sinh diệt

Phật Quang Đại Từ Điển

(生滅) Cũng gọi: Khởi diệt. Đồng nghĩa: Sinh tử. Sinh ra và diệt hết, có sinh tất có diệt. Sinh tử là nói về loài hữu tình, còn sinh diệt thì dùng chung cho cả hữu tình và phi tình. Tất cả các pháp hữu vi được thành lập là do nhân duyên hòa hợp (tức đầy đủ mọi điều kiện), vì có tính chất dời đổi (vô thường) nên ắt có sinh diệt. Nếu lìa nhân duyên mà tồn tại bất biến (tức các pháp vô vi, thường trụ), thì không sinh không diệt. Nói theo chính kiến trung đạo của Đại thừa thì sự sinh diệt của các pháp hữu vi là giả sinh giả diệt, chứ chẳng phải thực sinh thực diệt. Nói theo nhân sinh quan của Phật giáo thì hết thảy muôn pháp đều liên tục sinh diệt trong từng sát na, hệt như 1 dòng nước chảy xiết vậy. Ngoài ra, Đại thừa khởi tín luận nghĩa kí quyển trung phần đầu cho rằng Như lai tạng tâm theo duyên mà khởi diệt, có nhiễm và tịnh khác nhau, gọi làTâm sinh diệt, tức chỉ cho pháp hữu vi. Nếu lấy đơn vị thời gian nhỏ nhất (sát na) để bàn về sinh diệt, thì cũng có sinh diệt trong mỗi sát na, gọi làSát na sinh diệt (Sát na diệt). Đối lại, chúng sinh hữu tình từ sinh đến tử, sinh diệt trong 1 thờikì, gọi là Nhất kì sinh diệt. Sát na sinh diệt và Nhất kì sinh diệt hợp lại, gọi chung là Nhị chủng sinh diệt. [X. kinh Đại câu hi la trong Trung A Hàm Q.7; kinh Tần tì sa la vương nghinh Phật trong Trung A Hàm Q.11; luận Đại trí độ Q.15; Pháp hoa kinh huyền nghĩa Q.2 hạ; Đại thừa huyền luận Q.1; Trung quán luận sớ Q.3].