SỚ LƯỢC BÁT NHÃ BA LA MẬT ĐA TÂM KINH

SỐ 1712

MỘT QUYỂN

Đời Đường Sa-môn Pháp Tạng dịch thuật

BÀI TỰA

Bởi vì phép tắc thuần khiết, cội nguồn chân lý, thì mênh mông vời vợi, chẳng ngăn cách ở “lưới, nơm”, Diệu Giác, đạo huyền sâu xa truyền đến vượt ngoài cả ngôn từ vạn tượng, tuy chân tục đều dứt bỏ mà nhị đế vẫn thường còn; có, không đều mất hết nhưng một vị luôn hiện rõ. Bởi lẽ chơn không chưa từng chẳng có mà chính là có dùng biện rõ không, huyễn có chưa bao giờ chẳng không mà chính là không để nói rõ có. Vì có, trống rỗng có nên chẳng có, bởi không, có trống rỗng không nên chẳng không. Không của chẳng không tức là không mà chẳng phải đoạn, có của chẳng có là có nhưng chẳng phải thường. Bốn chấp đã mất thì trăm phi đoạn dứt từ đây, yếu chỉ diệu huyền Bát-nhã là đây đó vậy!

Nếu dùng sự trải qua để đủ hiểu thì ngôn từ hơn hai mươi vạn tụng. Nếu chọn lấy phần cốt yếu thì lý trọn hết trong một trăm mười bốn hàng. Thế mới biết trình bày giáo lý chân thực vừa rộng lược mà tùy theo duyên, tôn chỉ siêu vượt ngôn ngữ, tánh đức viên thông mà đều thể hiện. Có thể nói Bát-nhã tâm kinh như ngọn đuốc giơ cao chiếu sáng giữa giao lộ tối tăm, là con thuyền lướt nhanh giữa biển cứu khổ, cứu vớt muôn loài, dẫn dắt thoát mê, chính pháp này là tốt nhất. Thế thì, Bát-nhã dùng thần diệu sáng soi làm thể, Ba-la-mật-đa dùng Đáo bỉ ngạn làm công. Tâm hiển bày chổ trở về của diệu. Kinh chính là giáo ngôn xuyên suốt, Từ pháp dẫn đến dụ, trình bày tôn chỉ làm đề mục cho nên nói: Bát-nhã Ba-la-mật-đa tâm kinh.

Đây dùng năm môn phân biệt để giải thích kinh này:

  • Sự hưng khởi giáo.
  • Tạng nhiếp.
  • Tông chỉ và ý thú.
  • Giải thích tựa đề.
  • Giải thích văn.

1. Nói về sự hưng khởi của giáo. Luận Đại Trí Độ nói: “Như núi Chúa Tu-di chẳng phải không có nhân duyên, chẳng phải ít nhân duyên mà khiến chấn động được. Sự hưng khởi của giáo lý Bát-nhã cũng lại như vậy, phải hội tụ đủ thứ nhân duyên mới hiểu được.

  1. Muốn phá các tà kiến của ngoại đạo.
  2. Muốn hàng nhị thừa thâm nhập Đại thừa.
  3. Muốn khiến Bồ-tát mới phát tâm không mê chấp “không”.
  4. Khiến người ngộ trung đạo, nhị đế phát sanh chánh kiến.
  5. Hiển thị công đức thù thắng của Phật khiến người phát sanh tịnh tín.
  6. Muốn khiến người phát tâm Bồ-đề.
  7. Khiến người tu hạnh sâu xa rộng lớn của Bồ-tát.
  8. Khiến đoạn trừ tất cả các chướng nặng nề.
  9. Khiến đắc quả Bồ-đề Niết-bàn.
  10. Lưu truyền đời sau để làm lợi ích cho chúng sanh.

2. Nói về Tạng nhiếp. Nghĩa là trong ba tạng thì thuộc tạng khế kinh nhiếp. Trong hai tạng thì thuộc về Bồ-tát tạng. Trong giáo quyền và thật thì thuộc về giáo thật.

3.  Nói về ý thú và tông chỉ. Qua ngôn ngữ diễn đạt nói lên tông chổ trở về của tông là ý thú. Tuy nhiên trước nói tổng sau nói riêng biệt.

Nói tổng tức là lấy ba loại Bát-nhã làm tông chỉ.

  1. Thật tướng nghĩa là chơn tánh sở quán.
  2. Quán chiếu nghĩa là Diệu tuệ năng quán.
  3. Văn tự nghĩa là giáo được trình bày. Không vượt qua ba thứ này nên lấy làm tông chỉ.

