( bà là di mẫu của Phật 4). Tỳ-kheo-ni Da Thâu Đà La (phu nhân của Phật lúc còn là Thái tử. Lúc còn là Thái tử đức Phật có ba người vợ: 1) Cù Di; 2) Da Thâu; 3) Ma Nô Xá. Cù Di là thiện tri thức ở địa Pháp Vân trong mười địa củaa htiện Tài, thể hiện việc vui tu pháp mười địa, thực hành từ bi lợi ích chúng sanh. Thân tâm vui với pháp là vợ), kế đó có tám vạn Bồ-tát, trời rồng quỉ thần. Kinh Hoa-nghiêm, trước nêu hàng Bồ-tát nhiều như số bụi trong cõi Phật (không kể người theo hầu), kế đó là thần Chấp Kim Cang, trời rồng, tám bộ gồm 55 chúng. Mỗi bộ đều có đám tùy tùng sai khác, có bộ số tuy tùng bằng số bụi của cõi Phật, có bộ số tuỳ tùngkhông thể đếm được. Ngay lần thuyết thứ nhứt, ở đạo tràng Bồ đề có 55 bộ chúng. Về mặt tổng quát, thân Phật rộng lớn không cùng với vô số thân hình, mỗi thân ngang bằng pháp giới, cảnh giới mình người đều là pháp giới. Nghĩa là thân mình đủ vọng tình thấy biết chủ thể, khách thể. Về phương diện tinh tế, bảy lần thuyết pháp trước hoàn toàn không có Thanh-văn, lần thuyết pháp thứ tám mới có chúng Tỳ-kheo, đến địa vị mới rõ hành tướng.

– Long nữ chuyển thân thành Phật: Kinh Pháp-hoa, Long nữ thoắt biến nữ thân, đủ hạnh Bồ-tát, đi về phía Nam thành Phật. Kinh Hoa- nghiêm khác, chỉ cần đoạn trừ vọng kiến, trí lớn hiển hiện thì thể vạn pháp là chơn thật, không có tướng biến đổi. Như Kinh Duy-ma, Xá Lợi Phất hỏi Thiên nữ: Vì sao không chuyển thân nữ? Thiên nữ đáp: 12 năm qua ta không tìm thấy tướng nữ làm sao chuyển được? Lại như cô Am Đề Giá nói với Xá Lợi Phất: Từ thân nam có thân nữ, nên biết thể của vạn pháp chơn như, có gì chuyển được? Như phẩm Nhập-phápgiới của Kinh Hoa-nghiêm, thiện tri thức của Thiện Tài Đồng Tử có 53 vị, Văn Thù, Phổ Hiền, tỳ-kheo, Tỳ-kheo-ni, đồng tử, đồng nữ, cư sĩ, tiên nhơn, ngoại đạo, trưởng giả… mỗi vị đều có hạnh Bồ-tát và pháp Phật tuỳ khả năng của chúng sanh nên thấy sai khác, không thể nói là chuyển đổi. Nếu quán sát bằng mắt thường thì mọi cõi chơn như đều là cõi thế tục. Kinh Pháp-hoa đối trị ba thừa-những kẻ chưa đọan trừ vọng kiến, để họ tạo lòng tin. Hơn nữa, việc biến nữ thân thành Phật là muốn cho họ ngạc nhiên, phát tâm Tự mình đầy đủ hướng đến chơn như, vì không thể phát tâm lành bằng pháp chơn thật. Đó là nhập quyền về thật. Lại phá trừ chấp trước “Trải qua ba-tăng-kỳ tu tập” để họ chứng đạt thành ba đời từ một sát na, không trước sau, xứng pháp bình đẳng, xé rách lưới vọng kiến của ba thừa, đốt chòi tranh của Bồ-tát, vào cửa pháp, về nhà thật của Phật, nên Long nữ thành Phật là tiêu biểu cho việc không phải từng tu tập nhiều đời, mà chỉ mới tám tuổi đã thành.

Lại tiêu biểu cho sự chứng đạt hiện tại, không phải là sự học từ xưa. Thời gian chuyển thân nữ nhanh như chớp, đầy đủ quả Phật, không thiếu một hạnh gì. Hàng ba thừa thấy có khoảng cách là không hiểu pháp chơn thật, sống trong ảo hóa, kông biết mình vốn vậy, ở trong nhà thế tục, luôn chấp vào vọng kiến, làm sao thấy được việc gì bên ngoài? Nếu không bỏ vọng kiến sẽ luôn đi ngược, chỉ khi chuyển tâm, bỏ vọng kiến mới về chốn cũ. Cớ sao lúc này không đoạn trừ vọng nghiệp, phải lao nhọc nhiều đời mới biến đổi nhân khổ? Kinh Hoa-nghiêm nói về pháp giới Duyên khởi, phàm Thánh là chơn như, do vọng kiến nên có cách biệt. Còn vọng kiến là phàm phu, hết vọng là Phật. Khi hòa nhập tánh duyên sanh thì mọi việc tới lui, cúi ngước, kính lạy… đều là hạnh Bồ-tát, không có pháp nào có chuyển đổi, có sanh, trụ, dị, diệt nên khác với Long nữ chuyển thân thành Phật.

