số luận học phái

Phật Quang Đại Từ Điển

(數論學派) Số luận, Phạn: Saôkhya. Hán âm: Tăng khư, Tăng xí da. Hán dịch: Số luận, Số thuật, Chế số luận. Học phái Số luận được thành lập sớm nhất trong 6 phái triết học của Ấn độ. Tương truyền Tổ khai sáng là tiên nhân Ca tì la (Phạm:Kapila). Học phái này dùng trí tuệ phân biệt để tính toán các pháp, đồng thời lấy số làm nền tảng để đặt tên luận thuyết, cho nên gọi là phái Số luận. Ởthời kì đầu, phái này chủ trương tinh thần và vật chất hợp nhất thành Ngã tối cao, tức là đứng trên lập trường Hữu thần luận và Nhất nguyên luận; nhưng đến thời kì cuối thì phủ nhận Ngãtối cao, trở thành Nhị nguyên luận của Vôthần luận.Thần ngã là ý thức thuầntúy, không có tác dụng, chỉ quán chiếu tự tính mà thôi. Tự tính theo thứ lớp triển khai thành Giác (Phạn: Buddhi), Ngã mạn (Phạn: Ahaôkàra), Ngũ đại, Thập lục biến dị. Nguyên lí này cùng với Thần ngã, Tự tính gọi chung là 25 đế. Cái gọi là Tự tính (Phạn: Prakfti) có khả năng triển khai thành 1 hạt nhân duy nhấtmà yếu tố cấu thành là 3 đức: Thuần chất (Phạn: Sattva), kích chất (Phạn: Rajas) và ế chất (Phạn: Tamas). Thần ngã thoát li kết quả của vật chất, phát sinh sau khi triển khai. KhiThần ngã tách rời vật chất mà tồn tại độc lập thì gọi là giải thoát. Kinh điển xưa nhất của học phái này là Tăng khư tụng (Phạn: Saôkhyakàrikà) do ngài Tự tại hắc (Phạn: Ìzvarakfwịa) trứ tác vào khoảng thế kỉ IV, V. Những sách chú thích Tăng khư tụng gồm có luận Kim thất thập và các sách chú thích của Gauđapàda và Màỉhàra… đều xuất hiện vào khoảng thế kỉ thứ VI. Về sau lại có Tăng khư kinh (Phạn: Saôkhya-sùtrà), cũng là sách quan trọng của học phái này. Trong các ngoại đạo ở Ấn độ, Số luận là học phái có thế lực nhất. Trong các kinh điển của Phật giáo có rất nhiều chỗ bác bỏ học thuyết của phái này. Ngày nay, Số luận trở thành học phái độc lập tồn tại ở vùng phụ cận phía tây Ngõa lạp na tại Ấn độ. [X. kinh Đại bát niết bàn Q.16, 39 (bản Bắc); luận Đại trí độ Q.70; luận Du già sư địa Q.6; luận Thành thực Q.3; luận Ngoại đạo tiểu thừaniết bàn; luậnNgoại đạo tiểu thừa tứ tông; luận Kim thất thập Q.hạ; Đại thừa nghĩa chương Q.6; Đại thừa pháp uyển nghĩa lâm chương Q.1, phần đầu; Ngoại đạo triết học; Ấn độ lục phái triết học].