TAM QUỐC DI SỰ

Nhất Nhiên soạn
Việt dịch: Linh Sơn Pháp Bảo Đại Tạng Kinh

 

LỜI TỰA HIỆU ĐÍNH

Bộ Tam Quốc Di Sự này do vị tăng tên là Nhất Nhiên soạn vào thời Trung Liệt vương nước Cao Ly, kế tiếp bộ Tam Thị Sử ký, nội dung ghi chép những việc đời trước ít được truyền nghe của ba nước Tân La, Cao Cú Ly và Bách Tế. Sách gồm năm quyển, phân làm chín môn. Đầu tiên không có lời tựa và bạt, chỉ lập niên biểu của ba nước, sau đó là ghi chép những việc thần kỳ linh diệu, chủ yếu là tôn sùng Phật, hoằng dương chánh pháp. Những người luận bàn cho rằng hoang đường, không có chứng cứ, khó có thể tin, nhưng phong quy đã lưu truyền, những tục chế để lại đều rải rác có ghi; cho đến địa thế, khởi nguồn của châu, huyện, quận, thị đều có ghi chép đầy đủ. Nếu muốn trình bày sự việc của ba nước này một cách đầy đủ như dùng rau phong, rau phỉ, thì đâu cho phép bỏ sót điều nào?

Sách này hoàn thành trong khoảng niên hiệu Chí Nguyên và Đại Đức (12-127); hơn hai trăm năm sau nhằm năm Nhâm Thân, niên hiệu Chánh Đức thứ bảy đời Minh mới tái bản, có Phủ Doãn Khánh Châu là Lý Kế Phước viết lời bạt rằng: “Ba nước ở phương Đông của ta, có hai bản Bản Sử Dị Sự, nhưng họ không ấn hành, chỉ còn ở tại bổn phủ một bản, nhưng trải qua thời gian lâu xa đã bị hư nát, thiếu khuyết, một hàng chỉ có thể đọc được năm, sáu chữ… Vì muốn khắc bản, nên tôi đã tìm cầu bản hoàn chỉnh khắp nơi, nhưng trải qua mấy năm mà chẳng được… May thay Mục Lại Tinh Châu là Quyền Công nghe tôi tìm cầu, nên ông đã tìm được một bản toàn vẹn gởi cho…” Như thế việc tái bản là xuất phát từ Kế Phước. Nhưng nói là bản hoàn chỉnh, nhưng thật ra chẳng phải thật là hoàn chỉnh, e rằng trong đó còn thiếu sót hơn bản chép tay. Nước ta có lưu truyền hai bản, một bản giữ tại Đức Xuyên hầu ở Vĩ châu, một bản cất tại Nam Tước Thần Điền, đều được tái bản vào niên hiệu Chánh Đức, trong đó văn tự sai sót, lầm lẫn rất nhiều, tựa như bản cũ, thậm chí còn rớt mất, hoặc không còn chữ, làm cho văn đứt quãng, nghĩa chẳng thông, không thể đọc xem được. Do đó mới dùng bản của hai nhà làm chính, đồng thời dùng các bộ như Tam Quốc Sử Ký, Cao Ly Sử, Đông Kinh Tạp Ký, Đông Quốc Thông Giám, Văn Hiếu Bị Khảo, Dư Địa Thắng Lãm, Hải Đông Kim Thạch Uyển Ký, Hán Thổ Lịch Đại Sử Thư, Tây Vực Cầu Pháp Cao Tăng truyện, Đường Tục Cao Tăng Truyện để kiểm xét đính chính, bỏ những điều ngụy vọng, thêm những việc thiếu sót, dùng Hoạt tự ấn hành để lưu thông ở đời.

Từ năm Chí Nguyên đến nay đã hơn sáu trăm năm, chúa Nguyên là Hốt Tất Liệt thành lập Chinh Đông tỉnh, dùng Cao Ly dẫn đường đem quân sang cướp phá nước ta, bị các đội quân trấn giữ phía Tây đánh giết hết. Sau khi bại trận chúa Cao Ly muốn sung tất cả Nho sinh vào quân ngũ, nhưng Nhất Nhiên là người Cao Ly lại siêng năng cẩn mẫn soạn sách trong thời gian này. Tiếc rằng ngòi bút của sư lúc bấy giờ không được khúc chiết gãy gọn để gây niềm tin trong thiên hạ ở đời sau, khiến cho quan hệ giữa Tam Hàn và nước ta đã xa cách từ thời trước. Sách này ghi chép, trong đó có đề cập đến nước ta; vả lại trong sách có đưa vào Hương Ca thì phần nhiều là dùng tiếng Tân La; nói Hương Ca giống như nói quốc phong vậy. Cổ ngữ Tân La đã mất, chỉ còn hơn mười bài Hương Ca, thật là hạt châu còn sót trong biển xanh. Thế thì chẳng cần phải trực tiếp khảo cứu việc xưa của Tân La, mà cũng đủ để tham cứu cổ ngữ của nước ta. Các nhà khảo cổ truy tầm cái nguồn mà cứu xét cái gốc, ngõ hầu có được điều lợi ích.

Thượng tuần tháng chín, năm Nhâm Dần, năm Minh Trị thứ ba mươi lăm.

Phàm Lệ.

1. Thiên này vốn không có mục lục, nay căn cứ theo các tiêu đề trong đó mà lập ra.

Quyển một, điều Mạt Thát, Bột Hải thiếu hai trang. Quyển ba, điều Nam Nguyệt Sơn thiếu một trang, điều Bá Nghiêm Tự Thạch Tháp xá-lợi thiếu hai trang, còn những sự thiếu sót khác hoặc mất tiêu đề, hoặc mất tên biển, chẳng thể khảo chứng thì tồn nghi để khuyết.

2. Về niên biểu, đầu tiên thiếu hai trang, nay chẳng thể bỏ khuyết.

Trong sách, như văn tự bị thiếu, hoặc mờ nhạt đọc chẳng được in lại mẫu để tồn nghi, hoặc giả theo ý mà định văn tự, thì thêm dấu () để phân biệt. Nếu mất thiếu chữ thì làm dấu [ ] để biết.

3. Các chữ số và can, chi có lúc cũng sai sót, trong lúc hành văn có sai lạc, hoặc chấm phết lầm lẫn thì đính chính. Trong đó có lúc cũng luận về đúng sai ở trên.

4. Những chữ chung mượn âm thì không dám cải chính, chỉ nêu nguyên do ở trên. Các chữ húy kỵ cũng thế, chỉ tĩnh lược các nét chữ, như viết, viết thì sửa lại. Như chữ là tên húy của Thái tổ nước Cao ly, là tên húy của vua Tuệ Tông, đồng thời để cho khó đọc được một cách phổ biến. Tô Thức nói rằng: “Bậc tiền bối còn chẳng dám sửa đổi cổ thư! Cho nên văn tự, những chữ thuộc về biệt thể, chỉ cần giữ được hình tướng xưa.” Vâng giữ theo cổ đức là một việc, nhưng dùng hoạt tự in ấn thì việc lầm lẫn văn tự như Ô ( ) và Yên ( ) rất dễ xảy ra. Xin người đọc lượng thứ.

 

 

I. NIÊN LỊCH CÁC VƯƠNG TRIỀU BA NƯỚC THEO VƯƠNG LỊCH TRUNG QUỐC

Thời Tiền Hán Trung Hoa:

* Đời Tuyên Đế: Niên hiệu Ngũ Phượng, năm năm, bắt đầu từ năm Giáp Tý.

– Nước Tân-La.

Đời thứ nhất vua Hách Cư Thế: Vua họ Phác thuộc Noản sinh, năm Giáp Tý được mười ba tuổi thì lên ngôi, tại vị sáu mươi năm, cưới Nga Y Anh Nga Anh, đặt quốc hiệu là Từ La Phiệt, Từ Phiệt hoặc Tư La, hoặc lầm gọi là La Lâm. Đến đời Thoát Giải vương mới đặt hiệu là Kê Lâm.

* Đời Tuyên Đế niên hiệu Cam Lộ, bốn năm bắt đầu vào năm Mậu Thìn; đến niên hiệu Hoàng Long, bốn năm, bắt đầu từ năm Nhâm Thân.

Đời Nguyên Đế niên hiệu Sơ Nguyên, năm năm, bắt đầu từ năm Quý Dậu; niên hiệu Vĩnh Quang, năm năm bắt từ năm Mậu Dần; niên hiệu Kiến Chiêu, sáu năm bắt đầu từ năm Quý Mùi.

– Tân La.

Năm Giáp Thân xây dựng Kim thành.

– Cao Ly.

Đời vua thứ nhất là Đông Minh vương lên ngôi năm Giáp Thân, tại vị mười chín năm, họ Cao, tên Chu Mông, còn gọi là Trâu Mông, con của Đàn Quân.

* Đời Thành Đế: Niên hiệu Kiến Thỉ, bốn năm, từ năm Kỷ Sửu; niên hiệu Hà Bình, bốn năm, từ năm Quý Tỵ; niên hiệu Dương Sóc, bốn năm, từ năm Đinh Dậu. Niên hiệu Hồng Mạ, bốn năm, từ năm Tân Sửu; niên hiệu Vĩnh Thủy, bốn năm, từ năm Ất Tỵ.

– Tân La.

– Cao Ly.

Đời vua thứ hai là Lưu Ly vương, còn gọi là Lụy Lợi vương, còn gọi là [] Lưu, là con của Đông Minh, lên ngôi năm Nhâm Dần, tại vị ba mươi sáu năm, họ Giải.

– Bách Tế.

Đời vua thứ nhất là Ôn Tộ vương, con thứ ba của Đông Minh, Khuê là con thứ hai, lên ngôi năm Quý Mão, tại vị bốn mươi lăm năm, đóng đô ở Úy Lễ thành, còn gọi là Xà Xuyên, nay là Lăng sơn.

– Đời vua Ai Đế: Niên hiệu Kiến Bình, bốn năm, từ năm Ất Mão.

Năm Bính Thìn dời đô về Hán sơn nay là Quảng châu.

– Đời vua Ai Đế, niên hiệu Nguyên Thọ, hai năm, từ năm Kỷ Mùi.

– Đời vua Bình Đế: niên hiệu Nguyên Thỉ, bảy năm, từ năm Tân Dậu.

– Tân La

Đời vua thứ hai là Nam Giải vương tức Thứ Thứ Hùng, cha là Hách Cư Thế, mẹ là Yến Anh, họ Phác, vợ là Vân Đế phu nhân, lên ngôi năm Giáp Tý, tại vị hai mươi năm. Vương vị này cũng gọi là Cư Tây Can.

– Đời Nhụ Tử, niên hiệu Sơ Thỉ, hai năm, từ năm Mậu Thìn. Năm Quý Hợi, Cao Ly dời đô về thành Quốc nội cũng gọi là thành Bất nhi.

– Đời Tân Thất, niên hiệu Kiến Quốc, năm năm, từ năm Kỷ Tỵ; niên hiệu Thiên Phượng, sáu năm, từ năm Giáp Tuất.

– Nước Cao Ly.

Đời vua thứ ba là Đại Hổ Thần vương, tên là Vô Tuất, còn gọi là Vị Lưu, họ Giải, con thứ ba của Lưu Ly vương, lên ngôi năm Mậu Dần, tại vị hai mươi sáu năm.

* Niên hiệu Địa Phượng, hai năm, từ năm Canh Thìn.

– Tân La.

Đời vua thứ ba là Nổ Lễ, còn gọi là Nổ Ni Sất Kim, cha là Nam Giải, mẹ là Vân Đế, vợ là Kim Thị con gái của Từ Yếu vương, lên ngôi năm Giáp Thân, tại vị ba mươi ba năm. Ni Sất Kim hay gọi là Ni Sư Kim.

– Đời vua Canh Thỉ, niên hiệu Canh Thỉ, hai năm, bắt đầu từ năm Quý Mùi.

– Thời Hậu Hán, đời Võ Đế, niên hiệu Kiến Võ, ba mươi mốt năm từ năm Ất Dậu.

– Tân La.

– Cao Ly.

Đời vua thứ tư là Mẫn Trung vương, tên Ấp Chu, họ Giải, là con của Đại Hổ, lên ngôi năm Giáp Thìn, tại vị được bốn năm.

Đời thứ năm là Mộ Bản vương là anh của Mẫn Trung, tên là Ái, còn gọi là Ưu, lên ngôi năm Mậu Thân, tại vị năm năm.

– Bách Tế.

Đời vua thứ hai là Đa Lâu vương là con thứ hai của Ôn Tộ, lên ngôi năm Mậu Tý, tại vị bốn mươi chín năm.

– Nước Giá Lạc.

Còn gọi là Già-da, nay là Kim châu.

Đời vua thứ nhất Thủ Lộ vương, thuộc Noản sinh vào tháng 3 năm Nhâm Dần, lên ngôi ngay tháng này, tại vị một trăm năm mươi tám năm. Do từ trứng vàng sinh ra nên lấy họ Kim, mở đầu năm Hoằng Lịch.

– Nước Cao Ly.

Đời vua thứ sáu là Quốc Tổ vương, tên là Cung, còn gọi là Đại Tổ vương, lên ngôi năm Quý Sửu, tại vị chín mươi ba năm. Theo Hậu Hán truyện thì lúc vương mới sinh, vừa mở mắt đã biết mai sau người kế vị là Thủ Đại vương, là em cùng mẹ.

* Đời vua Võ Đế, niên hiệu Trung Nguyên, hai năm, từ năm Bính Thìn.

– Nước Tân La.

Đời vua thứ tư là Thoát Giải vương, còn gọi là Sất Giải Ni Sất Kim, họ Tích, cha là Hàm Đạt Bà vương nước Hoàn Hạ, còn gọi là Hoa Hạ Quốc vương, mẹ là con của quốc vương nước Tích Nữ, vợ là A Lão phu nhân, con của Nam Giải vương, lên ngôi năm Đinh Tỵ, tại vị hai mươi ba năm thì băng hà, thủy táng tại Mạt [] Sơ Tĩnh Khâu, lập tượng ở Đông Khâu, nay gọi là Đông Khâu Đại vương.

– Đời vua Minh Đế, niên hiệu Vĩnh Niên, mười tám năm, từ năm Mậu Ngọ.

– Đời vua Chương Đế, niên hiệu Kiến Sơ, tám năm, bắt đầu từ năm Bính Tý.

– Nước Tân La.

Đời vua thứ năm là Bà Bà Ni Sất Kim, họ Phác, cha là Nổ Lễ vương, mẹ là con gái của Từ Yếu vương, vợ là Sử Tiếu phu nhân, lên ngôi năm Canh Thìn, tại vị mười hai năm.

– Bách Tế.

Đời vua thứ ba là Kỷ Lâu vương, là con của Đa Lâu vương, lên ngôi năm Đinh Sửu, tại vị năm mươi lăm năm.

– Đời vua Chương Đế, niên hiệu Nguyên Hòa, ba năm, từ năm Giáp Thân; niên hiệu Chương Hòa, hai năm từ năm Đinh Hợi.

– Đời vua Hòa Đế, niên hiệu Vĩnh Nguyên, mười bảy năm, từ năm Kỷ Sửu.

– Đời vua Thương Đế, niên hiệu Nguyễn Hưng, một năm Ất Tỵ

– Đời An Đế, niên hiệu Diên Bình, một năm Bính Ngọ; niên hiệu Vĩnh Sơ, bảy năm, từ năm Đinh Mùi.

– Tân La.

Đời vua thứ sáu là Kỳ Ma Ni Sất Kim, còn gọi là Kỳ Vị, họ Phác, cha là Bà Sa, mẹ là Sử Tiếu phu nhân, vợ là con gái của Ma Đế quốc vương, tên [] Lễ phu nhân, họ Kim. Vua lên ngôi năm Nhâm Tý, tại vị hai mươi hai năm, vào thời vua này đã diệt được nước Âm Chất, nay là nước An Khương và Áp Khương, tức [] Sơn ngày nay.

– Đời An Đế, niên hiệu Nguyên Sơ, sáu năm, từ năm Giáp Dần, niên hiệu Vĩnh Minh, một năm Canh Thân; niên hiệu Kiến Quang, một năm Tân Dậu; niên hiệu Diên Quang, bốn năm, từ năm Nhâm Tuất.

– Đời Thuận Đế, niên hiệu Vĩnh Kiến sáu năm từ năm Bính Dần.

– Nước Tân La.

Đời thứ bảy Dật Thánh Ni Sất Kim vương, cha là anh của Nổ Lễ vương, hoặc gọi là Kỳ Ma vương. Vợ là [] Lễ phu nhân, cha của Nhật Tri Cát Văn vương. [] [] Lễ phu nhân là con gái của Kỳ Ma vương. Mẹ là Y Lợi Sinh phu nhân, hoặc gọi là [] [] vương phu nhân. Vương họ Phác, lên ngôi năm Giáp Tuất, tại vị hai mươi năm.

– Nước Bách Tế.

Đời vua thứ tư là Cái Lâu vương, con của Kỷ Lâu, lên ngôi năm Mậu Thìn, tại vị ba mươi chín năm.

– Đời Thuận Đế niên hiệu Dương Gia, bốn năm từ năm Nhân Tý; niên hiệu Vĩnh Hòa, sáu năm, từ năm Bính Tý; niên hiệu Hán An, hai năm, từ năm Nhâm Ngọ, niên hiệu Kiến Khang năm Giáp Thân.

– Đời Xung Đế, niên hiệu Vĩnh Gia năm Ất Dậu.

– Đời Chất Đế, niên hiệu Bản Sơ, năm Bính Tuất.

– Cao Ly.

Đời vua thứ bảy là Thứ Đại vương, tên là Toại, em cùng mẹ với Quốc Tổ vương, lên ngôi năm Bính Tuất, tại vị mười chín năm.

* Đời Hoàn Đế, niên hiệu Kiến Hòa, ba năm, từ năm Đinh Hợi; niên hiệu Hòa Bình năm Canh Dần; niên hiệu Nguyên Gia, hai năm, từ năm Tân Mão; niên hiệu Vĩnh Hưng, hai năm, từ năm Quý Tỵ.

– Tân La.

Đời vua thứ tám là A Đạt La Ni Sất Kim.

* Niên hiệu Vĩnh Thọ, ba năm, từ năm Ất Mùi.

– Cao Ly.

Năm Ất Tỵ, Quốc Tổ vương đã một trăm mười chín tuổi; hai anh em đều bị Tân vương giết hại.

* Đời Hoàn Đế, niên hiệu Diên Hy, chín năm, từ năm Mậu Tuất.

– Tân La.

Giao thông với Nhật Bản.

– Cao Ly.

Đời vua thứ tám là Tân Đại vương, tên là Bá Cố, Bá Câu. Lên ngôi năm Ất Tỵ, tại vị mười bốn năm.

– Bách Tế.

Đời vua thứ năm là Tiếu Cố vương, còn gọi là Tố Cổ, là con của Cái Lâu, lên ngôi năm Bính Ngọ, tại vị năm mươi năm.

* Đời Hoàn Đế, niên hiệu Vĩnh Khương, năm Đinh Mùi.

– Tân La.

Lập Di-lặc Đại Viên ở Đông Nham hiện nay.

* Đời Linh Đế, niên hiệu Kiến Ninh bốn năm, từ năm Mậu Thân; niên hiệu Hy Bình, sáu năm từ năm Nhâm Tý; niên hiệu Quang Hòa, sáu năm, từ năm Mậu Ngọ.

– Cao Ly.

Đời thứ tám là Cổ Quốc Xuyên vương, tên là Nam Hổ, hoặc gọi là Y Mô, lên ngôi năm Kỷ Mùi, tại vị hai mươi năm. Quốc Xuyên cũng gọi là Quốc Nhưỡng, là nơi an táng.

* Đời Linh Đế, niên hiệu Trung Bình, năm năm, từ năm Giáp Tý.

– Tân La.

Đời thứ chín là Phiệt Mộc Ni Sất Kim.

* Đời Hồng Nông Vương Hiến Đế niên hiệu Vĩnh Hán năm Kỷ Tỵ; niên hiệu Sơ Bình, bốn năm, từ năm Canh Ngọ; niên hiệu Hưng Bình, hai năm, từ năm Giáp Tuất; niên hiệu Kiến An hai mươi bốn năm, từ năm Bính Tý.

– Tân La.

Đời thứ mười một là vua Nại Giải Ni Sất Kim.

– Cao Ly.

Đời vua thứ mười là Sơn Thượng vương.

– Bách Tế.

Đời vua thứ sáu là Cừu Thủ vương, còn gọi là Quý Tu, con của Tiếu Cổ vương, lên ngôi năm Giáp Ngọ, tại vị hai mươi năm.

– Gia Lạc (Già-da).

Đời thứ hai là Cư Đăng vương, con thứ hai của Thủ Lộ, mẹ là Hứa hoàng hậu, lên ngôi năm Kỷ Mão, tại vị năm mươi lăm năm, họ Kim.

– Thời Tào Ngụy, đời Văn Đế, niên hiệu Hoàng Sơ, bảy năm, từ năm Canh Tý.

– Đời Minh Đế, niên hiệu Đại Hòa, sáu năm, từ năm Đinh Mùi.

– Tân La.

Đời thứ mười một là Trợ Phần Ni Sất Kim.

– Cao Ly.

Đời thứ mười một là Đông Xuyên vương.

* Đời Minh Đế, niên hiệu Thanh Long, bốn năm, từ năm Quý Sửu.

– Bách Tế.

Đời thứ bảy là Sa Ban vương, còn gọi là Sa Phật, Sa Y, là con của Cừu Thủ vừa lên ngôi liền bị phế.

– Đời Minh Đế, niên hiệu Cảnh Sơ, ba năm, từ năm Đinh Tỵ.

– Đời Tề vương, niên hiệu Chánh Thỉ, chín năm, từ Canh Thân.

– Tân La.

Đời thứ mười hai là Triêm Giải Ni Sất Kim, còn gọi là Triêm Giải vương, họ Tích, em đồng mẹ với Trợ Phẩn vương, lên ngôi năm Đinh Mão, tại vị mười lăm năm. Bấy giờ mới bang giao với Cao Ly.

– Bách Tế.

Đời thứ tám là Cổ Nhĩ vương, em cùng mẹ với Tiêu Cố vương, lên ngôi năm Giáp Dần, tại vị năm mươi hai năm.

* Đời Tề vương, niên hiệu Gia Bình, năm năm, từ năm Kỷ Tỵ.

– Cao Ly.

Đời thứ mười hai là Trung Xuyên vương.

* Đời Cao Quý Hương Công, niên hiệu Chánh Nguyên, hai năm, từ năm Giáp Tuất; niên hiệu Cam Lộ bốn năm, từ năm Bính Tý.

– Gia Lạc (Già-da).

Đời thứ ba là Ma Phẩm vương, cha là Cư Đăng vương, mẹ là con gái của Tuyền Phủ Khanh thân phủ, gọi là Mộ Trinh phu nhân, lên ngôi năm Kỷ Mão, tại vị ba mươi hai năm.

* Trần Lưu vương, niên hiệu Cảnh Nguyên, bốn năm, từ năm Canh Thìn.

– Tân La.

Đời vua thứ mười ba là Vị Trâu Ni Sất Kim, còn gọi là Vị Chiêu, Vị Tổ, họ Kim, mới lập. Cha là Cừu Đạo Cát Văn vương; mẹ là Sinh Hồ, còn gọi là Thuật Lễ phu nhân, con gái của Y Phi Cát Văn vương, họ Phác. Vua cưới Quang Minh Nương là con gái của Gia Phần vương, lên ngôi năm Nhâm Ngọ, tại vị hai mươi hai năm.

* Đời Tây Tấn vua Võ Đế, niên hiệu Thái Thủ, mười năm từ năm Ất Dậu.

– Cao Ly.

Đời thứ mười ba là Tây Xuyên vương, tên là Dược Lô, còn gọi là Nhược Hữu, lên ngôi năm Canh Dần, tại vị hai mươi hai năm.

* Đời Võ Đế, niên hiệu Hàm Ninh, năm năm, từ Ất Mùi; niên hiệu Đại Khang, mười một năm, từ năm Canh Tý.

– Tân La.

Đời vua thứ mười bốn là Nho Lễ Ni Sất Kim, còn gọi là Thế Lý Trí vương, họ Tích, cha là Gia Phân vương, mẹ là [] Chiêu phu nhân, họ Phác. Vua lên ngôi năm Giáp Thìn, tại vị mười lăm năm, xây dựng Nguyệt thành.

– Bách Tế.

