SAO GỌI LÀ TỨ CHÁNH CẦN?
(Thư Học Phật Số 24)
Btg Bảo Đăng

  1. Tứ chánh cần
  2. Thân khẩu ý nghiệp nào là thân thiện và thù nghịch mãnh liệt nhất
  3. Tổ sư dạy về khẩu nghiệp qua bài kệ
  4. Phật thị hiện ra đời là để khai-thị-ngộ-nhập cho chúng sanh
  5. thế nào là người thiện nhơn (kiết nhơn)

(Tiếp theo kỳ trước)…

Thế cho nên phàm làm người có học đạo, biết tu hành, ắt phải nên thường xuyên quán xét lại ba căn THÂN, KHẨU, Ý của mình, nếu như thấy rằng :

( Làm cho nó càng ngày càng thêm THÂN THIẾT.)

(Làm cho nó càng ngày càng thêm tiêu mòn đi.)
  1. Ba căn nầy là THÂN THIẾT thì phải nên:
  2. Ba căn nầy là THÙ NGHỊCH thì phải nên:

Trong kinh gọi “phép” nầy là “TỨ CHÁNH CẦN” vậy.

Sao gọi là “TỨ CHÁNH CẦN” ?

(Tức là Bốn cái pháp chân chánh (mà người học đạo) “CẦN” phải nên thường xuyên quán xét, tu tập và năng làm.)

Ấy là:

1. Việc lành chưa sanh thì phải nên cố gắng và chuyên cần làm cho nó “ÐƯỢC SANH”.

2. Việc lành đã sanh rồi thì phải nên cố gắng và chuyên cần làm cho nó càng thêm “PHÁT TRIỂN”.

3. Việc ác chưa sanh thì phải nên cố gắng và chuyên cần làm cho nó “KHÔNG SANH” (luôn).

4. Việc ác đã (lỡ) sanh rồi thì phải nên cố gắng và chuyên cần làm cho nó (ngày càng thêm) TIÊU DỨT.

Ðây là 4 phép đầu tiên “nên có và phải làm” của người Phật tử biết tu học theo thánh đạo của Phật giáo nhà ta vậy.

HỎI:

Trong ba thứ nghiệp được gây ra do ba căn THÂN, KHẨU, Ý nầy thì nghiệp nào được xem như là “THÙ NGHỊCH” và “THÂN THIỆN” mãnh liệt nhứt ‌

ÐÁP:

Nghiệp của KHẨU (tức là khẩu nghiệp) được xem như là mãnh liệt hơn hết.

Tại sao?

Bởi vì:

Như cái nghiệp của Ý và của THÂN thì:

Vì thế cho nên cũng chưa kết thành tội được.

1. Ý NGHĨ chỉ mới phát ra ở trong tâm thôi chớ chưa lộ bày, tức là chưa hiện ra hành động, cho nên chưa kết thành tội được.

2. THÂN NGHIỆP như có lúc (nào đó) mình muốn dùng thân làm việc ác thì còn có thể bị luân lý, đạo đức, hay cha mẹ, anh em, thầy bạn, luật pháp ngăn cản (nên không dám làm, hoặc không được làm).

3. Còn như cái KHẨU (nghiệp) kia, hễ vừa buông ra lời – dù là lời lành hay dữ gì đi chăng nữa, thì mọi người ai cũng đều thấy, nghe biết ngay.

Cho nên Tổ sư có dạy rằng:”Cứ Phật sở ngôn, khẩu nghiệp quả báo, đa ư thân ý nhị nghiệp.”

Hà tắc ?Phát ý tắc vị hình ư ngoại,
Xuất ngôn tắc toại kiến hỉ.
Sở thân vị ác, hữu thời gian cản trở.
Bất nhược khẩu chi dị phát.
Cố dã.

Nghĩa là:Cứ như lời của Phật dạy thì cái quả báo của khẩu nghiệp nhiều hơn quả báo của THÂN NGHIỆP và ý nghiệp.

