tam tế

Phật Quang Đại Từ Điển

(三際) I. Tam Tế. Tức Tam thế. 1. Tiền tế(Phạm:Pùrvànta): Chỉ cho quá khứ. 2. Hậu tế(Phạm:Aparànta): Chỉ cho vị lai. 3. Trung tế (Phạm: Madhyànta): Chỉ cho hiện tại. Kinh Nhân vương hộ quốc bát nhã ba la mật đa quyển thượng (Đại 8, 836 thượng) nói: Quán xét thực tướng của thân, quán Phật cũng thế. Không tiền tế, không hậu tế, không trung tế; chẳng trụ ở tam tế, cũng chẳng lìa tam tế. [X. luận Đại tì bà sa Q.24; luận Câu xá Q.9]. (xt. Tam Thế). II. Tam Tế. Phạm: Traya ftavà#. Cũng gọi Tam tế thời. Tại Ấn độ, 1 năm được chia làm 3 thời kì gọi là Tam tế. Nhưng xưa nay đem tam tế phối hợp với ngày tháng thì có nhiều thuyết khác nhau, đáng chú ý hơn cả thì có thuyết của các ngài Thần thái, Chân đế, Phổ quang, Huyền trang…, trong đó, thuyết của ngài Chân đế và Huyền trang giống nhau. Đó là: 1. Nhiệt tế(Phạm:Grìsma-rtu, mùa nóng): Bắt đầu từ ngày 16 tháng 1 đến ngày 15 tháng 5 âm lịch. 2. Vũ tế(Phạm:Varwa-ftu, mùa mưa): Bắt đầu từ ngày 16 tháng 5 đến ngày 15 tháng 9 âm lịch. 3. Hàn tế (Phạm: Hemanta-rtu, mùa lạnh): Bắt đầu từ ngày 16 tháng 9 đến ngày 15 tháng 1 âm lịch. Đại Đường tây vực kí quyển 2 lại chia Tam tế làm 6 thời: 1. Tiệm nhiệt(nóng dần): Từ ngày 16 tháng 1 đến ngày 15 tháng 3 âm lịch. 2. Thịnh nhiệt(rất nóng): Từ ngày 16 tháng 3 đến ngày 15 tháng 5 âm lịch. 3. Vũ thời(mùa mưa): Từ ngày 16 tháng 5 đến ngày 15 tháng 7 âm lịch. 4. Mậu thời(mùa cây cối xanh tốt): Từ ngày 16 tháng 7 đến ngày 15 tháng 9 âm lịch.5. Tiệm hàn(lạnh dần): Từ ngày 16 tháng 9 đến ngày 15 tháng 11 âm lịch. 6. Thịnh hàn(rất lạnh): Từ ngày 16 tháng 11 đến ngày 15 tháng 1 âm lịch. [X. Câu xá luận bảo sớ Q.11; Phạm võng kinh cổ tích kí Q.hạ, phần cuối;Đại tạng pháp số Q.12]. (xt. Lịch).