– Cõi nước Long nữ thành Phật an trụ khác: Nghĩa là cõi Vô cấu ở phương Nam không phải cõi Ta-bà này. Giải thích Tâm hợp với chơn như là Vô cấu là phương Nam. Vì nam bắc la phương chính. Phương nam là sáng, là hư, là ly. Quẻ ly ở giữa rỗng trong tám quẻ thì hướng của quả ly là chỉ cho hết thảy mọi tư tưởng tâm niệm. Vì hư giả không thật khuyến khích người khác ên mượn tám quẻ của thế gian để biểu hiện. Các phương khác tuy không có tên của tám quẻ, nhưng mỗi phương là một pháp, lý đã như vậy. Có lý phải có sự nên có cõi nước, nơi mọi loài nương ở. Nếu thấy có một cõi nước phương nam riêng biệt thì còn có phân biệt mình người, kia-đây. Đây vẫn là tuỳ thuận của ba thừa phân biệt để dắt dẫn họ phát lòng tin hiểu, chuyển tâm để thành tưụu Phật thừa nên nói: khó đoạn trừ kiến chấp của ba thừa. Song vì vẫn còn một phần chuyển tâm, chưa đoạn trừ vọng kiến mình người, khác với Hoa- nghiêm, trong thể pháp giới đủ cả mình người, trong một hạt bụi đủ mọi hiện tượng như ảnh tượng hiện trong lưới Đế Thích.

– Sáu ngàn đệ tử phát tâm khác: Kinh Pháp-hoa chép: Lúc Long nữ thành Phật, Thanh-văn, Bồ-tát, đại chúng ở Ta-bà đều nhìn thấy nên vui vẻ kính lạy. Văn sau lại chép: Ở cõi Ta-bà có ba ngàn chúng sanh an trụ nơi địa Bất thoái ba ngà chúng sanh đạt tâm bồ đề, được thọ ký. Bồ-tát Trí Tích, Xá Lợi Phất… tất cả mọi người đều yên lặng tin hiểu. Bồ-tát Trí Tích và Xá Lợi Phất tuy được xem là bậc trí nhưng vẫn còn ở trong dòng mê mờ, vì đem lại lợi ích cho chúng sanh nên thuyết pháp để huân tập. Sáu ngàn người kính lạy phát tâm nhưng chưa đọan vọng chấp kia đây. Tất cả đều tuỳ thuận ba thừa hạng phát tâm bồ đề hữu vi, chưa đạt bồ đề bản giác của pháp giới rộng lớn, mình người đồng một 75 thể nên có sự kính lạy. Kinh Hoa-nghiêm khác, cùng lúc đạt pháp môn. Thấy khắp tạng thân Như Lai, cảnh định, đủ mọi cảnh tượng như lưới Đế Thích, vô Bồ-tát số cõi nước, trí lớn mầu nhiệm. Vì đạt một pháp là đạt tất cả pháp, đoạn một vọng kiến là đoạn tất cả vọng kiến, ngay tự thân đủ vô số cõi Phật trong mười phương, ngay thân Phật là cảnh tự nhiên, ẩn hiện không lường. Mọi hiện tượng trong cõi nước khắp mười phương đều như vậy. Ví như các dòng sông chảy về biển, tuy chưa ra đến biển vẫn cùng một tánh ướt. Nếu vào đến biển thì cùng một vị mặn. Tất cả chúng sanh đều như vậy, mê mờ tuy có khác nhưng vốn cùng một Phật tánh. Vì sao trong Pháp-hoa có chúng nơi cõi Ta-bà kính lạy? Việc này hoàn toàn khác với Kinh Hoa-nghiêm. Riêng phẩm Pháp-giới, sáu ngàn chúng chỉ trong tích tắc đủ mười mắt trí, 500 tiểu đồng trong một đời thành tựu mười thân, các đệ tử khác đều như vậy. Thiện Tài đi về phương nam cầu học bậc thiện tri thức thành tựu viên mãn quả Phật như Từ Thị. Lại nhập thân Phổ Hiền, đầy đủ pháp môn lý sự rõ ràng, pháp giới có trong một hạt bụi, làm sao có hướng về lễ lạy?