Nói riêng biệt cũng có ba thứ.

  1. Một cặp Giáo nghĩa tức lấy giáo của văn tự làm tông, còn hai nghĩa khác làm “thú”.
  2. Một cặp Cảnh trí tức lấy cảnh chơn không làm tông còn trí quán chiếu làm “thú”.
  3. Một cặp Nhân quả tức lấy nhân hành Bồ-đề làm tông và quả Bồ-đề làm “thú”.

4. “Bát-nhã-ba-la-mật-đa Tâm kinh”: Giải thích về tựa đề kinh cũng có ba phần. Phần đầu nói về giáo nghĩa được phân làm hai. Thứ nhất: Bát-nhã tâm là nghĩa sở thuyên. Chữ “kinh” là giáo năng thuyên. Tức là kinh Bát-nhã năng thuyên nương theo nghĩa mà lập tên. Phần hai căn cứ pháp dụ trong nghĩa sở thuyên bao gồm hai phần. Một là: “Bát-nhã v.v…” là pháp sở thuyên. Hai là: Một chữ “tâm” là thí dụ đươc dẫn. Tức là bên trong Bát-nhã thâu tóm những diệu nghĩa cốt yếu, ví như tâm trạng con người là chủ, là quan trọng, là căn bản của sự tột cùng thống lãnh. Phần ba căn cứ ở trong pháp trước có hai phần thể và dụng. Nghĩa là Bát-nhã là thể, Trung Hoa gọi là trí tuệ tức ngộ nhập nghĩa uyên thâm vi diệu chứng đắc chơn nguyên. Ba-la-mật-đa là dụng, Trung Hoa dịch là “đáo bỉ ngạn” tức nhờ vào trí tuệ vi diệu ấy đi ngược lại sanh tử, vượt qua hết, đến cõi “chân không”, loại bỏ các tuệ không đến bờ kia, cho nên lập tên là “Đến bờ kia”. Đây chính là thể tức dụng, dụ của pháp giáo của nghĩa nên lập tên như vậy.

5. Giải thích văn kinh: “Quán tự tại Bồ-tát” từ đây trở xuống là phần văn kinh. Đã là “Tâm kinh” vì thế không có phần tự và lưu thông. Trong văn chia hai đoạn. Đoạn đầu hiển rõ Bát-nhã, đoạn sau từ câu “tức thuyết chú viết” trở xuống là nói “chú” nhằm nêu rõ trí tuệ bí mật. Tại sao biện minh hai đoạn này? Vì hiển rõ lời nói khiến sanh tuệ giải mà diệt trừ phiền não chướng; vì lời nói chú bí mật khiến đọc tụng mà phát sanh phước nhằm diệt trừ tội nghiệp chướng. Do diệt được hai chướng này nên được hai thứ trang nghiêm cho nên nói hai phần. Trong phần văn cũng chia hai phần. Phần đầu lược nêu cương yếu phân làm hai. Từ “Xá-lợi-tử, sắc không khác “không” trở xuống là nói rộng phần thật nghĩa. Vì nghĩa chẳng phải nhanh chóng hiển bày cho nên trước lược nêu lên. Do chẳng phải lược nói có thể đủ nên kế đến là giải thích rộng. Lại nữa, phần trước y cứ vào “hành” mà lược nêu lên và sau dựa trên “hiểu” (giải) mà rộng trình bày. Phần lược nêu chia làm bốn.

  • Người năng quán.
  • Hạnh sở hành.
  • Cảnh hành quán.
  • Nói rõ sự lợi ích của năng quán.

1. Người năng quán tức chỉ cho Bồ-tát Quán tự tại. Nghĩa là đối với lý, sự không có cảnh ngăn ngại mà quán thấu suốt tự tại nên lập tên này. Lại nữa, do quán căn cơ đến cứu chúng sanh, tự tại không vướng ngại nên lấy lập tên. Cũng là trước giải thích Trí và sau giải thích “Bi”. “Bồ” gọi là Bồ-đề, Trung Hoa dịch là Giác. Tát tức là Tát-đỏa, Trung Hoa dịch là chúng sanh. Nghĩa là người này trên thì cầu trí tuệ Bồ-đề, dưới thì dùng tâm đại bi cứu độ chúng sanh nên từ cảnh mà lập tên.

“Hành thâm Bát-nhã-ba-la-mật-đa thời”: “Khi hành sâu Bát-nhãba-la-mật-đa”. Đây là nói hạnh sở hành (vốn thực hành). Nghĩa là hành diệu hạnh Bát-nhã có hai loại.

a) Nông cạn là nhơn không Bát-nhã.

b) Sâu xa tức là pháp không Bát-nhã.