Bởi vì:Ý phát ắt chưa bày ra ngoài.
Chớ lời vừa buông ra thì liền thấy ngay,
Dùng thân làm ác còn có lúc bị ngăn cản.
Chỉ sợ cho cái việc mở miệng buông lời (tầm bậy) kia lắm vậy.

Nay cứ lấy ra một việc cụ thể sau đây mà làm thí dụ để cho dễ hiểu.

Chẳng hạn như là:

Thì:

Kẻ (được giúp đở) đó suốt đời chịu ơn (mà con cháu của họ cũng mang ơn, mến đức nữa).

Thì:

Kẻ (bị hại) đó suốt đời mang niềm oán giận không nguôi (mà con cháu đời nầy, đời sau của họ cũng còn căm thù, oán giận nữa).

a. Có một người (nào đó) dùng lời nói tốt khen tặng người, hoặc là nói giúp đở cho người….để cho kẻ kia nhờ đó mà được hưởng các điều lợi ích, an vui, phước lưu truyền cho đến đời con, đời cháu của họ.

b. Trái lại như có một người dùng lời nói ác độc để vu cáo, hãm hại người….khiến cho kẻ bị hại kia vì đó mà trọn đời chịu hại, họa lây cho đến đời con, đời cháu của họ.

Vậy cho nên phàm làm kẻ học đạo phải biết chắc rằng:khẩu nghiệp mãnh liệt nhất vậy.

Ðó gọi là:Ra nơi miệng mà trở lại cũng ở nơi miệng.
(Nói lời ác ắt sẽ bị ác báo).
Nói lời thiện ắt sẽ được thiện báo).

Hay là:Bệnh tùng khẩu nhập,
Họa tùng khẩu xuất.

chính là như thế.

Phải nên biết và luôn tự răn mình, để cho trong lòng:

– Khá hoảng, khá than, khá sợ hầu tránh gây tạo nên khẩu nghiệp vậy.

Có như thế mới trở thành người hiền nhân, quân tử được.

Chớ đừng nên để cho đến nổi bị lâm vào mức:

– Oán trách trời – (thì mình là người cùng (đường mạt lộ).

– Oán trách người – (thì mình là kẻ ngu si, vô trí).

Vậy phải làm sao?- Chính là phải nên thầm xét đến những nghiệp nhơn của mình đã gây tạo ra và cái lý “nhơn quả báo ứng không sai”, mà vui lòng nhẫn chịu và ân cần sám hối, niệm Phật, tụng kinh vv….cho nghiệp báo sớm được tiêu trừ, chớ đừng nên bao giờ Oán trách ở nơi Trời, người hết cả.

Tổ sư đã có dạy về khẩu nghiệp như sau:

1. Khẩu tụng Phật danh, như thổ châu ngọc:
Thiên đường, Phật quốc chi báo.

2. Khẩu thuyết thiện sự, như phún thanh hương:
Xứng nhơn trường đồng.

3. Khẩu tuyên giáo hóa, như phóng quang minh:
Phá nhơn mê ngữ.

4. Khẩu ngữ thành thật, như thơ bố bạch:
Thiệt tế nhơn dụng.

5. Khẩu đàm vô ích, như tước mộc tiết:
Bất như mặc dĩ dưỡng khí.

6. Khẩu ngôn khi trá, như mông hãm tỉnh:
Hành tắc ngộ nhơn.

7. Khẩu háo hí ngược, như trạo đao kiếm:
Hữu thời thương nhơn.

8. Khẩu xưng ác sự, như xuất xú khí:
Thuyết nhơn đoản đồng.

9. Khẩu đạo uế ngữ, như lưu thơ trùng:
Ðịa ngục, súc sanh chi báo.

Nghĩa là:1. Miệng niệm tên PHẬT, cũng như nhả ra châu ngọc, sẽ được cái quả báo (sanh về) nơi cõi Trời, cõi Phật.

2. Miệng nói ra các lời lành, cũng như phun ra mùi hương thơm, ắt sẽ được quả báo:

Mình cũng được lành, được tốt y như người.

