sở hạnh tạng

Phật Quang Đại Từ Điển

(所行藏) Pàli: Cariỳa-piỉaka. Cũng gọi Nhã dụng tạng. Một trong các Tiểu bộ kinh (Khuddaka-nikàya) tiếngPàli. Nội dung nói về Sở hành (Cariya) của đức Thích tôn trong kiếp hiện tại, tức là truyện tích bản sinh của đức Thích tôn. Kinh này gồm 7 Ba la mật, thu chép 35 truyện Bản sinh.1. Thí ba la mật: Gồm có 10 chuyện bản sinh như Đại thiện kiến vương (Mahàsudassana), Đại điển tôn (Mahàgovinda), Ni di vương (Nimi)… 2. Giớ iba la mật: Gồm có 10 chuyện bản sinh như Chiêm tì da long (Campey= yanàga), Ma đăng già (Màtaíga), Pháp thiên tử (Dhamma-devaputta)… 3. Xuất li ba la mật: Gồm có 5 chuyện bản sinh như Ưu đát xà da vương tử (Yudhaĩjaya), Thụ mã na sa vương tử (Somanassa)… 4. Quyết định ba la mật: Chỉ có 1 chuyện bản sinh là Thiết mật nhã (Temiya). 5. Chân thực ba la mật: Gồm có 6 chuyện bản sinh như Ngư vương (Maccharàya), Phổ minh vương (Sutasoma)… 6. Từ bi ba la mật: Gồm có 2 chuyện bản sinh là Thư phàm na sa mã (Suvaịịasàma) và Da ca lạp nhạ vương (Ekaràja). 7. Xả ba la mật: Chỉ có 1 chuyện bản sinh là Ma ha lạc mã hãn tản (Mahàlomahaôsa). Sách chú thích của kinh này được thu vào Chân đế đăng (Paramattha-dìpanì) do ngài Đạt ma ba la soạn. Sách này liệt kê 7 Ba la mật, so sánh với 10 Ba la mật được lưu truyền trong Đại tạng kinhPàli thì không thấy nêu ra các bản sinh tương đương với 3 Ba la mật: Trí tuệ, Tinh tiến và Nhẫn nhục. Trong 35 bản sinh được thu tập trong sách này, trừ 2 bản sinh Đại điển tôn và Pháp thiên tử, số còn lại đều có cốt truyện tương đồng với khoảng 550 chuyện bản sinh trong kinh Bản sinh (Jàtaka) bằng tiếng Pàli. Nếu so với 34 loại bản sinh được thu chép trong Bản sinh man bằng tiếng Phạm của ngài Thánh dũng (Phạm: Àryazùra)thì có 12 loại mang nội dung giống nhau. Ngoài ra, cách trình bày về các bản sinh trong sách này so với cách trình bày trong kinh Bản sinh thì ngắn gọn quá, có chỗ cho là trích lục từ kinh Bản sinh. Nhưng dụng ngữ trong sách này thì chất phác, chân thật, giống như dụng ngữ của kinh Pháp cú tiếngPàli, mà kinh Bản sinh hiện còn lại cho thấy dấu vết chịu ảnh hưởng của sách này; bởi vậy, các học giả vẫn chưa xác định được trong 2 tác phẩm này, tác phẩm nào là gốc. [X. Thiện kiến luận tìbà sa Q.1; A History ofPàliLiterature by B. C. Law; Dictionary ofPàliProper Names by G.P. Malalasekera].