tam chủng biến dịch sanh tử

Phật Quang Đại Từ Điển

(三種變易生死) Ba nghĩa của sinh tử biến dịch: 1. Sự sinh diệt nhỏ nhiệm gọi là Biến dịch tử, vì vô thường đổi khác trong từng niệm, niệm trước đổi, niệm sau dời nên gọi là Biến dịch. Lại nữa, biến dịch là chết nên gọi là Biến dịch tử. Biến dịch tử này chung cho cả phàm và thánh. 2. Thân pháp tính chứng được do duyên theo vô lậu gọi là Biến dịch tử, vì thân này có thần thông biến hóa vô ngại, thường chuyển biến thường dời đổi, nên gọi là Biên dịch. Nghĩa này chung cho cả Tiểu thừa lẫn Đại thừa. 3. Chỉ cho Pháp thân thực chứng, thân này ẩn hiển tự tại, thường chuyển biến, thường đổi dời nên gọi là Biến dịch. Sự biến dịch này chẳng phải là chết, nhưng Pháp thân này chưa ra khỏi sinh diệt, vẫn còn là pháp sinh tử vô thường, tùy theo chỗ biến đổi trên thân mà có sinh tử, cũng gọi là Biến dịch tử. Nghĩa này chỉ có trong Đại thừa. [X. Thắng man kinh bảo quật Q.trung, phần cuối; Đại thừa nghĩa chương Q.8; Tam luận đại nghĩa sao Q.4]. (xt. Biến Dịch Sinh Tử).