tam nội

Phật Quang Đại Từ Điển

(三內) Ba âm bên trong. Chỉ cho Hầu nội (cổ họng), Thiệt nội(lưỡi)và Thần nội(môi). Đây là tiếng dùng trong Tất đàm học của Nhật bản, tức là 3 cách phát âm tiếng Phạm. Phần đệ ngũ hạ tự liên thành thượng tự âm lệ trong Tất đàm thập nhị lệ của ngài An nhiên, cao tăng người Nhật bản, có ghi: Ngũ cú tự có 3 loại âm, thứ nhất là âm đầu của hầu nội; tức là chữ ka; thứ hai là âm đầu của thiệt nội, tức chữ ca, ỉa, ta; thứ ba là âm đầu của thần nội, tức chữ pa. Chín chữ sau đó cũng có 3 loại âm. Một là âm đầu của hầu nội, tức chữ ya, ha, kwa; hai là âm đầu của thiệt nội, tức các chữ ra, la, za, wa, sa; ba là âm đầu của thần nội, tức chữ va. Cũng tức là dùng âm đầu của các chữ thuộc 5 loại, 9 loại mà làm thành âm cuối của các chữ 3 loại âm. Chẳng hạn như âm đại không, âm niết bàn đều hàm chứa âm của hầu nội, thiệt nội và thần nội. Ba âm của đại không là Hạnh, Kiến, Khiếm; 3 âm của niết bàn là Cách, Yết, Kiếp. Cách dùng này rất giống với Song thanh, Điệp vận của Trung quốc. [X. Tất đàm lược kí; Tất đàm yếu quyết Q.1].