sinh pháp nhị thân

Phật Quang Đại Từ Điển

(生法二身) Chỉ cho Sinh thân và Pháp thân. Tiểu thừa chủ trương thân đứcPhật sinh trong cung vua là Sinh thân, còn các công đức vô lậu có được từ giới định tuệ là Pháp thân. Đại thừa thì cho rằng chân thân lí và trí ngầm hợp là pháp thân, thân Ứng hóa tùy cơ hiện sinh là Sinh thân; tức trong 3 thân thì Pháp thân và Báo thân hợp chung lại là Pháp thân, còn Ứng thân là sinh thân. Luận Đại trí độ quyển 9 (Đại 25, 121 hạ)nói: Phật có hai thân,mộtlà thân Pháp tính, hai là thân do cha mẹ sinh. Thân Pháp tính trùm khắp hư không trong 10 phương, vô lượng vô biên, sắc tượng đoan chính, tướng hảo trang nghiêm, ánh sáng vô lượng, âm thanh vô lượng, chúng nghe pháp cũng đấy ắp hư không (chúng này cũng là thân Pháp tính, chẳng phải người sinh tử có thể thấy được); thường hiện ra các loại thân, các loại danh hiệu, các nơi sinh đến, các phương tiện hóa độ chúng sinh, thường cứu độ hết thảy, không phút chốc nào ngừng nghỉ. Như vậy, thân Pháp tính của Phật có năng lực cứu độ chúng sinh trong khắp 10 phương. Còn Sinh thân của Phật là thân nhận chịu các quả báo và cũng nói pháp theo thứ lớp như người bình thường. [X. Đại thừa nghĩa chương Q.19].