– Sự thọ ký cho hàng Thanh văn khác: Kinh Pháp-hoa. Long nữ tuy chứng pháp giới, thấu triệt quả Phật, nhưng ba thừa những người có tâm tin thuận, chưa diệt gió vọng, chưa được chứng nhập, mà phải trải qua nhiều kiếp mới chứng đạt, nên thọ ký lâu xa. Kinh Hoa-nghiêm, mê la phàm phu, ngộ là Phật. Dù còn tập khí nhưng nhờ sự hiểu biết của Phật điều phục. Nếu không đều phục bằng trí Phật thì không vào dòng Phật, phải trải qua nhiều kiếpmới chứng nhập. Hàng sơ cơ của ba thừa, lòng tin còn yếu, không cắt đứt mọi sự ràng buộc, luôn bị phiền khuyến khích người khác não giam cầm, tham đắm trong sanh tử, tuy cầu xuất thế nhưng căn tánh kém cõi luôn vướng mắc, thoái lui. Nên Như Lai thuyết giảng về sanh, già, bệnh, chết, vô thường, bất tịnh thay đổi từng sát na, vọng niệm liên tục sanh khởi, nhờ vậy họ quán sát, chán ghét sanh tử, thành tựu tâm chán ghét, tâm lại sống trong phân biệt sạch nhơ. Lúc giáo hóa, vì khả của họ như vậy, Như Lai tuy chuyên tu bi trí, thành tựu quả Phật nhưng lạu để cõi tịnh ở nơi khác. Vì ba thừa chưa đoạn vọng kiến, thấy cõi Ta-bà là nhơ uế, đủ nhân quả, nên đoạn trừ tâm nghi, dần được thanh tịnh. Nhưng Như Lai thâu thần, cõi ấy lại nhơ uế. Giáo hóa ba thừa phải có văn tự rõ ràng, nghĩa là dùng trí quán vô thường, tập tánh khó chuyển. Long nữ tuy chứng ngay Phật thừa, chúng sanh tuy tin nhưng chưa chứng đạt. Vì thế, lúc thuyết Kinh Pháp-hoa, những người được thọ ký đều phải trải qua nhiều kiếp tu tập. Ở Pháp-hoa chỉ dạy dần dần, ở Hoa-nghiêm ngay lúc phát tâm là thành Phật. Do vậy hạnh nguyện căn tánh khác nhau, có hai pháp giống nhau: nhứt thừa Như Lai thừa, thẳng đếm đạo tràng. Như Lai thừa là nhứt thừa. Phẩm Hiền-thủ của Kinh Hoa-nghiêm chép: tất cả chúng sanh ít ai cầu Thanh-văn thừa, cầu Duyên-giác thừa càng ít hơn, cầu Đại thừa thật hy hữu. Người cầu Đại thừa còn dễ, người tin pháp này thật khó. Hơn nữa Kinh dạy: Với chúng sanh có tâm chán ghét, thuyết pháp Thanh-văn để trừ đau khổ, với chúng sanh nhanh nhẹn hơn, thuyết pháp Duyên-giác để đạt Bíchchi-phật, với chúng sanh tu tâm từ bi đem lợi ích cho chúng sanh, thuyết pháp Bồ-tát. Với chúng sanh thích việc lớn, hiện thân Phật thuyết pháp không cùng tận. Đó là bốn thừa của Kinh Hoa-nghiêm. Như ba xe trước của trong Kinh Pháp-hoa là quyền giáo, trâu trắng trên đường là Thật giáo. Chỉ một thừa huống có hai ba thừa. Ngoài quyền giáo nơi hai thừa ba thừa ra là Thật giáo. Bốn thừa hợp với hai giáo, nhưng việc giáo hóa khác nhau. Hơn nữa Kinh Pháp-hoa dạy: Chỉ một thừa là thật, ngoài ra là quyền. Từ một văn này chia ra ba thừa, sự hợp nhứt của pháp là thành bốn thừa. Chỉ một pháp thật là Phật thừa. Hai giáo là Bồ-tát Đại thừa và Duyên-giác Thanh-văn. Vì Thanh-văn Duyên-giác đều chán khổ. Song, như gương sáng soi thấy mọi ảnh tượng cùng lúc thấy hai Long nữ, lấy tánh ba đời. Hơn nữa, từ phàm phu đến Thánh vị không biến khác. Đây gần giống pháp môn nhập đạo hạnh giải của Thiện Tài. Thiện Tài còn một đời thành Phật nghĩa là ngay phút giây hiện tại, thấy tánh ba đời xưa nay là một, đủ cả việc Long nữ chuyển thânn thành Phật, trọn vẹn hạnh Phật. Đó là pháp căn bản vì pháp vốn vậy. Trí phân biệt, kiếp số là vận tình thế gian. Thiện Tài chứng đạt pháp này nên nói một đời thành Phật. Đã không có thời gian ba đơòi, làm gì có sự thọ sanh? Đó là mười thứ khác nhau. Long nữ chuyển thân nhưng Thiện Tài không thay đổi, là khác nhau về chuyển hay không chuyển.