Nay lược bỏ cạn vì khác với sâu cho nên gọi là “hành sâu Bátnhã”. Nói “thời” nghĩa là Bồ-tát này có khi cũng đồng với người nhị thừa nhập “không quán”. Do vậy, kinh Pháp Hoa nói “Nếu người cầu thân Thanh-văn mà được độ tức hiện thân Thanh-văn v.v.”. Nay chẳng phải thời ấy nên gọi là “khi hành sâu”.

Chiếu kiến ngũ uẩn giai không: “Thấy rõ năm uẩn đều không”. Đây là phần nói rõ về cảnh hành quán. Nghĩa là thấy thấu suốt rõ ràng tự tánh của năm uẩn đều là không tức sự thấy biết sâu xa của trí tuệ về lý “nhị không” (pháp không và nhơn không).

Độ nhất thiết khổ ách: “Vượt qua tất cả khổ ách”. Đây là phần nói rõ sự lợi ích. Nghĩa là chứng đắc kiến Chơn không, nên khổ não diệt hết, sẽ được xa lìa hai loại sanh tử phân đoạn và biến dịch và chứng quả Bồ-đề Niết-bàn an vui rốt ráo nên gọi là “vượt qua tất cả các khổ ách”. Như vậy phần trên đã lược nói xong.

Xá-lợi-tử! Sắc bất dị không, không bất dị sắc, sắc tức thị không, không tức thị sắc. Thọ tưởng hành thức diệc phục như thị: “Xá-lợi-tử! Sắc không khác không, “không” không khác sắc, sắc tức là “không”, “không” tức là sắc. Thọ, tưởng, hành, thức cũng lại như vậy”. Từ đây trở xuống là phần trình bày rõ thật nghĩa. Trong đây có năm phần.

  1. Loại bỏ sự nghi ngại bên ngoài.
  2. Hiển bày thể của pháp.
  3. Nói rõ sự viễn ly.
  4. Biện minh chỗ chứng đắc. (sở đắc)
  5. Tán dương công năng thù thắng (thắng năng).

Đoạn văn đầu cũng có bốn cách giải thích.

  1. Loại bỏ nghi ngờ của Tiểu thừa.
  2. Giải thích nghi của Bồ-tát.
  3. Hiển bày chánh nghĩa.
  4. Giải thích quán hạnh.

Trong lời ban đầu “Xá-lợi-tử” tức là nêu lên người nghi. Xá-lợi là tên một loài chim. Trung Hoa dịch là chim “Thu lộ”. Do người mẹ của ngài là người thông suốt lanh lẹ và mắt sáng như mắt loài chim kia cho nên mới lấy đó đặt tên là Thu. Con của người mẹ ấy lấy chữ Thu làm hiệu nên gọi là “Thu tử”. Đây là mẹ đặt tên theo tên loài chim, con theo mẹ nên gọi là Thu tử. Ngài là người có trí tuệ thông suốt bậc nhất đứng đầu trong đại chúng, cho nên Phật đối với ngài mà giải thích nghi trong chứng. Chúng kia nghi ngờ rằng: “Trong địa vị Hữu dư thuộc Tiểu thừa của ta thấy uẩn không có “nhơn” cũng như nói pháp không thì đối với đây có khác gì? Đáp: Tông của các ông nói trong uẩn không có “nhơn” nên gọi là uẩn “không” chứ chẳng phải uẩn tự “không”, tức là uẩn khác với “không”. Nay nói rõ tự tánh các uẩn vốn là không, nhưng không giống “không” kia nên nói “sắc không khác không v.v..”. Lại nghi rằng “trong Tiểu thừa ta nhập vị vô dư khiến thân trí đều tận cũng như “không”, vô sắc v.v… cùng với đây có khác biệt gì?” Đáp: quan điểm của ông tức sắc chẳng phải “không”, và diệt sắc mới là “không”. Nay không phải như vậy mà sắc tức là “không” chứ chẳng phải sắc diệt mới có “không” cho nên bất đồng với kia. Cho đến nghi của hàng nhị thừa không ngoài hai điều này cho nên dẫn đến giải thích.

Thứ hai là giải thích nghi của Bồ-tát. Theo luận Bảo Tánh nói: “không” nhiễu loạn ý nên Bồ-tát có ba loại nghi:

1. Nghi “không” khác với sắc và chọn lấy “không” ngoài sắc. Nay nói rõ sắc chẳng khác “không” để đoạn trừ nghi kia.

2. Nghi “không” là diệt sắc và chọn lấy “không” đoạn diệt. Nay nói rõ sắc tức là “không” chứ chẳng phải sắc diệt là “không” để đoạn trừ nghi kia.

