sớ sở duyên duyên

Phật Quang Đại Từ Điển

(疏所緣緣) Đối lại: Thân sở duyên duyên. Một trong 2 tính sở duyên duyên do tôngDuy thức thành lập. Bản chất của Sơ sở duyên duyên là lìa thể tướng của năng duyên mà nương nhờ vào cảnh do thức của người khác biến ra và cảnh do thức khác trong thân mình biến ra, có khả năng sinh khởi tướng phần suy tư, vì nó gián tiếp cấu thành sở duyên duyên, cho nên gọi là Sơ sở duyên duyên. Gọi Sở duyên duyên là vì khi Kiến phần của tâm duyênvới Tướng phần thì tâm là Năng duyên, tướng là Sở duyên. Khi Năng duyênvà Sở duyên hợp với nhau, gọi là Sở duyên duyên. Sở duyên duyên lại được chia làm 2 thứ: 1. Thân sở duyên duyên: Kiến phần của ý thức duyên theo Tướng phần của những bóng dáng do chính nó biến ra. 2. Sơ sở duyên duyên: Phải nhờ vào bản chất mới có thể sinh khởi Tướng phần suy tư bên trong, vì bản chất sinh khởi nên gọi là duyên, đồng thời kiến phần cũng biến ra Tướng phần giống như bản chất, cho nên gọi là Sở duyên. Tóm lại, pháp và thể thức năng duyên tuy là lìa nhau, hoặc do tâm thức người khác biến ra và thức khác trong chính thân mình biến ra, nhưng vì bản chất nương nhờ không thể duyên thủ Tướng phần của chính nó, nên gọi là Sơ sở duyên duyên. Như núi sông, đất đai, mặt trời, mặt trăng, các tinh tú… là Tướng phần của thức thứ 8 biến ra, thức mắt nương nhờ vào Tướng phần này làm bản chất để duyên theo. Luận Thành duy thức quyển 7 (Đại 31, 40 hạ) nói: Nếu lìa thể năng duyên mà bản chất vẫn có thể khởi sự lo lường bên trong, thì nên biết đó chính là Sơ sở duyên duyên. Thân sở duyên duyên đều có năng duyên, nhưng nếu lìa sự lo lường bên trong thì không thể sinh khởi; còn Sơ sở duyên duyên thì hoặc có năng duyên, hay lìa sự nương gá bên ngoài vẫn có thể sinh khởi được. (xt. Tứ Duyên, Sở Duyên Duyên).