3. Miệng nói ra các lời giáo hóa (đúng theo chánh pháp) – cũng như phóng ra hào quang, ánh sáng :

Phá trừ được cái mê tối cho người (và cho cả mình nữa).

4. Miệng nói ra các lời thành thật, cũng như trải lụa tốt, sạch, đẹp :

Chu cấp cho người (dùng) được các sự an vui.

5. Miệng nói ra các lời vô ích, cũng như nhai nhá mạt cưa (hoặc vỏ trấu).

Vậy thì tốt hơn là:

Nên làm thinh để khỏi phải hao hơi phí sức.

6. Miệng nói ra các lời dối trá, cũng như (lấy giấy) che đậy miệng giếng, miệng hầm; Ắt sẽ :

Làm hại cho người đi đường bước lầm (té xuống mà chết).

7. Miệng nói ra các lời trêu ghẹo, bất nhã, cũng như cầm gươm đao quơ múa bậy bạ.

Ắt sẽ có lúc chém trúng người.

(hại người mà không biết rằng mình hại).

8. Miệng nói ra các lời ác độc, cũng như phun ra hơi thúi – ắt sẽ bị cái quả báo :

Mình sẽ cùng bị xấu ác y với các điều mà mình đã thốt ra để làm tổn hại cho người (lúc trước).

9. Miệng nói ra các lời dơ dáy, bẩn thỉu, cũng như phun ra vòi tửa, ắt sẽ bị cái quả báo :

Chịu khổ ở nơi hai đường ác là địa ngục và súc sanh (1).

Như vậy, nếu là người Phật tử có tu học theo Phật pháp, ta phải nghĩ biết như thế nào qua các lời dạy nêu trên ‌

Phải nên nghĩ và biết rằng :

– Ta là người con Phật, tu học theo thánh đạo (đạo Phật gọi là thánh đạo) ắt nhiên ta cần phải học và thực hành theo các điều 1,2,3,4.

Và:- Xa lánh (cũng như cố gắng đừng nên phạm vào) các điều 5,6,7,8,9 cả.

Có được như vậy rồi thì mới nên nói tiếp đến các việc khác như là :

  1. Về đời: Trở thành một người hiền nhơn, quân tử.
  2. Về đạo: Thành tựu được các quả vị giải thoát của thánh nhơn.

HỎI:

Còn nếu giả sử như đã có lỡ phạm lầm lỗi ở nơi các điều 5,6,7,8,9 rồi thì làm sao ?

ÐÁP:

Phải phát lòng tàm quý (hổ thẹn) – nguyền không tái phạm nữa, rồi sau đó mới y theo pháp TỨ CHÁNH CẦN của Phật dạy – (đã có nêu ở trên) mà tu sửa thân tâm.

Chớ đừng nên bao giờ nói một cách sai lầm rằng:

Lỡ rồi thì cho lỡ luôn.

Do đó mà cứ buông thả thân tâm, sa đọa vào trong ác đạo, từ đó chẳng việc ác nào không làm , chẳng lời dữ nào không nói… mà uổng phí đi cho một kiếp người sanh ra trên cõi thế.

Hễ một phen mất thân người rồi thì muôn kiếp khó hồi phục được.

Sách có câu rằng:

Thiên niên khô mộc khai hoa dị,

Nhất thất nhơn thân vạn kiếp nan.

Nghĩa là:

(Cây khô Ngàn năm mà nay nở hoa lại được cũng chưa lấy chi làm lạ.

Chớ còn một phen lỡ mất thân người rồi thì muôn kiếp khó phục hồi lại được).

Phải nên biết rằng:

Trên thế gian nầy, nhơn loại tuy là có nhiều chủng loại và sắc tộc khác nhau, nhưng tựu trung lại chỉ gom vào trong hai hạng mà thôi, đó là :

– Người lành (kiết nhơn, thiện nhơn).

– Người dữ (hung nhơn, ác nhơn).

