tam tạng pháp sư

Phật Quang Đại Từ Điển

(三藏法師) Phạm: Tripiỉakàcàrya. Cũng gọi Tam tạng thánh sư, Tam tạng tỉ khưu. Gọi tắt: Tam Tạng. Chỉ cho vị pháp sư tinh thông Tam tạng Kinh, Luật, Luận. Tại Ấn độ, từ ngữ Tam tạng pháp sư đã được sử dụng rất sớm, như trong kinh Ma ha ma da quyển hạ có nói (Đại 12, 1013): Nước Câu thiểm di có vị Tam tạng tỉ khưu thuyết pháp rất hay, có năm trăm đồ chúng. Ở Trung quốc thì danh hiệu này chuyên chỉ cho vị cao tăng thông hiểu Tam tạng, đồng thời, làm việc phiên dịch Kinh, Luật, Luận. Trong số các vị Tam tạng thì ngài Huyền trang nổi tiếng nhất, thường được người đời tôn xưng là Huyền Trang Tam Tạng, hoặc Đường Tam Tạng. Ngoài ra, trong kinh Di lan đà vấn (Milinda-paĩha), bảnPàli thuộc hệ Nam truyền có nêu từ ngữ Tipeỉaka và Tepiỉaka, hàm ý là Người thông suốt Tam tạng. Trong tiếng Pàli, từEkapiỉakadhara là chỉ cho Người nhớ giữ một tạng, Dvipiỉaka-dhara chỉ cho Người nhớ giữ hai tạng, Tipiỉaka-dhara là chỉ cho Người nhớ giữ ba tạng, do đó mà người ta thấy danh từ Tam tạng đã được lưu hành rất sớm tại Ấn độ. [X. Thiện kiến luật tì bà sa Q.1; Xuất tam tạng kí tập Q.6; Lương cao tăng truyện Q.2].