tam kết

Phật Quang Đại Từ Điển

(三結) Phạm: Trìịi saôyojanàni. Pàli:Tìịi saôyojanàni. Cũng gọi Sơ quả tam kết. Kết chính là Kiến hoặc, chúng sinh do Kiến hoặc này trói buộc nên không thể thoát li sinh tử. Hàng Thanh văn dứt hết Hoặc này thì chứng được Sơ quả Tu đà hoàn, vì thế gọi là Sơ quả tam kết. Tam kết là. 1. Hữu thân kiến kết (Phạm: Satkàyadfwỉi-saôyojana): Đối với pháp năm ấm, chúng sinh chấp lầm làm thân, thường khởi ngã kiến, cưỡng lập chủ tể. Đây là Không cận chướng trong ba pháp Tam ma địa cận chướng, cũng là cội rễ của 62 kiến thú. Vì các kiến thú là căn bản của dư phiền não, dư phiền não là gốc của nghiệp, các nghiệp lại là gốc của quả Dị thục; nương vào quả Dị thục thì tất cả pháp thiện, bất thiện, vô kí đều được sinh trưởng, cho nên cần phải đoạn trừ. 2. Giới cấm thủ kết (Phạm:Zìlavra= taparàmarza-saôyojana): Chỉ cho việc thực hành các tà giới. Đây là Vô nguyện cận chướng trong ba pháp Tam ma địa cận chướng; chẳng hạn những người ngoại đạo đối với điều chẳng phải giới lại lầm tưởng là giới, như giữ giới bò(ăn cỏ), giới chó(ăn phân)… 3. Nghi kết (Phạm: Vicikitsàsaôyojana): Tức nghi ngờ chính lí, mê tâm trái lí, không tin sâu chính pháp. Đây là Vô tướng cận chướng trong 3 pháp Tam ma địa cận chướng. Tam kết trên đây là quan trọng nhất trong Kiến hoặc, cho nên được dùng làm tên chung cho Kiến hoặc, nếu đoạn được 3 kết này thì chứng quả Dự lưu, không còn trở lui, nhất định tiến tới Bồ đề. [X. kinh Tăng nhất a hàm Q.16; luận Đại tì bà sa Q.46; Đại thừa nghĩa chương Q.5, phần cuối].