Đời vua thứ mười chín là Trái Kê vương, con của Cổ Nhĩ, gọi là Trái Thế là lầm lẫn; lên ngôi năm Bính Ngọ, tại vị mười hai năm.

* Đời Huệ Đế, niên hiệu Nguyên Khang, chín năm, từ Tân Hợi.

– Cao Ly.

Đời thứ mười bốn là Phung Thượng vương, còn gọi là Trỉ Cát vương, tên là Tướng Phu, lên ngôi năm Nhâm Tý, tại vị tám năm.

* Đời Huệ Đế, niên hiệu Vĩnh Ninh năm Tân Dậu.

– Tân La.

Đời thứ mười lăm là Cơ Lâm Ni Sất Kim, còn gọi là Cơ Lập vương, họ Tích, là con thứ hai của Gia Phần vương, mẹ là A Nhĩ Hề phu nhân; lên ngôi năm Mậu Ngọ, tại vị mười hai năm.

– Bách Tế.

Đời thứ mười là Phần Tây vương, con của Trái Kê vương, lên ngôi năm Mậu Ngọ, tại vị sáu năm.

– Gia Lạc.

Vua thứ tư là Cư Sất Di vương, còn gọi là Kim Vật, cha là Ma Phẩm, mẹ là Hiếu Cừu, lên ngôi năm Tân Hợi tại vị năm mươi lăm năm.

* Đời vua Huệ Đế niên hiệu Đại An, hai năm, từ năm Nhâm Tuất.

– Cao Ly.

Đời vua thứ mười lăm là Mỹ Xuyên vương, còn gọi là Diệu Phước, tên là Ất Phất, Ưu Phất, lên ngôi năm Canh Thân, tại vị ba mươi mốt năm.

* Đời Huệ Đế, niên hiệu Vĩnh Hưng hai năm, từ năm Giáp Tý.

– Bách Tế.

Đời thứ mười một là vua Tỳ Lưu vương, con thứ hai của Cừu Thủ, em của Sa Ban, lên ngôi năm Giáp Tý, tại vị bốn mươi năm.

* Đời Huệ Đế, niên hiệu Quang Hy năm Bính Dần.

– Tân La.

Năm Đinh Mão đổi quốc hiệu thành Tân la. Tân tức là đức nghiệp ngày càng sáng tỏ, La tức che chở nhân dân bốn phương. Hoặc gọi là đời Trí Chứng Pháp Hưng.

* Đời Hoài Đế, niên hiệu Vĩnh Gia sáu năm, từ năm Đinh Mão.

– Tân La.

Đời thứ mười sáu là Khất Giải Ni Sất Kim, họ Tích, cha là Vu Lão Âm Giác Can, con thứ hai của Sát Giải vương. Khất Giải lên ngôi năm Canh Ngọ, tại vị bốn mươi năm. Vào đời vua này, quân Bách tế mới sang xâm lấn.

– Đời Mẫn Đế, niên hiệu Kiến Hưng, bốn năm, từ năm Quý Dậu.

– Thời Đông Tấn, đời Trung Tông, niên hiệu Kiến Võ năm Đinh sửu; niên hiệu Đại Hưng, bốn năm, từ năm Mậu dần.

– Đời Minh Đế, niên hiệu Vĩnh Xương năm Nhâm Ngọ; niên hiệu Đại Ninh, ba năm, từ năm Quý Mùi.

– Đời Hiến Tông, niên hiệu Hàm Hòa, chín năm, từ Bính tuất.

– Tân La.

Năm Kỷ Sửu mới xây dựng đê Bích Cốt, chu vi [] vạn bảy ngàn không trăm hai sáu bộ, [] [] trăm sáu sáu bộ, ruộng nước mười bốn ngàn không trăm bảy mươi bộ.

– Cao Ly.

Đời vua thứ mười sáu là Quốc Nguyên vương, tên là Lưu, còn gọi Tư Do, Cương Thượng, lên ngôi năm Tân Mão, tại vị bốn mươi năm. Năm Giáp Ngọ xây dựng thành Bình Nhưỡng; tháng tám năm Nhâm Dần dời đô về thành An Thị tức là thành Hoàn Đô.

– Đời Hiển Tông, niên hiệu Hàm Khang, tám năm, từ năm Ất Mùi.

– Đời Khang Đế, niên hiệu Kiến Nguyên, hai năm, từ năm Quý Mão.

– Bách Tế.

Đời vua thứ mười hai là Khế vương, con trưởng của Phần Tây, lên ngôi năm Giáp Thìn, tại vị hai năm.

* Đời Hiếu Tông, niên hiệu Vĩnh Hòa mười hai năm, từ năm Ất Tỵ.

– Tân La.

Đời vua thứ mười bảy là Nại Vật Ma Lập Can, còn gọi là [] vương, họ Kim. Cha là Cừu Đao Cát Văn vương, em của Vị Chiêu Vương, tên là Vị Cừu Giác Can, mẹ là Hưu Lễ phu nhân họ Kim; lên ngôi năm Bính Thìn, tại vị bốn mươi sáu năm, lăng xây tại Tây nam Chiêm Tinh Đài.

– Bách Tế.

Đời vua thứ mười ba là Cận Tiếu vương, con thứ hai của Tỳ Lưu, lên ngôi năm Bính Ngọ, tại vị hai mươi chín năm.

– Gia Lạc.

Đời thứ năm là Y Phẩm vương, cha là Cư Sất Nhĩ, mẹ là A Chí, lên ngôi năm Bính Ngọ tại vị sáu mươi năm.

– Đời Hiếu Tông, niên hiệu Thăng Bình, năm năm, từ năm Đinh Tỵ.

– Đời Ai Đế, niên hiệu Long Hòa năm Nhâm Tuất; niên hiệu Hưng Ninh ba năm, từ năm Quý Hợi.

– Đời Phế Đế, niên hiệu Đại Hòa, năm năm, từ năm Bính Dần.

– Đời Giản Văn Đế, niên hiệu Hàm An, hai năm, từ Tân Mùi.

– Cao Ly.

Đời vua thứ mười bảy là Tiểu Thú Lâm vương, tên là Khâu Phu, lên ngôi năm Tân Mùi, tại vị mười ba năm. – Bách Tế.

Năm Tân mùi dời đô về Bắc Phố sơn.

* Đời vua Liệt Tông, niên hiệu Ninh Khang, ba năm, từ năm Quý dậu.

– Bách tế.

Đời thứ mười bốn là Cận Cừu Thủ vương, con của Cận Tiếu Cổ, lên ngôi năm Ất Hợi, tại vị chín năm.

* Đời Liệt Tông, niên hiệu Đại Nguyên, hai mươi mốt năm, từ năm Bính Tý.

– Cao Ly.

Đời thứ mười tám là Quốc Nhưỡng vương, tên là Y Tốc, Ư Chỉ Chi, lên ngôi năm Giáp Thân, tại vị tám năm.

– Bách Tế.

Đời thứ mười lăm là Chẩm Lưu vương, con của Cận Cừu Thủ, lên ngôi năm Giáp Thân, tại vị hai năm.

* Đời An Đế, niên hiệu Long An, năm năm, từ năm Đinh Dậu.

– Cao Ly.

Đời thứ mười chín là Quảng Khai vương, tên là Đàm Đức, lên ngôi năm Nhâm Thìn, tại vị hai mươi mốt năm.

– Bách Tế.

Đời thứ mười sáu là Thần Tư vương, em của Chẩm Lưu vương, lên ngôi năm Ất Dậu, tại vị bảy năm.

Đời thứ mười bảy là A Tân vương, còn gọi là A Phương, là con của Thần Tư vương, lên ngôi năm Nhâm Thìn, tại vị mười ba năm.

* Đời An Đế, niên hiệu Nguyên Hưng ba năm, từ năm Nhâm Dần.

– Tân La.

Đời thứ mười tám là Thật Thánh Ma-lập-can, còn gọi là Thật Chủ vương, Thật Kim vương, cha tên là Đại Tây Tri Giác Can, em của Vị Trâu vương; mẹ là Lễ Sinh phu nhân, họ Tích, tên Đăng Dã A Can, [] dã; vợ là A Lưu phu nhân; lên ngôi năm Nhâm Dần, tại vị mười lăm năm. Vương là cha của Xi Thuật.

– Bách Tế.

Đời vua thứ mười tám là Điến Chi vương, còn gọi là Chân Chi vương, tên là Anh, con của A Tân, lên ngôi năm Ất Tỵ, tại vị mười lăm năm.

* Đời An Đế, niên hiệu Nghĩa Hy, mười bốn năm, từ năm Ất Tỵ.

– Tân La.

Đời thứ mười chín là Nột-kỳ Ma-lập-can, còn gọi là Nội Chỉ vương, họ Kim, cha là Nại Vật vương, mẹ là Nội Lễ Hy phu nhân họ Kim, con gái của Vị Trâu vương. Vương lên ngôi năm Đinh tỵ tại vị bốn mươi mốt năm. – Cao Ly.

Đời thứ hai mươi là Trường Thọ vương, tên Thần Liên, lên ngôi năm Quý Sửu, tại vị bảy mươi chín năm.

– Gia Lạc.

Đời thứ sáu là Tọa Tri vương, còn gọi là Kim Thổ vương, cha là Y Phẩm, mẹ là Trinh Tín, lên ngôi năm Đinh Mùi, tại vị mười bốn năm.

– Đời Cung Đế, niên hiệu Nguyên Hy năm Kỷ Mùi.

– Đời Tống Võ Đế, niên hiệu Vĩnh Sơ, ba năm từ năm Canh Dần.

– Bách Tế.

Đời thứ mười chín là Cửu Nhĩ Tân vương, con của Điến Chi, lên ngôi năm Canh thân, tại vị bảy năm.

– Gia Lạc.

Đời thứ bảy là Xuy Hy vương, còn gọi là Kim Hỷ, cha là Tọa Tri vương, mẹ là Phước Thọ, lên ngôi năm Tân Dậu, tại vị ba mươi năm.

– Đời Thiếu Đế, niên hiệu Cảnh Bình, năm Quý hợi.

– Đời Văn Đế, niên hiệu Nguyên Gia, hai mươi chín năm, từ năm

Giáp Tý.

– Cao Ly.

Năm Đinh Mão dời đô đến thành Bình Nhưỡng.

* Đời Thế Tổ, niên hiệu Đại Sơ, năm Quý Tỵ.

– Bách Tế.

Đời thứ hai mươi là Tỳ Hữu vương, con của Cửu Nhĩ Tân, lên ngôi năm Đinh Mão, tại vị hai mươi tám năm.

– Gia lạc.

Đời thứ tám Xi Tri vương, còn gọi là Kim Xi, cha là Xuy Hy, mẹ là Nhân Đức, lên ngôi năm Tân Mão, tại vị ba mươi sáu năm.

* Đời Thế Tổ, niên hiệu Hiếu Kiến ba năm, từ năm Giáp Ngọ; niên hiệu Đại Minh, tám năm, từ năm Đinh Dậu.

– Tân La.

Đời thứ hai mươi là Từ Bi Ma-lập-can, họ Kim, cha là Nột Kỳ, mẹ là A Lão phu nhân, còn gọi là Thứ Lão phu nhân, con gái của Thật Thánh vương; lên ngôi năm Mậu Tuất, tại vị hai mươi mốt năm, vợ là con gái của Ba Hồ Cát Văn vương, còn gọi là Vị Sất Hy Giác Can, Vị Hân Giác vương.

– Bách Tế.

Đời thứ hai mươi mốt là Cái Hàm vương, còn gọi Cận Cái Hàm vương, tên là Khánh Ty, lên ngôi năm Ất Mùi, tại vị hai mươi năm.

– Đời Đại Tông, niên hiệu Thái Thỉ, tám năm, từ năm Ất Tỵ.

– Đời Hậu Phế Đế, niên hiệu Nguyên Vi, bốn năm, từ năm Quý Sửu.

– Tân La.

Lần đầu bang giao với nước Ngô. Năm Kỷ Mùi, Nhật Bản đem quân xâm lấn, mới xây thành Minh Hoạt để ẩn tránh. Nhật vây thành Lương châu, không lấy được nên phải trở về.

* Đời Thuận Đế, niên hiệu Thăng Minh, hai năm, từ Đinh Tỵ.

– Bách Tế.

Đời thứ hai mươi hai là Văn Châu vương, còn gọi là Văn Minh, con của Cái Hàm, lên ngôi năm Ất Mão, dời đô về Hàng châu, tại vị hai năm. Đời thứ hai mươi ba là Tam Cận vương, còn gọi là Tam Khất vương, con của Văn Châu, lên ngôi năm Đinh Tỵ, tại vị hai năm.

* Đời Thái Tổ nhà Tề, niên hiệu Kiến Nguyên bốn năm, từ năm Kỷ Mùi.

– Tân La.

Đời thứ hai mươi mốt Tỳ-xứ Ma-lập-can, còn gọi là Chiếu Tri vương, họ Kim, con thứ ba của Từ Bi vương, mẹ là con gái của Vị Hân Giác Can, lên ngôi năm Kỷ Mùi, tại vị hai mươi mốt năm, vợ là con gái của Kỳ Bảo Cát Văn vương.

– Bách Tế.

Đời thứ hai mươi bốn là Đông Thành vương, tên là Mâu Đại, còn gọi là Ma Đế, Dư Đại, là em cùng mẹ với Tam Cân vương, lên ngôi năm Kỷ Mùi, tại vị hai mươi sáu năm.

– Đời Võ Đế, niên hiệu Vĩnh Minh, mười một năm, từ năm Quý Hợi.

– Tiền Phế Đế.

– Cao Ly.

Đời thứ hai mươi mốt Văn Tư Minh vương, tên là Minh Lý Hiếu, còn gọi là Cá Vân, Cao Vân, lên ngôi năm Nhâm Thân, tại vị hai mươi bảy năm.

– Gia Lạc.

Đời thứ chín là Kim Tri vương, cha là Xi Tri vương, mẹ là Bang Viện, lên ngôi năm Nhâm thân, tại vị hai mươi chín năm.

* Đời Cao Tông, niên hiệu Kiến Võ, bốn năm, từ năm Giáp Tuất; niên hiệu Vĩnh Thái năm Mậu Dần; niên hiệu Vĩnh Nguyên, hai năm, từ năm Kỷ Mão.

– Tân La.

Đời thứ hai mươi hai là Tri Đính Ma Lập Can, còn gọi là Tri Triết Lão, Tri Độ Lộ vương, họ Kim, cha là Kỳ Bảo Cát Văn vương, em của

Nột Kỳ vương; mẹ là Ô Sinh phu nhân, con gái của Nột Kỳ vương, vợ là Nghinh Đế phu nhân Kiệm Giảo Đại Mạc, con gái của Chỉ Đăng Hứa Tác Giác Can, lên ngôi năm Canh Thìn, tại vị mười bốn năm.

* Đời Hòa Đế, niên hiệu Trung Hưng năm Tân Tỵ.

– Tân La.

Các đời ở trên là Thượng cổ, từ đây trở xuống là Trung cổ.

– Bách Tế.

Đời thứ hai mươi lăm là Võ Ninh vương, tên Tư Ma, con thứ hai của Đông Thành vương, lên ngôi năm Tân Tỵ, tại vị hai mươi hai năm. Nam Sử Ghi vương tên là Phù Dư Long là lầm lẫn. Vì Long là Thái tử của Bảo Tạng vương (xem Đường sử).

* Đời Cao Tổ nhà Lương, niên hiệu Thiên Giám, mười tám năm từ năm Nhâm Ngọ.

– Tân La.

Đời thứ hai mươi ba là Pháp Hưng vương, tên Nguyên Tông, họ Kim. Sách Phủ Nguyên Quy ghi Vương họ Mộ tên Thái, cha là Tri Đính, mẹ là Nghinh Đế phu nhân; Pháp Hưng là thụy hiệu. Tên Thụy bắt đầu có từ đây. Vương lên ngôi năm Giáp Ngọ, tại vị hai mươi sáu năm, lăng tại phía Bắc chùa Ai Công. Vợ là Ba Sửu phu nhân, sau xuất gia có pháp danh là Pháp Lưu, trụ chùa Vĩnh Hưng. Từ đây mới ban hành luật lệnh. Đầu tiên hành mười hạnh, cấm sát sinh, độ làm Tăng ni.

– Cao Ly.

Đời thứ hai mươi hai là An Tạng vương, tên là Hưng An, lên ngôi năm Kỷ Hợi, tại vị mười hai năm.

– Bách Tế.

Đời thứ hai mươi sáu là Thánh vương tên là Minh Nùng, con của Võ Ninh, lên ngôi năm Quý Mão, tại vị ba mươi mốt năm.

* Đời Cao Tổ, niên hiệu Phổ Thông, bảy năm, từ năm Canh Tý.

– Gia Lạc.

Đời thứ mười là Cừu Xung vương, con của Kìm Tri, mẹ là Thục Nữ, lên ngôi năm Tân Sửu, tại vị bốn mươi hai năm. Nhưng vào năm Đại Thông thứ tư, năm Nhâm Tý dâng đất, sáp nhập vào Tân la.

Như vậy tính từ đời vua thứ nhất là Thủ Lộ vương, lập quốc vào năm Nhâm Dần đến năm Nhâm Tý, tổng cộng là bốn trăm chín mươi năm.

* Niên hiệu Đại Thông hai năm, từ năm Đinh Mùi.

– Cao Ly.

Đời thứ hai mươi ba là An Nguyện vương, tên là Bảo Nghinh, lên ngôi năm Tân Hợi, tại vị mười bốn năm.

* Niên hiệu Trung Đại Thông sáu năm, từ năm Kỷ Dậu.

– Tân La.

Đặt niên hiệu là Kiến Nguyên mười lăm năm, từ năm Bính thìn.

Từ đây mới bắt đầu lập niên hiệu.

* Niên hiệu Đại Đồng mười một năm, từ năm Ất mão.

– Tân La.

Đời thứ hai mươi bốn là Chân Hưng vương, tên là Sam Mạch Tông, còn gọi là Lật Mạch Tông, họ Kim, cha là em của Pháp Hưng vương tên Lập Tống Cát Văn vương, mẹ là Chỉ Triệu phu nhân, còn gọi Tức Đạo phu nhân họ Phác; vợ là Trung Điêu phu nhân, con gái của Anh Thất Giác Can, sau bà xuất gia là ni. Vua lên ngôi năm Canh Thân, tại vị ba mươi sáu năm.

– Cao Ly.

Đời thứ hai mươi bốn là Dương Nguyên vương, còn gọi là Dương Can vương, tên Bình Thành, lên ngôi năm Ất Sửu, tại vị mười bốn năm.

– Bách Tế.

Năm Mậu ngọ dời đô về Tứ Thử gọi là Nam Phù Dư.

– Niên hiệu Trung Đại Đồng năm Bính Dần; niên hiệu Đại Thanh, ba năm, từ năm Đinh Mão.

– Đời Giản Văn Đế, niên hiệu Đại Bảo năm Canh Ngọ; thời Hầu Cảnh, niên hiệu Đại Thỷ năm Tân Mùi.

– Tân La.

Đặt niên hiệu Khai Quốc mười bảy năm, từ năm Tân Mùi.

– Niên hiệu Thừa Thánh ba năm, từ năm Nhâm Thân.

– Đời Cảnh Đế, niên hiệu Thiệu Thái năm Ất Hợi.

– Bách Tế.

Đời thứ hai mươi bảy là Oai Đức vương tên là Cao, Minh, lên ngôi năm Giáp Tuất, tại vị bốn mươi bốn năm.

– Đời Cảnh Đế, niên hiệu Đại Bình, năm Bính Tý.

– Cao Tổ nhà Trần, niên hiệu Vĩnh Định ba năm, từ năm Đinh Sửu.

– Đời Văn Đế, niên hiệu Thiên Gia, sáu năm, từ Canh Thìn.

– Cao Ly.

Đời vua thứ hai mươi lăm là Bình Nguyên vương, còn gọi là Bình Cương, tên Dương Thành, Động Chi, Cao Dương lên ngôi năm Kỷ Mão, tại vị ba mươi mốt năm.

* Đời Văn Đế, niên hiệu Thiên Khang năm Bính Tuất; niên hiệu Quang Đại, hai năm, từ năm Đinh Hợi.

– Tân La.

Niên hiệu Đại Xương, bốn năm, từ năm Mậu Tý.

* Đời Tuyên Đế, niên hiệu Đại Kiến, mười bốn năm, từ năm Kỷ Sửu.

– Tân La.

Đời Hưng vương, niên hiệu Hồng Tế, mười hai năm, từ năm Nhâm thìn.

Đời thứ hai mươi lăm là Chân Trí vương, tên Kim Luân còn gọi là Xá Luân, họ Kim, cha là Chân Hưng vương, mẹ là một Tỳ-kheo-ni, con gái của Anh Thất Giác Can, gọi là Sắc Điêu phu nhân họ Phác. Vua cưới Như Điêu phu nhân, con gái của Khởi Ô Công, họ Phác, lên ngôi năm Bính Thân, tại vị bốn năm thì suy, nhưng giỏi chinh phạt (Bách tế).

Đời thứ hai mươi sáu là Chân Bình vương, tên là Bạch Tịnh, Luân Vân Đông Ngữ, cha là Thái tử, mẹ là con gái của Lập Tông Cát Văn vương, tên là Vạn Hô, còn gọi là Vạn Ninh phu nhân, Hành Tận Ni. Vua cưới Ma-da phu nhân, họ Kim, tên là Phước Bi [], sau cưới Tăng Mãn phu nhân, họ Tôn. Vương lên ngôi năm Kỷ Hợi, tại vị năm mươi ba năm.

* Đời Tuyên Đế, niên hiệu Chí Đức, bốn năm, từ năm Quý Mão.

– Tân La.

Đời Chân Bình niên hiệu Kiến Phước năm mươi năm, từ Giáp Thân.

– Niên hiệu Trịnh Minh ba năm, từ năm Đinh Mùi.

– Đời Tùy Văn Đế, niên hiệu Khai Hoàng, mười một năm, từ năm Canh Tuất.

– Cao Ly.

Đời thứ hai mươi sáu là Anh Dương vương, còn gọi là Bình Dương, tên là Nguyên, Đại Nguyên, lên ngôi năm Canh Tuất, tại vị hai mươi tám năm.

– Bách Tế.

Đời thứ hai mươi tám là Đức vương, tên là Quý, còn gọi là Hiến vương, con của Oai Đức vương, lên ngôi năm Mậu Ngọ.

– Đời Tùy Văn Đế niên hiệu Nhân Thọ, bốn năm, từ Tân Dậu.

– Tùy Dạng Đế, niên hiệu Đại Nghiệp, mười hai năm, từ Ất Sửu.

– Bách Tế.

Đời thứ hai mươi chín là Pháp vương, tên là Hiếu Thuận, con của Tuyên Đức vương, lên ngôi năm Kỷ Mùi.

* Đời Tùy Cung Đế, niên hiệu Nghĩa Ninh năm Đinh Sửu.

– Bách Tế.

Đời thứ ba mươi là Võ vương, hoặc gọi là Võ Khang Hiến Bính, lúc nhỏ tên là Nhất Kỳ Sức Đức, lên ngôi năm Canh Thân, tại vị bốn mươi mốt năm.

* Đường Thái Tổ, niên hiệu Võ Đức chín năm, từ năm Mậu Dần.

– Cao Ly.

Đời thứ hai mươi bảy là Vinh Lưu vương, tên là Kiến Võ, Kiến Thành, lên ngôi năm Mậu Dần, tại vị hai mươi bốn năm.

* Đời Đường Thái Tông, niên hiệu Trinh Quán, hai mươi ba năm, từ năm Đinh Hợi.

– Tân La.

Đời thứ hai mươi bảy là Thiện Đức nữ vương, tên Đức Mạn, cha là Chân Bình vương, mẹ là Ma-da phu nhân, họ Kim. Vì không có con trai, nên lập nữ làm vương, chồng là Ẩm Cát Văn vương; nữ vương lên ngôi năm Nhâm Thìn, tại vị mười sáu năm. Đổi niên hiệu Nhân Bình, mười bốn năm, từ năm Giáp Ngọ.

– Cao Ly.

Đời thứ hai mươi tám là Bảo Tạng vương lên ngôi năm Nhâm dần, tại vị hai mươi bảy năm.

– Bách Tế.

Đời thứ ba mươi mốt là Nghĩa Từ vương, con của Võ vương, lên ngôi năm Tân Sửu, tại vị hai mươi năm.

* Đời Đường Cao Tông, niên hiệu Vĩnh Huy, sáu năm, từ Canh Dần.

– Tân La.

