tam thiện căn

Phật Quang Đại Từ Điển

(三善根) Phạm: Trìịikuzala-mùlani. Pàli:Tìịi kusala-mùlàni. Chỉ cho 3 loại tâm sở đối trị 3 thứ bất thiện căn. Đó là: 1. Vô tham thiện căn (Phạm:A-lobhakuzala-mùla), cũng gọi Bất tham thiện căn. Nghĩa là đối với các cảnh 5 dục lạc không tham đắm, không ưa thích. Pháp vô tham này là chủng tính thiện, là cội gốc của vô lượng thiện pháp, vì thế gọi là Vô tham thiện căn. 2. Vô sân thiện căn (Phạm: A-dvewakuzala-mùla), cũng gọi Bất khuể thiện căn. Nghĩa là đối với tất cả chúng sinh không phẫn nộ, không muốn làm tổn não. Pháp vô sân này là chủng tính thiện, là cội gốc của vô lượng thiện pháp, cho nên gọi là Vô sân thiện căn. 3. Vô si thiện căn (Phạm: A-mohakuzala-mùla), cũng gọi Bất si thiện căn. Nghĩa là đối với tất cả các pháp đều hiểu biết thông suốt; có khả năng thấy rõ các pháp thiện, các pháp bất thiện, pháp có tội, pháp không tội, pháp nên tu, pháp không nên tu… Pháp vô si này là chủng tính thiện, là cội gốc của vô lượng thiện pháp, vì thế gọi là Vô si thiện căn. Ba thiện căn này có thể đầy đủ trong một tâm, hiện hữu trong 6 thức và tương ứng với tất cả tâm thiện hữu lậu, vô lậu để cùng khởi, là cội gốc của các điều thiện. Luận Đại tì bà sa quyển 112 giải nghĩa các pháp: Năng sinh thiện (hay sinh điều thiện), tăng thiện(thêm điều thiện), trưởng thiện(nuôi lớn điều thiện), ích thiện(làm cho điều thiện thêm nhiều lên), trì thiện(giữ gìn điều thiện), quảng bá thiện(mở rộng điều thiện)… là thiện căn. [X. kinh Trường a hàm Q.8; luận Nhập a tì đạt ma Q.thượng; Câu xá luận quang kí Q.16].