3. Nghi “không” là vật chất nên chấp có cái “không” này. Nay nói rõ “không” tức là sắc nên không thể lấy “không” giữ “không” để đoạn trừ nghi kia. Nếu ba thứ nghi hoặc đã đoạn tận thì tự tánh chơn không hiển bày ra.

Thứ Ba-là hiển bày chánh nghĩa. Chỉ vì không và sắc so chiếu với nhau nên có ba nghĩa của chúng.

1. Nghĩa trái nhau. Văn dưới đây nói rằng: “trong “không” không có sắc v.v…” Tức là vì “không” hại sắc. Xét theo đây nên có thể nói rằng: “trong sắc không có “không” vì sắc trái với “không”. Nếu hai thứ cùng nhau tồn tại thì cũng cùng nhau biến mất.

2. Nghĩa không ngăn ngại nhau. Nghĩa là do sắc là huyễn sắc nên không thể ngăn ngại “không”. Vì “không” là chơn không nên không ngại huyễn sắc. Nếu ngăn ngại sắc thì đó là đoạn không chứ chẳng phải chơn không. Nếu ngăn ngại “không” thì đó là thật sắc chứ chẳng phải huyễn sắc.

3. Nói rõ nghĩa tương tác tức nếu là huyễn sắc này nói lên thể chẳng phải “không” thì không thành huyễn sắc. Cho nên do “sắc tức không” nên mới có được sắc. Trong Đại phẩm nói rằng “nếu các pháp chẳng “không” thì không có đạo và quả”. Trung luận nói “vì có nghĩa “không” cho nên tất cả pháp được thành. Vì vậy chơn không cũng thế, nên phải biết như trên. Cho nên chơn không thông suốt có bốn nghĩa.

1. Bỏ mình để thành người khác: vì không tức là sắc, nên sắc hiện ra còn “không” ẩn mất.

2. Bỏ người khác để hiển thị mình: vì sắc là không, nên sắc diệt mà “không” hiện.

3. Mình và người đều tồn tại: vì ẩn và hiện không hai mà là chơn không nghĩa là “sắc không khác “không” tức huyễn sắc và sắc đều tồn tại; “không” không khác sắc gọi là chân không hay “không” hiện. Do hỗ tương, không ngại nhau nên cả hai đều tồn tại.

4. Mình và người đều diệt mất: vì nêu lên thể “tương tức” hoàn toàn đoạt mất cả hai đều dứt, không còn nhị biên.

Sắc so chiếu“không” cũng có bốn nghĩa:

  1. Hiển thị người mà diệt mình
  2. Hiển thị mình mà ẩn diệt người
  3. Cả hai đều tồn tại
  4. Cả hai đều mất

Đều theo nghĩa bên trên đã giải thích mà tư duy. Đây tức là huyễn sắc còn và mất không ngại, chơn không ẩn và hiện đều tự tại hợp thành một vị viên thông không trái nghịch. Đó chính là pháp ấy.

Thứ tư giải thích quán hạnh. Mục này có ba nghĩa:

1. Quán sắc tức là “không” để thành tựu hành “Chỉ” và quán “không” tức là sắc để thành tựu hành Quán. Không và sắc không hai, một niệm hiện ngay tức song song hành chỉ quán mới đạt đến cứu cánh.

2. Thấy sắc tức không để thành tựu đại trí mà không trụ vào sanh tử; thấy không tức sắc để thành tựu đại bi mà không trụ vào Niết-bàn. Vì cảnh “sắc, không” không hai, niệm bi và trí không khác mà thành tựu hành “vô trụ xứ”.

3. Ngài Trí Giả dựa vào kinh Anh Lạc mà lập ra nghĩa nhứt tâm ba quán.

– Theo giả hiện mà nhập “không quán”. Nghĩa là “sắc tức không”.

– Từ “không” mà lập giả quán. Nghĩa là “không tức sắc”.

– Quán không và giả đều bình đẳng. Nghĩa là sắc và “không” không khác nhau.