Đời thứ hai mươi tám là Chân Đức vương, tên là Thắng Man, họ Kim, cha là em của Chân Bình vương, tên Quốc Kỳ An Cát Văn vương, mẹ là A-ni phu nhân, họ Phác, con gái của [] [] [] Cát Văn vương, gọi là Nguyệt Minh thì chẳng đúng. Vương lên ngôi năm Đinh Mùi, tại vị bảy năm. Đổi niên hiệu là Đại Hòa, hai năm, từ năm Mậu Thân.

Ở trên là Trung cổ Thánh Cốt, từ đây trở xuống là Hạ cổ Chân Cốt.

Đời thứ hai mươi chín là Thái Tông Võ Liệt vương, tên là Xuân Thu, họ Kim, cha là Long Xuân Trác Văn Hưng Cát Văn vương, con của Chân Trí vương. Long Xuân còn gọi là Long Thọ. Mẹ vương là Thiên Minh phu nhân Thụy Văn Trinh Thái hậu, là con gái của Chân Bình vương. Vua cưới Huấn Đế phu nhân, thụy là Văn Minh Vương Hậu, em của Dữu Công, lúc nhỏ là Văn Cơ. Vương lên ngôi năm Giáp Dần, tại vị bảy năm.

* Đời Đường Cao Tông, niên hiệu Hiện Khánh, năm năm, từ năm Bính Thìn.

– Bách Tế.

Năm Canh thân mất nước, từ đời vua Ôn Tộ lập quốc năm Quý Mão đến đây là sáu trăm bảy mươi tám năm.

* Đời Cao Tông, niên hiệu Long Sóc, ba năm, từ năm Tân Dậu; niên hiệu Lân Đức, hai năm, từ năm Giáp Tý.

– Tân La.

Đời thứ ba mươi Văn Võ vương, tên là Pháp Mẫn, con của Thái Tông, mẹ là Huấn Đế phu nhân, phi là Từ Nghĩa còn gọi là Từ Nột vương hậu, con gái của Thiện Phẩm Hải Vu. Vương lên ngôi năm Tân

Dậu, tại vị hai mươi năm, lăng xây chùa Cẩm Ân ở Đông Hải.

* Đời Đường Cao Tông, niên hiệu Càn Phong, hai năm, từ năm Bính Dần; niên hiệu Tổng Chương, hai năm, từ năm Mậu Thìn.

– Cao Ly.

Năm Mậu Thìn mất nước, từ đời Đông Minh lập quốc năm Giáp Thân đến đây là bảy trăm lẻ năm năm.

* Đường Cao Tông, niên hiệu Hàm Thuần bốn năm, từ năm Canh Ngọ; niên hiệu Thượng Nguyên hai năm, từ năm Giáp Tuất; niên hiệu Nghi Phượng ba năm từ năm Bính Tý; niên hiệu Điêu Lộ năm Kỷ Mão; niên hiệu Vĩnh Long năm Canh thìn, niên hiệu Khai Diệu năm Tân Tỵ.

– Tân La.

Đời thứ ba mươi mốt là Thần Văn vương, họ Kim, tên Chánh Minh, tự Nhật Chiêu, cha là Văn Võ vương, mẹ là Từ Nột vương hậu, phi là Thần Mục vương hậu, con gái của Kim Liên Công. Vương lên ngôi năm Tân Tỵ, tại vị mười một năm.

– Đời Cao Tông, niên hiệu Vĩnh Thuần năm Nhâm Ngọ.

– Đời Võ Hậu, niên hiệu Hồng Đạo năm Quý Mùi; niên hiệu Văn Minh năm Giáp Thân; niên hiệu Thùy Cũng bốn năm, từ năm Ất dậu; niên hiệu Vĩnh Xương năm Kỷ Sửu.

– Đời Chu Võ Hậu, niên hiệu Thiên Thọ hai năm, từ năm Canh dần; niên hiệu Trường Thọ hai năm từ năm Nhâm Thìn.

– Tân La.

Đời thứ ba mươi hai là Hiếu Chiêu vương, tên là Lý Cung, còn gọi là Hồng, họ Kim, cha là Thần Văn vương, mẹ là Thân Mục vương hậu; lên ngôi năm Nhâm Thìn, tại vị mười năm, lăng xây ở phía Đông chùa Vọng Đức.

* Võ Hậu, niên hiệu Diên Tải năm Giáp Ngọ; niên hiệu Thiên Sách năm Ất Mùi; niên hiệu Thông Thiên năm Bính Thân; niên hiệu Thần Công năm Đinh Dậu; niên hiệu Thánh Lịch hai năm, từ năm Mậu Tuất; niên hiệu Cửu Thị năm Canh Tý; niên hiệu Trường An bốn năm, từ năm Tân Sửu.

– Tân La.

Đời thứ ba mươi ba Thánh Đức vương, tên Hưng Quang, vốn tên là Long Cơ, em cùng mẹ với Hiếu Chiêu; đầu tiên cưới Bội Chiêu vương hậu, thụy là Nghiêm Trinh, con gái của Nguyên Đại A Can; sau cưới Chiêm Vật vương hậu, thụy Chiêu Đức, con gái của Thuận Nguyên Giác Can. Vương lên ngôi năm Nhâm Dần, tại vị ba mươi lăm năm, lăng xây tại phía Nam đông thôn, còn gọi là Dương Trường Cốc.

– Đời Đường Trung Tông, niên hiệu Thần Long hai năm, từ năm Ất Tỵ; niên hiệu Cảnh Long ba năm, từ năm Đinh Mùi.

– Đường Duệ Tông, niên hiệu Cảnh Vân hai năm, từ năm Canh Tuất.

– Đường Huyền Tông, niên hiệu Tiên Thiên năm Nhâm Tý; niên hiệu Khai Nguyên hai mươi chín năm, từ năm Quý Sửu.

– Tân La.

Đời thứ ba mươi bốn là Hiếu Thành vương, họ Kim, tên Thừa Khánh, cha là Thánh Đức vương, mẹ là Chiêu Đức Thái hậu, phi là Minh Đức vương hậu, con gái của Chân Tông Giác Can; lên ngôi năm Đinh Sửu, tại vị năm năm, băng hà hỏa thiêu tại chùa Pháp Lưu, tro cốt rải xuống biển Đông.

* Đường Huyền Tông, niên hiệu Thiên Bảo mười bốn năm, từ năm Nhâm Ngọ.

– Tân La.

Đời thứ ba mươi lăm là Cảnh Đức vương, họ Kim, tên là Hiến Anh, cha là Thánh Đức, mẹ là Chiêu Đức Thái hậu, phi trước là Tam Mao phu nhân bị phế vì không có con kế thừa; hậu phi là Mãn Nguyệt phu nhân, thụy là Cảnh Thùy vương hậu, Thùy có bản ghi là Mục, con gái của Y Trung Giác Can. Vương lên ngôi năm Nhâm Ngọ, tại vị hai mươi ba năm. Đầu tiên an táng tại ngọn đồi phía Tây chùa Khoảnh Chỉ, dùng đá làm lăng, sau cải táng tại Dương Trường Cốc.

– Đường Túc Tông, niên hiệu Chí Đức hai năm, từ năm Bính Thân; niên hiệu Càn Nguyên hai năm, từ năm Mậu Tuất; niên hiệu Thượng Nguyên hai năm, từ năm Canh Tý; niên hiệu Bảo Ứng năm Nhâm Dần.

– Đời Đại Tông niên hiệu Quảng Đức hai năm, từ năm Quý Mão; niên hiệu Vĩnh Thái năm Ất Tỵ.

– Tân La.

Đời thứ ba mươi sáu Tuệ Cung vương, họ Kim, tên Càn Vận, cha là Cảnh Đức vương, mẹ là Mãn Nguyệt vương hậu, phi trước là Thần Ba phu nhân, con gái của Ngụy Chánh Giác Can, hậu phi là là Xương Xương phu nhân con gái của Kim Tướng Giác Can; lên ngôi năm Ất tỵ, tại vị mười lăm năm.

– Đường Đại Tông, niên hiệu Đại Lịch mười bốn năm, từ Bính ngọ.

– Đường Đức Tông, niên hiệu Kiến Trung bốn năm, từ Canh thân.

– Tân La.

Đời thứ ba mươi bảy Tuyên Đức vương, họ Kim, tên Lượng Tướng, cha là Hiếu Phương Hải Can sau truy phong là Khai Thánh Đại vương tức con của Nguyên Điều Giác Can; mẹ là Tứ Chiêu phu nhân thụy là Trinh Ý thái hậu, con gái của Thánh Đức vương; phi là Cụ Túc vương hậu, con gái của Lang Phẩm Giác Can; vương lên ngôi năm Canh thân, tại vị năm năm.

* Đường Túc Tông, niên hiệu Hưng Nguyên năm Giáp Tý; niên hiệu Trinh Nguyên hai mươi năm, từ năm Ất Sửu.

– Tân La.

Đời thứ ba mươi tám là Nguyên Thánh vương, họ Kim, tên là Kính Thân, còn gọi là Kính Tín. Đường thư ghi: “Kính Tắc”, cha là Hiếu Nhương Đại A Can, truy phong là Minh Đức Đại vương, mẹ là Nhân, họ Phác, còn gọi là Tri Ô phu nhân, thụy là Chiêu Văn vương hậu, con gái của Xương Cận Y Kỷ; phi là Thục Trinh phu nhân con gái của Thần Thuật Giác Can; lên ngôi năm Ất Sửu, tại vị mười bốn năm, lăng xây tại chùa Hộc, nay ở chùa Sùng Phước cũng có lăng, hoặc là lập vọng bia. * Đường Thuận Tông, niên hiệu Vĩnh Trinh năm Ất dậu.

– Tân La.

Đời thứ ba mươi chín là Chiêu Thánh vương, còn gọi là Chiêu Thành vương, họ Kim, tên là Tuấn Ung, cha là Tuệ Trung Thái tử, mẹ là Thánh Mục Thái hậu; phi là Quế Hoa vương hậu, con gái của Túc Minh Công; lên ngôi năm Kỷ Mão liền băng hà.

Đời thứ bốn mươi Ai Trang vương, họ Kim, tên là Trọng Hy, còn gọi là Thanh Minh, cha là Chiêu Thánh, mẹ là Quế Hoa vương hậu, lên ngôi năm Canh Thìn, tại vị mười năm. Ngày 1 tháng 7 năm Kỷ sửu, vua bị hai người chú là Hiến Đức và Hưng Đức Giác Can hãm hại mà băng hà.

* Đường Hiến Tông, niên hiệu Nguyên Hòa mười lăm năm, từ Bính Tuất.

– Tân La.

Đời thứ bốn mươi mốt Hiến Đức vương, họ Kim, tên là Ngạn Thăng, em cùng mẹ với Chiêu Thánh, phi là Quý Thắng Nương, thụy là Hoàng Nga vương hậu, con gái của Trung Cung Giác Can; lên ngôi năm Kỷ sửu, tại vị mười chín năm, lăng tại phía Bắc Tuyền lâm thôn.

– Đường Mục Tông, niên hiệu Trường Khánh bốn năm, từ năm Tân Sửu.

– Đường Kính Tông, niên hiệu Bảo Lịch hai năm, từ năm Ất Tỵ.

– Tân La.

Đời thứ bốn mươi hai Hưng Đức vương, họ Kim, tên là Cảnh Huy, em cùng mẹ với Hiến Đức vương, phi là Xương Hoa phu nhân, thụy là Định Mục vương hậu, con gái của Chiêu Thánh vương, lên ngôi năm Bính ngọ, tại vị mười năm, lăng ở Tỷ Hỏa Nhưỡng phía Bắc An Khương, hợp táng với Xương Hoa phu nhân.

* Đường Văn Tông, niên hiệu Đại Hòa chín năm, từ năm Đinh mùi; niên hiệu Khai Thành năm năm, từ năm Bính Thìn.

– Tân La.

Đời thứ bốn mươi ba là Hy Khang vương, họ Kim, tên là Khởi Long, còn gọi là Để Ngung, cha là Hiến Trinh Giác Can, thụy là Hưng Thánh Đại vương, còn gọi là Dực Thành, con của Lễ Anh Táp Can; mẹ là Mỹ Đạo phu nhân; còn gọi là Thâm Nãi phu nhân, Ba-lợi phu nhân, thụy là Trinh Thành Thái hậu, con gái của Trung Thành Đại A Can; phi là Văn Mục vương hậu, con gái của Trung Hiếu Giác Can, còn gọi là Trọng Cung Giác Can; lên ngôi năm Bính thìn, tại vị hai năm.

Đời thứ bốn mươi bốn là Mẫn Ai vương, họ Kim, tên là Minh, cha là Trung Cung Giác Can, truy phong là Tuyên Khang Đại vương, mẹ là con gái của Tuệ Trung vương (truy phong), tên là Quý Ba phu nhân, thụy là Tuyên Ý vương hậu; phi là Duẫn Dong hoàng hậu, con gái của Vĩnh Công Giác Can, lên ngôi năm Mậu Ngọ, đến ngày 22 tháng giêng năm Kỷ Mùi thì băng hà.

Đời thứ bốn mươi lăm là Thần Võ vương, họ Kim, tên Hựu Trưng, cha là Quân Trinh Giác Can, truy phong Thành Đức Đại vương, mẹ là Trinh Kiều phu nhân, truy phong Ý Sam thái hậu, tổ phụ là Lễ Anh truy phong Tuệ Khang Đại vương, phi là Trinh Tùng, còn gọi là Trinh Kế thái hậu, con gái của Minh Hải Giác Can; vương lên ngôi tháng tư năm Kỷ Mùi, đến ngày hai mươi ba tháng bảy thì băng hà.

Đời thứ bốn mươi sáu Văn Thánh vương, họ Kim, tên Khánh Ưng, cha là Thần Võ vương, mẹ là Trinh Tùng thái hậu, phi là Chiêu Minh vương hậu, lên ngôi tháng năm Kỷ Mùi, tại vị mười chín năm.

– Đường Võ Tông, niên hiệu Hội Xương sáu năm từ năm Tân Dậu.

– Đường Tuyên Tông, niên hiệu Đại Trung mười ba năm, từ năm Đinh mão.

– Tân La.

Đời thứ bốn mươi bảy Hiến An vương, họ Kim, tên Nghi Tỉnh, em

của Thần Võ vương, mẹ là Hân Minh phu nhân, lên ngôi năm Mậu dần, tại vị ba năm.

* Đường Ý Tông, niên hiệu Hàm Thông mười bốn năm, từ năm Canh Thìn.

– Tân La.

Đời thứ bốn mươi tám Cảnh Văn vương, họ Kim, tên Ứng Liêm, cha là Khải Minh Giác Can, truy phong Hy Ý, còn gọi là Cung Đại

Vương là con của Hy Khang vương; mẹ là con của Thần Võ vương, Quang Hòa phu nhân, phi là Văn Tư hoàng hậu, con gái của Hiến An vương, lên ngôi năm Tân Tỵ, tại vị mười bốn năm.

* Đường Hy Tông, niên hiệu Càn Phù sáu năm, từ năm Giáp Ngọ.

– Tân La.

Đời thứ bốn mươi chín là Hiến Khang vương, họ Kim, tên là Chánh, cha là Cảnh Văn vương, mẹ là Văn Tư hoàng hậu, phi là Ý Minh phu nhân còn gọi là Hy Minh vương hậu, lên ngôi năm Ất Mùi, tại vị mười một năm.

* Hy Tông, niên hiệu Quảng Minh năm Canh Tý; niên hiệu Trung Hòa bốn năm từ năm Tân Sửu.

– Tân La.

Đời thứ năm mươi, Định Khang vương, họ Kim, tên Hoảng là em cùng mẹ với Hiến Khang vương, lên ngôi năm Bính Ngọ và băng hà trong năm này.

* Đường Hy Tông, niên hiệu Quang Khải ba năm, từ năm Ất Tỵ.

– Tân La.

Đời thứ năm mươi mốt là Chân Thánh nữ vương, họ Kim, tên là Mạn Hiến em cùng mẹ với Định Khang vương, chồng là Ngụy Hoằng Đại Giác Can truy phong là Tuệ Thành Đại vương, lên ngôi năm Đinh Mùi tại vị mười năm. Năm Đinh tỵ nhường ngôi cho Thái tử Hiếu Cung vương, đến tháng 12 thì băng hà, hỏa táng, rải tro cốt tại Tây Biện ở Mâu Lương, còn gọi là Vị Hoàng sơn.

* Đường Chiêu Tông, niên hiệu Văn Đức năm Mậu Thân; niên hiệu Long Kỷ năm Kỷ Dậu; niên hiệu Đại Thuận hai năm, từ Canh tuất.

– Hậu Cao Ly.

Cung Duệ vào năm Canh Tuất niên hiệu Đại Thuận mới vào Bắc Nguyên chiếm Lương Cát Truân, đến năm Bính Thìn đóng đô ở thành Thiết Viễn tức Đông châu ngày nay; đến năm Đinh Tỵ dời đô về quận Tòng Nhạc.

* Đường Chiêu Tông, niên hiệu Cảnh Phước hai năm, từ Nhâm tý.

– Hậu Bách Tế.

Chân Huyên, đến năm Nhâm Tý đóng đô ở Quang châu.

* Chiêu Tông, niên hiệu Càn Ninh bốn năm, từ năm Giáp Dần.

– Tân La.

Đời thứ năm mươi hai Hiếu Cung vương, họ Kim, tên là Nghiêu, cha là Hiến Khang vương, mẹ là Hy Tắc thái hậu, lên ngôi năm Đinh tỵ, tại vị mười lăm năm, hỏa táng ở phía Bắc chùa Sư Tử, tro cốt chôn ở Đông sơn thuộc Cừu Tri đê.

* Đường Chiêu Tông, niên hiệu Quang Hóa ba năm, từ năm Mậu Ngọ, niên hiệu Thiên Phục ba năm, từ năm Tân Dậu.

– Hậu Cao Ly.

Xưng Quốc hiệu là Cao Ly vào năm Tân Dậu.

* Đường Cảnh Tông, niên hiệu Thiên Hựu ba năm, từ năm Giáp Tý.

– Hậu Cao Ly.

Năm Giáp Tý đổi quốc hiệu là Ma Chấn, niên hiệu là Võ Thái.

* Đời Chu Lương, niên hiệu Khai Bình bốn năm, từ năm Đinh Mão.

– Tân La.

Đời thứ năm mươi ba Thần Đức vương, họ Phác, tên Cảnh Huy, vốn tên là Tú Tông, mẹ là Trinh Hoa phu nhân con của Khoảnh Hoằng Giác Can được truy phong thụy là Thành Võ Đại vương, tổ phụ là Nguyên Lân Giác Can là cháu nhiều đời của Đạt-la vương. Cha là Văn Nguyên Y Can truy phong Hưng Liêm Đại vương, tổ phụ là Văn Quan Hải Can, nghĩa phụ là Nhuệ Khiêm Giác Can truy phong Tuyên Thành Đại vương. Phi là Tư Thành vương hậu, còn gọi là Ý Thành, Hiếu Tử. Vương lên ngôi năm Nhâm Thân, tại vị năm năm, hỏa táng chôn tro cốt ở phía Nam Châm Hiện.

– Chu Lương, niên hiệu Càn Hóa bốn năm từ năm Tân Mùi.

– Lương Mạt Đế, niên hiệu Trinh Minh sáu năm, từ Ất Hợi.

– Tân La.

Đời thứ năm mươi lăm Cảnh Minh vương, họ Phác tên là Thăng Anh, cha là Thần Đức vương, mẹ là Tư Thành vương hậu, phi là Trường Sa Tha, con gái của Đại Tôn Giác Can; Đại Tôn là con của Thủy Tông Y Can, được truy phong là Thánh Hy Đại vương. Vương lên ngôi năm Đinh Sửu tại vị bảy năm thì băng, hỏa táng tại chùa Hoàng Phước, rải tro cốt ở phía Tây Nhưng sơn, Tỉnh Đẳng.

– Hậu Cao Ly.

Năm Giáp Tuất trở về Thiết Nguyên.

Thái Tổ: Tháng năm Mậu Dần, Cung Duệ qua đời, Thái Tổ tức vị tại kinh đô Thiết Nguyên, qua năm Kỷ Mão thì dời đô về quận Tòng Khâu. Vào năm này vua sáng lập mười ngôi chùa lớn là Pháp Vương, Từ Vân, Vương Luân, Nội Đế Thích, Xá-Na, Thiên Thiền viện (chùa Phổ tế), Văn-thù… Năm Canh thìn lập Du Thị ở dưới Khổng nham, nay tục gọi Lợi Thị là Khổng hạ. Tháng mười lập chùa Đại Hưng; hoặc cho là lập vào năm Nhâm Ngọ, nhưng Nhâm Ngọ lại lập chùa Nhật Nguyệt, hoặc cho là năm Tân Tỵ; năm Giáp Thân lập Ngoại Đế Thích, Thần Chúng viện, Hưng Quốc tự; năm Đinh Hợi sáng lập [] Diệu tự; năm Kỷ Sửu sáng lập Quy Sơn; năm Canh Dần…

– Đời Mạt Đế, niên hiệu Long Đức hai năm, từ năm Tân Tỵ.

– Đời Hậu Đường, niên hiệu Đồng Quang ba năm từ năm Quý Mùi.

– Tân La.

Đời thứ năm mươi lăm, Cảnh Ai vương họ Phác, tên Ngụy Tùy, em cùng mẹ với Cảnh Minh vương, mẹ là Tư Thành vương hậu, lên ngôi năm Giáp Thân, tại vị ba năm.

* Đường Minh Tông, niên hiệu Thiên Thành bốn năm, từ năm Bính Tuất.

– Tân La.

Đời thứ năm mươi lăm là Kính Thuận vương, họ Kim, tên Phó, cha là Hiếu Tông Y Can, truy phong là Thần Hưng Đại vương, tổ phụ Quan [] Giác Can truy phong là Ý Hưng Đại vương, mẹ là Quế Nga thái hậu con gái của Hiến Khang vương, lên ngôi năm Đinh Hợi tại vị tám năm, đến năm Ất Mùi dâng đất quy phục Thái Tổ; năm Mậu dần niên hiệu Thái Bình Hưng Quốc thứ ba thì băng hà; lăng xây tại Đông hướng Đông [] [].

– Niên hiệu Trường Hưng bốn năm, từ năm Canh Dần.

– Đời Ai Đế. Đời Mạt Đế, niên hiệu Thanh Thái hai năm, từ năm Giáp Ngọ.

– Tân La.

Từ năm Giáp Tý, niên hiệu Ngũ Phượng đến đây là chín trăm chín mươi hai năm.

* Đời Thạch Tấn, niên hiệu Thiên Phước tám năm, từ Bính Thân.

– Cao Ly.

Năm Bính Thân, thống nhất ba nước.

– Bách Tế.

Năm Ất mùi con của Chân Huyên là Thần Nhận soán ngôi của cha, tự lập làm vua, đến năm Bính Thân thì mất nước. Từ Nhâm Tý đến đây là bốn mươi bốn năm.

– Thời Tiền Hán gồm các đời vua: Cao Đế, Tuệ Đế, Lã Hậu, Văn Đế, Cảnh Đế, Võ Đế, Chiêu Đế, Tuyên Đế, Nguyên Đế, Thành Đế, Ai Đế, Bình Đế, Nhụ Tử Anh.

– Hậu Hán: Quang Võ, Minh Đế, Chương Đế, Hòa Đế, Thương Đế, An Đế, Thuận Đế, Xung Đế, Chất Đế, Hoàn Đế, Linh Đế, Hiến Đế.

– Ngụy, Tấn, Tống, Tề, Lương, Trần, Tùy.

– Đời Lý Đường: Cao Tổ, Thái Tông, Cao Tông, Tắc Thiên, Trung Tông, Duệ Tông, Huyền Tông, Túc Tông, Đại Tông, Đức Tông, Thuận Tông, Hiến Tông, Mục Tông, Kính Tông, Văn Tông, Võ Tông, Tuyên Tông, Ý Tông, Chiêu Tông, Cảnh Tông.

– Châu Lương, Hậu Đường, Thạch Tấn, Lưu Hán, Quách Chu.- Đại Tống.