Hai hạng người lành và dữ nầy lại được chia ra làm ba loại,

Ấy là:

1. Người lành thuộc hàng thượng phẩm:

Hạng người lành thượng phẩm nầy từ khi mới sanh ra cho đến khi khôn lớn, già chết, không cần ai dạy mà người ấy vẫn cứ luôn làm lành.

2. Người lành thuộc hàng trung phẩm:

Hạng người lành trung phẩm nầy, trước cần được người dạy rồi sau đó mới biết làm lành.

3. Người thuộc hàng hạ phẩm:

Hạng hạ phẩm nầy, tuy là có được người dạy dỗ (cẩn thận) mà cũng chẳng chịu, chẳng biết làm lành !

Vậy nên thử hỏi:- Người chẳng cần dạy lành mà vẫn trọn lành, đó không phải là bậc thánh nhơn, thì gọi là gì?

– Hạng người được dạy rồi mới lành, đó không phải là kẻ hiền nhơn, thì gọi là gì?

– Hạng được dạy dỗ mà cũng vẫn chẳng lành, đó không phải kẻ ÁC NGU, thì gọi là gì?

Nay chúng ta đây là những người con Phật, tu học theo Phật pháp, lấy sự trau dồi thân tâm cho tốt đẹp làm chánh, há:- Chẳng học, chẳng hành theo các bậc hiền, bậc thánh hay sao?

– Chẳng học, chẳng hành theo các kẻ kiết nhơn, thiện nhơn hay sao?

Vậy thì làm thế nào được gọi là học hành và theo hạnh của bậc thiện nhơn?Trước khi bàn vào trong “cái hạnh” của người “thiện nhơn”, BẢO ÐĂNG thấy cũng rất cần thiết phải làm “minh” (sáng) lên cái nghĩa của hai chữ thiện nhơn (tức là người lành) nầy cho quý Phật tử và chư huynh đệ rõ cái đã, bởi vì BẢO ÐĂNG đã có gặp một vài trường hợp và nghe một ít người – (tương đối có học thức) – hiểu về chữ “thiện nhơn” nầy như sau:Có một dạo cách đây mấy năm, nhơn có đôi vợ chồng thiện tín nọ đến chùa lễ Phật, người vợ thì lễ Phật rất ân cần và cung kính còn riêng người chồng thì chẳng những không lễ Phật mà cũng không chịu lên trên chánh điện….để chiêm ngưỡng từ dung của Như lai nữa, chỉ ngồi đợi ở nơi phòng khách của chùa để chờ “hiền thê” lễ Phật xuống hầu cùng nhau về nhà…..

Thấy vậy BẢO ÐĂNG mới hỏi:Chắc đạo hữu là người Công giáo ?

Vị ấy đáp:Dạ không phải. Tôi không có theo tôn giáo nào cả, chỉ làm một “NGƯỜI LƯƠNG” mà thôi.

BẢO ÐĂNG nghe nói thế nên cũng không dám hỏi chi nhiều vì người ấy xác nhận là “không theo một tôn giáo nào” thì dù cho có hỏi ắt cũng như không mà thôi….

….Nhưng kể từ đó, trong lòng của BẢO ÐĂNG cứ mang lấy một sự “thắc mắc” hoài, đó là:

Chẳng biết “người lương” là người gì ?

cố gắng hết sức mà vẫn không sao tìm ra giải đáp!

Mấy tháng sau nhân dịp Thầy bổn sư từ nơi tịnh thất trở về chùa dự lễ (Tết) đầu năm. BẢO ÐĂNG mới bạch lên Thầy sự thắc mắc nầy và cầu xin Thầy chỉ dạy:

Thế nào là “người lương” ?

Thượng tọa cười đáp:

Vị ấy nói mình chỉ làm “người lương” mà thôi, ấy là ý muốn nói rằng:

“Tôi chỉ làm một người lương thiện” (lương tức là lương thiện).

Lúc đó BẢO ÐĂNG mới hiểu ra và bắt phì cười lên mấy lượt….vậy mà mình cứ tưởng chữ “lương” mà ổng nói đó là “con lương” chớ !

