Bác sĩ Huỳnh Wynn Trần

 

Sạn Thận

Sạn thận (sỏi thận) là khi các chất khoáng trong nước tiểu lắng lại ở thận hay bọng đái thành những tinh thể rắn, thường là do lượng nước tiểu giảm hoặc nồng độ chất khoáng tăng cao (hoặc cả hai).

Kích cỡ sạn thận từ vài milimet đến centimet. Với sạn thận kích cở nhỏ (dưới 5mm) thường được đào thải ra ngoài khi đi tiểu. Tuy nhiên, với kích cỡ lớn (trên 1cm) thì việc di chuyển cọ xát sẽ gây đau, viêm, và thậm chí nhiễm trùng. Bệnh sạn thận là do những biến chứng do sạn thận gây ra như đau nhức hay viêm nhiễm.

– Có loại sạn thận thường gặp nhất là Canxi Oxalate (nhiều nhất), Canxi Phospphoate, và Uric acid (là loại liên quan đến bệnh gút). Hai loại sạn còn lại ít gặp hơn là Struvite và Cystine.

# Vì sao chúng ta bị sạn thận?

– Có nhiều lý do khiến chúng ta bị sạn thận gồm chế độ ăn uống (ít nước), tăng cân, uống thuốc, và thậm chí một số thực phẩm chức năng có thể tăng rủi ro bị sạn thận.

– Khi nước tiểu tạo ra ít đi (do chúng ta uống ít nước, hoặc bị bệnh khiến độ lọc thận giảm). Dùng thuốc kháng sinh lâu dài (như họ Sulfa, Cephalosporin) cũng có thể tăng rủi ro sạn thận, theo một nghiên cứu từ bệnh viên đại học UPenn (1). Thói quen ăn mặn nhiều dầu mỡ cùng làm tăng rủi ro sạn thận (2). Đặc biệt, ăn uống ít Canxi (low calcium) có thể tăng rủi ro bị sạn thận (3). Lưu ý là uống Canxi bổ sung (dạng viên hay thực phẩm chức năng) sẽ làm tăng rủi ro sạn thận.

– Các thói quen nguy hiểm khác như nhịn tiểu (do công việc), nhịn ăn sáng, thậm chí mất ngủ kéo dài cũng có thể tăng rủi ro sạn thận

– Nam thường bị sạn thận nhiều hơn nữ. Một người nam trong đời sẽ có 19% rủi ro bị sạn thận so với chỉ có 9% ở nữ. Khoảng 1 trong 11 người bị sạn thận tại Hoa Kỳ (4)

# Các triệu chứng thường gặp do bệnh sạn thận:

– Đau lưng bên hông, đau bụng từng cơn + đi tiểu ra máu
– Đau khi đi tiểu
– Đi tiểu nặng mùi
– Tiểu ra máu
– Tiểu són hay tiểu nhỏ giọt
– Cảm giác đau bụng, muốn mửa, buồn nôn
– Cảm giác ớn lạnh

Những triệu chứng bệnh do sạn thận chủ yếu là do viên sỏi (sạn), một hay nhiều viên, di chuyển từ thận xuống ống ẫn nước tiểu, bọng đái, rồi đi ra ngoài.

– Khi sỏi đi từ thận đến bọng đái, viên sỏi cọ xát vào thành ống niệu đạo, gây ra đau, viêm. Đôi khi sỏi còn làm tắc nghẽn ống, ứ nước tiểu, hoặc nhiễm trùng đường tiết niệu. Khi viên sỏi làm đau ống niệu đạo cũng làm ảnh hưởng dây thần kinh và ruột trong bụng, gây ra các triệu chứng đau bụng, ói mỏi, ớn lạnh.

– Khi viên sỏi thận đi từ bọng đái ra ngoài, gây ra đau khó chịu khi tiểu, hoặc trầy xước vào thành ống dẫn tiểu làm chảy máu và đi tiểu ra máu .