 

QUYỂN 1

MÔN 1: KỶ DỊ

TỰA

Những bậc Thánh xưa, hầu hết đang khi dùng lễ, nhạc để dựng nước, dùng nhân nghĩa để lập giáo, thì chẳng nói đến những thế lực quái dị nhiễu loạn tâm thần; nhưng Đế vương muốn làm hưng thịnh quốc gia, nhận phù mệnh, lãnh đồ lục ắt phải có chỗ khác người, rồi sau đó mới có thể thừa đại biến nắm đại khí mà thành tựu đại nghiệp. Cho nên Hà (sông Hoàng hà) xuất Đồ, lạc (sông Lạc) xuất Thư, mà Thánh nhân lấy đó làm phép tắc; cho đến cầu vồng nhiễu quanh Thần Mẫu mà sinh ra Hy, rồng cảm người nữ mà sinh ra Viêm, Hoàng Nga dạo cả ruộng dâu, bỗng nhiên có thần đồng tự xưng là con của Bạch Đế, hai người giao phối mà sinh Tiểu Hạo. Giản Địch nuốt trứng mà sinh ra Khế; Khương Nguyên dẫm lên dấu chân mà sinh ra Khí, mang thai mười bốn tháng mà sinh ra Nghiêu; rồng giao với Đại Trạch mà sinh ra Phái Công; từ đó về sau, việc xảy ra đâu thể ghi chép hết. Thế thì Thỉ Tổ của ba nước, đều khởi phát từ việc thần dị, đâu đủ để cho là quái dị? Nguyên do ghi chép các việc thần dị ở trong các thiên, chính là tại ý này.

Cổ Triều Tiên (Vương Kiệm Triều Tiên)

Ngụy Thư ghi: Cách đây hai ngàn năm năm có Đàn Quân Vương Kiệm, đóng đô ở A-tư-đạt (kinh ghi là Vô Diệp Sơn, cũng gọi là Bạch Khâu, tại thành Bạch Châu, hoặc cho là ở phía Đông Khai thành, nay chính là Bạch Khâu cung), đặt quốc hiệu là Triều Tiên, đồng thời với Cao ly. Cổ ký ghi: Xưa có Hoàn Nhân (Đế Thích) có một người con thứ là Hoàn Hùng luôn luôn nghĩ nhớ đến thiên hạ, tham cầu làm người thế. Đế Thích được tâm ý này, ông liền xuống trần, thấy Tam Nguy Thái Ba có thể làm lợi ích nhân gian, Đế trao cho ba ấn phù của trời và sai đến nơi ấy quản lý. Hoàn Hùng dẫn ba ngàn bộ hạ xuống cội cây nơi thần đàn trên đỉnh núi Thái Bá (nay gọi là Diệu Hương sơn), nơi đó gọi là Thần Thị, gọi Hoàn Hùng là Thiên Nương. dẫn Phong, Bá là thầy mưa, thầy mây…, làm chủ về ngũ cốc, chủ về mệnh, chủ về bệnh, chủ về hình, chủ về thiện ác, làm chủ hơn ba trăm sáu mươi việc ở nhân gian, ở tại thế gian để coi sóc và giáo hóa.

Bấy giờ có một con gấu và một con cọp đang sống trong hang, thường cầu khẩn Thần Hùng, xin hóa thành người. Thần bèn trao cho một cọng Linh Ngãi, hai mươi củ tỏi, bảo hai con vật hãy ăn vào, trong một trăm ngày chẳng nhìn ánh sáng mặt trời, thì sẽ được hình người. Gấu và cọp liền ăn vào, gấu không nhìn trong hai mươi mốt ngày nên được thân nữ, còn cọp không làm được, nên chẳng được thân người. Người nữ không có ai để hôn phối, nên thường cầu nguyện dưới cây này, mong được có thai; Hoàn Hùng bèn giả hóa hiện để lấy người nữ gấu kia, sau đó có thai và sinh ra một đứa con, đặt tên là Đàm Quân Vương Kiệm. Đường Nghiêu (Cao) tức vị năm mươi năm nhằm năm Canh dần thì lên ngôi đóng đô ở Bình Nhưỡng (nay là Tây kinh) (Đường Nghiêu lên ngôi năm thứ nhất là Mậu Thìn, năm mươi năm sau đúng là năm Đinh Tỵ, chẳng phải là Canh Dần. Ở đây sợ ghi chưa đúng), đầu tiên gọi là Triều Tiên, sau dời đô về A-tư-đạt ở Bạch khâu sơn, còn gọi là Cung (hay là Phương) Hốt Sơn, tức Di-đạt hiện nay. Vương Kiệm ở ngôi được một ngàn năm trăm năm, Chu Võ vương lên ngôi năm Kỷ Mão phong Ky Tử đất Triều Tiên, Đàn Quân bèn dời về Tạng Đường kinh, sau trở về ẩn cư ở A-tư-đạt làm sơn thần, thọ một ngàn chín trăm lẻ tám tuổi.

Đường Bùi Củ truyện ghi: Cao ly vốn là nước Cô Trúc (nay là Hải Châu), nhà Chu phong, Ky Tử đất Triều Tiên. Đời Hán phân làm ba quận, gọi là Huyền Thố, Nhạc Lương, Đới Phương (Bắc Đới phương); Thông điển cũng đồng với thuyết này (Hán thư thì cho là bốn quận Chân, Lâm, Nhạc, Huyền. Nay nói ba quận mà tên cũng khác là vì sao?)

Ngụy Mãn Triều Tiên

Tiền Hán Triều Tiên truyện ghi: Đầu tiên, triều đình nhà Yên thường đánh lấy được Chân Phiên Triều Tiên (sử cổ ghi: Thời chiến quốc, nước Yên mới cướp được đất này), đặt quan lại, xây thành trì. Nhà Tần diệt Yên, thì Triều Tiên thuộc Liêu Đông. Nhà Hán lập, cho rằng vùng đất này xa, khó giữ, nên lại tu sửa ải Liêu Đông lấy sông Bái làm ranh giới (sử cổ cho rằng sông Bái tại quận Nhạc Lương), Triều Tiên lại thuộc về Yên. Yên Vương Lê Quán làm phản nhập Hung Nô, người Yên là Ngụy Mãn lưu vong, tụ tập lại hơn một ngàn người đi về Đông, ra khỏi quan ải, vượt sông Bái và dừng tại vùng đất bỏ hoang của nhà Tần khi xưa, xây thành trên dưới để ngăn chận, rồi dần dần xâm lấn các vùng lệ thuộc Chân phiên Triều Tiên là Man-di và đất của Yên Tề xưa, người lưu vong là Ngụy Mãn lên làm vua, đóng đô ở Vương Kiệm (Lý ghi: Vương Kiệm là địa danh. Thần Tán ghi: Thành Vương Kiệm ở Nhạc Lương quận, phía Đông sông Bái. Kế đến dùng quân đội chiếm Tiểu ấp khiến cho Chân Phiên, Lâm Truân đều đến xin thần phục, bờ cõi mở ra vài ngàn dặm, truyền ngôi đến cháu là Hữu Cừ (Sử cổ ghi: Chánh tên Hữu Cư) Chân phiên thần quốc. (Sử cổ ghi: Thần tức là Hàn) muốn dâng sớ gặp Thiên tử, nhưng lại bế tắc, không bang giao được. Đến năm Nguyên Phong thứ hai nhà Hán sai sứ là Thiện Hà chiêu dụ Hữu Cừ, nhưng Cừ không chịu phụng chiếu. Hà bèn đến biên giới quan sông Bái, khiến người hành thích Tống Hà một vương trưởng nhỏ của Triều Tiên rồi vượt sông, trở về triều báo cáo, Thiên tử bèn phong Hà làm Bộ đô úy Liêu Đông. Triều Tiên oán hận Hà, nên tập kích giết chết. Thiên tử bèn sai Lâu Hàng tướng quân Dương Phác dẫn năm vạn binh từ ngã Tề Phù, Bột Hải, Tả tướng quân Tuân Trệ từ Liêu đông xuất binh thảo phạt Hữu Cừ, Cừ đem binh án ngữ nơi hiểm yếu, Lâu Hàng bèn dẫn bảy ngàn quân đến thành Vương Kiệm trước, Hữu Cừ thủ thành thấy binh của Lâu Hàng quá ít, bèn xuất kích đánh Hàng đại bại, Lâu Hàng mất quân, trốn vào núi mà thoát chết. Tả tướng quân đánh đội quân phía Tây của Triều Tiên ở sông Bái, cũng không phá được. Thiên tử thấy hai tướng chưa đánh thắng, bèn sai Vệ Sơn nương oai binh đến dụ hàng Hữu Cừ. Hữu Cừ xin hàng sai Thái tử dâng ngựa, Thái tử bèn dẫn theo hơn một vạn binh, sắp qua sông Bái, thì sứ giả là Vệ Sơn và Tả tướng quân nghi Thái tử làm biến nên nói rằng: Thái tử đã quy phục, không nên dẫn binh sang! Thái tử cũng nghi sứ giả có gì trá ngụy, nên chẳng qua sông mà dẫn quân trở về. Sơn báo với Thiên tử, Thiên tử trách phạt Sơn. Lúc ấy Tả tướng quân đã phá được thượng quân trên sông Bái, rồi tiến lên phía trước vây mặt Tây bắc của thành, Lâu Hàng cũng dẫn quân đến đóng ở phía Nam thành. Hữu Cừ trong thành cố thủ, qua mấy tháng mà chẳng thể hạ được. Thiên tử thấy lâu mà không xong bèn sai thái thú Tế về Nam xưa là Công Tôn Toại đến chỉ huy. Toại đến buộc Lâu Hàng tướng quân và quân của ông ấy cùng với Tả tướng quân gấp rút đánh Triều Tiên. Tướng Lô Nhân, Tướng Hàn Đào, Ni Khê, Tương

Sâm và tướng quân Vương Khiêm (Sư cổ ghi: Ni khê là địa danh, chỉ có bốn người) cùng nhau bàn luận muốn hàng. Vua không chịu, Đào, Khiêm và Lô Nhân qua hàng Hán, Lô Nhân chết trên đường chạy trốn. Mùa hạ năm Nguyên Phong thứ ba, Ni Khê, Tương Sâm sai người giết vua là Hữu Cừ rồi ra hàng. Thành Vương kiệm vẫn chưa bị hạ, đại thần của Hữu Cừ là Thành Dĩ làm phản; Tả tướng quân khiến con của Hữu Cừ là Trường, con của Lô Nhân là Tối hiểu dụ nhân dân, mưu sát Thành Dĩ. Do đó định yên được Triều Tiên, gồm bốn quận: Chân Phiên, Lâm Truân, Nhạc Lương, Huyền Thố.

Mã Hàn

Ngụy Chí ghi: Ngụy Mãn đánh Triều Tiên, Vương Chuẩn của Triều Tiên dẫn cung nhân quần thần vượt biển về Nam đến đất Hàn lập quốc, đặt quốc hiệu là Mã Hàn. Chân Huyên dâng thư lên Thái Tổ rằng: “Khi xưa, lúc Mã Hàn mới dựng nước, là do Hách Cư Thế hưng khởi. Bấy giờ Bách Tế khai quốc ở Kim Mã sơn. Thôi Trí Viễn ghi: “Mã Hàn tức Cao ly; Thần Hàn tức Tân la.” (Theo Bản kỷ thì Tân la khai quốc trước, vào năm Giáp Tý; Cao ly lập quốc sau, vào năm Giáp Thân, nhưng ở đây ghi như thế là vì Vương Chuẩn đã nói vậy. Do đó biết rằng Đông Minh lập quốc đã cùng với Mã Hàn mà làm nhân, cho nên gọi Cao ly là Mã Hàn, người ngày nay hoặc cho đó Kim Mã sơn, cho Mã Hàn là Bách tế đều là lầm lẫn, Cao ly tự có thành ấp riêng, nên gọi là Mã Hàn.)

Nói Tứ Di, Cửu Di, Cửu Hàn, Uế Mạch; trong chân lễ nói phong cho họ Phương cai quản Tứ Di Cửu Mạch.

Một giống người phương Đông tức Cửu Di. Tam quốc sử ghi: “Minh châu là Uế quốc xưa. Bấy giờ Dã Nhân cày ruộng được Uế vương hiến cho.” Vả lại Xuân châu và Ngưu thủ châu xưa là Mạch quốc xưa. Hoặc cho rằng: Thành Bình nhưỡng là Mạch quốc; hoặc cho rằng Sóc châu là Mạch quốc.

Hoài Nam tử chú rằng: Di ở phương Đông có chín loại. Luận ngữ Chánh Nghĩa ghi: Cửu Di là Huyền thố, Nhạc lương, Cao ly, Mãn sức, Phù canh, Tố gia, Đông đồ, Oa nhân, Thiên bỉ.

Hải Đông An Hoằng ký nói Cửu Hàn là Nhật Bản, Trung Hoa, Ngô Việt, Thác La, Ứng Du, Mạt Thát, Đơn Quốc, Nữ Chân và Uế Mạch.

Nhị Phủ

Tiền Hán thư ghi: Năm Kỷ Hợi, niên hiệu Thủy Nguyên thứ năm đời Chiêu Đế, lập hai phủ ở ngoại biên, một là Bình Quận lưu địa của Triều Tiên và Huyền Thố quận làm Bình Châu Đô Đốc phủ. Hai là hai quận Lâm Truân và Nhạc Lương đặt là Đông Bộ Đô Úy phủ.

(Nay cho rằng: Theo Triều Tiên truyện thì bốn quận Chân Phiên, Huyền Thố, Lâm Truân và Nhạc Lương; ở đây lại có Bình quận mà không có Chân Phiên, là một quận mà hai tên gọi.)

Bảy mươi hai nước

Thông Điển ghi: Nhân dân Triều Tiên phân lập thành hơn bảy mươi nước, mỗi mỗi rộng hơn một trăm dặm. Hậu Hán thư ghi: Vào thời Tây Hán, đầu tiên đặt vùng đất Triều Tiên xưa thành bốn quận, sau lại đặt hai phủ, nhưng pháp lệnh phiền toái, lại phân thành bảy mươi tám nước nhỏ, mỗi mỗi khoảng một vạn hộ dân.

(Mã Hàn ở phía Tây gồm năm mươi bốn tiểu ấp, đều xưng là một nước; Thần Hàn ở phía Đông có mười hai tiểu ấp mỗi mỗi cũng tự gọi là nước; Biện Hàn ở phía Nam gồm mười hai tiểu ấp, mỗi mỗi cũng tự gọi là một nước).

Nước Nhạc Lương

Vào thời Tiền Hán mới lập quận Nhạc Lương. Ưng Thiện ghi: “Đó là nước Triều Tiên xưa.”

Tâm Đường Thư Chú ghi: Thành Bình Nhưỡng tức là quận Nhạc Lương thời cổ Hán.

Quốc sử ghi: Năm thứ ba đời vua Hách Cư Thế, người Nhạc Lương đến đầu hàng. Lại năm thứ tư đời Nổ Lễ vương, đời thứ ba vua Cao Ly là Vô Tuất vương, Nhạc Lương bị diệt vong. Người nước này và Đới phương (Bắc đới phương) nhập vào Tân La. Năm thứ hai mươi bảy đời Vô Tuất vương, Quang Võ Đế sai quân chinh phạt Nhạc Lương, chiếm đất làm quận huyện, từ sông Tát trở về Nam thuộc nhà Hán.

(Căn cứ các văn trên thì Nhạc Lương tức thành Bình Nhưỡng là đúng. Hoặc cho rằng dưới Trung Đầu sơn của Nhạc Lương là giới hạn với Mạt thát. Sông Tát tức sông Đại Đồng ngày nay, chưa biết cái nào đúng?)

Vả lại thời Ôn Tộ nước Bách Tế nói rằng: “Phía Đông có Nhạc Lương, Bắc có Mạt thác thì nguy. Vào thời cổ Hán thì quận Nhạc Lương là một huyện, người Tân La cũng gọi là Nhạc Lương. Cho nên nay bản triều nhân đó mà gọi là Nhạc Lương quận phu nhân.” Vả lại trong Thái Tổ Giáng Nữ Ư Kim Truyện cũng ghi: “Nhạc Lương công chúa”.

Bắc Đới Phương

Bắc Đới Phương vốn là Trúc Đàm thành, năm thứ tư (hoặc thứ mười bốn) đời Nổ Lễ vương nước Tân La, người Đới Phương và Nhạc Lương hàng Tân La (Đây là hai quận thời tiền Hán, sau tự xưng là một nước, nay lại đến hàng).

Nam Đới Phương

Thời Tào Ngụy mới lập Nam Đới phương (nay là phủ Nam Nguyên); Nam Đới Phương là một vùng biển nước rộng cả nghìn dặm, nên gọi là Hàn Hải (vào năm Kiến An đời hậu Hán, triều đình đặt vùng hoang địa Nam Mã Hàn là Đới Phương quận thuộc Oa Hàn).

Mạt Thát (Vật Cát) – Bột Hải

Thông Điển ghi: Bột Hải vốn là Lật Mạt Mạt Thát, đến khi Vĩnh Tộ Vinh lập quốc mới tự đặt tên nước là Chấn quốc. Vào đời Tiên Thiên (con của Huyền Tông) mới bỏ tên Mạt Thát mà xưng là Bột Hải. Năm Khai Nguyên thứ bảy (Kỷ Mùi) Tô Vinh qua đời, thụy là Cao Vương, con trưởng lên kế vị. Minh Hoàng ban cho chế độ kế thừa làm vương, lập riêng niên hiệu, thành một nước mạnh ở vùng Hải đông. Nước này gồm năm kinh, mười lăm phủ, sáu mươi hai châu. Năm Thiên Thanh thứ nhất đời hậu Đường, Khiết Đan đem quân đánh phá, sau đó bị Khiết Đan chế phục.

(Tam quốc sử ghi: Năm Nghi Phượng thứ ba, năm thứ ba đời Cao Tông, tàn quân của Cao Ly tụ tập ở phía Bắc nương vào chân núi Thái Bá, đặt quốc hiệu là Bột Hải. Trong khoảng năm Khai Nguyên thứ hai mươi, Đường Minh Hoàng sai tướng đánh dẹp. Đến năm thứ ba mươi hai đời Thánh Đức vương, năm Giáp Tuất đời Cao Tông, Bột Hải Mạt Thát vượt biển xâm chiếm Đăng châu của nhà Đường, Huyền Tông đánh dẹp được. Tân La Cổ Ký ghi: “Cựu tướng của Cao Ly là Tô Vinh, họ Đại tụ tập tân binh lập quốc ở Nam Thái Bá sơn, đặt tên nước là Bột Hải.” Xét các văn trên thì Bột Hải là tên khác của Mạt Thát, nhưng sử dụng khác nhau mà thôi. Căn cứ theo Chỉ Chưởng Đồ thì Bột Hải nằm ở góc Đông bắc bên ngoài Trường thành).

Cổ đam quận quốc chí ghi: “Bốn phủ Áp Lục, Nam Hải, Phù Du, Lỗi Thành của Bột Hải đều là vùng đất cũ của Cao Ly. Từ quận Tuyền tỉnh của Tân La (theo Địa lý chí thì Lãnh huyện của Sóc châu có Tuyền tỉnh quận, nay là Dũng châu) đến phủ Lỗi Thành gồm có ba mươi chín trạm.”

Tam quốc sử ghi: Những năm cuối cùng của Bách Tế, các nước Bột Hải, Mạt Thát và Tân La phân chia chiếm lấy Bách Tế (theo đây thì Bột và Mạt là hai nước. Người Tân la nói rằng: “Bắc có Mạt thát, Nam có Oa nhân, Tây có Bách tế, đều là mối nguy của đất nước.”

Xét Mạt Thát tức là A-sát-la châu. Vả lại Đông Minh ký có ghi rằng: “Đất của Tốt Bản thành tiếp giáp với Mạt Thát (nay là Đông châu). Vào năm thứ mười bốn đời Kỳ Ma vương, Tân La (tức năm Ất Sửu) quân Mạt Thát vào đất Bắc, tập kích Đại Lĩnh, vượt Ni hà.” Vào thời Hậu Ngụy gọi là Mạt Thát là Vật cát. Chỉ Chưởng Đồ ghi: “Ấp Tằng và Vật Cát đều là Túc Thận”. Về Hắc thủy và Ốc thủy, theo Chỉ Chưởng Đồ của Đông Pha: “Phía Bắc là Thần Hàn có Nam, Bắc Hải thủy. Năm thứ mười đời Đông Minh Đế thì Bắc Ốc Thư bị diệt; năm thứ bốn mươi hai đời Ôn Tộ hơn hai mươi nhà của Nam Ốc thư đến hàng. Vả lại năm thứ năm mươi hai đời Hách Cư Thế, Đông Ốc Thư đến dâng nạp lương thực và ngựa.” Thế thì biết có Đông Ốc Thư. Theo Chỉ Chưởng Đồ thì Hắc thủy ở phía Bắc Trường thành, Ốc Thư ở phía Nam Trường thành.

Y Tây Quốc

Năm thứ mười bốn đời Nổ Lễ vương, quân Y Tây đánh phá Kim Thành. Theo Vân Môn Tự Cổ Truyện Chú Tự Nạp Điền Ký ghi: “Năm

Nhâm Tthìn, niên hiệu Trinh Quán thứ sáu, chùa Linh Vị ở Kim Quận Thôn, Y Tây quận đến nạp ruộng đất.” Như thế thì Kim Quận Thôn nay thuộc Thanh Đạo quận, một phần của Y Tông quận thời xưa.

Ngũ Già Da

(Theo Già lạc ký tán ghi: Thùy Nhất Tử Anh sinh ra sáu cái trứng, một cái đặt tại thành này về sau là Thủ Lộ vương, còn năm cái kia, về sau làm chủ năm Già-Da; Kim Quan chẳng tính vào năm cái này là đúng. Nhưng Bản Triều Sử Lược, lại tính có Kim Quan mà lại ghi là Xương Ninh, tức lầm lẫn).

Gồm A-La (còn gọi Da), Già-Da (Hàm An ngày nay), Cổ Ninh Già-Da (Hàm Ninh ngày nay), Đại Già-Da (Cao Linh ngày nay), Tinh Sơn Già-Da (Kinh Sơn Huyền ngày nay), Bích Trân Tiểu Già-Da (Cố thành ngày nay).

Bản Triều Sử Lược ghi: Niên hiệu Thiên Phước thứ năm đời Thái Tổ, tức năm Canh Tý, đổi tên năm Già-Da là:

  1. Kim Quan là Kim Hải phủ.
  2. Cổ Ninh là Gia Lợi huyện.
  3. Phi Đại nay là Xương Ninh, e rằng lầm lẫn với Cao Linh.
  4. – 5. A-la và Tịnh sơn giống như trước, gọi là Tinh sơn, hoặc gọi là Bích Trân Già-da).

Bắc Phù Dư

Cổ Ký ghi: Vào ngày tám tháng tư năm Nhâm Tuất, niên hiệu Thần Tước thứ ba, Thiên đế giáng hạ Ngặt Thảng Cốt Thành (nay là địa phận Y châu của Đại Liêu), cưỡi xe Ngũ long, lập đô xưng vương, đặt quốc hiệu là Bắc Phù Dư, tự xưng là Giải Mộ Sấu, sinh con tên là Phù Lay họ Giai. Sau vương vâng mệnh trời dời đô về Đông Phù Dư, Đông Minh Đế kế thừa ngôi ở Bắc Phù Du mà hưng khởi sự nghiệp đóng đô ở Tốt Bản châu gọi là Tốt Bản Phù Dư, tức Thủy tổ của Cao Ly.

Đông Phù Dư

Tướng của vua Giải Phù Lâu Đông Phù Dư là A-lan-phất, một hôm nằm mộng thấy Thiên đế giáng hạ bảo rằng: “Ta sẽ sai con cháu của ta đến lập quốc ở đất này, ngươi nên tránh nơi khác (Điềm Đông Minh hưng khởi), ở vùng Đông hải có một nơi tên là Ca-diếp, là vùng bình nguyên đất đai màu mỡ, nên đến đó lập đô!” A-lan-phất bèn khuyên vua dời đô đến nơi ấy, lấy quốc hiệu là Đông Phù Dư. Phù Lâu đã già mà không có con, một hôm cúng tế núi sông cầu tự, ông đi ngựa đến Uyên Côn, bỗng thấy một tảng đá lớn đối diện chặn dòng chảy, lấy làm lạ, bèn sai người di chuyển tảng đá đi nơi khác, thì thấy một đứa bé thân màu vàng ròng, hình dạng như con ếch (oa), vua vui mừng nói rằng: “Đó là trời ban cho ta có được người kế nghiệp ư?” Liền đem về nuôi dưỡng, đặt tên là Kim Oa, đến lớn thì phong làm Thái tử. Sau khi Phù Lâu mất, Kim Oa kế vị làm vua, sau đó truyền cho Thái tử là Đới Tố. Mãi đến năm Nhâm Ngọ, nhằm vào năm thứ ba đời Địa Hoàng, vua Cao Ly là Vô Tuất đem binh đánh chiếm, giết Đới Tố, Đông Phù Dư đến đây thì mất nước.

