số luận tụng

Phật Quang Đại Từ Điển

(數論頌) Phạn: Saôkhya-kàrikà. Cũng gọi Số luận kệ, Tăng khư tụng. Kinh điển của học phái Số luận (Phạn: Sàôkhya) trong 6 phái triết học của Ấn độ, do ngài Tự tại hắc (Phạn: Ìzvara= kfwịa) soạn vào khoảng thế kỉ IV, V. Nội dung sách này gồm 72 bài kệ, chủ trương lấy việc quán tưởng các nỗi thống khổ của cuộc đời làm điểm xuất phát và lấy 25 đế làm nguyên lí cơ bản mà thực tiễn tu hành pháp quán, thì có thể đạt được giải thoát. Hết thảy các pháp đều có thể tóm thu trong 25 đế; 25 đế lấy Thần ngã (Phạn: Puruwa) và Tự tính (Phạn: Prakfti) làm 2 nguyên lí trọng đại, từ Tự tính triển khai thành Giác (Phạn: Buddhi) và Ngã mạn (Phạn:Ahaôkàra), từ Ngã mạn triển khai thành Ý căn (Phạn: Manas), 5 Tri căn (Phạn: Buddhìndriya, tức 5 giác quan), 5 Tác căn (Phạn: Karmendriya, tức cơ năng vận động), 5 Duy (Phạn:Tanmàtra, tức sắc, thanh, hương, vị, xúc), 5 Duy lại triển khai ra 5 Đại (Phạn: Mahàbhùta, tức đất, nước, lửa, gió, không). Bản chất của Tự tính là 3 đức: Thuần (Phạn: Sattva), Kích chất (Phạn: Rajas) và Ế chất (Phạn: Tamas), sự hoạt động biến hóa của 3 đức sản sinh ra hết thảy mọi hiện tượng. Thần ngã là trí thuần túy, không có thuộc tính, không có tác dụng. Nếu thể nhận được sự sai khác về mặt bản chất giữa Tự tính và Thần ngã thì Tự tính đình chỉ hoạt động mà được giải thoát. Về những sách chú thích quan trọng của Số luận tụng thì có luận Kim thất thập và các bộ chú thích của Cao đạt phạ đạt (Phạn: Gauđapàda) và Ma đạt la (Phạn: Màỉhara)…