# Chẩn đoán bệnh sạn thận

– BS sẽ thăm khám vùng bụng, xét nghiệm máu, nước tỉểu, và dùng XR hay chụp CT để tìm thấy hạt sạn thận. Độ nhạy của chụp CT khi tìm sạn thận là 95% với sạn trên 3mm (5). Vì vậy, nhiều phòng cấp cứu dùng CT như cách đầu tiên tìm sạn thận mặc dù rủi ro phóng xạ có thể tăng nếu bệnh nhân còn trẻ hoặc phụ nữ mang thai. Siêu âm cũng có thể tìm thấy sạn thận.

– Nếu bệnh nhân đi tiểu ra viên sỏi, BS có thể sẽ giữ lại viên sỏi để phân tích thành phần, và có thể giúp ích trong chữa trị và phòng ngừa sau này.

# Chữa trị bệnh sạn thận

– Uống nhiều nước, giảm đau bằng thuốc kháng viên (NSAID), kết hợp với các thuốc làm thả lỏng cơ bớp (Alpha blocker), tăng khả năng đào thải sạn, là cách chữa trị hiệu quả để viên sạn từ từ được đào thải ra ngoài. Trong nhiều trường hợp, bệnh nhân có thể uống các thuốc trên kèm với trụ sinh chữa trị nhiễm trùng. Với những viên sạn thận kích cỡ dưới 5mm, khả năng cơ thể tự đào thải ra ngoài lên đến 90% (6).

– Với những viên sạn thận lớn hơn, có thể dùng phương pháp siêu âm tán sỏi thành những viên nhỏ hơn và để từ từ đào thải ra ngoài. Với những viên rất to và gây tắc nghẽn, nhiễm trùng, bệnh nhân có thể cần được mổ # Bệnh sỏi thận có thể bị nhầm lẫn với các bệnh khác

– Do bệnh ở vùng bụng có nhiều điểm chung (như đau bụng, đau lưng, ói mửa) nên bệnh sỏi thận dễ bị chẩn đoán nhầm với các bệnh khác, dẫn đến chữa trị sai. Vì vậy, quý vị nhớ nói rõ với BS về lối sống của mình và các bệnh sữ khác liên quan (như bệnh về bao tử, ruột, hoặc tim mạch) để giúp các BS chẩn đoán chính xác hơn

# Khi nào quý vị nên gặp BS

– Bất kỳ các triệu chứng trên hoặc các triệu chứng khó chịu khác. Bệnh sạn thận cần phải được chẩn đoán đúng, chữa trị kịp thời. Nếu không chữa về lâu dài sẽ làm hư thận, viêm nhiễm trùng ngược hư cầu thận, thậm chí phải chạy thận nhân tạo.

# Chế độ ăn uống để tránh sạn thận, do trường Y khoa Harvard chỉ ra (7)

– Quý vị nhớ uống nước thường xuyên, nhất là với những quý vị làm việc văn phòng, phải ngồi một chỗ lâu (làm nail). Tập thể dục thường xuyên giúp máu huyết lưu thông, nước và lọc thận tăng, giảm rủi ro bị sạn thận

– Ăn uống có kèm chất Canxi như uống sữa hay ăn cheese

– Hạn chế uống chất bổ sung Canxi (như thực phẩm chức năng) vì uống Canxi loại này dễ tăng rủi ro sạn thận

– Giảm ăn mặn bằng cách hạn chế muối (sodium) trong thức ăn

– Hạn chế các chất có nhiều đạm như thịt bò hay đồ biển


Tham khảo:
1. https://www.ncbi.nlm.nih.gov/pmc/articles/PMC6054354/
2. https://www.ncbi.nlm.nih.gov/pmc/articles/PMC7146511/
3. https://www.ncbi.nlm.nih.gov/pmc/articles/PMC4708574/
4. https://www.kidney.org/atoz/content/diet
5. https://www.ncbi.nlm.nih.gov/pmc/articles/PMC5443345/
6. https://www.webmd.com/…/slideshow-kidney-stones-overview
7. https://www.health.harvard.edu/…/5-steps-for-preventing…