Cao Cú Ly

Cao Cú Ly tức là Tốt Bản Phù Dư, hoặc nay gọi Hòa châu, Thành châu đều là sai lầm. Tốt Bản châu thuộc cảnh địa của Liêu Đông. Quốc sử Cao Ly Bản Ký ghi rằng: Thủy Tổ Đông Minh Thánh Đế họ Ngôn, húy Chu Mông. Đầu tiên vua Bắc Phù Dư là Giản Phù Lâu dời quốc đô về Đông Phù Lâu, đến khi Phù Lâu qua đời, Kim Oa kế vị, bấy giờ gặp một người con gái ở sông Ưu Bột phía Đông Thái Bá sơn, Kim Oa hỏi thăm thì người nữ trả lời rằng: “Tôi là con gái của Hà Bá, tên là Liễu Hoa, một hôm cùng với các em ra ngoài dạo chơi, lúc ấy có một người nam, tự xưng là Giải Mộ Sấu, con của Thiên đế dụ dẫn tôi đến ngôi nhà ở bên Áp Lục, dưới chân Hùng Thần sơn để tư thông rồi đi mà chẳng trở lại, (Đàm Quân ký ghi: Vua kết thân với con gái của Hà Bá ở Tây hà mà sinh ra một người con tên là Phù Lâu. Nay xét văn ký này thì Giải Một Sấu tư thông với con gái của Hà Bá mà sinh ra Chu Mông. Đàn Quân Ký lại ghi: Sinh một người con đặt tên là Phù Lâu, vậy Phù Lâu và Chu Mông là anh em khác mẹ). Cha mẹ trách tôi không có mai mối mà dám theo người, bèn đày đến nơi đây.” Kim Oa nghe nói làm lạ. Người nữ này ẩn kín trong nhà, mỗi khi có ánh mặt trời chiếu vào thì né tránh, nhưng ánh nắng vẫn cứ di chuyển theo chiếu vào người. Do đó từ thai sinh ra một cái trứng lớn bằng năm tháng, vua ném cho chó heo thì chó heo chẳng ăn, bỏ ngoài đường thì trâu ngựa đều tránh, bỏ ở đồng hoang thì chim thú che đậy, vua sai người bổ ra thì không thể bổ được, cuối cùng trả lại cho người mẹ. Người mẹ dùng vật bọc lại, đặt vào nơi ấm. Thời gian sau có một đứa bé phá vỏ thoát ra. Đứa bé có cốt cách phi phàm, năm lên bảy tuổi đã thông minh lạ thường, tự tạo cung tên, bắn trăm phát trăm trúng. Người trong nước cho rằng thiện xạ là Chu Mông, nên lấy đó làm tên. Kim Oa có bảy người con thường chơi đùa với Chu Mông, nhưng tài nghệ chẳng bằng. Con trưởng là Đới Tố nói với vua rằng: “Chu Mông chẳng phải do người sinh ra, nếu chẳng sớm tính liệu, e rằng sau có hại.” Vua chẳng nghe, sai đi nuôi ngựa. Chu Mông biết con ngựa nào hay thì giảm phần ăn khiến cho gầy, con nào tồi thì cho ăn nhiều để mập thêm. Vì thế vua sử dụng con mập, còn con gầy thì ban cho Chu Mông. Khi ấy các người con của vua và các quan bày mưu hãm hại Chu, người mẹ biết được nói rằng: “Người trong nước sẽ hãm hại con. Con đã có tài trí, mưu lược thì đi đâu mà chẳng được, hãy tính nhanh đi!” Chu Mông cùng với Ô, Y kết bạn trốn đến sông Yêm (chưa biết ở đâu), Chu nói với sông rằng: “Ta là con của Thiên đế, cháu của Hà Bá, hôm nay chạy trốn, người truy đuổi sắp đến, phải làm sao?” Liền lúc ấy cá rùa kết thành cầu, ba người qua được bên kia thì cầu tan, kẻ truy đuổi chẳng qua được. Đi mãi đến Tốt Bản châu (địa phận huyện Huyền Thố) thì dừng, đóng đô ở đây, chưa kịp làm cung điện, chỉ kết nhà tranh trên dòng Phí lưu mà ở, đặt quốc hiệu là Cao Cú Ly, nhân đó lấy họ Cao.

(Vốn họ Giải, nay tự xưng là con Thiên đế, nhờ vào ánh mặt trời mà sinh, nên lấy họ Cao).

Năm mười hai tuổi, nhằm Giáp Thân, niên hiệu Kiến Chiêu đời Hán Nguyên Đế, Cao lên ngôi xưng vương. Thời Cao Ly toàn thịnh, dân số đến hai trăm mười ngàn năm trăm lẻ tám hộ. Châu Lâm truyện quyển hai mươi mốt ghi: “Xưa Thị Tỳ của Ninh Bẩm Ly vương có thai, thầy tướng đến xem nói rằng: “Rất quý, sẽ làm vua!” Vua nói rằng: “Không phải là người nối dõi của ta, nên giết đi!” Tỳ nữ tâu rằng: Khí từ trời nhập thân, nên tôi có thai.”

Đến khi sinh ra, vua cho là điềm chẳng lành, nên bỏ vào chuồng lợn thì lợn ủ ấm, ném vào chuồng ngựa thì ngựa cho bú, mà không chết, cuối cùng làm vua nước Phù Dư. (Tức Đông Minh Đế làm vua Tốt Bản Phù Dư, đó cũng là đô thành riêng của Bắc Phù Dư. Cho nên nói Phù Dư là tên khác của Lâu Vương).

Biện Hàn – Bách Tế (cũng gọi là Nam Phù Dư, tức Tứ Thử Thành)

Năm thứ mười chín đời Hách Cư Thế, thỉ tổ Tân La, nhằm năm Nhâm Ngọ, người Biện Hàn dâng nước hàng phục. Tân Cựu Đường Thư ghi: “Dòng dõi của Biện Hàn ở đất của Nhạc Lương.” Hậu Hán Thư ghi: “Biện Hàn ở phía Nam, Mã Hàn ở phía Tây, Thần Hàn ở phía Đông.” Trí Viễn ghi: “Biện Hàn tức Bách Tế.” Theo Bản Kỷ, Ôn Tộ dựng nước vào năm Giáp Thìn, niên hiệu Hồng Gia thứ tư, thì sau đời Hách Cư Thế và Đông Minh hơn bốn mươi năm, mà Đường Thư lại nói dòng dõi của Biện Hàn tại đất Nhạc Lương, là vì cho rằng dòng của Ôn Tộ xuất xứ từ Đông Minh vậy. Hoặc có người cho rằng xuất từ Nhạc Lương, lập quốc ở Biện Hàn, đồng thời với các nước Mã Hàn…, trước thời của Ôn Tộ chứ không phải đóng đô ở Bắc Nhạc Lương. Hoặc tạm gọi Cửu Long Sơn Biện Na Sơn, nên cho Cao Cú Ly là Biện Hàn, tức lầm lẫn. Nên theo thuyết của bậc hiền xưa là đúng, Bách Tế vốn có Biện Sơn nên gọi là Biện Hàn. Thời kỳ toàn thịnh, Bách tế có đến một trăm năm mươi hai ngàn ba trăm hộ dân.

Thần Hàn (Tần Hàn)

Hậu Hán Thư ghi: Các bậc kỳ lão của Thần Hàn nói rằng những người vong quốc thời Tần đến nước Hàn, được Mã Hàn cắt đất phía Đông trao cho, nên cùng nhau mà đến. Vì có tiếng nói giống như tiếng Tần, nên gọi là Tần Hàn, gồm mười hai nước nhỏ, mỗi một nước gồm một vạn hộ. Thôi Trí Viễn ghi: Người Thần Hàn vốn là dân Yên tỵ nạn, lấy tên Trác Thủy để gọi làng ấp mà họ cư trú là Sa trác, Tiệm trác…

(Phương ngôn Tân La đọc trác là đạo, nên nay gọi là Sa lương, Lương cũng đọc là đạo).

Thời kỳ Tân La toàn thịnh, trong kinh thành gồm một trăm bảy mươi tám ngàn chín trăm ba mươi sáu hộ dân, một ngàn ba trăm sáu mươi phường, năm mươi lăm làng, ba mươi lăm kim nhập trạch (khu vực lớn màu mỡ); Nam trạch, Bắc trạch, Vu trạch, Bản Bỉ trạch, Lương trạch, Trì Thượng trạch (Bản Bỉ bộ), Tài Mại Tỉnh trạch (Tổ tông của Du Tín công), Bắc Duy trạch, Nam Duy trạch (phường dưới chùa Phản hương), Đội trạch, Tân Chi trạch (thuộc chùa Phản hương) Trường Sa trạch, Thượng Anh trạch, Hạ Anh trạch, Thủy Vọng trạch, Tuyền trạch, Dương Thượng trạch (Nam lương), Hán Kỳ trạch (Nam chùa Pháp lưu), Tỷ Huyệt trạch (như trên), Bản Tích trạch (phường trên Phấn Hoàng tư), Biệt Giáo trạch, Nha Nam trạch, Kim Dương Tông trạch (phía Nam chùa Lương quan), Khúc Thủy trạch (phía Bắc xuyên), Liễu Dã trạch, Tự Hạ trạch, Sa Lương trạch, Tỉnh Thượng trạch, Lý Nam trạch (Vu Sở trạch), Tư Nội Khúc trạch, Trì trạch, Tự Thượng trạch (Đại Trúc trạch), Lâm Thượng trạch (phía Đông chùa Thanh long có ao), Kiều Nam trạch, Hạnh Sát trạch (Bản Bỉ bộ), Lâm Thượng trạch, Lý Thượng trạch, Mạng Nam trạch và Tĩnh Hạ trạch.

Bốn mùa dạo chơi với các trạch.

Mùa Xuân thì đến Đông Dã trạch, mùa Hạ thì vào Cốc Lương trạch, mùa Thu thì ghé Cửu Trì trạch, mùa Đông thì ở Gia Y trạch. Vào đời vua thứ bốn mươi chín là Hiến Khương Đại vương, trong kinh thành không còn một ngôi nhà tranh, mà toàn là nhà xây tường liên, góc tiếp, người người ca múa đầy đường ngày đêm chẳng dứt. Thỉ Tổ Tân La, Hách Cư Thế vương Đất Thần Hàn, xưa có sáu thôn:

1. Yên xuyên Dương Sơn thôn: Phía Nam chùa Đàm Nghiêm ngày nay, trưởng thôn tên là Yết Bình, đầu tiên giáng hạ ở Biền Nham sơn, đó là tổ của họ Thị ở Cập Lương bộ.

(Lập vào năm thứ chín đời Nỗ Lễ vương, tên là Cập Lương bộ; năm Tiên Phước thứ năm đời Thái Tổ của Bản Triều, nhằm năm Canh Tý đổi tên là Trung Hưng bộ; Ba thế Đông sơn và Bỉ thượng thuộc về Đông thôn).

2. Đột Sơn Cao Khư thôn, trưởng thôn tên là Tô Phiệt Đô Lợi đầu tiên giáng hạ tại Huynh sơn, là tổ của họ Trịnh ở Sa Lương bộ (lương đọc là đạo, hoặc viết là trách cũng đọc là đạo), nay là Nam Sơn bộ. Cừu Lương Phiệt ma…, Ô Đạo, Bắc Huýnh đức… thuộc về Nam thôn (nay là Nam Sải bộ là do Thái Tổ đặt ra, các thôn sau cũng thế).

3. Mậu Sơn Đại Thọ thôn, trưởng thôn tên là Câu (Cừu) Lễ Mã, đầu tiên giáng hạ ở Y sơn (còn gọi là Tỷ sơn) thuộc Tiềm Lương (còn gọi là trác) bộ, là tổ của họ Tôn ở Mâu Lương bộ, nay gọi là Trường Phước bộ. Phác Cốc thôn… thuộc về Tây thôn.

4. Chủy Sơn Trân Chi thôn (còn gọi là Tân Chi, Tân Tử, Băng Chi), trưởng thôn tên là Trí Bá Hổ, đầu tiên giáng hạ ở Vu Hoa sơn, là tổ của họ Thôi ở Bán Bỉ bộ. Nay gọi là Thông Tiên bộ, như Sài Ba… thuộc về Đông Nam thôn. Trí Viễn là người của Bản Bỉ bộ. Nay ở phía Nam Vị thôn tự phía Nam chùa Hoàng Long có một nền cũ gọi là Thôi Hầu Cổ trạch, thì rõ ràng như thế.

5. Kim sơn Gia Lợi thôn (nay là Kim Cang sơn, phía Bắc chùa Bá Lật), trưởng thôn tên là Kỳ-Đà (còn gọi là Chỉ Tha) đầu tiên giáng ở núi Minh Hoạt, là tổ của họ Bùi ở Hàn Kỳ bộ, nay gọi là Gia Đức bộ; Thượng hạ Tây Tri, Nãi mạo… thuộc về Đông thôn.

6. Minh Hoạt sơn Cao Da thôn, trưởng thôn là Hổ Trân, đầu tiên giáng ở núi Kim Cang, là tổ của họ Tiết ở Tập Tỉ bộ, nay là Lâm Xuyên bộ. Vật Y thôn, nhưng Cừu Ư thôn, Khuyết Cốc (còn gọi là Cát cốc)… thuộc về Đông Bắc thôn.

Xét đoạn văn trên thì tổ của sáu thôn này, tựa như từ trời giáng hạ, đến năm thứ chín đời Nổ Lễ vương mới đổi tên sáu bộ, ban cho sáu họ. Nay tục gọi Trung Hưng bộ là mẹ, Trường Phước bộ là cha, Lâm Xuyên bộ là con, Gia Đức bộ là con gái, kỳ thật chưa được rõ biết. Năm Nhâm Tý niên hiệu Địa Tiết thời Tiền Hán (Cổ bản nói là Kiến Võ Nguyên niên), hoặc nói là Kiến Nguyên năm thứ ba đều là sai lầm). Ngày mồng một tháng ba, tổ của sáu bộ dẫn con, em tập hội bên bờ sông Yên cùng nghị bàn rằng: “Trên chúng ta chưa có một vị vua làm chủ lãnh đạo cai trị, giúp đỡ nhân dân, khiến nhân dân buông lung, chạy theo những ham muốn, cần phải tìm người có đức làm bậc quân chủ, dựng nước, lập đô.” Bấy giờ họ trèo lên cao nhìn về hướng Nam, thấy ở một bên La tỉnh dưới núi Dương có một luồng khí lạ như ánh chớp chiếu xuống mặt đất, có hình dạng con ngựa trắng đang quỳ lạy; mọi người bèn kéo nhau đến tìm thì được một cái trứng màu tía (hoặc nói một trứng lớn màu xanh),

ngựa thấy người đến liền hý dài thấu đến trời cao. Mọi người đập vỡ trứng, thấy trong đó có một đồng tử hình nghi đoan chánh xinh đẹp, thì rất kinh nghi. Đồng tử xuống tắm tại suối Đông (chùa Đông Tuyền ở phía Bắc Từ Não Dã) xong, thân thể phát ánh sáng rực rỡ, chim thú đến múa hót, trời đất chấn động, nhật nguyệt trong sáng, nhân đó mà đặt tên là Hách Cừ Thế vương.

(Đó là người ở làng nói vậy; hoặc gọi là Phất Củ Nội vương, tức sáng suốt trị quốc. Thuyết Giả ghi rằng: Đó là do Tây Thuật Thánh Mẫu sinh ra, nên người Trung Hoa tán thán rằng: “Tiên Đào Thánh mẫu mang thai bậc hiền tài lập quốc.” Cho đến gà rồng hiện điềm lành, sinh Yên Anh. Vả lại đâu biết rằng chẳng phải do Tây Thuật Thánh mẫu hiện ra? Lên ngôi, lấy hiệu là Cư Sắt Hàm (hoặc gọi là Cư Tây Can. Lúc mới mở miệng, tự xưng là “Yên Trí Cư Tây Can vừa hưng khởi”. Nhân lời này mà từ đó về sau lấy đó làm lời tôn xưng vua), mọi người tranh nhau đến chúc mừng và nói rằng: “Nay Thiên tử đã giáng trần, hãy tìm một người nữ có đức để vua cưới làm hoàng hậu. Ngày hôm ấy ở Yên Anh tỉnh (còn gọi là Nga Lợi Anh tỉnh) có một con Kê long hiện đến; bên hông trái sinh ra một đồng nữ (có thuyết nói Kê long hiện ra rồi chết, mọi người mổ bụng ra mới thấy một đồng nữ) dung nhan đẹp đẽ lạ thường, nhưng môi lại giống mỏ gà, đến khi tắm tại con sông phía Bắc Nguyệt thành thì cái mỏ gà ấy tự rơi rớt, nhân đó gọi con sông này là Bát Xuyên. Mọi người xây cung thất ở chân phía Tây Nam sơn phụng dưỡng hai Thánh nhi. Nam sinh ra từ trứng, trứng như trái bầu, mà người làng cho là quả phác, nên đặt họ Phác. Người nữ xuất sinh từ một bên giếng (tỉnh) Yên Anh, nên lấy đó làm tên cho cả hai. Đến năm mười ba tuổi, nhằm năm Giáp Tý, niên hiệu Ngũ Phượng thứ năm, người nam được lập làm vua, người nữ được lập làm hoàng hậu, đặt quốc hiệu là Từ La Phiệt, Từ Phiệt (nay tục gọi chữ kinh là Từ Phiệt là do cố sự này), hoặc gọi là Tư La, Tư Lô. Vì vua sinh ra ở Kê tỉnh; hoặc gọi là Kê Lâm quốc; vì có Kê long hiện thụy mà lấy tên nước như thế. Có thuyết cho rằng vào thời Thoát Giải vương, tìm được Kim Yên Tri, mà gà (kê) gáy trong rừng (lâm) mới đổi quốc hiệu là Kê Lâm, đời sau mới định quốc hiệu là Tân La. Vua tại vị sáu mươi mốt năm, sau khi vua về trời bảy ngày thì thân thể rơi rớt trên đất, hoàng hậu cũng qua đời theo; người trong nước muốn hợp táng, nhưng có một con rắn lớn ngăn cản nên mỗi mỗi được chia làm năm phần táng tại năm lăng gọi là Xà lăng, tức là các lăng ở phía Bắc chùa Đàm Nghiêm. Thái tử là Nam Giải vương lên kế vị.

Đời thứ Nam Giải vương:

Tên là Nam Giải Cư Tây Can cũng gọi là Thứ Thứ Hùng, là danh xưng của bậc tôn trưởng, chỉ có vị vua này gọi thế mà thôi; cha của vương là Hách Cư Thế, mẹ là Yên Anh phu nhân, phi là Vân Đế phu nhân (còn gọi là Vân Thê, nay ở phía Tây huyện Nghinh Nhật có thánh mẫu núi Vân Thê, cầu mưa có ứng nghiệm). Vua lên ngôi năm Giáp Tý, niên hiệu Nguyên Thỉ thứ tư đời vua Bình Đế thời tiền Hán, tại vị hai mươi mốt năm, băng hà vào năm Giáp Thân, niên hiệu Địa Hoàng thứ tư. Vua này là em của Tam Hoàng. Theo Tam quốc sử: Tân La xưng vương thì gọi là Cư Thế Can, Thần Hàn thì gọi là vương, hoặc tôn xưng quý nhân, hoặc gọi là Thứ Thứ Hùng, hoặc gọi là Từ Duẫn. Kim Đại Vấn ghi: Thứ Thứ Hùng theo phương ngôn nghĩa là Vu (đồng cốt), người đời dùng đồng cốt để phụng sự quỷ thần, tôn sùng tế tự, cho nên sợ và cung kính việc ấy, do đó gọi bậc tôn trưởng là Từ Duẫn. Hoặc gọi là ni sư Kim, phương ngôn nghĩa là Xỉ lý (tính số răng để định người có đức). Khi Nam Giải vương băng hà, con là Nổ Lễ vương nhường ngôi cho Thoát Giải, Thoát Giải nói rằng: “Tôi nghe nói rằng bậc Thánh trí thì nhiều răng”, bèn cắn bánh để thử, xưa truyền như thế. Hoặc gọi vua là Ma Lập Can (lập hoặc gọi là Tụ), Kim Đại Vấn ghi: “Ma Lập, phương ngôn là quyết (cây cọc, cái que), cây que căn cứ theo thứ bậc mà cắn, thì que của vua là đầu tiên, que của các quan đặt phía dưới, nhân đó mà lập tên.”

Sử luận ghi: Tân La, vua gọi là Cư Tây Can, Thứ Thứ Hùng là một vị, xưng Ni Sư Kim là mười sáu người, xưng Ma Lập Can là bốn người. Vào cuối triều đại Tân La, danh Nho Thôi Trí Viễn đặt ra lịch niên đại các đế vương, từ đó thì gọi là vua nào, chứ không gọi là Cư Thế Can… Đâu thể cho rằng lời ấy thô lậu không đủ để tôn xưng? Nay ghi lại các việc của Tân La thì cũng nên giữ lại các phương ngôn vậy.

Tân La, người được truy phong gọi là Cát Văn vương, chưa rõ vì sao. Vào đời vua này quân Nhạc Lương đến đánh Kim thành, nhưng không thắng phải trở về. Vào năm Mậu Dần, niên hiệu Thiên Phượng thứ năm, bảy nước nhỏ thuộc Cao Ly đến hàng.

Đời thứ ba Nỗ Lễ vương:

Tên là Phác Nỗ Lễ Ni Sất Kim (còn gọi là Nho Lễ vương). Lúc đầu vương nhường ngôi cho em rễ là Thoát Giải. Thoát Giải nói rằng: Người có đức thì nhiều răng, nên tính số răng để định, do đó hai vị cùng cắn bánh để nghiệm biết. Cuối cùng vương nhiều răng hơn, nên làm vua trước, nhân đó mà gọi là Ni Sất Kim. Danh từ Ni Sất Kim bắt đầu từ đây. Năm Quý Mùi, niên hiệu Canh Thỉ nguyên niên, đời Lưu Thánh Công, vương lên ngôi (trong niên biểu ghi tức vị năm Giáp Thân); thay đổi tên của sáu bộ ban đặt sáu họ; soạn Đâu-suất ca, có thán từ và từ mở đầu; chế ra lưởi cày, tạng băng khố, xe cộ. Năm Kiến Võ thứ mười chín, diệt nước Y Tây, cũng năm này Cao Ly đem quân xâm chiếm.