“Xá-lợi-tử! Thị chư pháp không tướng”: “Xá-lợi-tử, tướng “không” của các pháp ấy”. Đây là phần thứ hai nêu rõ thể của pháp. Trong đây có hai phần: Phần đầu nói tổng và sau nói riêng biệt. Nay phần đầu tức là tướng không của các pháp. Nghĩa là uẩnv.v.. chẳng phải một nên gọi là “các pháp”. Vì hiển thị trạng thái “không” này cho nên gọi là tướng “không”. Luận trung biên nói: Không có hai, có “không có” này, không có hai ấy gọi là tướng “không”. Nói “không có hai” là không có năng chấp và sở chấp. Nói có “không có này” là có năng chấp và sở chấp. Nói không có hai ấy tức là lý bất nhị gọi là “tướng không”.

“Bất sanh bất diệt, bất cấu bất tịnh, bất tăng bất giảm”: “không sanh, không diệt, không nhơ, không sạch, không tăng, không giảm”. Đây là phần hai hiển thị riêng biệt bao gồm có ba “đối” và sáu “bất”. Tuy nhiên ở đây có ba cách giải thích: giải thích vị, giải thích pháp và giải thích “hành quán”. Giải thích vị có các mục sau.

-Không sanh không diệt: là đối với vị phàm phu đạo trước. Nghĩa là các phàm phu thường chết đây sanh kia lưu chuyển nhiều kiếp, tức là vị sanh diệt, còn chơn không lìa khỏi điều ấy nên gọi là “không sanh không diệt”.

-Không nhơ, không sạch tức đối nói về vị Bồ-tát v.v.. đạo giữa. Nghĩa là các Bồ-tát đối với chướng nhiễm chưa đoạn sạch, và đã tu hạnh thanh tịnh nên gọi là vị nhơ và sạch, “chân không” lìa khỏi điều này nên gọi là không nhơ và không sạch.

-Không tăng không giảm tức là trong quả vị Phật ở đạo sau, “Hoặc chướng” sanh tử xưa chưa tận mà nay đã diệt tận thì gọi là giảm. Xưa tu hành vạn phước đức chưa sanh viên mãn nhưng nay được viên mãn thì gọi là tăng. Chơn không do lìa khỏi điều này cho nên gọi là không tăng không giảm.

Lại nữa, trong luận Phật tánh lập ra ba thứ Phật tánh.

  1. Đạo trước gọi là tự tánh trụ Phật tánh.
  2. Đạo giữa gọi là dẫn xuất Phật tánh.
  3. Đạo sau gọi là đắc quả Phật tánh.

Phật tánh chỉ có một nhưng căn cứ vị được phân làm ba. Nay “chơn không” không khác, căn cứ vị cũng lại phân làm khác. Lại nữa, trong Luận Pháp giới vô sai biệt, nói ban đầu gọi là vị nhiễm, kế đó gọi là vị nhiễm tịnh và về sau gọi là thuần tịnh đều giống ở đây.

Giải thích pháp: nghĩa là chơn không này tuy tức là sắc v.v… nhưng sắc từ duyên khởi, chơn không không thể sanh ra sắc. Lại từ duyên chấm dứt nên chơn không không giảm. Lại tùy dòng chảy mà không nhiễm, xuất ra khỏi chướng mà chẳng phải tịnh. Lại nữa chướng diệt hết mà chẳng phải giảm, đức tròn đầy mà không tăng. Sanh diệt v.v… này là tướng pháp hữu vi, ngược lại đây biểu thị tướng của chơn không nên gọi là “tướng không”.

Giải thích về hành quán nghĩa là ở trong ba tánh mà lập ra ba thứ quán vô tánh.

1. Đối với tánh “Biến kế sở chấp” mà hành quán vô tướng, nghĩa là kia tức “không” không có khả năng sanh diệt.

2. Đối với tánh Y tha khởi mà hành quán vô tánh. Nghĩa là y tha nhiễm tịnh là từ duyên, không có tánh.

3. Đói với Viên thành thật tánh mà hành quán vô tánh…. Nghĩa là hai tánh trước chẳng có mà chẳng phải giảm, trí quán chiếu hiện ra nhưng chẳng phải tăng. Hơn nữa vì sự trói buộc hay xuất ly chướng vốn không tăng giảm, vọng pháp không sanh diệt, duyên khởi chẳng nhiễm tịnh nên “chơn không” không tăng giảm. Do ba thứ vô tánh này cho nên hiển bày tướng chơn không kia.

