tà quán

Phật Quang Đại Từ Điển

(邪觀) Đối lại: Chính quán. Pháp quán không đúng như lời dạy trong kinh. Kinh Quán Vô lượng thọ (Đại 12, 342 thượng) nói: Lúc thấy mặt trời gần lặn, hình dáng giống như quả trống treo; thấy như thế rồi thì lúc nhắm mắt, mở mắt đều nhận rõ, đó là Nhật tưởng, là Sơ quán. Quán đúng như thế gọi là Chính quán, nếu quán khác đi thì gọi là Tà quán. Trong Quán kinh sớ diệu tông sao quyển 4, ngài Tri lễ đời Tống giải thích nghĩa tà quán cho rằng: Quán mặt trời thấy mặt trời, phù hợp với lời dạy trong kinh, tâm và cảnh ứng nhau, đó là chính quán. Trái lại, quán mặt trời mà thấy cảnh khác, tâm và cảnh không ứng hợp nhau, thì đó là tà quán. [X. kinh Di lặc thướng sinh; kinh Quán Phật tam muội hải Q.1, 2; kinh Văn thù sư lợi bát niết bàn; kinh Nhân vương hộ quốc bát nhã ba la mật đa Q.thượng; Quán kinh sớ định thiện nghĩa]. (xt. Chính Quán).