Đời thứ tư Thoát Giải vương:

Tên là Thoát Giải Xỉ Sắt Kim (còn gọi là Thổ Giải Ni Sư Kim). Vào thời Nam Giải vương, (Bản xưa ghi: Năm Nhâm Dần đến… là sai lầm. Vì gần thì sau khi Nỗ Lễ vương lên ngôi, không có việc nhường ngôi vị. Trước thì thuộc thời Hách Cư Thế, cho nên biết nói Nhâm Dần là không đúng), có một chiếc thuyền cập vào nước Giá Lạc ở ngoài biển, bấy giờ vua nước ấy là Thủ Lộ vương và nhân dân vui mừng đón tiếp nồng nhiệt, muốn lưu lại, nhưng thuyền lại bay đến phía Đông Kê lâm hạ xuống bến A Trân ở Tây Tri thôn. Lúc ấy gần bên bến A Trân có một cụ già tên là A Trân Nghĩa Tiên là mẹ của Hải Xích Thời Hách Cư vương nói rằng: Trong biển không có núi đá, vì sao chim thước lại tụ tập kêu vang như thế, bèn theo thuyền mà tìm kiếm, thấy chim thước lại tụ tập bên trên một chiếc thuyền, trong thuyền này có một cái hòm dài hai mươi thước, rộng mười ba thước, bà bèn kéo thuyền này buộc vào gốc cây, “Ôi! Chưa biết lành hay dữ?” bà ngữa mặt lên trời mà kêu như thế. Bỗng chốc chiếc hòm này mở ra, bên trong có một nam tử diện mạo đoan chánh và nô tỳ cùng bảy báu chất đầy trong đó. Sau bảy ngày cung cấp, người nam bèn nói rằng: “Ta là người nước Long thành (cũng gọi là nước Chánh Minh, Hoàn Hạ, hoặc Hoa Hạ; nước này nằm cách Nhật Bản một ngàn dặm về phía Đông bắc). Nước ta có hai mươi Long vương từ thai người mà sinh ra, lúc năm tuổi, sáu tuổi thì lần lượt làm vua, dạy dỗ nhân dân tu tập chánh mạng. Lại có tám bậc Tánh cốt, nhưng không chọn lựa, tất cả đều lên ngôi vị. Đến đời phụ vương ta là Hàm Đạt Bà cưới con gái của Tích Nữ quốc vương làm phi; nhưng đã lâu mà chưa có con kế nghiệp, bèn cầu khẩn; bảy năm sau vương phi sinh ra một cái trứng lớn. Vua liền hội quần thần bàn rằng: Người mà sinh ra trứng là việc xưa nay chưa từng có, ắt chẳng phải là điềm lành. Do đó mới đóng một cái hòm đặt ta vào trong đó cùng với bảy báu và nô tỳ, bỏ xuống thuyền, thả nổi trôi trên biển, chúc rằng: Tùy vùng đất có duyên đến được mà lập quốc, thành gia. Sau đó có rồng đỏ bảo vệ thuyền, đưa ta đến đây.” Nói xong người nam cầm trượng dẫn theo hai nô tỳ lên Thổ hàm sơn lập một hang đá, lưu lại bảy ngày, nhìn vùng đất có thể lập nghiệp trong thành, thấy một ngọn núi như ba mặt trời, mặt trăng, địa thế có thể trụ lâu dài, bèn xuống quan sát, đó là đất của Biều Công. Người nam bèn lập một ngụy kế, lén chôn than quặng vào khu đất này. Sáng sớm hôm sau người nam đến nhà Biều Công nói rằng: “Đây là nhà của tổ tiên ta!” Công không chịu, hai bên tranh cãi qua lại không giải quyết được, bèn dẫn đến quan phân xử. Quan nói: “Lấy gì để làm chứng cứ đây là nhà của ngươi?” Người nam nói rằng: “Tôi vốn là một người thợ đúc, vừa mới qua làng bên cạnh, mà người này đến chiếm, xin đào đất lên để nghiệm xét!” Khi đào lên quả thật có than, quặng, bèn chiếm lấy mà ở. Bấy giờ Nam Giải vương biết Thoát Giải là người trí bèn gả Trương công chúa cho, tức là A-ni phu nhân.

Một hôm Thổ Giải lên Đông nhạc, vì đường xa nên khát bèn sai Bạch Y tìm nước; Bạch Y đi lấy nước, về giữa đường bèn nếm trước mới dâng, tự nhiên góc bát dính chặc vào miệng không thể bứt ra được, do đó mà phun nước ra mà thề rằng: “Từ nay về sau, dù gần hay xa cũng đều chẳng dám uống trước.” Lúc ấy bát nước rời khỏi miệng. Từ đó Bạch Y mới kính phục, chẳng còn dám xem thường. Nay ở Đông nhạc có một cái giếng tục gọi là Dao Nãi tỉnh chính là việc này. Đến khi Nỗ vương băng hà, vào tháng sáu năm Đinh Tỵ, niên hiệu Trung Nguyên thứ hai đời Quang Vũ Đế, vương lên ngôi. Vì khi xưa (Tích) nhà ta là lấy nhà của người, nên lấy họ Tích; hoặc cho rằng nhờ chim thước ( ) mở hòm, nên bỏ chữ điểu ( ) còn lại chữ tích ( ) lấy làm họ. Mở (giải) hòm, “thoát” ra khỏi vỏ trứng mà sinh, nên lấy tên là Giải Thoát; tại vị hai mươi ba năm, vào năm Kỷ Mão, niên hiệu Kiến Sơ thứ tư thì băng hà. Đầu tiên an táng Sơ Xuyên khâu, sau thành thần ban chiếu: “Nên cẩn thận mai táng hài cốt của ta.” Nên mọi người khai quật thì thấy đầu lâu có chu vi ba thước hai tấc, xương thân hình dài chín thước bảy tấc, răng kết lại thành một, các đốt xương liên kết nhau, đúng là một bộ xương của một lực sĩ vô địch trong thiên hạ; bèn nghiền nát ra để tạo thành tượng tôn thờ trong cung. Vua lại báo mộng: “Hài cốt của ta đặt tại Đông nhạc”; nên mọi người cải táng nơi đó.

(Có thuyết cho rằng, sau khi vua băng hà, mãi đến đời thứ hai mươi bảy là Văn Võ vương, vào ngày Tân Dậu mười lăm tháng ba năm Canh Thìn, niên hiệu Điều Lộ thứ hai, ban đêm vua nằm mộng thấy ở Thái miếu có một ông già tướng mạo rất uy mãnh nói rằng: “Ta là Thoát Giải, hãy đem hài cốt của ta ở Sơ Xuyên khâu về làm thành tượng, thờ ở Thể Hàm sơn.” Vua nghe theo lời này. Cho nên đến nay vẫn tế tự không dứt, đó là Đông Nhạc thần.

Kim Yên Trí đời Thoát Giải vương:

Ngày mồng bốn tháng tám năm Canh Thân, niên hiện Vĩnh Bình thứ ba (có nơi ghi là Trung Nguyên năm thứ sáu là sai lầm. Vì niên hiệu Trung Nguyên chỉ có hai năm mà thôi), ban đêm Biều Công đi đến ngôi làng phía Tây của Nguyệt thành, thấy một vầng ánh sáng lớn trong Thỷ lâm (còn gọi là Cửu lâm), có đám mây tía từ trên không trung bay xuống đất, trong đám mây có một cái hòm màu vàng ròng, treo trên cành cây, ánh sáng từ hòm phát ra, cũng có gà gáy nơi gốc cây. Mọi người tâu lên vua, vua liền đến, sai người mở hòm ra thấy một đồng nam đang nằm bỗng ngồi dậy, giống như sự việc của Hách Cư Thế khi xưa, nhân lời nói của đứa bé mà đặt tên là Yên Trí. Yên Tri, phương ngôn là từ gọi trẻ con. Vua lại sai người bồng về cung, chim thú liền theo sau, vui mừng nhảy nhót. Vua bèn chọn ngày tốt lập làm Thái tử, sau nhường cho Tabà, không lên ngôi. Vì từ hòm bằng vàng mà sinh ra nên lấy họ Kim. Yên Tri sinh Nhiệt Hán, Hán sinh A-Đô, Đô sinh Thủ Lưu, Lưu sinh Úc Bộ, Bộ sinh Câu Đạo (còn gọi là Cừu Đạo), Đạo sinh Vị Trâu, Trâu lên ngôi vua. Họ Kim ở Tân La khởi đầu từ Yên Trí.

Diên Ô Lang – Tế Ô Nữ:

Vào năm thứ tư đời A-đạt-la vương, nhằm năm Đinh Dậu, ở bờ biển Đông có Diên Ô Lang và Tế Ô Nữ, vợ chồng sống chung với nhau, một hôm Diên Ô ra biển lấy rong, bỗng nhiên có một tảng nham thạch (có thuyết nói là một con cá) mang đến Nhật Bản. Người Nhật thấy được cho rằng chẳng phải là người thường, bèn lập làm vua (theo Nhật Bản Đế Kỷ thì trước sau không có người Tân La đến làm vua. Có lẽ đây là một Tiểu vương ở vùng biên địa, chẳng phải là vua chánh). Tế Ô sợ chồng không về nên đi tìm, thấy đôi giầy của chồng để lại, Tế Ô cũng leo lên tảng nham thạch ấy, thì cũng được đưa đến nơi trước kia. Người trong nước kinh ngạc, tâu với vua; bỗng nhiên vợ chồng sum họp, Tế Ô được lập làm quý phi. Bấy giờ ở Tân La, mặt trời mặt trăng không phát ánh sáng, quan thiên văn tâu rằng: “Tinh của trời, trăng giáng xuống nước ta, nay đã đi đến Nhật Bản rồi, nên mới có điềm quái dị này!” Vua liền sai sứ cầu hai người trở về. Diên Ô nói: “Ta đến nước này là do trời sai bảo, nay đâu thể trở về!” Tuy thế phi của trẫm có dệt một tấm lụa rất mịn, dùng để tế trời thì có thể được. Vua bèn ban cho tấm lụa này, sứ giả trở về tâu bày rồi y theo lời mà tế trời, sau đó mặt trời mặt trăng phát ánh sáng như xưa. Vua Tân La cất tấm lụa này vào ngự khố xem như một quốc bảo, gọi là quý phi khố. Nơi tế trời gọi là Nghinh Nhật huyện. Dời đô về Kỳ Dã.

Vị Trâu vương – Trúc Diệp quân:

Đời vua thứ mười ba là Vị Trâu Ni Sất Kim (còn gọi là Vị Tổ, Vị Triệu), vua là cháu bảy đời của Kim Yên Trí, là người tài giỏi mà có Thánh Đức, được Lý Giải vương truyền ngôi (nay tục gọi lăng của vua là Thỉ Tổ Đường, bởi vì họ Kim lần đầu tiên làm vua, cho nên các vua họ Kim đời sau đến tận Vị Trâu là Thỉ Tổ, thật đúng vậy), vương tại vị hai mươi ba năm thì băng hà, an táng tại lăng phía Đông chùa Hưng luân). Đến đời vua thứ mười bốn là Nhi Lý vương, quân Y Tây đánh phá Kim thành, quân ta dốc toàn lực phòng ngự, lâu ngày mà chẳng thể đẩy lui được. Bỗng có một đội quân lạ, binh lính đều có giắt lá trúc bên tai đến hỗ trợ quân ta đánh phá được quân giặc. Khi lui quân thì không biết đội quân kia về đâu, chỉ thấy lá trúc tụ ở trước lăng Vị Trâu vương, thì mới biết Tiên vương âm thầm giúp sức. Nhân đó gọi là Trúc Hiện lăng.

Đến đời thứ ba mươi bảy là Tuệ Cung vương, vào tháng tư năm Kỷ Mùi, niên hiệu Đại Lịch thứ mười bốn, bỗng nhiên có một cơn trốt từ lăng mộ Dữu Tín Công phát khởi, trong gió có một người oai vệ như tướng quân, cưỡi tuấn mã, lại có hơn bốn mươi người đầy đủ giáp trụ binh khí đi theo vào trong lăng Trúc Hiện, bỗng chốc trong lăng có âm thanh như tiếng khóc chấn động vang ra, hoặc như tiếng tỏ bày. Tiếng nói phát ra rằng: Bình sinh thần có công giúp vua, cứu nạn, khuông phò xã tắc, nay lại làm hồn phách cứu giúp quốc gia, tấm lòng trừ tai, cứu hoạn không một mảy may thay đổi. Nhưng trước kia vào năm Canh tuất, con cháu của thần vô tội mà bị tru lục, vua tôi chẳng nghĩ đến công lao của thần, nên thần muốn đến nơi khác, chẳng còn phải lao nhọc khổ nữa, xin vương cho phép!” Vương đáp rằng: “Chỉ có ta và ông, nếu chẳng giúp đỡ nước này, thì thứ dân làm sao đây?”

Công lại ra sức cầu xin, ba lần thì ba lần chẳng chấp nhận. Cuối cùng cơn trốt trở về nơi cũ.

Vua nghe thế lấy làm kinh sợ, bèn sai quan bộ công là Kim Kính Tín đến lăng Kim Công tạ lỗi, lại lập ba mươi mẫu công đức ở chùa Linh Thứu để cầu minh phước. Tức chùa do Kim Công lập ra để tạo phước đức, sau khi thảo phạt Bình Nhưỡng.

Nếu chẳng có sự hiển linh của Vị Trâu vương, thì không có sự phẩn nộ của Cát Văn Công. Công lao hộ quốc của vương rất lớn. Vì thế người trong nước ghi nhớ mãi đức của vương, đồng tế tự với Tam Sơn mà chẳng kém, vượt trên cả Ngũ lăng mà gọi là Đại miếu.

Nại Vật vương: (còn gọi là Na Mật vương) Kim Đê Thượng.

Năm Canh Dần, nhằm năm thứ ba mươi sáu đời thứ mười bảy Na Mật vương, vua Nhật Bản sai sứ thần đến hiến tâu rằng:

“Quả quân (vua tự xưng) nghe Đại vương thần thánh, nên mới sai sứ thần đến báo tội của Bách Tế với Đại vương, xin Đại vương cho một vương tử sang để biểu thị thành tâm đối với quả quân!”

Vương bèn sai vương tử thứ ba là Mỹ Hải (còn gọi là Vị Sất Hỉ) đi sứ sang Nhật. Mỹ Hải mới mười tuổi, tất cả lời nói, cử chỉ chưa đầy đủ, nên vua sai nội thần là Phác Ta Lãm làm phó sứ điều khiển. Vua Nhật giữ lại ba mươi năm chẳng cho về, mãi đến năm Kỷ mùi đời Nột Kỳ vương năm thứ ba, Trường Thọ vương vua Cao Ly sai sứ đến triều tâu rằng:

“Quả quân nghe em của Đại vương là Bảo Hải thông minh tài giỏi muốn kết thân, nên đặc biệt khiến tiểu thần đến khẩn cầu.”

Vua nghe thế cho là may mắn, nhân đó mà kết tình giao hảo. Nên sai em là Bảo Hải cùng với nội thần là Kim Chánh Yết phụ tá sang Cao Ly. Trường Thọ vương cũng giữ lại không cho về. Đến năm thứ mười Ất mùi, vua triệu tập quần thần và hào kiệt trong nước về triều ban ngự yến, sau ba lần dâng rượu, mọi người mới vừa vui vẻ, thì vua bỗng nhiên rơi lệ nói với quần thần rằng: “Khi xưa Tiên vương vì thành tâm lo cho dân, nên mới sai con yêu quý của mình sang làm tin ở Nhật Bản, đến lúc băng hà mà chẳng thấy mặt. Đến đời trẫm lên ngôi, lân bang binh rất hùng mạnh, chiến tranh liên miên; Cao Cú Ly chỉ có một lời kết thân, trẫm tin lời này mà cho người em thân thiết sang làm tin. Cao Cú Ly cũng chẳng cho về. Trẫm tuy sống trong phú quý mà chưa từng có một ngày tạm quên, chẳng khóc. Nếu được thấy hai em, cùng tạ tội trước miếu Tiên vương thì mới báo được ân với nhân dân trong nước! Ai có thể hoàn thành được kế sách này?”

Bấy giờ trăm quan đều tâu là việc này rất khó, ắt phải có người đầy đủ trí dũng mới làm được. Chúng thần cho rằng chỉ có thái thú Siêm La quận là Đê Thượng mới làm được. Vua bèn triệu đến hỏi, Đê Thượng lạy đáp rằng: “Thần từng nghe nói hễ chúa lo thì tôi nhục, chúa bị nhục thì bầy tôi chết. Nếu bàn đến khó dễ rồi mới làm thì gọi là bất trung, tính chuyện sống chết rồi mới hành thì đó là vô dũng; thần tuy bất tài nhưng cũng phụng mệnh mà làm”. Vua vô cùng vui mừng chia rượu mà uống, nắm tay tiễn biệt. Đê Thượng nhận mệnh vua, thẳng đường lên Bắc hải, thay đổi y phục vào Cao Ly, đến nơi ở của Bảo Hải định ngày trốn về. Đầu tiên định ngày mười lăm tháng năm khởi sự, đến cửa khẩu Cao thành mà đợi. Ngày hẹn sắp đến, Bảo Hải cáo bệnh, mấy ngày không vào chầu. Ban đêm lén đi đến bờ biển Cao thành. Vua biết được sai mấy mươi người đuổi theo, đến Cao Thành thì bắt kịp. Nhưng hằng ngày Bảo Hải thường thi ân cho mọi người, nên quân sĩ thương mến, lấy hết đầu tên sắt nhọn rồi mới bắn, vì thế trốn thoát được mà trở về. Vua đã gặp được Bảo Hải, thì lại càng nhớ đến Mỹ Hải, một buồn một vui lẫn lộn, rơi lệ mà nói với các quan rằng:

– Như thân mà có một tay, mặt có một mắt, tuy được một mà mất một, sao chẳng đau xót?

Đê Thượng nghe lời này, thì đến bái biệt, cưỡi ngựa đi thẳng không về nhà. Khi đến bến Lật Phố, người vợ nghe tin liền cưỡi xích mã đuổi theo, đến Lật Phố thì thấy chồng đã lên thuyền, người vợ khẩn thiết kêu gọi mà Đê Thượng chỉ vẫy tay chứ chẳng dừng. Đến Nhật Bản, Đê Thượng đến nói với vua rằng: Vua Kê Lâm vô cớ giết cha anh của tôi, nên tôi phải trốn sang đây!”. Vua tin nên cấp cho nhà cửa sinh sống.

Đê Thượng bấy giờ thường cùng với Mỹ Hải ra bờ biển bắt cá bẩy chim đem về cho Nhật Vương. Vua rất vui mừng, không nghi ngờ gì. Đến một hôm trời giáng sương mù dày đặc, Đê Thượng nói: “Bây giờ là lúc nên đi!”. Mỹ Hải nói: “Thế thì cùng đi!”. Đê Thượng nói: “Nếu thần đi e rằng người Nhật biết đuổi theo. Thần nguyện ở lại ngăn cản sự truy đuổi của họ!”. Mỹ Hải nói: “Nay ta và người như cha anh, làm sao có thể bỏ người ở đây mà trở về một mình!”. Đê Thượng nói: “Thần có thể cứu được mạng của Ngài, làm yên được lòng của Đại vương, thì đâu cần phải sống nữa?”. Nói xong dâng rượu cho Mỹ Hải. Bấy giờ có người Kê lâm là Khang Cừu Lệ sống ở Nhật Bản cũng cùng trốn theo.

Đê Thượng vào phòng Mỹ Hải, đến sáng ra, mọi người muốn vào phòng để gặp, Đê Thượng bước ra ngăn rằng: “Hôm qua đuổi bắt chim cá nên bị bệnh nặng chưa dậy được, nằm mãi trời đã quá chiều rồi!”. Mọi người lấy làm lạ bèn hỏi lại, Đê Thượng nói: “Mỹ Hải đã đi từ lâu rồi!”. Quan quân bèn chạy đến tâu với vua, vua sai kỵ binh truy đuổi nhưng chẳng kịp, bèn bắt giam Đê Thượng và hỏi rằng:

– Tại sao ngươi lại lén thả con của vua nước ngươi?

– Thần là bầy tôi của Kê Lâm, chẳng phải là bầy tôi của Nhật Bản, nay muốn hoàn thành chí nguyện của vua mình, thì đâu dám nói với bệ hạ!

Vua Nhật nổi giận nói rằng: Nay ngươi đã là bầy tôi của ta mà nói là bầy tôi của Kê Lâm, thì ắt sẽ bị đủ năm hình phạt, nếu ngươi nói là bầy tôi của Nhật thì sẽ được ban thưởng bổng lộc!

Đáp rằng: Thà làm heo chó của Kê Lâm, chứ không bao giờ nhận bổng lộc của Nhật Bản!

Vua nổi giận sai lóc da dưới gót chân Đê Thượng, rồi cắt cỏ liêm, cỏ tiết bắt Đê Thượng bước lên trên ấy, (ngày nay trên cỏ liêm, có tiết có vết máu, tục gọi là máu Đê Thượng), khi ấy lại hỏi rằng:

– Ngươi là bầy tôi nước nào?

– Là bầy tôi Kê Lâm!

Vua lại bắt đứng trên que sắt nhọn rồi cũng hỏi là bầy tôi nước nào, Đê Thượng vẫn đáp là làm tôi Kê Lâm.

Nhật Vương biết chẳng thể thuyết phục được, bèn sai người đốt chết trên Mộc đảo.

Mỹ Hải vượt biển trở về, sai Khang Cừu Ly báo trước với người trong nước. Vua nghe được vừa kinh ngạc vừa vui mừng, khiến bá quan ra Khuất Yết nghinh đón. Vua và em là Bảo Hải tiếp đón ở Nam giao, rồi vào cung mở đại yến, đại xá thiên hạ, phong vợ Đê Thượng làm quốc đại phu nhân, con gái làm Mỹ Hải Công phu nhân. Bàn rằng: Khi xưa tôi nhà Hán là Châu Hà bị quân Sở bắt tại Vinh Dương. Hạng Võ nói rằng: “Nếu ngươi làm bầy tôi của ta, thì sẽ được tước Vạn lộc Hầu!”. Châu Hà liền mắng chửi không chịu khuất phục, bị Hạng Võ giết. Sự trung liệt của Đê Thượng ở đây đâu khác gì Châu Hà.

Lúc Đê Thượng mới ra đi, phu nhân nghe tin đuổi theo nhưng không kịp, bèn đến bãi cát (sa) phía Nam chùa Vọng Đức nằm trên đó kêu gào mãi không dứt (trường), nên gọi bãi cát đó là Trường Sa. Hai người thân thuộc đến xốc nách đem về, nhưng bà ngồi duỗi chân không chịu đứng dậy nên gọi nơi đó là Phiệt Tri Chỉ. Thời gian lâu sau, phu nhân không ngăn được lòng nhớ thương, bèn dẫn ba người con gái lên ngọn Si Thuật hướng về Nhật Bản kêu khóc mà chết, làm Si Thuật Thần Mẫu, ngày nay đền thờ vẫn còn.

Thật Thánh Vương: (đời thứ mười tám)

Vào năm Quý Sửu, niên hiệu Nghĩa Hi thứ chín, vua sợ Thái tử Nột Kỳ con của vua trước là người hiền đức, muốn hãm hại, bèn mời quân Cao Ly đến Đại Kiều thành ở Bình Nhưỡng châu (e rằng phía Nam Bình nhưỡng nay là Dương châu) trá ngụy nghinh đón Nột Kỳ. Người Cao Ly thấy Nột Kỳ là người hiền nên trở giáo đâm chết vua, lập Nột Kỳ lên làm vua rồi ra đi.

Xạ Cầm Hạp:

Năm Mậu Dần tức năm thứ mười đời vua thứ hai mươi mốt là Tỳ Xử Vương (còn gọi là Chiêu Trí Vương), một hôm vua xuất cung đến Đình Thiên Tuyền, bấy giờ có một con chim và một con chuột đến kêu vang. Chuột nói tiếng người rằng: “Đi theo con chim này mà tìm!” (có thuyết cho rằng Thần Đức Vương muốn hành hương ở chùa Hưng Luân, giữa đường thấy một bầy chuột đều ngậm đuôi, vua lấy làm lạ trở về chiếm quẻ, sáng hôm sau theo con chim kêu đầu tiên mà tìm. Thuyết này chẳng đúng), vua bèn sai kỵ sĩ đuổi theo, đi về hướng Nam đến Tị thôn (nay là thôn Nhưỡng Tị Tự, tại chân núi phía Đông của Nam sơn), kỵ sĩ mãi xem hai con heo húc nhau nên mất dấu chim. Kỵ sĩ đang ngơ ngác bên đường, bỗng có một ông lão từ ao xuất hiện tay cầm một quyển sách, bên ngoài có đề câu: “Mở ra xem thì hai người chết, không mở ra xem thì một người chết”, khiến dâng lên vua. Vua nói: “Để hai người chết, chẳng thà để một người chết!”. Nhật quan tâu rằng: Hai người chết là dân, một người chết là vua!”. Vua đồng ý mở ra xem thấy trong sách ghi: “Xạ cầm hạp” (bắn hộp đàn). Vua trở về cung thấy hộp đàn liền bắn. Số là vị Tăng hương đăng trong nội điện lại thông gian với cung chủ, hai người liền bị giết chết. Từ đó người trong nước cứ vào các ngày hợi, tý, ngọ thượng tuần tháng giêng thì kiêng kỵ, trăm việc đều chẳng dám làm. Đến ngày mười sáu là ngày kỵ chim, phải cúng tế cơm gạo…, đến nay tục lệ ấy vẫn còn lưu hành. Phương ngôn nói Đát đao, nghĩa là sầu bi mà cấm kỵ các việc. Vua đặt ao nước tên là Thủ Xuất Trì.

