tam hữu

Phật Quang Đại Từ Điển

(三有) Chỉ cho Sinh hữu, Bản hữu và Tử hữu gồm trong 1 đời của loài hữu tình. 1. Sinh hữu: Chỉ cho sát na(tích tắc) đầu tiên gá vào thai mẹ. 2. Bản hữu: Chỉ khoảng thời gian từ lúc sinh ra cho đến lúc chết. 3. Tử hữu: Chỉ cho giây lát trút hơi thở cuối cùng. Tông hữu bộ của Tiểu thừa thêm Trung hữu vào Tam hữu này mà chủ trương thuyết Tứ hữu. [X. luận Dị bộ tông luận]. (xt. Tứ Hữu). III. Tam Hữu. Tên gọi khác của Hữu lậu. Lậu là tên khác của phiền não. Phiền não từ trong 6 căn môn của chúng sinh hữu tình tuôn chảy ra vô cùng, khiến chúng sinh phải trôi lăn trong vòng sinh tử, vì thế nói hữu lậu là nhân, là chỗ nương, chỗ nhiếp thuộc của Tam hữu. (xt. Hữu Lậu). IV. Tam Hữu. Chỉ cho Thiện thành hữu, Tích đắc hữu và Biến dị hữu do ngoại đạo Số luận thành lập.1. Thiện thành hữu: Như Tổ của phái Số luận là tiên nhân Ca tì la, lúc mới sinh ra đã có đủ 4 đức: Pháp, trí, li dục và tự tại, 4 đức này là nhờ thiện mà được thành tựu, cho nên gọi là Thiện thành hữu. 2. Tích đắc hữu: Như Phạm vương thủa xưa sinh ra 4 người con là Sa na ca, Sa nan đà na, Sa na đa na, và Sa nan cưu ma la; 4 người con này lúc mới lên 16 tuổi thì tự nhiên thành tựu được 4 đức là pháp, trí, li dục và tự tại, chứ không do nhân duyên nào cả. Vì tự nhiên mà được nên gọi là Tích đắc hữu. 3. Biến dị hữu: Thân thầy gọi là Biến dị(đổi khác), nhờ cung kính gần gũi và lắng nghe thầy mà đệ tử có được trí tuệ, nhờ có trí tuệ mà được li dục, nhờ li dục mà được thiện pháp, nhờ thiện pháp mà được tự tại. Như vậy, 4 đức của đệ tử là nhờ thân thầy mà có được, cho nên gọi là Biến dị hữu.Tam hữu trên đây của ngoại đạo Số luận tương đương với Đẳng khởi thiện, Sinh đắc thiện và Gia hạnh thiện của Phật giáo.[X. luận Kim thất thập Q.trung].