“Thị cố không trung vô sắc vô thọ tưởng hành thức, vô nhãn nhĩ tỷ thiệt thân ý, vô sắc thanh hương vị xúc pháp, vô nhãn giới nãi chí vô ý thức giới: “Cho nên trong “không” không có sắc; không có thọ, tưởng, hành, thức; không có nhãn (mắt), nhĩ (tai), tỷ (mũi), thiệt (lưỡi), thân và ý; không có sắc, thanh, hương, vị, xúc; không có giới nhãn cho đến không có giới ý thức”. Đây là phần ba nói rõ các pháp xa lìa. Tuy nhiên, Chơn không xa lìa rất nhiều các pháp môn mà thâu tóm lược có bốn:

  1. Khai và hợp của pháp tướng.
  2. Duyên khởi nghịch và thuận.
  3. Nhân quả nhiễm và tịnh.
  4. Cảnh trí năng và sở.

Nói “cho nên trong “không” là như trước đã nói trong “chơn không” không có sanh diệt v.v.. “không có sắc” nghĩa là trong chơn không kia không có pháp năm uẩn. ở đây nói lên sự trái nghịch nhau cho nên nói không có. Thật lý đều không thể hoại sắc v.v.. vì tự tánh “không” không đợi làm hoại. Văn tiếp theo đều nên chuẩn theo đây mà biết. Năm uẩn trong đây tức hợp sắc làm một và chia tâm làm bốn. Vô nhãn v.v..nghĩa là “không” không có mười hai xứ. Mười hai xứ là hợp tâm làm một rưỡi, tức ý xứ và một nửa phần pháp xứ và khai sắc làm mười rưỡi. Nghĩa là năm căn, năm cảnh tạo thành mười xứ, và một phần nửa pháp xứ. “vô nhãn giới” v.v.. nghĩa là “không” không có mười tám giới. Trong mười tám giới tức sắc và tâm đêu khai mở. Điều này căn cứ theo trên nên biết. Giải thích đầy đủ như luận Đối pháp v.v..

“Vô minh diệc vô vô minh tận nãi chí vô lão tử diệc vô lão tử tận”: “không có vô minh cũng không có diệt hết vô minh cho đến không có lão tử (già chết) cũng không có lão tử diệt mất”. Đây là nói về duyên khởi nghịch và thuận. “không có “vô minh” tức là quán thuận lưu chuyển của vô minh. Vì tánh vốn “không” cho nên nói rằng không có vô minh, “cũng không có vô minh diệt hết” là quán nghịch hoàn diệt của vô minh. Vì chơn không nên nói rằng không thể tận diệt. Đây là nêu lên chi đầu tiên trong mười hai chi duyên khởi. Các chi còn lại đều biết như đây, nên nói rằng “nãi chí” (cho đến). Chi sau cùng tức là “lão tử” cũng lưu chuyển và hoại diệt đều “không”.

Vô khổ tập diệt đạo “không có khổ, tập, diệt, đạo”. Đây là nói về nhân quả nhiễm và tịnh. Khổ, tập là nhân quả của thế gian. Khổ là báo ứng của sanh tử nên trước nêu lên để chúng hữu tình sanh nhàm chán. Tập là nhân của khổ tức là nghiệp phiền não. Chán khổ đoạn tập tức là nói quả trước rồi nói nhân sau. Diệt, đạo là nhân quả của xuất thế gian. Diệt là quả Niết-bàn tức trước nêu lên khiến chúng hữu tình sanh vui mừng. Đạo là nhân của diệt tức pháp tu Bát chánh đạo về sau đều “không” không có.

Vô trí diệc vô đắc: “không có trí cũng không có đắc”. Đây là nói về năng và sở của cảnh trí. Chẳng những trong “không” không có các pháp trước mà còn biết trí “không” này cũng không thể chứng đắc cho nên nói “không có trí”, tức lý không đã biết ( sở tri) này cũng không thể đạt được cho nên nói rằng “không có đắc”.

Hỏi: trước nói “không” tức là sắc v.v.., nói rõ sắc v.v… không mất tại sao trong văn này nói tất cả pháp đều không có há chẳng phải “không” này là diệt sắc ư?

Đáp: Trước tuy nói không ngăn ngại tồn tại nhưng chưa từng không diệt mất. Nay điều này đều mất chưa từng nói không lập. Do vậy trong Đại phẩm nói “các pháp không có gì là có”. Như vậy, có cái “không có” này, đây là căn cứ không có gì là có còn, trước là căn cứ cái có như vậy. Lại trước căn cứ môn tương tác (tác động qua lại), đây căn 11 cứ “tương hại”, một pháp có hai nghĩa tùy theo nói không có gì sai.