Tri Triết Lão Vương:

Đời vua thứ hai mươi hai là Tri Triết Lão Vương, họ Kim tên là Trí Đại Lộ, Trí Độ Lộ, thụy là Trí Trừng, thụy hiệu bắt đầu có từ đây. Người làng gọi vua là Ma Lạp Can cũng bắt đầu từ đây. Vua lên ngôi năm Canh Thìn niên hiệu Vĩnh Nguyên thứ hai (hoặc nói là năm Tân Tỵ tức thứ ba). Âm tàng của vua dài một thước năm tấc, khó tìm người phối ngẫu. Vua sai sứ đi khắp ba đạo tìm cầu. Khi đến Mâu Lương bộ, thấy dưới cây Đông Lão hai con chó tranh nhau ăn một đống phân lớn như cái trống. Sứ hỏi người trong làng, có một bé gái trả lời rằng: “Con gái của Tướng công ở Bộ này tắm rửa tại Ẩn Lâm đã để lại như thế!”. Sứ giả liền tìm đến nhà để kiểm nghiệm, thì thấy cô gái cao bảy thước năm tấc. Sứ bèn dâng tấu văn về triều trình bày đầy đủ, vua bèn khiến xe ngựa đến rước về cung phong làm hoàng hậu, quần thần đều chúc mừng.

Đông Hải thuộc châu A Sắt La (nay là Minh châu) đi hai ngày đường biển thì gặp đảo Vu Lãng (còn gọi là Vũ lăng) chu vi hai mươi sáu ngàn bảy trăm ba mươi bộ. Dân trên đảo cậy có biển sâu, nên kiêu ngạo không thần phục, vua sai tướng Y Tự Phác Y Tông đem binh thảo phạt. Y Tông tạo tượng Sư tử đặt trên chiến hạm để thị uy, nếu chẳng hàng thì thả thú ra đánh phá. Dân trên đảo sợ hãi xin hàng. Vua phong Y Tông làm Châu Bá.

Chân Hưng Vương:

Đời thứ hai mươi bốn là Chân Hưng Vương lên ngôi năm mười lăm tuổi, có Thái hậu nhiếp chính. Thái hậu là con gái của Pháp Hưng Vương, được lập làm phi của Tông Cát Văn Vương. Vào cuối đời bà cạo tóc đắp pháp y mà qua đời. Tháng chín niên hiệu Thừa Thánh, quân Bách Tế xâm chiếm Trân thành, bắt ba mươi chín ngàn nam nữ, tám ngàn con ngựa mà về. Trước đó Bách Tế muốn cùng Tân La hợp binh đánh Cao Ly, Chân Hưng Vương nói: Sự hưng vong của một quốc gia là do trời, nếu trời chưa bỏ Cao Ly thì ta đâu dám vọng động?”. Lời này đến tai người Cao Ly, người Cao Ly cảm ơn lời này mà giao hảo với Tân La. Còn Bách Tế thì oán, cho nên nay đến đánh phá.

Đào Hoa Nữ. Tị Kinh Lang:

Đời vua thứ hai mươi lăm là Xá Luân Vương, thụy là Chân Trí Đại Vương, họ Kim, phi tên là Trị Đao phu nhân, con gái của Khởi Ô Công, lên ngôi năm Bính Thân, niên hiệu Đại Kiến thứ (bản xưa ghi năm Kỷ Hợi, Đại Kiến mười một là lầm), tại vị bốn năm, vì hoang dâm, trị chánh rối loạn nên người trong nước truất phế. Trước đó, ở Sa Lương Bộ có một người con gái dung nhan kiều diễm, người thường gọi là Đào Hoa Nương, vua nghe được, triệu về cung, muốn gần gũi. Đào Hoa tâu: Điều mà người đàn bà giữ gìn là không thờ hai chồng. Người con gái đã có chồng, theo về với chồng rồi, dù có uy của quân vương rốt cuộc cũng chẳng thể đoạt!”. Vua lại hỏi rằng: “Nếu giết chết thì sao?”. Đào Hoa đáp: “Thà bị chém chết ngoài chợ, chứ nguyện không xa lìa chồng mình!”. Vua vui vẻ hỏi rằng: “Vậy không có chồng thì có thể chứ?”.

Đào Hoa đáp: “Có thể!”.

Vua tha cho trở về. Cũng năm ấy vua bị phế mà qua đời. Hai năm sau chồng của Đào Hoa cũng chết. Vừa giáp tuần, bỗng nhiên một đêm vua như người lúc xưa đến phòng Đào Hoa nói rằng: “Khi xưa nàng có hứa, nay không có chồng, vậy có thể chăng?”

Đào Hoa chẳng dám vội nhận, đến bày tỏ với cha mẹ. Cha mẹ nàng nói rằng: “Lời dạy của vua đâu thể trốn tránh được?” Vì thế cùng với người nữ vào phòng, ở lại bảy ngày, thường có mây năm sắc phủ trên nhà, mùi hương xông đầy thất. Sau đó thì không thấy tung tích gì nữa. Đào Hoa Nương nhân vậy mà có thai, sắp đến kỳ sinh trời đất chấn động, một bé trai ra đời, đặt tên là Tỵ Kinh. Chân Bình Đại Vương nghe việc kỳ lạ, bèn đem về cung nuôi dưỡng. Năm lên mười lăm tuổi trao cho làm chức Chấp Sự. Mỗi đêm Tỵ Kinh thường vượt thành đi xa. Vua sai năm mươi dũng sĩ theo giữ gìn, thấy thường bay qua Nguyệt Thành đến bờ sông Hoang ở phía Tây (phía Tây Kinh thành). Các dũng sĩ nấp trong rừng nhìn thấy Tỵ Kinh thống lãnh quỉ chúng dạo chơi, khi nghe tiếng chuông chùa buổi sáng thì biến hết. Kinh Lang cũng trở về. Quân sĩ tâu sự việc lên vua. Vua triệu Kinh Lang đến hỏi rằng: Ngươi thường dẫn chúng quỉ đi chơi, có thật không?

Đáp rằng: Thật đúng vậy!

Vua hỏi: Vậy ngươi có thể khiến quỷ chúng làm một chiếc cầu bắc qua con lạch phía Bắc chùa Thần Nguyện chăng? (còn gọi là chùa Thần Chúng là sai. Có thuyết cho là con lạch sâu ở phía Đông sông Hoang). Kinh Lang phụng chỉ, sai quỷ chúng luyện đá tạo thành một cây cầu lớn chỉ trong một đêm, gọi là Quỷ kiều. Vua lại hỏi: Trong loài quỷ, vị nào

có thể xuất hiện ở nhân gian, phụ giúp triều chánh được?” Đáp: Có Cát Đạt làm được!

Vua bảo gọi đến. Hôm sau Kinh Lang và Cát Đạt cùng đến, vua ban làm chấp sự, thật trung thành chánh trực vô cùng. Bấy giờ Giác Can Lâm Tông không có con, nên phong Kinh Lang làm Thái tử. Lâm Tông sai Cát Lâm xây một lâu môn ở phía Nam chùa Hưng Luân, ban đêm thường đến đó ngủ nghỉ, nên gọi là Cát Đạt Môn. Một hôm Cát Đạt biến thành con chồn chạy trốn, Kinh Lang sai quỷ bắt giết. Vì thế quỷ chúng nghe danh Tỵ Kinh đều sợ hãi bỏ chạy. Người thời bấy giờ có làm bài Từ rằng:

Hồn Thánh đế sinh con
Nhà đình Tỵ Kinh Lang
Bay đuổi các chúng quỷ
Nơi đây chẳng được dừng.

Nhân gian dùng bài ca này để trừ quỷ.

Trời ban đai ngọc:

(Tháng năm, năm Đinh Dậu, niên hiệu Thanh Thái thứ tư, Chánh Thừa Kim Phó hiến tặng một đai thắt lưng bằng vàng kết ngọc dài, lớn, có sáu mươi hai khóa, tâu rằng: “Đây là đai do trời ban cho Chân Bình Vương! Thái Tổ nhận lấy, cất vào kho báu trong cung).

Đời thứ sáu mươi hai là Bạch Tịnh Vương, thụy hiệu là Chân Bình Đại Vương, họ Kim, lên ngôi vào tháng tám năm Kỷ Hợi niên hiệu Đại Kiến thứ mười một, thân cao mười một thước. Một hôm vua xa giá đến nội đế Thích cung (còn gọi là Thiên Trụ tự do vua sáng lập), vua bước lên bậc đá, ba bậc đá đều bị gãy. Vua bảo quần thần rằng: “Không được thay đổi các bậc đá này, lấy đây để chỉ cho hậu thế!”. Đây là một trong năm nơi trong thành có đá bị gãy không được thay (bất động thạch). Vào năm thứ nhất, có Thiên sứ giáng xuống điện nói với vua rằng: “Thượng Hoàng sai ta xuống đây truyền ban cho đai ngọc”. Vua quỳ lạy nhận lãnh. Sau đó sứ trở về trời. Phàm có tế tự lớn ở giao đàn hoặc Thái miếu đều có mang đai ngọc này. Sau vua Cao Ly muốn mưu đánh Tân La, quần thần tâu rằng: “Tân La có ba vật báu, nên không thể xâm phạm được: Một là tôn tượng Phật trượng sáu ở chùa Hoàng Long, hai là ngôi tháp chín tầng ở chùa này, ba là đai ngọc trời ban cho Chân Bình Vương”. Do đó ngăn chặn được mưu này.

Người đời có thơ khen rằng:

Biên ngoại trời ban cho đai ngọc
Thắt với long bào thật uy nghi
Từ đó thân vua càng thêm nặng
Ngày mai phải dùng sắt làm thềm.

Thiện Đức Vương biết ba việc sắp xảy ra:

Đời hai mươi bảy là Đức Mạn (còn gọi là Vạn), thụy là Thiện Đức Nữ Đại Vương, họ Kim, cha là Chân Bình Vương; lên ngôi năm Trinh Quán thứ sáu tức là năm Nhâm Thìn, tại vị mười sáu năm. Vương biết ba việc sắp xảy ra: Đầu tiên Đường Thái Tông gởi cho một bức vẽ hoa Mẫu đơn ba màu là đỏ, tía và trắng và ba thăng hạt. Vương nhìn bức họa liền nói: Hoa này nhất định không có hương”; nhưng vẫn bảo trồng trước sân. Đến lúc cây trổ hoa quả thật như thế. Hai, trong ao Ngọc Môn ở chùa Linh Miếu, loài ếch nhái tụ tập lại kêu suốt ba, bốn ngày, người trong nước lo sợ hỏi Vương. Vương liền sai Giác Can, Yên Xuyên, Bật Thốn… luyện tập hai ngàn binh, gấp đến Tây Giao tìm Nữ Căn Cốc, có giặc, thì phục binh đánh úp. Hai vị Giác Can, mỗi người lãnh một ngàn binh đến Tây Giao hỏi thăm, quả nhiên dưới Phú Sơn có Nữ Căn Cốc, năm trăm quân Bách Tế đã ẩn núp ở đây, cả hai đồng đến bắt giết hết. Tướng quân của Bách Tế là Vu Chiêu nấp tại Lĩnh Thạch ở Nam sơn, bị bao vây bắn chết. Lại có hậu quân của Bách Tế một ngàn hai trăm người cũng bị giết, không ai trốn thoát. Ba, vua không lo buồn khi nói với quần thần rằng: “Vào ngày đó, tháng đó, năm đó ta sẽ qua đời, an táng ở trong Đao-lợi thiên!” Quần thần không biết nơi nào bèn hỏi rằng: “Đó là nơi nào?” Đáp: Phía Nam Lang sơn.

Đến ngày tháng ấy quả nhiên vương băng hà. Quần thần an táng ở phía Nam Lang sơn. Hơn mười năm sau, Văn Võ Đại Vương xây chùa Tứ Thiên Vương phía dưới lăng của Thiện Đức Nữ Vương. Kinh Phật nói: “Trên Tứ Thiên Vương, có Đao-lợi thiên!” mới biết được linh trí của Bà.

Đương thời quần thần hỏi vương rằng: “Làm sao biết hai việc hoa và ếch?” Vương đáp: “Vẽ hoa mà không có bướm thì biết hoa chẳng có hương. Đó là vua Đường khi quả nhân không có chồng. Ếch hiện dáng giận dữ là tượng của binh sĩ. Ngọc môn tức là nữ căn, nữ thuộc âm, màu trắng, thì ứng với hướng Tây, nên biết binh phục tại phía Tây. Nam căn nhập nữ căn thì ắt chết. Vì thế biết để đánh bắt được.”

Bấy giờ quần thần mới khâm phục Thánh trí của Bà. Người tặng hoa ba màu đã biết Tân La có ba nữ vương như thế chăng? Đó chính là Thiên Đức, Chân Đức và Thánh Đức vậy. Vua Đường đã có được lời huyền giải. Việc Thiện Đức sáng lập chùa Linh Miếu có ghi đầy đủ trong Lương Chí Sư Truyện. Biệt Ký ghi: Đời vua này, đã luyện đá xây Chiêm Tinh đài.

Chân Đức Vương:

Đời hai mươi tám là Chân Đức Nữ Vương, sau khi lên ngôi đã tự soạn Thái Bình Ca, dệt gấm có đường vân, rồi sai sứ dâng tặng vua Đường.

(Có bản cho rằng vương sai Xuân Thu Công đi sứ xin binh. Vua Thái Tông chuẩn y cho Tô Đình Phương… đây là lời sai lầm. Trước năm Hiện Khánh, Xuân Thu Công đã lên ngôi; năm Canh Thân niên hiệu Hiện Khánh không phải là đời Thái Tông mà là đời Cao Tông. Định Phương đến là vào năm Canh Thân niên hiệu Hiển Khánh. Nên biết dệt gấm có vân hiến dâng chẳng phải lúc xin binh mà là đời Chân Đức là đúng. Bởi vì đây là lúc xin tha Kim Khâm).

Vua Đường vui mừng ban thưởng và cải phong là Kê Lâm Quốc Vương. Bài văn ghi:

Đại Đường khai nghiệp lớn
Vòi vọi sáng đạo trời
Uy võ dứt can qua
Văn chương hợp trăm vương
Khắp trời ban mưa móc,
Phép trị thật rõ ràng.
Lòng nhân hòa nhật nguyệt
Thuận thời gặp Đường Ngu
Nào cờ xí rợp trời
Nào trống chiêng dậy đất
Man di không tuân mệnh
Tên đạn phủ đất trời
Thuần phong lặng, tối tăm
Xa gần đều an lành
Tứ thời soi đuốc ngọc
Thất diệu chuyển vạn phương
Tứ nhạc làm Tể tướng
Thánh đế dụng trung lương
Năm, ba thành một đức
Sáng mãi đường triều ta.

Vào triều đại của vương có Yên Xuyên Công, Lâm Tông Công, Thuật Tông Công, Võ Lâm Công (cha của Từ Tạng), Khương Trường Công và Dửu Tín Công; sáu vị này cùng tụ hội về Vu Tri Nham ở Nam sơn luận bàn việc nước. Bỗng có một con hổ lớn chạy vào, các Công đều kinh hãi đứng dậy, nhưng Yên Xuyên Công vẫn làm ngơ không động, nói cười như không có việc gì xảy ra, tay nắm đuôi quật hổ xuống đất chết ngay. Sức mạnh của Yên Xuyên Công như thế, là bậc nhất trong hội này. Nhưng mọi người đều kính phục oai của Dửu Tín Công. Tân La có bốn linh địa, khi sắp có việc lớn, các Đại Thần về đây họp bàn thì việc lớn ắt sẽ thành công. Đó là:

  1. Thanh Tòng Sơn ở phía Đông.
  2. Vu Tri Sơn ở phía Nam.
  3. Bì Điều ở phía Tây.
  4. Kim Cang Sơn ở phía Bắc.

70 Đời vua này mới định lễ tết nguyên đán; mới lập chức Thị lang.

Kim Dửu Tín:

Là con của Hổ Lực Y Can, tên Thủ Huyền Giác Can. Trưởng tử của họ Kim gọi là Dửu Tín, em gọi là Khâm Độn, chị là Bảo Cơ, lúc nhỏ tên là A Hải, em gái là Văn Cơ, lúc nhỏ tên là A Chi. Dửu Tín Công sinh vào năm Ất Sửu, đời Chân Bình Vương năm mười bảy. Ông bẩm thọ cái tinh của Thất Diệu, nên trên lưng có hiện các vân Thất Diệu. Ông có rất nhiều điều thần dị. Năm mười tám tuổi, tức năm Nhâm Thân, ông luyện kiếm đạt được yếu thuật, được phong làm Quốc Tiên. Bấy giờ có một người tên là Bạch Thạch chẳng biết từ đâu đến vào làm bộ hạ cho Công đã nhiều năm, Công thường đem việc chinh phạt Cao Ly, Bách Tế ra bàn luận với Bạch Thạch. Bạch Thạch biết mưu tính của Công nên thưa rằng:

– Thuộc hạ xin ngài hãy do thám hai nước ấy trước, rồi sau hãy định liệu như thế nào!

Công vui mừng, đêm đến cùng với Bạch Thạch ra đi, lúc nghỉ ngơi ở Hiện sơn, bỗng có hai người con gái đi theo Công; đến Cốt Hỏa Xuyên nghỉ đêm lại có một người con gái nữa đến nhập đoàn. Lúc Công và ba người con gái vui vẻ chuyện trò, thì một người trao cho Công một quả ngọt, Công nhận lấy và ăn, trong lòng thầm chấp nhận nhau, và bày tỏ tình ý. Người con gái nói rằng:

– Lời của ngài nói, đây xin vâng theo! Xin ngài hãy rời Bạch Thạch, cùng nhau vào rừng để thiếp tỏ bày tình thật! Công bèn để Bạch Thạch lại, cùng với các người con gái vào rừng; các người con gái bỗng hiện thành các vị thần và nói rằng: “Chúng tôi là ba vị thần hộ quốc Nại Lâm, Huyệt Thể và Cốt Hỏa, nay người của nước địch dụ dẫn Công mà Công chẳng biết lại cùng đi. Chúng ta muốn giữ Công lại nên đã cùng đến đây!”. Nói xong liền biến mất.

Công nghe xong kinh hãi, lạy tạ mà trở ra. Đêm ấy tá túc tại Cốt Hỏa Quán, Dửu Công nói với Bạch Thạch rằng: “Đi đến nước khác mà quên giấy tờ quan trọng, chúng ta cần phải trở về nhà để lấy!”. Đến nhà, Công liền bắt trói Bạch Thạch tra hỏi sự tình. Bạch Thạch khai rằng:

Tôi là người Cao Ly (cổ bản ghi người Bách Tế là sai. Vì Thu Nam là quan viên Cao Ly. Hơn nữa việc nghịch hành đạo âm dương là chuyện xảy ra vào thời Bảo Tạng Vương), quần thần nước tôi nói Dửu Tín nước Tân La chính là Thu Nam, một quan Bói toán ở nước tôi (bản xưa ghi Xuân Nam là sai). Lúc ấy trong nước có một con sông chảy ngược (hoặc gọi là việc thư hùng phản phúc), vua sai Thu Nam bốc quẻ; xong tâu rằng: “Phu nhân của Đại vương nghịch hành đạo âm dương, nên hiện điềm như thế!”.

Đại Vương lấy làm kinh sợ, còn Vương phi thì phẫn nộ, cho là lời yêu mị, nói với Vương rằng: “Nên dùng một việc khác để kiểm nghiệm ông ta, nếu nói sai sẽ bị trọng hình”. Vua y lời sai người nhốt một con chuột trong hộp, rồi hỏi Thu Nam là vật gì? Tâu rằng: “Trong đó là con chuột, có tám mạng!”. Mọi người cho là nói sai, bèn đem xử tội chết. Trước khi chết Thu Nam thề rằng: “Sau khi ta chết nguyện sẽ làm Đại Tướng diệt Cao Ly!”. Vua bèn sai người chém đầu. Sau đó mổ chuột thấy trong đó có bảy con chuột con, bấy giờ mới biết lời ấy là đúng. Đêm ấy Đại Vương mộng thấy Thu Nam nhập vào thai Tư Huyền phu nhân ở Tân La, mới bảo quần thần rằng: “Thu Nam mang lòng thề nguyện mà chết, quả nhiên đúng vậy”.

Do đó bèn sai tôi đến đây mưu tính.

Công bèn giết Bạch Thạch, sắp đặt thức ăn một trăm vị để cúng tế, ba thần đều hiện thân hưởng thọ.

Tông Tài Mại phu nhân họ Kim khi mất, an táng tại một cái cốc trên Thanh Uyên, do đó mà gọi là Tài Mại cốc. Hằng năm cứ đến mùa xuân thì trai gái của một dòng, thiết yến tại nam giản của cốc này. Bấy giờ cỏ cây tươi tốt, hoa tòng nở đầy động phủ, sau lập am nơi lâm cốc khẩu, đặt tên là Tòng Hoa Phòng. Sau truyền làm chùa Sắc Nguyện. Đến triều Cảnh Minh Vương, đời thứ năm mươi bốn, truy phong Dửu Công là Hưng Võ Đại Vương, xây lăng tại Hương tẩu phong, Đông bắc chùa Mao Chỉ, Tây sơn.

Thái Tông Xuân Thu Công:

Đời vua hai mươi chín là Thái Tông Đại Vương, tên là Xuân Thu, họ Kim, con của Long Thọ (Long Xuân) Giác Can truy phong Văn Hưng Đại Vương; mẹ là Thiên Minh phu nhân con của Chân Bình Đại Vương, phi là Văn Minh hoàng hậu Văn Cơ, tức em gái út của Dửu Tín Công. Lúc đầu chị của Văn Cơ là Bảo Cơ nằm mộng thấy lên Tây nhạc xả nước chìm ngập cả kinh thành. Sáng ngày thuật lại với Văn Cơ. Văn Cơ nghe xong nói rằng: “Em mua điềm mộng này!”.

Bảo Cơ nói: “Đổi cho vật gì?”

Đáp: “Quần gấm đước chăng?”

Người chị đồng ý, Văn Cơ bèn mở vạt áo để nhận điềm mộng.

Bảo Cơ nói: “Điềm mộng hôm nào, ta trao lại cho em!” Văn Cơ bèn trao quần gấm cho chị.

Khoảng mười ngày sau, nhằm ngày Ngọ tháng giêng là kỵ nhật (xem việc bắn hộp đàn ở trên, là thuyết của Thôi Trí Viễn) Dửu Tín và Xuân Thu chơi Tựu cúc ở trước nhà của Dửu Tín (người Tân La gọi Tựu cúc tức chơi ném châu). Dửu Tín cố ý đạp quần của Xuân Thu, làm rách khuy áo, bèn nói:

– “Xin mời vào nhà tôi để kết lại”. Xuân Thu đồng ý. Dửu Công bảo A Hải đem kim ra, A Hải nói rằng: – “Đâu thể vì một việc nhỏ mà khinh suất gần gũi một quý công tử sao?”

Bảo Cơ bèn từ chối, nên Dửu Công bảo A Chi. Xuân Thu biết ý của Dửu Tín, nên gần gủi, từ đó về sau qua lại nhiều lần. Dửu Tín biết em mình có thai bèn trách rằng: Ngươi chẳng báo cha mẹ mà có thai là làm sao? Liền tuyên bố khắp thiên hạ là muốn thiêu em mình. Một hôm đợi Thiện Đức Vương đến Nam sơn, Dửu Tín Công chất củi trong sân đốt lửa, khói xông lên. Từ xa Vương thấy bèn hỏi là khói gì? Quần thần tâu đó là Dửu Tín Công đốt em gái. Vương hỏi đến nguyên do. Đáp rằng: “Em của Dửu Tín không có chồng mà có thai”. Vua lại hỏi: “Do ai gây ra?”

Bấy giờ Xuân Thu Công đang hầu cận ở trước vua, mặt biến sắc. Vua trông thấy liền nói: “Là ngươi tạo ra phải chăng, mau đến cứu gấp!”

Công vâng mệnh phi ngựa, truyền chỉ ngăn cản. Sau đó tổ chức hôn lễ. Sau khi Chân Đức Vương băng hà, vào năm Vĩnh Huy thứ năm nhằm năm Giáp Dần, Công kế vị, ở ngôi được tám năm, năm Tân Dậu, Long sóc nguyên niên thì băng hà, thọ năm mươi chín tuổi, an táng ở phía Đông chùa Ai Công, có lập bia. Vương và Dửu Tín định mưu thần, chung sức thống nhất Tam Hàn, có công rất lớn với xả tắc, nên miếu hiệu là Thái Tông. Vương có các thái tử là Pháp Mẫn, Giác Can Nhân Vấn, Giác Căn Văn Vương, Giác Can Lão Đán, Giác Can Trí Cảnh, đều do Văn Cơ sinh ra. Đó là minh chứng cho việc mua điềm mộng thời ấy. Các con thứ có Giai Tri Văn Cấp Can, Xà Đắc Lịnh Công, Mã Đắc A Can, và năm người con gái.

