tam chướng

Phật Quang Đại Từ Điển

(三障) Phạm:Trìịy-àvaranàni. Ba thứ chướng ngại. I. Tam Chướng. Cũng gọi Tam trọng chướng. Chỉ cho Phiền não chướng, Nghiệp chướng và Dịthục chướng ngăn ngại thánh đạo và các thiện căn gia hạnh trước đó. 1. Phiền não chướng (Phạm: Klezàvaraịa): Bản tính con người vốn đầy đủ 3 phiền não tham, sân, si, rất khó trừ bỏ, khó dạy bảo, khó mở tỏ, khó chán lìa, khó được giải thoát. Đây cũng chính là chỉ cho phiền não thường xuyên sinh khởi. 2. Nghiệp chướng (Phạm: Karmàvaraịa: Tức chỉ cho nghiệp 5 vô gián, là những nghiệp ác do thân, miệng, ý tạo tác ra. 3. Dị thục chướng (Phạm: Vipakàvaraịa,cũng gọi Báo chướng, Quả báo chướng): Những quả báo 3 đường ác do nhân phiền não và nghiệp đưa đến. [X. kinh Đại bát niết bàn Q.11 (bản Bắc); kinh Phật danh Q.1; luận Phát trí Q.11; luận Thành thực Q.8; luận Câu xá Q.17; luận Đại trí độ Q.5; luận Đại tì bà sa Q.115]. II. Tam Chướng. Cứ theo kinh Đại thừa du già đại giáo vương Q.5 thì vì 3 thứ chướng làm trở ngại nên không được gặp pháp Tam ma địa của Du già bí mật. Ba thứ chướng là: 1. Ngã mạn trọng chướng: Người bị cái chướng cao ngạo nặng nề, kiến chấp tà ác che lấp, đến nỗi không thể hạ tâm kính thờ chư Phật, Bồ tát, sư trưởng, phụ mẫu, không thể tu học chính pháp của Như lai. 2. Tật đố trọng chướng: Người bị cái chướng tật đố nặng nề thường hay ganh ghét bậc hiền đức, người tài năng, tự cho mình là hay, người khác là dở, thấy người tu thiện thì mang lòng đố kị, không thể tu học chính pháp của Như lai. 3. Tham dục trọng chướng: Người bịcái chướng nặng nề nhiều tham muốn, trây lười, ngủ nghỉ, tối tăm, động loạn, phá giới, không thể tu học chính pháp của Như lai.Ba hạng người trên đây, không biết gì về nhân quả, không kính sư trưởng, cũng chẳng trọng người hiền lương, không hộ trì đạo nghiệp, gây nhiều nghiệp ác, vì thếkhông được gặp chính pháp Tam mật. III. Tam Chướng. Chỉ cho 3 thứ chướng ngại ngăn trở thiền định. Đó là: 1. Hôn trầm ám tế chướng: Người thường ngủ gục li bì, tâm trí mờ tối khiến không phân biệt được điều gì, ngăn trở các thiền định, đến nỗi không khai phát được. 2. Ác niệm tư duy chướng: Tuy không mờ tối nhưng niệm ác chợt sinh, khiến phá các giới cấm, đến nỗi làm những việc bất thiện. 3. Cảnh giới bức bách chướng: Tuy tâm không mờ tối, không nghĩ đến các việc ác, nhưng thân lại đau nhức, hoặc bị đất vùi lửa đốt, ngã từ sườn núi, mãnh hổ rượt đuổi, ma phiền não nổi lên, các tướng ác như thế hiện ra, bức não người tu hành, khiến tâm sinh sợ hãi, đến nỗi chướng ngại các thiền định, không khai phát được. Ba thứ chướng nêu trên đều trở ngại việc tu tập thiền định. [X. Thích thiền ba la mật thứ đệ pháp môn Q.4; Thiên thai tứ giáo nghi tập giải tiêu chỉ sao Q.hạ, phần 4; Đại tạng pháp số Q.9]. IV. Tam Chướng. Cũng gọi Tam thô trọng, Tam phiền não.Chỉ cho 3 thứ phiền não chướng là Tu hoặc, Kiến hoặc và Vô minh, theo thứ tự được ví dụ với da, thịt và tim, hoặc da dày da mỏng và xương. 1. Bì phiền não chướng: Chỉ cho Tu hoặc. Tu hoặc nổi lên khi 5 căn tiếp xúc với 5 trần bên ngoài, như da(bì) ở ngoài, nên dùng da làm ví dụ. 2. Nhục phiền não chướng: Chỉ cho Kiến hoặc. Kiến hoặc do mê lầm về lí luận, quan điểm mà sinh khởi, thuộc về chấp trước phân biệt trong tâm, như thịt ở phía trong da, nên dùng nhục (thịt) làm ví dụ. 3. Tâm phiền não chướng: Chỉ cho Vô minh. Vô minh là nguồn gốc của tất cả sự mê vọng, do mê chân theo vọng mà sinh ra, cho nên dùng tâm (tim) làm ví dụ.Đại thừa nghĩa chương quyển 5, phần đầu, lại lập Vô minh làm 3 chướng Bì, Phu, Cốt(da dày, da mỏng, xương). Nghĩa là Vô minh phẩm thô to là Bì chướng, Vô minh phẩm thô vừa là Phu chướng và Vô minh phẩm nhỏ nhiệm là Cốt chướng. [X. Nhiếp đại thừa luận thích Q.15 (bản dịch đời Lương); Hoa nghiêm khổng mục chương Q.3]. (xt. Tam Thô Trọng, Tam Hoặc).