“Dĩ vô sở đắc cố” “do không có gì chứng đắc”. Đây là nói rõ sự chứng đắc ấy bao gồm có hai phần: Phần đầu nhắc rõ lại phần trước để khởi phần sau. Phần sau trình bày sự chứng đắc. Nói “do không có gì chứng đắc” là nhắc rõ lại trước để khởi sau. “dĩ” nghĩa là “do”. “cố” là vì. Do trước không có gì là chứng đắc làm nhân khiến sau có chỗ chứng đắc. Trong Đại Phẩm nói “không có gì chứng đắc mà chứng đắc”.

“Bồ-đề-tát-đỏa y Bát-nhã-Ba-la-mật-đa cố”: Vì “Bồ-đề-tát-đỏa nương vào Bát-nhã-ba-la-mật-đa”. Đây là nói rõ chỗ chứng đắc bao gồm có hai phần. Trước nói rõ Bồ-tát chứng đắc quả đoạn của Niết-bàn và sau nói rõ chư Phật đắc quả trí Bồ-đề. Trong phần trước này cũng có hai: trước nêu lên người nương vào pháp và sau nói lên việc đoạn trừ chướng nhằm đạt quả. Nói Bồ-đề-tát-đỏa tức là nêu lên người người chứng đắc, nghĩa cũng như trước nên hiểu rõ. “Nương vào Bát-nhã-Bala-mật-đa” nghĩa là nói rõ dựa vào pháp này tu hành. Chữ “cố” nghĩa là khởi sự cho phần sau.

“Tâm vô quái ngại” “Tâm không vướng ngại”. Đây nói về đoạn chướng đắc quả, gồm có ba phần:

  1. Hành thành tựu
  2. Đoạn chướng.
  3. Đắc quả.

Nói “tâm không vướng ngại” tức nói hành thành tựu. Nghĩa là “hoặc” không ngăn ngại tâm cảnh không ngăn ngại trí.

Vô quải ngại cố vô hữu khủng bố, viễn ly điên đảo mộng tưởng: “ Vì không vướng ngại cho nên không có sợ hãi, xa lìa mộng tưởng điên đảo”. Đây là nói về đoạn trừ chướng. Nói không vướng ngại nghĩa là nhắc lại rõ văn trước để khởi sau. Không có sợ hãi tức là không sợ ma oán bên ngoài tức diệt trừ ác duyên. Xa lìa mộng tưởng điên đảo là bên trong tâm không có sự điên đảo của hoặc chướng tức diệt tận nhân ác.

Cứu kính Niết-bàn: “Rốt ráo Niết-bàn”. Đây là trình bày về sự chứng đắc quả. Niết-bàn được dịch là Viên tịch. Nghĩa là do các đức đầy đủ nên gọi là “viên”, các chướng diệt hết nên gọi là “tịch”, chọn lọc khác với hóa thành phương tiện lập của Tiểu thừa. Nay tức là một quả đắc vĩnh viễn thường hằng nên gọi là rốt ráo. Lại giải thích rằng trí có thể rốt ráo hết cảnh giới Niết-bàn nên gọi là rốt ráo.

Tam thế chư Phật y Bát-nhã Ba-la-mật-đa cố. “Vì ba đời chư Phật đều nương vào Bát-nhã-ba-la-mật-đa”. Đây là phần hai nói đến chứng đắc quả trí Bồ-đề. Trong đây cũng có hai phần:

  1. Nêu lên người nương vào pháp.
  2. Nói rõ chứng đắc quả.

Phần đầu nghĩa là nói ba đời chư Phật đều không có con đường nào khác mà chỉ có pháp môn này cho nên nói nương vào Bát-nhã-bala-mật-đa.

Đắc A-nậu-đa-la Tam-miệu tam-Bồ-đề: “Chứng đắc A-nậu-đala-Tam-miệu-tam-Bồ-đề”. Đây là phần thứ hai nói rõ quả chứng đắc. A-nậu-đa-la được dịch là vô thượng. Tam miệu là Chánh. Chữ “tam” nghĩa là Đẳng. Bồ-đề gọi là giác. Do vậy câu trên có thể dịch là “vô thượng chánh đẳng giác”. Chữ “giác” có hai nghĩa:

1. Chánh giác tức là dùng trí như lý, chánh quán chơn đế.

2. Đẳng giác tức dùng trí như lượng quán sát khắp tục đế. Đều đạt đến vô biên rốt ráo nên gọi là vô thượng. Như vậy là đã nói xong phần chứng đắc quả.

Cố tri, Bát-nhã Ba-la-mật-đa thị đại thần chú thị đại minh chú, thị vô thượng chú, thị vô đẳng đẳng chú: “Cho nên biết Bát-nhã-ba-lamật-đa là đại thần chú, là đại minh chú, là vô thượng chú, là đẳng đẳng chú”. Đây là mục thứ năm tán thán năng lực thù thắng. Trong đây có hai giai phần: trước tán thán riêng biệt sau nói tổng kết.

