Lời Giới Thiệu

Đạo Phật, Đại thừa hay Tiểu thừa, đều lấy giới vô lậu làm nền tảng căn bản và tuệ vô lậu ( tuệ giải thoát) làm mục tiêu cứu cánh.

Ba vô lậu học là giới định tuệ và ba pháp hành là văn tư tu. Nếu tu theo Tiểu thừa thì giới là xuất gia biệt giải thoát giới (gồm giới của năm giới xuất gia: sa di, sa di ni, thích xoa ma na, tỳ kheo và tỳ kheo ni) trong tạng luật, còn định là các pháp luyện tâm do Phật dạy trong các tạng kinh nhằm phát triển giới vô lậu thành bản thể của người tu tập, nhờ đó có thể đối trị các phiền não, thân tâm thanh tịnh rồi theo lời dạy của chư Phật chư tổ có thể kiến lý ngộ tánh thành tựu tuệ giải thoát (tuệ vô lậu), phần tuệ vô lậu này nằm trong luận tạng và một phần trong kinh tạng .

Đại thừa cũng phải nương vào ba vô lậu này nhưng giới vô lậu thì là Bồ tát giới trong tạng luật của Đại thừa, định và tuệ vô lậu thì cũng giống như Tiểu thừa, nằm trong các tạng kinh và luận của Đại thừa .

Kim cang thừa (Mật thừa) là một chi của Đại thừa nặng về phương tiện thiện xảo dùng hạnh và gia trì của chư Phật, Bồ tát để gieo duyên và đưa chúng sanh đến rốt ráo giải thoát, nên cũng phải căn cứ vào ba vô lậu pháp, và vì là một chi của Đại thừa nên căn bản giới vô lậu của Kim cang thừa vẫn là Bồ tát giới và để hộ thủ hành giả Kim cang thừa trên bước tu tập đúng theo bản nguyện Bổn tôn, hành giả Kim cang thừa phải giữ thêm một giới nữa, gọi là Tam muội da giới, nhận lễ quán đảnh đều phải tuyên hứa giữ Tam muội da giới của bộ pháp này, và thành tựu bộ pháp Mật tông là viên mãn cùng cực Tam muội da giới đã thọ nhận, tức là có năng lực trí tuệ công đức giống như chư Phật Bồ tát (Bổn tôn mà mình đang tu trì) và có thể hành thệ nguyện (Tam muội da) giống như các ngài.

Nếu đứt hay bỏ Tam muội da thì dù có quán đảnh tu tập bộ pháp đều không đạt được kết quả gì mà còn có thể lạc vào các năng lực quỷ thần, trở thành tà ma ngoại đạo.

Do thấy sự cực kỳ quan trọng này, chúng tôi cố gắng sưu khảo những căn bản về phần Tam muội da giới (thệ nguyện giới Mật tông). Mong các vị cao minh có thêm tài liệu nào, xin phát tâm đóng góp cho chúng tôi.

Riêng về Tam muội da giới của bộ Tối thượng du già mật (chỉ truyền ở Tây tạng) mà bổn tôn ở trung ương đàn thường biểu tượng bằng hình song thân nam nữ có những Tam muội da nghĩa đen có tính cách tính dục, để giữ tinh thần chính xác, chúng tôi xin phiên dịch đúng nguyên văn. Xin các Phật tử tham khảo không nên thiên kiến, nếu muốn hiểu đúng tinh thần (nghĩa xác thực) nên tham khảo và học hỏi từ những đạo sư Tây tạng có thẩm quyền, hầu có thể giữ đúng Tam muội da, tu tập đúng pháp, lợi lạc chúng sanh, thành tựu giải thoát.

T.M. Ban Biên Tập

 

TAM MUỘI DA GIỚI (THỆ NGUYỆN VÀ GIỚI)

A/ BỒ TÁT GIỚI NGUYỆN:

I/ BỒ TÁT NGUYỆN GIỚI CĂN BỔN TỘI:

1/ Khen mình chê người
2/ Không bố thí pháp hay tài vật
3/ Không chấp nhận sự sám hối của kẻ khác
4/ Bỏ pháp Đại thừa
5/ Trộm của Tam bảo
6/ Bỏ Phật pháp
7/ Đoạt tăng y
8/ Phạm ngũ vô gián tội (giết cha, giết mẹ, giết a la hán, phá hòa hợp tăng, làm thân Phật chảy máu)
9/ Chấp thủ tà kiến (đoạn, thường, không nhân quả, v.v…)
10/ Hủy diệt chỗ ở (thí dụ: thành phố, nhà cửa, v.v…)
11/ Giảng tánh Không cho người chưa xứng đáng
12/ Khiến người khác bỏ Đại thừa
13/ Khiến người khác phạm giới (bỏ giới)
14/ Coi khinh Tiểu thừa
15/ Thuyết sai về chơn không
16/ Nhận tài sản trộm từ Tam bảo
17/ Chế ác giới
18/ Từ bỏ Bồ đề tâm (nguyện thành Phật độ chúng sanh)

II/ BỒ TÁT NGUYỆN GIỚI (PHỤ):

a/ Vi phạm chướng ngại Bố thí ba la mật:

1/ Không cúng dường Tam bảo mỗi ngày (thắp nhang, thay nước, v.v..)
2/ Dễ duôi luyến ái trong các dục thế gian (ngũ dục, v.v…)
3/ Không kính trọng những kẻ đã thọ Bồ tát giới trước mình
4/ Không trả lời người hỏi
5/ Không nhận sự thỉnh mời
6/ Không nhận quà biếu
7/ Không bố thí pháp cho người mong cầu

b/ Các vi phạm chướng ngại Trì giới ba la mật:

8/ Bỏ rơi kẻ đứt giới
9/ Không làm các pháp khiến kẻ khác phát tín tâm
10/ Hành lợi tha quá ít
11/ Không tin hạnh từ bi của chư Bồ tát là thanh tịnh
12/ Tà nghiệp để chiếm hữu tài sản và danh vọng
13/ Dễ duôi trong các việc vô ích
14/ Nói rằng Bồ tát chẳng cần rời (bỏ) luân hồi
15/ Không tránh tai tiếng
16/ Không giúp tha nhân tránh ác nghiệp

c/ Các vi phạm chướng ngại Nhẫn nhục ba la mật:

17/ Trả thù, làm hại hay phỉ báng
18/ Không sám hối khi có cơ hội
19/ Không chấp nhận sự sám hối của kẻ khác
20/ Không cố khắc phục sân hận

d/ Vi phạm làm chướng ngại Tinh tiến ba la mật:

21/ Vì tham cầu lợi dưỡng hay kính trọng mà nhận vòng hoa
22/ Không cố vượt qua sự giải đãi
23/ Dễ duôi thích thú trong sự trò chuyện nhãm nhí

e/ Vi phạm làm chướng ngại Thiền định ba la mật:

24/ Không để tâm (xao lãng) tu tập thiền định
25/ Không khắc phục những chướng ngại lúc tu định
26/ Bị định kiến trước về những trạng thái thiền định

f/ Vi phạm làm chướng ngại Trí huệ ba la mật:

27/ Bỏ pháp Tiểu thừa
28/ Nghiên cứu Tiểu thừa làm tổn hại đến việc tu Đại thừa
29/ Học các pháp không phải là Phật pháp mà không có lý do chính đáng (tốt)
30/ Tư mình mê say trong các pháp không phải là Phật pháp lấy đó làm chủ yếu
31/ Chỉ trích các hệ Đại thừa khác
32/ Khen mình chê người
33/ Không cố học pháp
34/ Thích nương tựa và kinh luận sách vỡ hơn là nương tựa vào vị đạo sư của mình

Phần trên là các vi phạm làm chướng ngại giới đức tự lợi và lợi tha.

g/ Các vi phạm làm chướng ngại giới đức lợi tha:

35/ Không giúp đỡ những người cần giúp đỡ
36/ Thờ ơ chăm sóc bệnh nhân
37/ Không hành hạnh diệt khổ
38/ Không giúp tha nhân khắc phục những thói đức xấu
39/ Không giúp lại những kẻ làm lợi ta
40/ Không làm dịu (an ủi) sự đau buồn của tha nhân
41/ Không cho người cần bố thí
42/ Không cẩn trọng giữ giới
43/ Không làm theo khuynh hướng tha nhân (tùy thuận chúng sanh)
44/ Không tán thán đức hạnh kẻ khác
45/ Không tác hạnh phẫn nộ khi thích ứng
46/ Không sử dụng thần thông, hạnh đoe dọa, v.v…

III/ TÁM GIỚI ĐỂ TRỤ BỒ ĐỀ TÂM:

1/ Phải nhớ (niệm) lợi ích của Bồ đề tâm mỗi ngày sáu thời
2/ Phải phát Bồ đề tâm mỗi ngày sáu thời
3/ Không được bỏ chúng sanh
4/ Phải tu tập phước trí
5/ Đừng lừa dối vị giáo thọ hay đạo sư
6/ Đừng làm kẻ khác hối tiếc về thiện nghiệp của họ
7/ Đừng chỉ trích kẻ đã vào Đại thừa
8/ Đừng giả vờ đạo đức hay giấu lỗi nếu không vì ý tốt đặc biệt

B. MẬT GIỚI:

I/ CĂN BẢN TỘI CỦA MẬT GIỚI:

1/ Phỉ báng khinh chê vị đạo sư mình
2/ Chứng tỏ coi khinh giới luật
3/ Chỉ trích kim cang pháp hữu (bạn đạo)
4/ Bỏ từ tâm đối với chúng sanh
5/ Từ bỏ Bồ đề tâm nguyện và Bồ đề tâm hạnh [Coi Bồ tát giới ở trên]
6/ Khinh chê pháp hiển giáo và mật giáo
7/ Tiết lộ các bí mật cho người không xứng đáng
8/ Hành hạ xác thân mình
9/ Bỏ tánh Không
10/ Nương tựa ác tri thức
11/ Không ôn tập tri kiến về tánh Không
12/ Hủy niềm tin kẻ khác
13/ Không giữ vật tam muội da (thí dụ: chày chuông, v.v…)
14/ Coi khinh nữ giới

II/ NHỮNG TAM MUỘI DA PHỤ CỦA MẬT TÔNG:

1/ Phải bỏ ác nghiệp, nhất là sát, đạo, dâm, vọng, tửu
2/ Chân thành nương tựa vào đạo sư, kính trọng các kim cang hữu
(đạo hữu), và giữ gìn mười thiện nghiệp
3/ Phải bỏ những nguyên nhân khiến xa rời Đại thừa, tránh khinh chê chư thiên, tránh dẫm đạp lên những vật linh thiêng

III/ CÁC VI PHẠM NẶNG TRONG NGUYỆN MẬT THỪA:

1/ Nương tựa vào một (nghiệp) ấn không đủ phẩm chất
2/ Thực hành kết hợp vói 1 ấn mà không có ba nhận thức: (a) thân
ta là Bồ tát, (b) khẩu ta là thần chú, (c) tâm ta là pháp thân
3/ Chỉ những chất liệu bí mật cho kẻ không xứng đáng
4/ Cãi cọ đánh lộn trong lễ cúng tsog (cúng thực phẩm cho pháp hội chư tôn)
5/ Giải đáp sai những câu hỏi của tín đồ (người tin mình)
6/ Ở bảy ngày trong nhà người chống đối Kim cang thừa
7/ Giả vờ là một hành giả (du già sĩ) trong khi còn chưa hoàn thiện
8/ Tiết lộ Thánh pháp cho người bất tín
9/ Hành đàn (mạn đà la sự nghiệp) mà chưa hoàn tất nhập thất độc cư
10/ Không cần thiết mà vi phạm giới Ba la đề mộc xoa hay giới Bồ tát
11/ Làm ngược lại với quyển “Năm mươi câu kệ về đạo sư ”

IV. NHỮNG TAM MUỘI DA BẤT THƯỜNG CỦA MẪU BỘ MẬT TÔNG (THUỘC ANUTTARA YOGA)

1/ Phải khởi thân tác hành từ bên trái trước, phải cúng dường cho đạo sư và không bao giờ phỉ báng đạo sư
2/ Phải bỏ kết hợp với kẻ không đủ phẩm chất
3/ Trong khi kết hợp không được xa lìa tri kiến về chơn không
4/ Không bao giờ mất sự thích thú về pháp lấy dục làm đạo lộ
5/ Không bao giờ bỏ hai loại ấn
6/ Phải cố gắng chánh yếu vào phương pháp nội ngoại
7/ Không bao giờ bị xuất tinh, phải nương tựa vào giói đức thănh tinh ( trì giũ tịnh hạnh)
8/ Phải bỏ sự thù ghét khi hưởng mùi vị Bồ đề tâm ..

(Trích từ quyển Guide to Dakiniland – Bộ pháp thuộc Tối thượng du già mật thuộc về Mẫu bộ mật tông)