tam tùy miên

Phật Quang Đại Từ Điển

(三隨眠) Cũng gọi Tam sử. Tùy miên (Phạm:Anuzaya) là tên khác của phiền não mà Bồ tát ở giai vị Thập địa phải đoạn trừ. Dựa theo tính chất thô tế của chúng mà các Tùy miên được chia làm 3 loại là: 1. Hại bạn tùy miên(cũng gọi Hại bạn sử phiền não, Hại bạn, Hại bạn sử): Phiền não này là thứ thô nhất trong 3 phiền não, là phiền não mà Bồ tát 5 Địa trước trong 10 Địa phải đoạn trừ. Trong 5 Địa trước thì các phiền não hiện hành không cùng sinh một lượt là bạn giúp đỡ cho sự hiện hành của các phiền não sinh cùng một lượt, cho nên gọi là Hại bạn tùy miên. Cứ theo Đại thừa pháp uyển nghĩa lâm chương quyển 1, phần cuối thì các phiền não tham, sân, si… cùng khởi một lượtvới thân kiến tương ứngvới thức thứ 6, gọi là Câu sinh (cùng sinh một lượt), các phiền não khác thì gọi là Bấtcâu sinh(không cùng sinh một lượt); thể của các phiền não Bất câu sinh hơi thô, là bạn giúp đỡ cho sự hiện hành của phiền não Câu sinh, cho nên gọi là Hại bạn. 2. Luy liệt tùy miên(cũng gọi Bạc sử phiền não, Luy sử): Sự hiện hành củaPhiền não chướng vàSở tri chướng cùng sinh một lượt tương ứng với thức thứ 6, cũng tức là các phiền não nhỏ nhiệm yếu kém hiện hành ở Đệ lục và Đệ thất địa. Nếu khi khởi Phục đạo thì phiền não này không hiện hành, nhưng lúc không khởi Phục đạo thì nó len lén hiện hành một cách tinh tế. Đối với Hại bạn tùy miên ở trên mà nói thì tướng của Luy liệt tùy miên hơi nhỏ nhiệm tinh tế, cho nên gọi là Luy liệt(yếu kém). 3. Vi tế tùy miên(cũng gọi Vi tế sử phiền não, Vi tế sử, Tế sử): Sự hiện hành của Sở tri chướng tương ứng với thức thứ 7, là tập khí còn sót lại sau khi đã đoạn trừ Hại bạn tùy miên và Luy liệt tùy miên, loại phiền não này là nhỏ nhiệm nhất trong 3 phiền não, là phiền não do Bát địa trởlên đoạn trừ. Nếu phiền não này cũng đã bị đoạn trừ thì tất cả phiền não không còn hiện hành trở lại nữa. [X. kinh Giải thâm mật Q.4; kinh Thâm mật giải thoát Q.5, kinh Tương tục giải thoát địa ba la mật liễu nghĩa; luận Du già sư địa Q.78; Thành duy thức luận xu yếu Q.thượng, phần đầu; Duy thức chương tư kí Q.6, phần cuối]. (xt. Tùy Miên).