Phần đầu nói “cho nên biết” tức là nhắc lại rõ phần trước để khởi sau. Do Phật và Bồ-tát nương vào Bát-nhã nên mới chứng được quả Bồ-đề Niết-bàn.

“Cho nên biết Bát-nhã là đại minh chú v.v” chính là tán thán năng lực thù thắng của Bát-nhã khen sơ lược bốn đức. Tuy nhiên đây có bốn giải thích.

  1. Giải thích theo pháp tức hoàn toàn diệt trừ chướng không hư vọng nên gọi là thần chú.
  2. Trí soi sáng như gương không có mê muội nên gọi là “minh chú”.
  3. Không có pháp nào vượt qua nên nói là “vô thượng chú”.
  4. Do chỉ một tuyệt diệu không gì sánh bằng nên gọi là “vô đẳng đẳng chú”.

Nói về công năng của chú cũng có bốn cách giải thích sau.

  1. Công năng phá trừ phiền não.
  2. Công năng phá trừ vô minh.
  3. Khiến hành nhân viên mãn.
  4. Khiến đạt quả đức viên mãn.

Nói về vị cũng có bốn cách giải thích.

  1. Vượt qua phàm phu.
  2. Siêu vượt Tiểu thừa.
  3. Nhân siêu vượt.
  4. Quả bằng nhau.

Nghĩa là ở địa vị không bằng hỗ tương làm cho bằng nhau nên gọi là “vô đẳng đẳng ”. Luận Thập Địa nói “vô đẳng” nghĩa là Phật nếu đem so sánh với các chúng sanh khác thì không phải bằng nhau. Nói “đẳng” chính là nói đến pháp thân bình đẳng. Tại sao không chỉ nói vô đẳng? Vì thị hiện chánh giác bình đẳng.

“Năng trừ nhất thiết khổ, chân thật bất hư”: “Có thể trừ hết tất cả khổ, chơn thật không hư vọng”. Đây là phần hai tổng kết về năng lực thù thắng. Nghĩa là trừ diệt ba khổ, tám khổ và tất cả khổ. Lại nữa phân đoạn, biến dịch cũng như nói là tất cả khổ. Do quyết định diệt trừ tất cả khổ nên nói là chơn thật không hư vọng. Ở trên đã lược và rộng nói khác nhau, nay tổng nói rõ nghĩa Bát-nhã xong.

Cố thuyết Bát-nhã Ba-la-mật-đa chú tức thuyết chú viết: “Cho nên nói chú Bát-nhã-ba-la-mật-đa, tức liền nói chú rằng”. Từ đây trở xuống tức thuộc đoạn thứ hai nói rõ Bát-nhã bí mật. Trong đây có hai phần: Phần đầu nhắc lại rõ văn trước khởi sanh văn sau, phần sau nói lời chú. Trước nói là “đại thần chú” mà chưa hiển bày lời “chú” nên nay phải nói đến.

“Yết đế yết đế, Ba-la yết đế, Ba-la tăng yết đế, Bồ-đề tát bà ha”: “Yết-đế-yết-đế-ba-la yết-đế-ba-la tăng yết-đế-bồ-đề tát-bà-ha” đây là phần sau nói lời chú. Phần này gồm có hai nghĩa.

1. Không thể giải thích vì đây là mật ngữ của chư Phật chứ chẳng phải chỗ hiểu biết của nhân vị. Do vậy, chỉ nên đọc tụng thọ trì để diệt trừ chướng nhằm tăng trưởng phước đức chứ không cần gắng gượng giải thích ra.

2. Nếu gượng giải thích rõ thì “Yết đế” chính là “khứ” hay “độ”, tức công năng sâu xa của trí tuệ. Lặp lại chữ “yết đế” tức là tự độ và độ tha. “Ba-la-yết-đế” nghĩa là chữ “ba-la” tức bờ kia là nơi vượt qua để đến. “Ba-la-tăng-yết-đế” “tăng” là tổng hay rộng nên “Ba-la-tăngyết-đế ” nghĩa là độ mình và độ người rộng lớn hoàn toàn đến bờ bên kia (Niết-bàn). Nói Bồ-đề tức nói bờ bên kia tức xứ đại Bồ-đề. Nói “tát-bà-ha” nghĩa là nhanh chóng khiến mọi tạo tác trước nhanh chóng thành tựu.