sư tử hiền

Phật Quang Đại Từ Điển

(師子賢) Phạn: Haribhadra. Cao tăng Ấn độ, sống vào giữa thế kỉ thứ VIII, xuất thân từ giai cấp Sát đế lợi Sư xuất gia vào đời vua Đức ngõa ba lạp (Phạn: Devapàla), học rộng cả nội điển và ngoại điển, đặc biệt tinh thông Bát nhã. Sư từng theo ngài Duy lô tả nẵng phạ đa lạp (Phạn: Vairocanabhadra) học tập pháp sám hối của đức Di lặc. Một hôm, sư bỗng nằm mộng thấy 1 vị tăng khuyên sư đến xứ Ca sa lộ ba nạp (Phạn: Khasarpaịa); sau khi tỉnh dậy, sư nhịn ăn trong 3 ngày để suy xét về việc trong giấc mộng. Sau, sư lại mộng thấy mình ở trong chùa Áo đan tháp phổ lợi (Phạn: Odantapuri), lúc ấy có vị thần, chỉ hiện nửa thân phía trên, đứng trong áng mây, cúi mình lễ bái sư, sư hỏi lí do vì sao lễ bái, vị thần nói với sư là mình đang lễ bái đức Di lặc giải nói 8 nghìn bài tụng Bát Nhã (Phạn: Awỉsàhasrikà). Không bao lâu, sư mộng thấy đức Di Lặc, toàn thân màu vàng ròng, trên đầu có Chi đề (tháp không có xá lợi), tay kết ấn Thuyết pháp, sư đính lễ thưa hỏi: Trong đa số các sách chú giải bộ luận Hiện quán trang nghiêm (Phạn: Abhisamayàlaôkara) do đức Di Lặc trứ tác thì nên lấy bản nào làm tiêu chuẩn? Đức Di Lặc liền bảo: Đợi sau khi ông đã lãnh hội toàn bộ các sách chú giải ấy, rồi từ trong đó, ông lại viết ra bộ sách chú giải khác. Do nhân duyên này nên sau khi tỉnh mộng, sư mới ra sức tìm xem và soạn thuật. Danh tiếng sư lúc bấy giờ được vua Mã Hi Ba Lạp (Phạn: Mahìpàla) trọng vọng, nhà vua triệu thỉnh sư đến đô thành để chuyên việc trứ tác. Sư soạn rất nhiều chú sớ, nổi tiếng hơn cả thì có các bộ: – Vimuktasena chú. -Paĩcaviôzàhasrikà-prajĩà pàramità chú (chú thích 25.000 bài tụng Bát nhã) -Awỉasàhasrikà-prajĩàpàramitàvyàkhyà, Abhisamayàlaôkàsàloka (Hiệnquán trang nghiêm minh chú thích 8 nghìn bài tụng Bát nhã). – Bhagavad-ratnaguịasaĩcaya-gàthà nàmapaĩjika (Bạc già phạm công đức bảo tập tụng nam ngữ thích). – Vibhakti-karikà (Chuyển thanh tụng)… Các tác phẩm trên hiện còn trong Đan châu nhĩ của Đại tạng kinh Tây tạng. [X. Pag Sam Jon Zang by Zrì Sarat Chandra Das; Geschichte des Buddhismus in Indien by F. A. Schiefner; History of Buddhism by Buston, by E. Obermiller].