Nếu vậy thì thôi thà ổng nói rằng:

– Tôi chỉ là một người ăn hiền, ở thẳng theo Nho giáo đi. Vậy e còn dễ hiểu hơn nhiều.

(Ðây cũng là một cái giai thoại.)

Do nơi chuyện nầy mà suy rộng ra thì Bảo đăng thấy rằng:- Ða phần các người đời nay, ít ai chịu đi chùa, nghe pháp, lễ Phật, niệm Phật hay tụng kinh gì cả, (nhất là quý vị ở bên nam phái) dầu cho có người khuyên nhắc họ cũng vẫn không nghe….mà lại còn nói rằng :

– Ối, cần chi phải như vậy chớ, miễn mình không làm điều gì ác hết là đủ rồi vv….đi chùa, lạy Phật làm chi (cho tốn công, tốn sức) !

Và cứ như thế mà họ tuần tự sống hết năm nầy qua năm khác cho đến phút chót của đời mình mà cũng vẫn chẳng hề biết Phật, Pháp, Tăng là gì, chẳng biết thế nào là chuyện luân hồi, nhơn quả trả vay của chúng sanh – (và ngay chính ở nơi bản thân cùng cuộc đời của họ nữa) – ở trong ba cõi, sáu đường cả…..Ðời của họ, nếu như may mắn được suông sẽ hết thì chẳng nói làm chi, còn như lỡ khi có gặp phải ít việc gì oán trái, khổ đau vv….thì họ lại cả tiếng Oán trách trời, người (sao quá bất công)….tạo nên khẩu nghiệp….hiện tại và chiêu cảm lấy quả báo về sau.

Bởi không có học hiểu Phật pháp, mà chỉ làm “người lương”, sống theo đường lối của ông bà, cha mẹ, hoặc phong tục truyền lại như thế mà thôi, cho nên mỗi ngày thân, khẩu, ý của họ tạo tội mà họ không hề hay biết chi cả !1. Chẳng hạn như về vấn đề ăn uống, thì mỗi ngày làm gà, vịt, cá, tôm để ăn….họ cứ tưởng đó cũng là chuyện thường thôi chớ đâu có gì lạ – bởi vì họ nghĩ rằng : “Vật dưỡng nhơn” (thú vật để cho người ăn thịt).

Ông bà, cha mẹ mình và cả mọi người chung quanh nữa, ai cũng đều làm ăn như vậy hết, thì mình giết hại vật mạng để ăn, âu đó là chuyện thường, đâu có điều chi đáng nói!

Miễn sao:

– Mình đừng làm điều chi ác hết là được rồi !!!

– Mình làm “người lương” như bấy lâu nay là được rồi !….

2. Khi có đám tang, giỗ cúng thì họ cắt cổ thêm vài chục con gà, vịt, thọc huyết một vài con heo, vv….để nấu thức ăn trước là cúng cho ông bà, cha mẹ quá vãng và sau nữa là đãi đằng bà con, lối xóm….

Ðó cũng là một chuyện thường thôi….ai nấy cũng đều làm như vậy cả, thì mình cũng làm y như thế.

Miễn sao:

– Mình không làm điều chi ác hết là được rồi !!….

– Mình làm “người lương” như bấy lâu nay là được rồi….!

Vậy xin thử hỏi quý chư thiện tín – (có học Phật pháp) – rằng:

– “Người lương” đó có “làm gì ác không”?

– Có tạo nghiệp sát sanh, giết hại không?

– Có bị quả báo sát sanh trong kiếp nầy và những kiếp về sau không?

– Có thật sự không làm gì nên tội lắm không?

Hỏi tức là đã trả lời rồi vậy…..

………………………….Bởi thế cho nên, đừng bao giờ có quan niệm rằng:

– Không làm hại ai hết, không làm gì quấy, ác hết là đủ rồi.

Cần chi phải đi chùa, lạy Phật, nghe pháp, niệm Phật, tụng kinh….cúng dường, bố thí vv….làm chi cho mất thời giờ và tốn kém tiền của !