Mỗi ngày vương ăn ba đấu gạo cơm, chín con chim trĩ trống, sau khi diệt Bách Tế vào năm Canh Thân, vương không ăn bữa trưa, chỉ ăn sáng và tối mà thôi; nhưng mỗi ngày dùng hết sáu đấu gạo, sáu đấu rượu, mười chim trĩ. Giá cả trong thành, một xấp vải ba mươi thạch hoặc năm mươi thạch, nhân dân gọi là thời đại Thánh. Khi còn ở vị Đông 712 cung, vì muốn chinh phạt Cao Ly, nên đến Đường Triều xin binh, vua Đường thấy phong cách của Vương cho là thần nhân, cố giữ lại làm thị vệ, nhưng Vương ra sức xin trở về. Bấy giờ ở Bách Tế có Mạt Vương Nghĩa Từ là con trưởng của Võ Vương, hùng mãnh, can đảm, rất có hiếu với cha mẹ, thân thiết với anh em, người đương thời gọi là Hải Đồng Tăng Tử. Đến năm Tân Sửu, niên hiệu Trinh Quán thứ mười lăm, người này lên ngôi, sau đó thì đam mê tửu sắc khiến việc trị chánh rối loạn đất nước đảo điên, quan Tả Bình (một tước của Bách Tế) Thành Trung ra sức can gián mà vua chẳng nghe, còn bắt quan hạ ngục, khốn khổ ốm gầy, trước khi chết Thành Trung viết biểu tâu rằng:

– Trung thần dầu chết cũng không quên vua, nay xin có một lời rồi chết, thần từng xem thời thế biến chuyển sắp tới ắt có chiến tranh. Phàm dùng binh, phải chọn địa thế, nên ở thượng lưu mà nghinh địch, mới có thể bảo toàn. Nếu binh nước khác đến, đường bộ thì chẳng cho vượt qua Nham Hiện (còn gọi là Thẩm Hiện, một yếu địa của Bách Tế). Còn như đường thủy thì chẳng cho vào Kỷ Phiết Phố (tức Trường Nham, còn gọi là Chỉ Hỏa Phố, còn gọi là Bạch Giang). Trấn giữ nơi hiểm yếu để ngăn chặn địch, thì mới được”.

Vua chẳng nghe theo. Vào năm Kỷ Mùi, niên hiệu Hiện Khánh thứ tư, tại chùa Ô Hội ở Bách Tế, có một con ngựa đỏ ngày đêm sáu thời nhiễu quanh chùa. Tháng hai các loài chồn vào cung Nghĩa Từ, một con chồn trắng đến ngồi trên bàn sách của Tả Bình. Tháng tư gà mái và chim sẻ giao cấu trong cung Thái tử; tháng năm cá lớn dài ba trượng chết bên bờ sông Tứ Thử (tên sông ở Phù dư), người ăn cá này đều bị chết. Tháng chín cây hòe trong cung cất tiếng khóc như người, ban đêm quỷ khóc trên con đường phía Nam của cung.

Đến mùa Xuân năm Canh Thân, niên hiệu Hiện Khánh thứ năm, nước giếng ở kinh đô có màu máu, ở bờ Tây Hải có nhỏ vọt lên chết vô số, người ăn chẳng hết. Nước sông Tứ Thử đỏ như máu. Tháng tư bỗng nhiên có hàng vạn con ễnh ương tụ tập trên cây. Người dân ở kinh đô tự nhiên bỏ chạy tán loạn như có ai đuổi bắt, kinh sợ té chết trên một trăm người, mất tiền của vô số. Tháng sáu, chư Tăng ở chùa Vương hưng thấy một vật như mái chèo theo nước lụt trôi vào cổng chùa, lại có một con chó lớn như con nai rừng, từ phía Tây chạy đến bờ sông Tứ Thử, hướng vào vương cung mà sủa, bỗng chốc chẳng thấy đâu. Chó trong thành tụ tập trên đường, hoặc là sủa, hoặc là khóc, hồi lâu mà chẳng đi. Lại có một con quỷ vào trong cung la lớn rằng: “Bách Tế mất! Bách Tế mất!”. Rồi chui xuống đất. Vua kinh lạ bảo đào đất, sâu đến ba thước thì thấy một con rùa, trên lưng có hàng chữ: “Bách Tế như mặt trăng tròn, Tân La như trăng mới hiện”. Vua hỏi, người bói toán tâu rằng:

– Mặt trăng tròn thì đã mãn, mãn thì sẽ khuyết. Mặt trăng mới hiện thì chưa mãn, chưa mãn thì dần dần sẽ mãn.

Vua nổi giận chém đầu. Hoặc có người lại tâu rằng:

– Mặt trăng tròn tức thịnh, mặt trăng mới hiện tức là suy vi. Nghĩa là quốc gia hưng thịnh, còn Tân La sẽ dần dần suy vi.

Vua vui mừng.

Bấy giờ Thái Tông của Tân La nghe nói ở Bách Tế xuất hiện nhiều điềm quái lạ; nên năm Canh Thân, niên hiệu Hiện Khánh thứ năm, sai sứ là Nhân Vấn sang Đường triều xin viện binh. Đường Cao Tông hạ chiếu sai Tả võ vệ đại tướng quân khinh quốc công Tô Định Phương làm Thần khâu đạo hành sách tổng quản, dẫn Tả vệ tướng quân Lưu Bá Anh tự Nhân Viễn, tả võ vệ tướng quân Phùng Sĩ Quý, tả kiêu vệ tướng quân Bàng Hiếu Công cùng mười ba vạn quân sang chinh phạt (Hương ký ghi một trăm hai mươi hai ngàn bảy trăm mươi một quân và một ngàn chín trăm chiếc thuyền, mà Đường sử nói chẳng rõ). Tân La quốc vương Xuân Thu làm Ngung Di Đạo Hành Quân Tổng Quản, lãnh quân bản quốc hợp binh. Tô Định Phương dẫn binh từ Thành Sơn vượt biển đến đảo Đức Vật. Tân La Vương sai Kim Dửu Tín dẫn năm vạn tinh binh đến hợp chiến. Nghĩa Từ Vương nghe tin liền hội quần thần tìm kế chống giữ. Quan Tả Bình Nghĩa Trực tâu rằng:

– Binh Đường từ xa vượt biển, không quen sóng nước, quân Tân La cậy vào viện binh của nước lớn, có tâm khinh địch, nếu thấy binh Đường thất bại, ắt sẽ nghi sợ mà chẳng dám tiến binh. Vì thế, trước phải quyết chiến với binh Đường mới được!

Đạt Suất và Thường Vĩnh… nói rằng: Như thế thì chẳng được! Quân Đường từ xa đến, muốn đánh nhanh, nhuệ khí ấy ta khó chống cự. Quân Tân La từ bị bại trước quân ta nay đang mong gặp được ta, thế lực ấy chẳng thể chẳng e ngại. Vì thế hôm nay nên chặn quân Đường, để đợi quân mỏi mệt. Trước chỉ nên đánh quân Tân La để bẻ gãy nhuệ khí, sau đó thừa cơ mà hợp chiến, như thế quân mới an toàn mà bảo vệ đất nước!

Vua còn do dự chưa quyết định theo kế của ai. Bấy giờ có Tả Bình Hưng Thủ bị tội lưu đày ở huyện Cổ Mã Tộ Tri, vua sai người đến hỏi kế sách rằng: “Việc đã cấp bách lắm, bây giờ phải làm sao?”

Hưng Thủ đáp: “Đại khái nên làm theo lời của Tả Bình Thành Trung!”

Các đại thần chẳng tin nói rằng: Hưng Thủ còn là kẻ bị tội, oán chúa, chẳng yên nước nhà, lời nói của người ấy chẳng thể dùng! Chi bằng khiến quân Đường vào Bạch giang (tức Kỷ Phiệt Phố) hẹp, thuyền chỉ xuôi dòng mà không đi song song được. Lại nhữ quân Tân La lên Hiện Sơn, do đường hẹp chẳng thể đi hai ngựa ngang nhau được, bấy giờ tung quân đánh úp, giống như bắt gà trong lồng, cá trong lưới vậy.

Vua y theo kế này. Lại nghe quân của Đường và Tân La đã qua Bạch giang và Nham Hiện, bèn sai tướng quân Hài Bá lãnh năm ngàn quân ra Hoành sơn giao chiến với quân Tân La. Lúc đầu thắng bốn trận, nhưng binh ít lực tàn rốt cuộc đại bại, Hài Bá tử trận. Tân La tiến lên hợp binh, đồn trú tại Tân giang ở Bạch Tân khẩu. Bỗng nhiên có một con chim bay vòng trên doanh trại của Định Phương. Phương sai người giải đoán, nói rằng: “Ắt thương tổn đến nguyên soái!”. Định Phương lo sợ muốn dãn binh. Dửu Tín nói với Định Phương rằng:

– Đâu thể vì sự kỳ quái của con chim mà nói Thiên thời; hợp với trời thuận lòng người, đánh dẹp kẻ quá bất nhân, thì đâu có gì là chẳng lành?

Nói xong bạt thần kiếm chém vào con chim, chim bị đoạn đứt rơi xuống trước mặt. Bấy giờ Định Phương xuất binh giao chiến tại Thừa sơn ở Tả nhai, quân Bách Tế đại bại. Vương thống lãnh quân sĩ dong thuyền cưỡi sóng nối đuôi dõng mãnh tiến lên. Đinh Phương dẫn kỵ binh theo đường bộ tiến thẳng đến kinh đô, cách ba mươi dặm thì dừng. Trong thành đem quân ra chống cự, lại đại bại chết trên một vạn binh tướng. Quân Đường thừa thắng công thành. Vua Bách Tế biết việc chẳng xong liền than rằng:

– Hận vì không nghe lời của Thành Trung, để đến nỗi này! Rồi cùng với Thái tử Long (gọi Hiếu là sai) chạy ra phía Bắc. Đinh Phương vây thành. Con thứ của vua là Thái tử tự lập làm vua đôn đốc quân dân chống cự. Con của thái tử là Văn Trung nói với Thái Vương rằng: “Vương và thái tử đã chạy rồi mà chú lại tự lập làm vương, nếu binh Đường chiếm thành, chúng ta làm sao toàn mạng”.

Do đó bèn dẫn quân thần xuất thành, dân chúng cũng đi theo. Thái không thể ngăn chặn được. Định Phương sai quân sĩ vượt thành cắm cờ xí quân Đường. Quẩn bách, Thái phải mở cửa thành xin hàng. Bấy giờ Vương, thái tử Long, Vương tử Thái, đại thần Trinh Phước và toàn thành đều hàng. Định Phương dẫn Vương làm Nghĩa Từ, thái tử Long, Vương tử Thái, Vương tử Diễn, tám mươi tám đại thần, tướng quân và mười hai ngàn tám trăm bảy mươi người dẫn về kinh đô.

Bách Tế gồm năm bộ, ba mươi bảy quận, hai trăm thành, bảy trăm sáu mươi ngàn hộ. Đến đây thì lập năm đô đốc phủ là: Hùng Tân, Mã Hàn, Đông Minh, Kim Liên, Đức An, phong Cừ làm Đô Đốc Thứ Sử để cai trị, sai Lang Tướng Lưu Nhân Nguyện trấn thủ Đô thành, Tả vệ Lang Tướng Vương Văn Độ làm Đô đốc Hùng Tân, vỗ an dân chúng. Định Phương dẫn những người bị bắt trình lên Đế, Đế trách nhưng lại khoan thứ. Nghĩa Từ Vương bị bệnh qua đời, được tặng tước Kim Tử Quang Lộc Đại Phu Vệ Úy Khanh, cho phép cựu thần đến thăm, Đế ban chiếu an táng bên cạnh mộ của Tôn Hạo Trần Thúc Bảo và dựng bia.

Năm Nhâm Tuất, niên hiệu Hiện Khánh thứ bảy, Đường Cao Tông sai Định Phương làm Liêu Đông Đạo Hành Quân Đại Tổng Quản bất ngờ tấn công Đạo Bình Nhưỡng, phá quân Cao Ly ở Phối Giang, đoạt Mã Ấp sơn lập doanh trại, bao vây thành Bình Nhưỡng. Nhưng gặp tuyết rơi quá dày nên phải trở về, được phong làm Lương Châu An Tập Đại Sứ, để bình định Thổ phồn. Nhưng đến năm Càn Phong thứ hai thì

Định Phương qua đời, vua Đường thương tiếc truy tặng tước Tả Phiêu Kỵ đại tướng quân U châu đô đốc, thụy là Trang (trên đây là văn của Đường sử).

Còn Tân La Biệt Ký ghi: “Văn Võ Vương tức vị vào ngày Canh Tý, tháng tám mùa Thu năm Ất Sửu niên hiệu Hiện Khánh thứ năm. Vương đích thân thống lãnh đại quân đến thành Hùng Tân, hội cùng Giả Vương của Phù Dư là Long, lập đàn, giết ngựa trắng để kết thề. Trước tế cáo trời thần và linh khí núi sông, sau mới uống máu, làm văn mà thề rằng: “Khi xưa Tiên Vương của Bách Tế mê muội việc nghịch thuận, chẳng dốc lòng giao hảo lân bang, chẳng hòa ái với tình thân hôn ước, mà lại kết nối với Cao Cú Ly, thông đồng với Nhật Bản, cùng làm nhiều điều tàn bạo, xâm phạm Tân La, phá ấp đánh thành, không năm nào an ổn. Thiên tử thương xót đồng loại mất nơi chốn, bá tánh bị khổ sở; nên mới sai sứ đến khuyến dụ kết giao hòa hiếu. Nhưng ỷ vào địa thế hiểm trở, đường sá xa xôi nên khinh mạn đạo trời khiến Hoàng đế phẫn nộ, kính tuân chinh phạt, cờ xí trực chỉ, dùng binh yên định, chắc chắn làm cho cung điện biến thành ao hồ, để răn dạy đời sau; lấp nguồn bạt gốc để huấn dụ đàn hậu tấn. Giữ lòng hòa hiếu, dẹp kẻ phản đồ là cố mệnh của Tiên vương, hưng vong đoạn tuyệt là phép chung của cổ thánh. Dụng tâm theo phép tắc xưa, truyền ghi trong sử sách. Cho nên lập vua trước của Bách Tế làm Nông Chánh Khanh, Phù Sư Long làm Hùng Tân Đô Đốc lo việc tế tự, giữ gìn xã tắc, nương nhờ Tân La, mãi mãi là đồng minh, trừ bỏ các oán thù xưa để kết tình hòa hiếu. Cung kính vâng theo chiếu chỉ, vĩnh viễn làm phiên thuộc. Vua lại sai sứ là Hữu uy vệ tướng quân Lỗ Thành Huyện Công Lưu Nhân Nguyên đến khuyến dụ và tuyên chỉ. Dùng hôn nhân để kết giao, dùng minh thệ để rõ lòng, giết vật uống máu ăn thề, trước sau đồng lòng dốc sức, họa cùng chia, hoạn đầy giúp ân như anh em. Kính phụng chiếu vua, không dám quên sót. Sau khi đã kết minh, thì cùng giữ gìn lòng trung trinh son sắt, nếu ai phản bội, sinh lòng tráo trở, khởi binh kinh động nhân dân, xâm phạm biên cương thì thần minh soi xét, giáng trăm tai ương, con cháu không thể dưỡng nuôi, xã tắc không người gìn giữ, tế tự vĩnh viễn diệt tắc không còn gì. Vì thế lập sách vàng, khế sắt cất tại Tông miếu, để con cháu đời đời không dám sai phạm.

Thần minh chứng giám, thọ hưởng phước này!”

Uống xong, chôn tiền lụa tại Đàn thệ, cất văn thề trong Thái miếu. Văn này do Đái Phương Đô Đốc Lưu Nhân Quỷ soạn.

(Xét theo Đường sử thì Định Phương đã đưa Nghĩa Từ Vương và Thái tử Long về kinh. Ở đây lại nói hội minh cùng Phù Sư Vương là Thái tử Long, thì biết vua Đường đã tha thái tử Long trở về, lập làm Hùng Tân Đô Đốc. Cho nên văn minh có nói rõ, lấy đây mà nghiệm biết).

Cổ ký ghi: Năm Mậu Dần, niên hiệu Tổng Chương thứ nhất (nếu nói năm Mậu Dần, niên hiệu Tổng Chương thì đó là việc Lý Tích, nhưng văn sau nói là Tô Định Phương thì sai lầm). Nếu là Tô Định Phương thì phải nói là năm Nhâm Tuất, niên hiệu Long Sóc thứ hai đến vây thành Bình Nhưỡng), quân nhà Đường theo lời xin của Tân La mà đến đồn trú tại bên ngoài thành Bình Nhưỡng, đã gởi thơ về triều đình Tân La nên gấp chuyển vận quân lương. Vương bèn họp quần thần và hỏi rằng:

– Vào nơi đóng quân của binh Đường trong nước của địch thì thế thật nguy hiểm, còn người xin quân lương mà mình không chuyển đến thì cũng không được, vậy phải làm sao?

Dửu Tín tâu rằng: Thần sẽ chuyển vận quân lương ấy, xin Đại Vương không nên lo nghĩ!

Bấy giờ Dửu Tín, Nhân Vấn… thống lãnh mấy vạn người chuyển vận hai vạn hộc lương vào Cao Cú Ly rồi trở về. Vua rất vui mừng, muốn khởi binh hội với quân Đường. Dửu Tín trước sai người đến hỏi ngày giờ hội quân. Nguyên soái quân Đường là Tô Định Phương lấy giấy vẽ hình con trâu nghé và chim loan gởi về, người trong nước chưa hiểu, mới mời Pháp sư Nguyên Hiểu đến giải. Pháp sư nói rằng: “Nên gấp lui binh, vẽ trâu nghé và chim loan là hai con vật khắc nhau”. Bấy giờ Dửu Tín liền lui quân, ra lệnh nội trong ngày phải qua sông Bái, ai qua sau bị chém đầu. Do đó quân sĩ tranh nhau qua sông được một nửa, thì quân Cao Ly đến tấn công giết những người chưa kịp qua. Sáng hôm sau, Dửu Tín dẫn binh phản công truy đuổi quân Cao Ly, giết chết trên một vạn người. “Bách Tế Cổ ký ghi: Ở góc phía Bắc thành Phù Dư có một ngọn núi lớn, bên dưới là Giang thủy. Tương truyền, nghĩa Từ Vương và các cung phi biết không tránh khỏi cái chết, mới nói với nhau rằng: Thà tự vẫn, chứ không để chết trong tay người khác!”. Nên cùng dẫn đến đây nhảy xuống sông tự vẫn. Do đó mà tục gọi đó là “Đọa Tử Nham”. Đây là lời nói ngoa của ngạn ngữ dân gian mà thôi. Chứ Nghĩa Từ Vương mất ở Đường. Đường Sử đã nói rõ.

Tân La cổ truyện ghi: Định Phương đã thôn tính hai nước Cao Ly và Bách Tế, lại mưu đồ đánh chiếm Tân La mà lưu luyến ở đây. Dửu Tín biết ý đồ này nên bày yến tiệc thiết đãi quân Đường rồi hạ độc, khiến tất cả đều chết, rồi đào hố mà chôn. Nay ở Thương Châu có Đường Kiều là hố chôn quân Đường khi xưa.

(Xét Đường sử thì không ghi vì sao chết, chỉ viết là chết mà thôi, vì sao? Vì kỵ ư? Lời dân gian vô căn cứ ư? Nếu trong chiến dịch Cao Ly năm Nhâm Tuất, người Tân La giết tướng Định Phương, thì sau đó năm Mậu Thìn niên hiệu Tổng Chương đâu có việc xin binh diệt Cao Ly. Do đó biết đây là lời dân gian lưu truyền không có căn cứ. Nhưng sau khi diệt Cao Ly năm Mậu Thìn, thì có xảy ra việc không thần phục, nhưng chỉ có đất này mà thôi, chẳng phải đến giết Tô và Lý).

Vương, đem binh yên định Bách Tế sau khi trở về, lại sai các tướng truy bắt tàn quân Bách Tế đồn trú tại Hán Sơn thành ở Thứ Vu. Quân Cao Ly và Mạt Thát đến bao vây, hai bên đánh nhau nhiều trận mà chưa giải vây được. Từ ngày mười một tháng năm đến ngày hai mươi hai tháng sáu quân ta thật nguy cấp, Vương nghe tin họp quần thần nghị bàn, vua hỏi: “Định tướng nào xuất binh?” Còn đang do dự chưa quyết định thì Dửu Tín vội tâu rằng: “Việc gấp lắm rồi, sức người không thể đến kịp, chỉ có sức thần mới cứu được!”

Nói xong Dửu Tín bèn lên núi Tinh Phù lập đàn, luyện thần thuật, bỗng nhiên có một vầng ánh sáng lớn bằng cái hủ, chói lòa từ đàn vọt ra, như ngôi sao bay thẳng về hướng Bắc (do đó gọi là Tinh Phù Sơn. Hoặc có thuyết khác cho rằng: Núi này ở phía Nam Đô lâm, có một ngọn cao vút, trong kinh thành có một người mưu cầu quan tước, mới sai con của mình thắp một cây đuốc lớn, ban đêm, lên đó học hành. Đêm ấy người kinh thành nhìn lên thấy, đều cho là ngôi sao xấu xuất hiện ở đó. Vua nghe được thì lo sợ, tìm người nhương tinh. Người cha nhận lời, nhưng sáng hôm sau, có quan tâu rằng: Đó chẳng phải là điều quái dị gì lớn, chỉ là điềm con chết cha khóc đó thôi!”. Vua chẳng làm phép nhương tinh. Đêm ấy người con xuống núi bị cọp vồ chết). Bấy giờ quân lính trong thành Hán sơn oán thán vì viện binh chẳng đến, chỉ biết nhìn nhau khóc lóc mà thôi. Quân địch lại muốn gấp công thành. Bỗng nhiên có một luồng ánh sáng từ phía Nam xẹt đến tạo sấm sét lớn đánh nát hơn ba mươi nơi đặt máy bắn đá, kích mâu, cung tên của giặc đều bị gãy và té ngã trên đất, hồi lâu mới tỉnh, giặc vội vàng tháo chạy trở về. Quân ta cũng rút lui.

Lúc Thái Tổ mới lên ngôi, có người dâng hiến một con lợn một đầu, hai thân, tám chân, quần thần bàn rằng: “Đây ắt là điềm thôn tính lục hợp!”. Đời của Vương mới bắt đầu sử dụng áo, mũ, hốt ngà của Trung Quốc, do Pháp sư Từ Tạng xin vua Đường truyền vào. Thời Thần Văn Vương, vua Cao Tông sai sứ đến Tân La bảo rằng: “Tiên Vương của Trẫm được các hiền thần là Ngụy Trung, Lý Thuần Phong… hiệp tâm đồng đức phò tá, thống nhất thiên hạ, nên mới tôn là Thái Tông Hoàng Đế; còn Tân La các ngươi là một nước nhỏ ở ngoại biên mà lấy hiệu là Thái Tông, đó tức tiếm danh Thiên tử, theo nghĩa là bất trung, hãy gấp thay đổi!”

Quốc Vương Tân La dâng biểu rằng: “Tân La tuy là một nước nhỏ mà được Kim Dửu Tín là Thánh nhân phò tá, thống nhất Tam Hàn, nên phong là Thái Tông!

Cao Tông thấy tờ biểu bèn nghĩ đến Thái tử, bỗng trên hư không có tiếng nói rằng:

– Trời Tam thập tam có vị giáng xuống Tân La đó là Dửu Tín, đã ghi chép rõ trong thư, hãy mở ra mà xem!

Cao Tông vô cùng kinh sợ, lại sai sứ sang cho phép không đổi hiệu Thái Tông.

Trường Xuân Lang -Bãi Lang:

Đầu tiên khi giao chiến với quân Bách Tế ở Hoàng sơn thì Trường Xuân Lang và Bãi Lang bị tử trận. Về sau khi đã thôn tính Bách Tế, báo mộng với Thái Tông rằng: Chúng thần khi xưa đã vì nước vong thân, đến nay tuy đã thành xương trắng, nhưng muốn hoàn thành việc bảo vệ đất nước, nên đi theo quân chinh chiến không hề mỏi mệt, ngặt vì sợ oai của Nguyên Soái Đường là Định Phương nên chỉ theo sau quân mà thôi! Xin Đại Vương ban cho chúng tôi thế lực nhỏ!”

Đại vương kinh lạ, nên vì hai vong hồn này mà sai lập đàn thuyết kinh một ngày ở đình Mâu Sơn, đồng thời lập chùa Tráng nghĩa ở châu Hán sơn để trợ tiến, cầu phước chốn u minh.

Pages: 1 2 3 4 5