sinh thiên

Phật Quang Đại Từ Điển

(生天) Sinh lên cõi trời. Tư tưởng sinh thiên vốn không phải của Phậtgiáomà là tín ngưỡng phổ biến của người Ấn độ đời xưa, sau được du nhập Phật giáo. Trong các phái triết học ở Ấn độ, phái Di mạn sai chủ trương sau khi tế lễ sẽ được 1thứnăng lực mới, nếu là thiện thì nhờ năng lực ấy đời sau được sinh thiên (Phạn: Abhyudaya), hưởng thụ các thú vui cùng tột, thoát khỏi vòng luân hồi. Abhyudaya có nghĩa là đi lên, thành công, phồn vinh… Phái Thắng luận qui nạp học thuyết của họ với thực tiễn là pháp (Phạn: Dharma), pháp lại được chia ra 2 phương diện: Sinh thiên và Tối thượng thiện (Phạn: Ni#zreyasa), Sinh thiên là kết quả quyền chứng của Phệ đà: Tối thượng thiện là cái tri (biết) do nghiên cứu triết học 6 cú nghĩa mà được kết quả giải thoát. Bởi vì phái này tuy cũng thực hành tế lễ Phệ đà, nhưng cho rằng quyền chứng Phệ đà chỉ là quả báo sinh thiên, nhưng quả báo này vẫn chưa thoát khỏi luân hồi, cho nên cần phải nghiên cứu triết học 6 cú nghĩa mới có thể đạt được giải thoát chân thật. Nói theo quan điểm của Phật giáo thì Thiên là 1 trong 6 đường, vì thế khó thoát khỏi luân hồi. Trong các kinh điển nói nhiều về thiện nghiệp sinh thiên, như kinh A hàm nói nhờ lễ kính Phật tích, cha mẹ, sáu phương, tu tập phạm hạnh, hành thiện, trì giới… mà được sinh thiên. Ngoài ra, kinh Bát nhã, kinh Kim quang minh, kinh Lăng già… đều có thuyết Sinh thiên. [X. kinh Trường a hàm Q.4; kinh Soạn tập bách duyên Q.6; kinh Pháp hoa Q.3; kinh Đại thừa nhập lăng già Q.2; kinh Đại phẩm bát nhã Q.1]. (xt. Thiên).