Vì quan niệm như thế nên họ cứ làm “người lương” như vậy mãi cho đến hết đời….

Và luôn nghĩ trong tâm rằng:

– Ðó chính là loại người thiện nhơn, kiết nhơn rồi đấy!

Mà lầm lạc tai hại lắm thay!Bởi muốn phá các quan niệm sai lầm ấy của chúng sanh nên Phật mới thị hiện ra nơi đời để:– KHAI – mở lên cái sự thấy biết của Phật ra cho chúng sanh y theo đó mà học hỏi, hầu hiểu rõ (đâu là đúng, là sai).

– THỊ – (tức là chĩ dẫn) – cho chúng sanh bỏ dứt các sự thấy biết sai lầm cố hữu của mình đi, mà học và hành theo các sự thấy biết của Phật (đã khai mở).

– NGỘ – là giác ngộ Phật pháp, xa lánh tà pháp, để lìa các khổ nơi ba ác đạo là địa ngục, ngạ quỷ, súc sanh, mà được sanh về nơi các nẻo vui của cõi Trời, Người.

– NHẬP – Là thâm nhập vào trong quả vị giải thoát của thánh nhơn (tức là đắc đạo), siêu xuất ra khỏi vòng luân hồi, sanh tử.

Ðó, đức Phật ra đời là vì các mục đích để cứu độ chúng sanh chúng ta như vậy.

Nay như ta đây.

mà vẫn mãi còn mơ màng theo cái “si phước” của mình, phí mất ngày, giờ, năm, tháng….trôi qua, mà không biết học hỏi Phật pháp, tu hành vv….chi cả !

– Thân người khó được mà ta đã được.

– Ngũ quan (tai, mắt, mũi, miệng, tay, chân) đầy đủ.

– Cuộc sống sung túc, an vui…..

Sống như thế thì có khác nào như là “một cái thây biết đi, một khối thịt biết chạy” vậy mà thôi !

Ðến khi đại hạn đáo đầu rồi, ắt phải theo nghiệp mà đi trong 6 nẻo luân hồi….

giả sử như may mắn còn được tái sanh trong vòng nhơn đạo (loài người) thì chẳng nói làm chi, lỡ như bị đọa vào trong ba ác đạo, thọ lấy thân địa ngục, ngạ quỷ, súc sanh mang lông, đội sừng….
Chừng ấy dù cho có ăn năn e cũng đã muộn màng rồi vậy!.

Trở lại việc thế nào là:

– Người “kiết nhơn” tức là người “thiện nhơn” theo đúng như lẽ đạo ?
(Luận theo “Khổng giáo” trước, rồi sẽ luận theo “Phật đạo” sau).

a/- Luận theo Khổng giáo (Nho giáo).

Người xưa dạy rằng:
“Kiết dã giả:- Mục bất quan phi lễ chi sắc.

– Nhĩ bất thính phi lễ chi thinh.

– Khẩu bất đạo phi lễ chi ngôn.

– Túc bất tiển phi lễ chi địa.

– Nhơn bất thiện bất giao.

– Vật phi nghĩa bất thủ.

– Thân hiền như tựu chi lan.

– Ty ác như húy xà, yết.

Hoặc viết:Bất vị chi kiết nhơn, tắc ngã bất tín dã.

Nghĩa là:

Người kiết nhơn (thiện nhơn) đó thì:

– Mắt chẳng nhìn, ngó các vật sắc không phải lẽ.

(Tức là : Vật ấy dầu đẹp, quý.

Sắc đẹp đó dầu là xinh tươi, mỹ miều cho thế mấy.

Nhưng nếu vật ấy không là của mình, sắc đẹp kia không phải (vợ) mình.

Thì: Quyết không nhìn, ngó đến).

– Tai chẳng nghe những tiếng nói không phải lẽ.

(Tức là chẳng nghe các lời ác, lời hung dữ, lời thị phi….)

– Miệng chẳng nói những lời không phải lẽ.

(Tức là không nói lời ác, độc, thị phi vv….)

– Chân không đạp lên mảnh đất không phải lẽ.

(Tức là chỗ đất nào mà có người ác độc, hung dữ, xảo trá, chua ngoa ở, nơi nào không có đạo lý thánh hiền, thì quyết không bước chân đến).

– Người không lành

(tức là kẻ hung dữ, kẻ vô đạo) quyết không (thèm) kết làm bạn.

– Vật không phải nghĩa không lấy.

(Tức là các vật trộm cắp, vật chẳng phải của mình, quyết không lấy).

– Gần gũi với người hiền như gần được cỏ linh chi, linh lan (là loại cỏ tiên) – (ắt sẽ được tốt đẹp).

– Tránh kẻ ác như tránh loài rắn rít.

(Tức là xa lánh người ác, người tà, người vô đạo như tránh rắn rít vậy).

Nếu như có ai nói rằng :

Người có các đức hạnh như trên mà không phải là kẻ thiện nhơn.

Ắt ta:

Quyết chẳng bao giờ tin, nghe theo vậy.

Ðây thấy cũng cần phải nói thêm đôi điều rằng:

Bởi vì:

– Trên đã nói về thiện nhơn rồi.

– Thì dưới đây ắt cũng cần phải nên nói thêm ít dòng về kẻ hung nhơn nữa, để cho chư thiện tín được rộng thêm đường kiến giải cùng hiểu rõ “diện mục” của các hung nhơn, hầu tránh xa và đừng nên giao thiệp (với họ) mà bị tổn hại :

Vậy:

– Sao mới được gọi là kẻ hung nhơn‌?

Người xưa dạy rằng:

Hung dã giả:

– Ngữ ngôn quỷ quyệt,

– Ðộng chỉ âm hiểm.

– Háo lợi sức phi.

– Tham dâm, lạc họa.

– Tật lương thiện như thù khích.

– Phạm hình ngục như ẩm thực.

Tiểu tắc:

Tận thân, diệt tánh.

Ðại tắc:

Phúc tông tuyệt tự.

Hoặc viết:

Bất vị chi hung nhơn, tắc ngã bất tín dã.

Nghĩa là:

Còn cái người ác độc đó, thì:

– Lời nói quỷ quyệt, xảo trá, láo khoét, đâm thọc.

– Cử chỉ, hành động âm độc, hiểm ác.

– Ham lợi lộc, chối bỏ tội ác mình làm.

– Tham dâm, háo sắc, đàng điếm, bê tha, vui mừng khi thấy người khác có họa.

– Ghét kẻ lương thiện (thiện nhơn) như ghét kẻ thù (tức là thù ghét người hiền lành).

– Luôn phạm vào trọng tội (hình tội) vào tù, ra khám, như ăn cơm bửa.

Như tội nhỏ thì:

Chết thân, mất mạng.

Còn tội to thì:

Tan nát dòng họ, dứt giống, tuyệt nòi.

Như có ai nói rằng:

Kẻ như vậy mà vẫn chưa được gọi là ác nhơn, ắt ta quyết chẳng bao giờ tin vậy.

Nay chúng ta, là những người có học đạo, biết đạo, chịu đi chùa lễ Phật, nghe pháp, tu niệm mỗi tuần.

Vã lại vì cũng đã biết thế nào là thiện nhơn và ÁC NHƠN, THÂN THIẾT VÀ THÙ NGHỊCH rồi.

Vậy bây giờ xin thử hỏi:

Muốn trở thành thiện nhơn?

Hay

– Muốn trở thành ác nhơn?

– Muốn trở thành “THÂN THIỆN” cho chính mình?

Hay

Muốn trở thành “THÙ NGHỊCH” cũng cho chính mình?

đây ‌

Tất cả đều do ở nơi mình vậy.

Ðây gọi là:

LINH TẠI NGÃ.

BẤT LINH CŨNG TẠI NGÃ.

đó.

(Kỳ sau tiếp).


CHÚ THÍCH:

(1)- Không nói tới “ngạ quỷ” vì ngạ quỷ cũng nằm trong đường địa ngục rồi.